Các bạn truy cập vào HIM18.COM để đọc truyện MỚI nha. Mong các bạn ủng hộ website mới này!
Chương 10: Sự kiện mua xe
Ngày nào Hy Lôi cũng ngồi xe buýt đi làm, có lúc may mắn thì có chỗ ngồi, còn được chợp mắt ngủ bù một lát, hôm nào không có chỗ, đành chen chúc trong đám người, tay giữ chặt cái vòng bên trên, có lúc cô nghĩ, cứ treo mãi như thế chẳng khác nào con vịt quay, rồi cô lại bật cười trước cách ví von hình tượng của mình, sau đó lại cảm thấy mình thật là đáng thương, cuộc sống tối tăm, chẳng có tiền đồ.
Sáng sớm hôm nay, Hy Lôi cũng như đa số mọi khi, treo tay trên xe buýt, tình cờ nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy một người phụ nữ đang vội vã đi trên đường, đó chẳng phải là Mai Lạc sao? Trong tay Mai Lạc còn xách theo túi lớn túi bé, đang nhiệt tình nói cái gì đó với một bà già bên cạnh. Hy Lôi tưởng là mình chưa tỉnh ngủ hoa mắt, khi dụi mắt nhìn lại thì xe đã chạy đi xa rồi.
Tới cơ quan, cô gọi điện thoại cho Mai Lạc. Đầu bên kia vang lên tiếng thở hổn hển của Mai Lạc:
- Hy Lôi à, sao mới sáng sớm đã gọi điện thoại cho tớ thế? Mệt chết mất.
- Cậu làm gì mà mệt thế?
- Vừa mới lên cầu thang.
- Hình như tớ vừa nhìn thấy cậu ở đường Thiên Đàn Tây, mặc cái áo màu xanh, tay còn xách túi lớn túi nhỏ! Đúng cậu không?
- Đúng tớ đấy, vừa tới ga tàu hỏa đón người về?
- Đón ai thế?
Mai Lạc bỗng dưng hạ thấp giọng:
- Mẹ chồng tớ. Anh chị dâu của Tùng Phi ở quê đều đi làm thuê cả, ở nhà còn mỗi bà già, mẹ anh ấy mấy hôm nay dạ dày lại khó chịu, muốn tới khám bệnh. Hôm nay anh ấy còn phải đi làm, thế là tớ phải đi đón mẹ chồng.
Hy Lôi nhớ lại tình cảnh đau khổ của mình hiện nay, bất giác thấy lo cho Mai Lạc:
- Khám bệnh xong rồi có về không? Bà ấy thế nào, dễ sống không?
Mai Lạc vẫn có vẻ rất thoải mái:
- Yên tâm đi, bà khám bệnh xong là về, hơn nữa bà tốt tính lắm, tớ về nhà anh ấy hai lần, đối xử với tớ tốt lắm. Chỉ là nói chuyện thì tớ nghe không hiểu lắm thôi, hi hi!
- Thế thì cậu bảo trọng nhé, chăm sóc tốt cho con gái nuôi của tớ đấy! - Hy Lôi không quên đùa với Mai Lạc.
- Sao cậu biết là con gái, nói không chừng lại là con trai đấy.
- Tớ thích con gái, ngoan ngoãn, xinh đẹp, thông minh, giống mẹ, là cục cưng của mẹ.
- Ha ha, tuân lệnh, để đáp ứng nguyện vọng của mẹ nuôi, tớ sẽ cố gắng sinh một đứa con gái cho cậu chơi!
Cúp điện thoại, Tiểu Lộc đã vội vàng chạy vào gọi Hy Lôi đi họp:
- Còn 5 phút nữa, đừng quên, nghe nói có chuyện quan trọng cần tuyên bố.
Trong cuộc họp, vẫn như mọi khi, Chủ biên nói rất nhiều vấn đề liên quan tới tạp chí, hướng phát triển tương lai, ý kiến của độc giả, cuối cùng mới tuyên bố một chuyện quan trọng, cũng chính là việc di dời địa điểm tòa soạn mà đã có lời đồn từ lâu. Cuối cùng địa điểm mới cũng được xác định, đó là chuyển sang một tòa nhà văn phòng cao cấp hơn cách đây mấy con phố.
Hy Lôi nghe xong, trong lòng thầm kêu khổ, việc mà cô lo lắng cuối cùng cũng xảy ra. Nếu chuyển tới địa chỉ mới thì lại càng xa nhà hơn, mười mấy bến xe buýt có nghĩa là cô phải dậy sớm hơn mỗi sáng.
Quay về văn phòng, Tiểu Lộc thấy mặt mày Hy Lôi ủ rũ thì hỏi:
- Sao mà có vẻ không vui thế?
- Thì về chuyện chuyển địa chỉ tòa soạn chứ còn gì.
- Đây là chuyện tốt mà, chứng tỏ ông chủ của chúng ta thực lực hùng hậu, tạp chí có sự tiến bộ, nghe nói môi trường ở bên đó rất tốt, vừa rộng rãi vừa sáng sủa, văn phòng thì thoáng gió, ánh sáng tốt, phía Nam còn có một công viên, hàng ngày bọn mình cắm mặt vào máy tính, mệt rồi thì ra đó hít thở chút không khí trong lành, ngắm màu xanh để thả lỏng mắt. Có gì mà cậu phải buồn?
- Những cái này tớ đều biết, nhưng chỗ đó cách xa nhà tớ quá, sau này tớ lại phải dậy sớm hơn để đi làm. Ngủ không đủ nhanh già lắm.
- Chuyện này thì quá đơn giản, chắng phải nhà họ rất có điều kiện sao, giờ cậu có lý do chính đáng rồi, mua một chiếc xe đi.
- Tớ cũng có chút tiền, nếu họ có thể cho thêm một ít thì mua cái xe rẻ rẻ cũng được. Nhưng mẹ anh ấy sống kiểu đó thì chắc chắn không đồng ý đâu!
- Bảo chồng cậu nói với mẹ chồng! Nịnh chồng nhiều vào thì cuộc sống sẽ dễ chịu hơn.
Hy Lôi vừa nghĩ tới chuyện đó đã thấy đau đầu, Tiêu Hồng nói phải nịnh mẹ chồng thì mới dễ sống hơn, giờ Tiểu Lộc nói phải nịnh chồng thì dễ sống hơn, một cuộc sống đơn giản mà vì sao cứ phải dùng nhiều tâm tư và thủ đoạn như thế, thế thì ai sẽ là người nịnh cô!
2.
Buổi tối cô kể với Hứa Bân chuyện vì cơ quan chuyển đi quá xa nên muốn mua xe, không ngờ anh đồng ý cả hai tay, lập tức nói luôn:
- Được thôi, nhưng nói trước, anh lái xe, hàng ngày anh đưa em đi làm, đón em về.
Hy Lôi vui vẻ hôn một cái thật kêu lên trán Hứa Bân:
- Không vấn đề gì, em lái xe cũng không giỏi, lại lắm quy định giao thông, đương nhiên là anh lái rồi, cùng đi làm để thắt chặt tình cảm! Nhưng mẹ anh có đồng ý không?
Hứa Bân vò đầu, có vẻ hơi lo lắng:
- Đúng thế, nếu đã mua xe thì ít nhất cũng phải mua cái khoảng 7, 8 vạn tệ. Mẹ để dành được rất nhiều tiền, nhưng không biết là cho được bao nhiêu.
Hy Lôi vừa nghe thấy thế đã có tinh thần, nghĩ ngợi một lát rồi nói:
- Chỉ cần anh nói ngọt ẹ nghe, mẹ đồng ý thì anh yên tâm, em có 3 vạn.
- Được thôi, em đúng là tinh ranh, tiền ở đâu ra thế? Lén giấu anh lập quỹ riêng à.
- Thì hồi cưới mẹ em cho 1 vạn, em không nói với anh, với lại em viết bản thảo du lịch cho tạp chí khác, cộng thêm tiền thưởng tết, tổng cộng là 3 vạn. Vốn định để dành tiền để sau này mua cái nhà nhỏ hai đứa sống với nhau, nhưng giờ không chuyển ra ngoài được nữa thì mua xe vậy!
- Thế này thì đơn giản rồi, chúng mình có 3 vạn, bảo mẹ cho thêm một ít, chắc chắn là mẹ đồng ý.
- Sau này cuối tuần bọn mình có thể lái xe đi chơi, tới nhà bà nội cũng tiện, em cũng có thể thường xuyên về nhà mình.
Chẳng mấy khi tâm trạng Hy Lôi tốt như thế, Hứa Bân và Hy Lôi bèn nói thêm vài chuyện:
- Dạo này không có tin tức gì của Mai Lạc, hai em cũng không ra ngoài dạo phố với nhau hả.
- Cô ấy có lẽ giờ không có thời gian đi dạo phố với em rồi. Cô ấy đang buồn kia kìa, vừa mới mang thai, nghén dữ lắm, làm gì có tâm trạng mà đi chơi với em. Mẹ chồng lại mới lên. Nhà thì bé xíu, sống kiểu gì được!
- Đàn bà bọn em sao cứ nhắc tới mẹ chồng là lại thế, cứ như thể mẹ chồng tới là thiên hạ đại loạn không bằng. Mẹ chồng thì làm sao, mẹ anh ngoại trừ việc nói nhiều một chút thì đối với em tốt biết bao, còn giặt quần áo cho em nữa.
Hy Lôi vừa nghe thấy vậy, đành tiếp lời Hứa Bân:
- Mẹ anh tốt, mẹ anh tốt, trong mắt anh thì mẹ anh là tốt nhất, mẹ anh mà tài trợ cho bọn mình mua xe thì mới gọi là tốt!
- Cứ chờ đấy! Chỉ cần anh xuất quân thì chắc chắn không có vấn đề gì!
Tối hôm đó Hy Lôi ngủ rất ngon, nghĩ sau này không cần phải dậy sớm, cũng không cần phải chen chúc trên xe buýt là Hy Lôi đã có thể ngủ một mạch tới sáng.
3.
Không biết Hứa Bân uốn ba tấc lưỡi của mình để thuyết phục mẹ như thế nào, lúc ăn cơm, Hy Lôi nghe giọng điệu hỏi han của mẹ có vẻ rất kịch.
Mẹ chồng nói:
- Cơ quan con chuyển địa điểm à? Xác định chưa?
- Xác định rồi ạ, cuối tuần này là chuyển!
- Thế các con định mua xe gì, bao nhiêu tiền?
Hứa Bân trả lời:
- Ít nhất cũng phải 6, 7 vạn, rẻ quá thì không đi được.
Mẹ chồng lại hỏi:
- Thế hai đứa có bao nhiêu tiền rồi?
Xem ra Hứa Bân đã nói ẹ chồng biết chuyện Hy Lôi có tiền để dành, Hy Lôi đành thành thật nói:
- Con có 3 vạn, nếu mẹ đồng ý mua xe cho bọn con thì thêm khoảng 3, 4 vạn nữa là đủ.
Mẹ chồng uống mấy ngụm canh, một lúc lâu không nói năng gì. Bố chồng nãy giờ vẫn im lặng thì lên tiếng:
- Muốn mua thì mua đi, bố ủng hộ các con, tiền để phục vụ cho con người mà. Xảo Trân, em thấy đúng không?
- Được thì được, sau này chúng mình ra ngoài làm gì cũng tiện, chủ yếu là, con xem, mua xe thì dễ nhưng nuôi được cái xe thì khó, mẹ thấy trên báo nói phải đóng tiền đi đường, hình như tiền xăng dầu cũng lên giá, đây là một khoản không nhỏ đâu.
Hứa Bân thấy mẹ có vẻ do dự thì như trẻ con làm nũng:
- Mẹ, mẹ đừng nghĩ nhiều thế nữa, chỉ cần mẹ ủng hộ, những việc sau đó mẹ không phải lo, mẹ, được không? Mẹ là tốt nhất rồi!
Mẹ chồng nghe con trai nói ngọt như thế thì mặt như nở hoa, lập tức đồng ý:
- Được rồi, được rồi! Hai đứa đi xem xe trước đi, xem xong lúc nào phải trả tiền thì mẹ đi rút tiền cho.
Hứa Bân vui vẻ ôm mẹ hôn một cái:
- Mẹ, mẹ tốt thật!
Ăn cơm xong, Hy Lôi vội vàng giành đi rửa bát, nghe tiếng bát đũa chạm vào nhau thật là vui tai. Không ngờ mẹ chồng bình thường hay cằn nhằn, tính tình quái gở mà có lúc lại thông tình đạt lý như thế, xem ra lúc trước Hứa Bân nói đúng, mẹ anh tiết kiệm cũng là vì cái nhà này, xem ra Tiểu Lộc nói đúng, nịnh chồng thì sẽ dễ sống hơn, chồng dù sao cũng có trọng lượng trước mẹ chồng hơn là cả trăm câu nói của con dâu.
Cuối tuần, Hy Lôi và Hứa Bân cùng đi xem xe.
Vừa tới cửa hàng xe, Hy Lôi đã thấy hoa hết cả mắt, bình thường đi dạo phố thấy quần áo rất nhiều, không ngờ ở cửa hàng xe, các loại xe cũng thật là đa dạng, nhìn mà đau cả đầu. Xe đua cao cấp, xe vượt địa hình, trong phút chốc, những chiếc xe này kích thích quyết tâm nỗ lực làm việc để có một cuộc sống tốt hơn của Hy Lôi.
Hy Lôi chỉ vào một chiếc:
- Hứa Bân, em thích cái này.
- Thích cái đầu em ý, anh cũng thích, hơn 50 vạn đấy! Đừng có xem mấy cái ngoài dự toán.
Hy Lôi chỉ đành đi tiếp, để người bán hàng giới thiệu một chiếc xe khoảng 6, 7 vạn. Anh chàng trẻ tuổi giới thiệu cho Hy Lôi một chiếc, Hy Lôi ngồi thử lên để cảm nhận, cũng không tệ, bề ngoài cũng được, nhưng Hứa Bân lại thích một cái khác, cuối cùng mỗi người một ý, chẳng ai nhường ai. Hai người gần như cãi nhau ngay ở đó. Hứa Bân nói:
- Ngày nào anh cũng xem tạp chí xe hơi, chẳng nhẽ lại không hiểu nhiều hơn em? Em thích cái xe gì trông rách thế!
- Em cứ thích thế, em bỏ tiền ra chẳng nhẽ không được mua xe mình thích.
- Thế thì một mình em bỏ ra mà mua.
Hy Lôi giận quá không nói được lời nào.
Buổi tối về nhà, hai người đều buồn rầu không vui. Bố mẹ hỏi chuyện mua xe, Hứa Bân vẫn còn nổi giận:
- Con thích một chiếc, cô ấy cứ nói là không đẹp, cô ấy thích một cái đẹp nhưng không thực dụng, thật là...
Mẹ chồng nghe vậy, khuyên Hy Lôi:
- Mua xe mà, phải nghe đàn ông, con là đàn bà, việc gì mà nhiều ý kiến thế. Mua cho ai đi?
Hứa Bân nói:
- Đương nhiên là con đi rồi!
- Sao em không được đi, em cũng biết lái xe mà.
- Em lái xe, em mà lái xe ra đường thì thành sát thủ, anh không có tiền đâu mà đền.
Bố chồng khuyên:
- Được rồi, được rồi, ý kiến không thống nhất thì tuần sau lại đi xem, hai bên nhường nhau một chút, suy nghĩ lại đi.
4.
Tạp chí chuyển tới địa chỉ mới như đúng kế hoạch ban đầu. Thực sự giống như những gì mà các đồng nghiệp miêu tả, thông từ Bắc sang Nam, đằng sau là công viên, buổi sáng ánh mặt trời rạng rỡ. Bàn làm việc của Hy Lôi sát cửa sổ, mở cửa sổ ra là một luồng không khí tươi mới ùa vào, cô hít sâu một hơi, vặn mình một cái, nói:
- Tuyệt quá, được làm việc trong môi trường như thế này thì mới có thể nâng cao hiệu quả làm việc chứ! Ông chủ thật anh minh.
Tiểu Lộc cười:
- Tuần trước vẫn còn buồn rầu, bây giờ lại lên tiếng khen rồi. Không chê xa nữa hả!
Hy Lôi tự hào cười:
- Vấn đề được giải quyết rồi, bọn tớ quyết định mua xe rồi.
- Thế thì tốt quá, sau này tớ có thể đi nhờ!
- Không vấn đề gì, hoan nghênh đi nhờ!
Không ngờ, chỉ một tuần sau mọi người đã kêu khổ rầm trời. Thì ra không chỉ Hy Lôi, sau khi chuyển sang chỗ mới, rất nhiều người cũng cảm thấy cách nhà quá xa, đi làm không thuận tiện, thời gian thì chặt chẽ, thế là hiện tượng đi muộn về muộn tăng lên rõ rệt. Cuối cùng ban lãnh đạo tòa soạn họp nghiên cứu và ra quyết định, mua một chiếc xe đưa đón cán bộ nhân viên để đưa mọi người đi làm.
Hy Lôi nghe thấy vậy gần như nhảy cẫng lên trong phòng, trong lòng thầm thấy may mắn, cũng may mà mình và Hứa Bân còn chưa quyết định nên chưa giao tiền đặt cọc, nếu không lại mang theo một chuỗi phiền phức lớn.
Vừa về đến nhà, Hy Lôi đã thông báo tin tốt này cho Hứa Bân:
- Không cần mua xe nữa, cơ quan sắp mua xe đưa đón bọn em đi làm rồi, thế nào, thích không!
Hứa Bân nghe thấy vậy, không hề tỏ ra vui vẻ như Hy Lôi, mà hơi chút thất vọng, cuối cùng nói:
- Thế cũng được, tiết kiệm được tiền! Anh cũng không cần làm tài xế cho em nữa.
Mẹ chồng nhận ra vẻ không vui của Hứa Bân bèn xoa mặt anh:
- Tiết kiệm được tiền mà con trai còn không vui, Hy Lôi, con không biết đâu, Hứa Bân từ nhỏ đã thích ô tô, tiền mẹ cho nó mua đồ ăn sáng, nó đều để dành mua ô tô đồ chơi đấy.
Hy Lôi nghe thế bật cười:
- Thì ra không vui là vì thế à. Thích xe thì phấn đấu đi, đến lúc đó bọn mình mua cái BMW đắt tiền nhất!
Từ đó, Hy Lôi không phải dậy từ khi trời chưa sáng để chuẩn bị đi làm nữa. 8 giờ sáng mỗi ngày ra cổng tiểu khu, ô tô của cơ quan sẽ đến đúng giờ, cùng các đồng nghiệp trò chuyện trên xe, thật là thú vị.
5.
Buổi tối về nhà, mẹ chồng vẫn chưa nấu xong cơm, Hứa Bân thì đã đói, vào phòng bếp tìm xem có cái gì ăn, một lúc lâu sau vẫn chưa thấy ra, không biết hai mẹ con nói gì trong đó, cứ thì thà thì thào, bởi vì âm thanh của chiếc máy hút mùi quá lớn nên Hy Lôi nghe không rõ.
Lúc ăn cơm, mẹ chồng phá lệ, gắp miếng sườn to nhất vào bát Hy Lôi, cười rất tươi:
- Con ăn nhiều vào một chút! - Khiến Hy Lôi mắt tròn mắt dẹt.
Hứa Bân ngồi cạnh cố ý tỏ ra ghen tị:
- Con ghen tị quá, sao mẹ tốt với cô ấy vậy?
Hy Lôi nghe vậy suýt thì nôn hết thức ăn ra ngoài.
Ăn cơm xong, Hy Lôi đi rửa bát như thường lệ. Từ khi kết hôn, trừ hai bữa đầu giúp Hy Lôi rửa, còn thì sau đó Hứa Bân không bao giờ làm việc gì trong nhà. Hôm nay anh lại bước vào phòng bếp, bảo là giúp Hy Lôi rửa bát.
- Sao thế, mặt trời mọc ở đằng Tây à! Hôm nay lại tốt bụng thế?
- Hôm nay không có việc gì, đọc tạp chí của các em, nói là vào bếp có thể giúp thắt chặt tình cảm hai vợ chồng!
Hy Lôi cười:
- Kế hoạch đó là em viết, viết cho những gã đàn ông lười biếng và ích kỷ như anh, thế nào, có thu hoạch chứ hả?
Hứa Bân đón cái giẻ lau trong tay Hy Lôi:
- Đúng, trong sách nói, mỗi người đàn bà đều là một bông hoa thủy tiên, nếu chăm sóc tốt sẽ khiến cuộc sống của người đàn ông tràn đầy hương thơm, không vui, hoa héo, thế là hết mọi thứ.
- Thế anh thuộc loại nào?
- Đương nhiên là muốn hoa thơm rồi. Đi đi, em đi nghỉ đi!
Hy Lôi vui vẻ đi rửa tay. Mẹ chồng cũng nhìn thấy Hứa Bân đang rửa bát nhưng không ngăn cản.
Một lúc sau, Hứa Bân dọn dẹp xong rồi vào phòng ngủ, còn rót cho Hy Lôi một cốc trà hoa nóng. Những bông hoa màu tím nổi trong cốc nước, mùi hoa oải hương thoang thoảng bay khắp phòng ngủ.
Hứa Bân nói:
- Hoa oải hương có tác dụng an thần, bệnh nhân trầm cảm của anh, uống một cốc để giải tỏa tâm trạng.
Hy Lôi thản nhiên uống hết, rồi nhìn Hứa Bân bằng con mắt hồ nghi.
Buổi tối, nằm trên giường, Hy Lôi hỏi:
- Nói đi, có chuyện gì? Có phải anh làm chuyện gì có lỗi với em nên hôm nay bỗng dưng đối xử với em tốt thế không? Em hơi sợ đấy.
- Anh đâu có làm chuyện gì có lỗi với em. Chỉ là, chỉ là có chuyện muốn bàn bạc với em!
Hy Lôi vừa nghe thấy thế đã lập tức cảnh giác:
- Có phải anh vẫn định mua xe không?
- Không phải!
- Thế thì chuyện gì?
Hứa Bân ấp úng:
- Vẫn liên quan tới tiền. Mẹ anh nói, mẹ anh nói, anh chỉ là đang bàn với em thôi, em không đồng ý thì thôi. Mẹ anh nói dù sao chúng ta cũng không mua xe nữa, số tiền kia em để trong ngân hàng cũng chẳng được lãi bao nhiêu, hay là đầu tư vào cổ phiếu, năm nay thị trường cổ phiếu đang lên, nếu nó tăng điểm kiếm được một món thì có phải là tốt hơn không?
- Đầu tư cổ phiếu, em có hiểu về cái đó đâu, chưa chơi bao giờ, anh cũng không hiểu. Đầu tư kiểu gì, nhỡ lỗ thì sao?
Hứa Bân vừa nghe thấy thế đã vội vàng giải thích:
- Em quên rồi à, mẹ anh ở nhà không có việc gì cũng chơi cổ phiếu mà, còn thường xuyên kiếm được vài khoản nho nhỏ nữa, đầu tư vào đó, mẹ chơi giúp em.
Hy Lôi chưa nghĩ ngợi gì, lập tức từ chối:
- Mẹ anh, mẹ anh nấu cơm còn được chứ chơi cổ phiếu thì thôi đi, để trong túi của em là an toàn nhất.
Phản ứng của Hy Lôi nằm trong tầm dự đoán của Hứa Bân, anh cũng chẳng buồn để ý, chỉ quay người sang nơi khác:
- Không đồng ý thì thôi, cứ giữ tiền riêng của em đi.
Không ngờ hôm sau những câu nói của Tiểu Lộc lại khiến Hy Lôi động lòng. Tiểu Lộc vừa vào văn phòng đã mời mọi người ăn KFC, mặt mày tươi rói. Mọi người đều hỏi Tiểu Lộc việc gì mà vui thế.
- Tớ mua một mã cổ phiếu, giờ nó tăng cao, kiếm được một món nên vui lắm!
Hy Lôi trầm tư suy nghĩ ăn cái bánh của mình, khi Tiểu Lộc ngồi xuống rồi mới thận trọng hỏi:
- Chơi cổ phiếu thực sự có thể kiếm được tiền à?
- Được chứ! - Sau đó, Tiểu Lộc giảng cho Hy Lôi nghe rất nhiều kiến thức về cổ phiếu, giúp cô có thêm chút kiến thức cơ bản về “môn” này.
Nhưng nghĩ lại câu cuối cùng của Tiểu Lộc:
- Thị trường cổ phiếu mạo hiểm lắm, nếu chơi thì phải thận trọng. - Hy Lôi lại do dự.
Buổi tối lúc ăn cơm, bố chồng đã ăn cơm xong đi tản bộ trong tiểu khu, mẹ chồng thu hết dũng khí, hỏi thăm dò:
- Hy Lôi này, đề nghị của mẹ Hứa Bân đã nói với con chưa? Suy nghĩ thế nào rồi?
Hứa Bân nói:
- Cô ấy cứng nhắc lắm, không có ý thức quản lý tài chính, chỉ biết để tiền trong ngân hàng thôi.
Hy Lôi lườm Hứa Bân một cái:
- Anh không có ý thức thì có, có thấy anh để dành được đồng tiền nào đâu.
Mẹ chồng vội vàng khuyên:
- Đừng cãi nhau, bàn bạc tử tế với nhau xem! Nghe xem Hy Lôi nói gì!
Hy Lôi nghĩ một lát rồi nói:
- Con không hiểu cái này, hơn nữa nghe đồng nghiệp nói cũng mạo hiểm lắm.
- Con yên tâm, con không hiểu thì còn có mẹ, để ở chỗ mẹ, mẹ chơi giúp con, kiếm được thì coi như của các con, nếu bị thua, khi nào các con cần dùng thì mẹ bù cho hai đứa. Yên tâm đi, năm nay thị trường tốt lắm, không thua đâu mà lo! - Mẹ chồng nói rất có lý, cứ như thể tiền đang bay về đến nơi.
- Để con nghĩ lại đã.
Hy Lôi suy nghĩ suốt cả tuần liền.
Cuối tuần của một tuần sau đó, mẹ chồng từ bên ngoài đi về, mặt tươi như hoa:
- Lên rồi, cổ phiếu của mẹ lên rồi, lần này xem các con còn tin không! Chiều nay không nấu cơm nữa, cả nhà ra ngoài ăn cơm, mẹ mời.
Buổi tối quả nhiên cả nhà ra ngoài ăn cơm, mặc dù chỉ là một quán ăn không đắt lắm nhưng mẹ chồng mời cả nhà ăn cơm khiến Hy Lôi tin rằng cổ phiếu thực sự có thể kiếm được tiền. Trên mâm cơm, mẹ chồng và Hứa Bân lại một lần nữa dụ dỗ Hy Lôi bỏ tiền ra đầu tư cổ phiếu, lúc này tài ăn nói của mẹ chồng thực là tốt, như một nhân viên marketing cổ phiếu của ngân hàng.
Hy Lôi lại động lòng một lần nữa. Hôm sau, cô rút khoản tiền 3 vạn tệ của mình ra đưa cho Hứa Bân, Hứa Bân lại đưa ẹ anh, mẹ anh đầu tư vào cổ phiếu dưới cái tên Phương Xảo Trân của bà. Ngày nào Hy Lôi cũng nằm mơ giấc mơ biến 1 tệ thành 10 tệ, rồi tỉnh dậy với nụ cười thỏa mãn nở trên môi.
Chương 11: Trận chiến mẹ chồng – nàng dâu của Mai Lạc
Việc làm này của Hy Lôi khiến Mai Lạc mắng cô một trận té tát.
Trong quán thịt bò bít tết mà hai người thường đi, khi Mai Lạc ăn xong suất thịt bò tái thứ hai, nghe Hy Lôi kể kế hoạch kiếm tiền, suýt nữa thì nổi đóa lên:
- Óc cậu có vấn đề à? Bị ngâm nước à? Cậu nhiều tiền thì cho tớ một ít, tớ còn nhớ ơn cậu. Xong rồi, xong rồi, một cô gái có vẻ rất thông minh, sao giờ lại làm một việc ngu xuẩn như thế, ý của ai hả? Mẹ chồng cậu? Hay là Hứa Bân?
Tính cách nóng như lửa của Mai Lạc cộng với dáng vẻ nhe nanh múa vuốt của cô thu hút sự chú ý của rất nhiều thực khách trong quán.
Hy Lôi vội vàng khuyên bạn ngồi xuống:
- Cậu nói nhỏ một chút, để ý hình tượng của mình chứ.
- Thế cậu nói xem, sao cậu lại làm cái chuyện ngu ngốc thế? - Mai Lạc ngồi xuống.
Hy Lôi nói:
- Có sao đâu, tớ cũng suy nghĩ rất lâu rồi, không thua được đâu, cho dù có thua thì mẹ anh ấy nói...
Chưa chờ Hy Lôi nói hết, Mai Lạc đã dùng ngón tay dí lên trái Hy Lôi:
- Sao mà cậu không chịu hiểu hả? Tớ không nói về vấn đề thị trường cổ phiếu lên hay xuống. Vấn đề là cậu đưa tiền ẹ chồng cậu, khi cậu muốn dùng, cậu có thể dễ dàng lấy về không? Còn nữa, vì sao không dùng tên cậu để mở tài khoản!<>
Hy Lôi vẫn tỏ ra rất ngốc nghếch:
- Không sao đâu, mặc dù mẹ anh ấy nhiều lúc rất đáng ghét, quan hệ với tớ cũng chả ra gì, nhưng dù sao cũng là tiền của tớ, bà lấy qua Hứa Bân nên không sao đâu, vả lại dù sao cũng là người một nhà, bà ấy quỵt thế nào được!
- Cậu ngu quá đi, ngày trước tớ cũng nghĩ thế, nhưng giờ mới biết, đừng nghĩ cái gì mà dù sao cũng là người một nhà, trong mắt mẹ chồng, thậm chí trong mắt chồng cậu, cậu vĩnh viễn là người ngoài.
Hy Lôi nghe giọng điệu của Mai Lạc thì mới nhớ lại mục đích Mai Lạc hẹn mình ra:
- Đúng rồi, cậu làm sao thế?
Hy Lôi cắn một miếng bánh thật to, hằn học nói:
- Đừng nói nữa, tớ sắp điên rồi. Mẹ chồng tớ khám bệnh xong, chả làm sao cả nhưng không chịu về. Nói là phải ở lại chăm sóc tớ, xong rồi thì bảo là trông con cho tớ. Trời ơi, mới có mấy ngày tớ đã không chịu được rồi. Ai cũng nói người Giang Tây nấu ăn ngon, nhưng bà nấu món gì cũng cho nước, chả thấy tí dầu ăn nào, lại còn mặn, Tùng Phi ăn còn khen ngon, nói là mẹ anh làm cái gì cũng ngon, buổi tối tớ muốn xem tivi, bà đòi nghe kịch, bắt con trai phải bật đĩa kịch lên cho bà xem, khó nghe chết lên được, mà tớ nghe cũng chẳng hiểu. Tớ không nghe, ngồi trong phòng ngủ muốn Tùng Phi nói chuyện với tớ cũng không được, người ta phải xem kịch với mẹ, cậu không thấy cái vẻ hai mẹ con nói chuyện vui vẻ với nhau, quên béng tớ luôn. Tớ cứ như người thừa ấy.
Hy Lôi chen ngang:
- Có phải nghe Cán kịch* không? [* Cán kịch là một thể loại kịch truyền thống của Trung Quốc]
- Đúng rồi, chính là Cán kịch. Không chỉ nghe mà sáng nào dậy cũng hát nữa.
Hy Lôi cố ý ra vẻ dạy bảo Mai Lạc:
- Thế là cậu không đúng rồi, cậu nghe không hiểu thì nói là người ta không tốt, đó là nghệ thuật truyền thống mấy nghìn năm nay của dân tộc Trung Hoa đây, cậu cũng phải nên nâng cao trình độ thưởng thức của mình đi thôi.
- Được, cho dù là tớ không biết thưởng thức thì thôi bỏ đi. Nhưng bà ấy vừa đến, thấy con trai làm cho tớ bất cứ việc gì, hôm đó Tùng Phi giặt quần lót cho tớ bị bà nhìn thấy, cậu không thấy tớ bị mắng như thế nào đâu. Bảo là tới hầu hạ tớ, thà nói là tớ hầu hạ bà ấy còn hơn. Không biết dùng bếp gas, máy hút bụi, lò vi sóng, cái gì tớ cũng phải dạy, lại không quen đường, không biết đi mua thức ăn ở đâu, nói chuyện với người ta thì người ta không hiểu tiếng, lần nào đi đâu tớ cũng phải đi cùng. Đi ra ngoài với bà ấy, tớ định mua quần áo cho con, bà ấy không ua, bắt tớ đưa ra chợ mua vải, bảo là tự may cho cháu nội, điên mất, cậu không thấy cái bộ quần áo đấy đâu, còn không đẹp bằng cái bộ quần áo của con gấu nhồi bông hàng bên kia, trông buồn cười chết được. Còn cái quần bò rách của tớ, có một miếng rách ở đầu gối ý, tớ thích nhất cái quần ấy, không biết bà ấy lục được ở đâu ra, vá cái chỗ rách ấy cho tớ, còn khen tớ là biết sống, tiết kiệm, chỉ có điều lười quá, rách rồi không biết vá!
Hy Lôi bật cười:
- Bắt con gái nuôi của tớ mặc quần áo bà ấy làm à, tớ không đồng ý đâu. Cậu yên tâm đi, lát nữa hai đứa mình đi mua, nói là tớ tặng thì bà ấy chẳng nói gì được nữa.
- Thế cậu mua luôn cả váy bầu đi. Tớ muốn mua cái váy bầu mà bà ấy không cho, nói là mang bầu có vài tháng, đẻ xong thì không dùng nữa. Cứ bắt tớ phải mặc cái quần rộng thùng thình của bà.
Hy Lôi nghe Mai Lạc tố khổ, không biết nên nói gì để an ủi bạn, tự mình cũng còn đang trong đầm lầy mà!
Mai Lạc hình như coi Hy Lôi như một cái thùng rác để phát tiết, vẫn nói mãi không thôi:
- Tối nào cũng thế, lúc nào không xem kịch thì thân mật kéo tay tớ, nói bằng cái giọng địa phương nặng nề rằng, nhất định phải sinh cho nhà bà một đứa con trai! Bây giờ ngay cả Tùng Phi tối nào trước khi đi ngủ cũng phải áp tai vào bụng tớ, nói bằng giọng đầy hy vọng rằng, vợ ơi, nhất định phải sinh cho anh đứa con trai nhé. Thế là sao, không sinh được con trai thì giết tớ à? Hay là bỏ tớ? Tớ cứ sinh đứa con gái, tớ thích con gái, kệ cha họ.
Mai Lạc nói một hơi, Hy Lôi rót cho bạn cốc nước:<>
- Nghỉ một lát đi, uống cốc nước.
Cô uống một ngụm nước, lại càng thấy bức xúc hơn, tiếp tục “thuyết trình”:
- Vì sao? Ai cho họ cái quyền đó, vì bà ấy nuôi người đàn ông của tớ thì có quyền kiểm soát cuộc đời tớ sao, thì có thể chen chân vào cuộc sống của tớ sao? Vì sao? - Nói mãi, Mai Lạc bỗng dưng bưng mặt khóc.Lúc này thì Hy Lôi sợ thực sự:
- Cậu không sao chứ? Sao thế, sao lại nghiêm trọng thế?
Mai Lạc không nhận chiếc khăn giấy mà Hy Lôi đưa cho, vẫy tay gọi nhân viên phục vụ mang ột chai rượu. Hy Lôi vội vàng ngăn lại:
- Cậu điên rồi à? Giờ cậu đang mang thai, không được uống rượu, cũng không được khóc, như thế không tốt cho đứa nhỏ.
Mai Lạc ngước đôi mắt mọng nước lên, nói:
- Hy Lôi, cậu không biết đâu, tớ chưa bao giờ nói với ai cả, con người tớ vốn sĩ diện, trước khi cưới, lần đầu tiên tới nhà anh ấy, cậu biết mẹ anh ấy nói gì tớ không? Nhìn tớ từ trên xuống dưới rồi bảo tớ gầy quá, mông thì nhỏ, hông cũng nhỏ, không sinh được con trai, nói là tướng của tớ không có phúc, bảo con trai bà đừng yêu tớ nữa. Tớ ngồi trên tàu một đêm, tới nhà anh ấy đến miếng nước cũng không được uống. Cuối cùng một mình tớ bỏ đi, mua vé tàu hỏa, đi về ngay trong ngày. Nếu không phải sau đó Tùng Phi xin lỗi tớ, nếu không phải vì tớ kiên trì thì bọn tớ cũng không thể đi đến được ngày hôm nay. Giờ đây dựa vào sự nỗ lực của bản thân mình, tớ mua được nhà ở thành phố này, bà ta lại chạy tới làm đảo lộn tất cả.
Hy Lôi thấy Mai Lạc đau lòng như thế, phút chốc cũng thấy đau lòng theo, cũng rơi nước mắt:<>
- Đừng nói nữa, cậu nói làm tớ cũng thấy khó chịu, có cách gì đây, tớ cũng đang phải xoay tròn trong một cuộc sống không có lối thoát! Hay là bảo Tùng Phi nghĩ cách gì đó để mẹ anh ấy về quê đi!
- Đúng, tớ không thể để người đàn bà đó hủy hoại cuộc sống của tớ được. Tớ phải đòi lại lãnh thổ của tớ. Con quỷ Nhật Bản chúng ta còn đuổi đi được, tớ không tin một bà già nhà quê mà lại tài giỏi hơn thế.
Mai Lạc nghiến răng nói, một lúc sau, lại toét miệng cười.
- Đi thôi, đi mua quần áo cho con gái nuôi của tớ nào.
Hai người lau nước mắt, lại nở nụ cười tươi tắn rồi đi ra khỏi nhà hàng.
2.
Mua mấy bộ quần áo cho đứa bé, rồi mua cả váy bầu cho Mai Lạc, hai người vui vẻ ra về. Mai Lạc kéo tay Hy Lôi:
- Đi nào, lên nhà tớ, gặp bà mẹ chồng của tớ. Bà ấy hiếu khách lắm, thế nào lát nữa sẽ nấu cơm đãi cậu. - Dù sao Hy Lôi cũng không muốn về nhà để nhìn bộ mặt sầm sì của mẹ chồng mình nên theo Mai Lạc tới nhà cô.
Tùng Phi vẫn đi làm thêm chưa về, mẹ chồng ra mở cửa, trông bà có vẻ là người hiền từ, vừa thấp vừa gầy, trên mặt hằn rõ vết chân chim. Trên salon còn để mấy bộ quần áo may từ vải hoa, đều là tay nghề của bà, đúng như những gì Mai Lạc nói, điểm khác biệt giữa bà và mẹ Hứa Bân là bà rất hiếu khách, thấy khách tới nhà, bà bèn mời vào nhà ngồi, nói chuyện rất nhiều, mang mấy bộ quần áo nhỏ mà bà may ra cho Hy Lôi xem, Hy Lôi cũng nghe hiểu tiếng của bà, ý là hỏi cô có đẹp không.
Hy Lôi xem kỹ lại, vải hoa là vải bông, đường may rất khéo, chỉ có điều kiểu dáng và hoa văn hơi quê, nên cô chỉ nói:<>
- Đẹp ạ!
Bà lão cứ như thể gặp tri kỷ:
- Con nghe kìa, con nghe kìa, bạn con bảo là đẹp mà! Nó cứ nói là cái này không đẹp, không đẹp bằng quần áo chó mặc, có ai nói con trai mình thế không cơ chứ?
Mai Lạc không nhịn được lại chen ngang:
- Sao mẹ biết là con trai?
Vừa nãy bà lão nói chuyện với khách rất hiền hòa, khách khí, nay bỗng dưng trở nên hằn học:
- Tôi nói đó là con trai thì là con trai, không phải con trai thì chị không xong với tôi đâu.
Hy Lôi vội vàng cười giả lả:
- Bác ơi, tư tưởng của bác lạc hậu quá, bây giờ con trai hay con gái đều như nhau, chẳng phải chúng ta đều là phụ nữ sao? Sao bác lại coi thường bản thân mình thế?
Bà già nghe thấy thế, bỗng dưng giả bộ bị điếc:
- Cái gì? Cô nói gì thế?
Hy Lôi bất lực cười, bị Mai Lạc kéo vào phòng ngủ.
- Cậu xem cái dáng vẻ độc ác của bà ấy với tớ chưa? Lần nào tớ nói với bà ấy là chưa chắc đã sinh được con trai thì bà ấy cứ như thể sắp ăn tươi nuốt sống tớ đến nơi.
- Tùng Phi không nói gì sao?
- Bà ấy khôn lắm! Trước mặt con trai bà ấy, cho dù tớ nói gì cũng vẫn tỏ ra rất hiền hòa, con trai vừa đi là thái độ thay đổi luôn. Cái lần mà Tùng Phi giặt quần lót cho tớ ấy, lúc đó bà ấy chỉ mắng con trai vài câu, ngày hôm sau lúc con trai không có nhà, nói với tớ là đồ đàn bà hư hỏng, tôi nói cho chị biết, mấy món đồ bẩn thỉu của chị đừng bắt con trai tôi động vào, nếu còn bắt nó giặt thì cẩn thận tôi lột da chị ra. Cậu nghe đi, mẹ chồng cậu biến thái đến đâu thì cũng có bao giờ nói những câu như thế không?
- Trời ơi! - Hy Lôi trợn tròn mắt, - Bà ấy là phù thủy à?
Không lâu sau, quả nhiên bà lão bước vào phòng gọi họ ra ăn cơm, Hy Lôi còn thoái thác:
- Cháu không ăn đâu ạ, cháu phải về nhà bây giờ.
- Cơm đã nấu xong xuôi rồi, ăn luôn ở đây đi. - Bà lão rất nhiệt tình. Mai Lạc cũng đánh mắt ra hiệu cho Hy Lôi, Hy Lôi đành ngồi lại. Vừa nhìn vào bàn ăn, chỉ có hai món ăn, đều đựng trong cái bát to như cái chậu.
Một bát là canh bí đao nấu sườn, chỉ thấy có bí đao, sườn thì được hai, ba miếng, lại còn mặn chát nữa chứ. Mai Lạc hỏi:
- Mẹ, một cân sườn con mua sáng nay đâu?
Bà lão cúi đầu ăn cơm:
- À, ở trong nồi ấy, để dành cho Phi Phi! Nó chạy đi chạy lại bên ngoài cả ngày, mệt, bảo nó ăn nhiều một chút, chẳng biết thương chồng gì cả, lúc nào cũng chỉ biết ăn một mình.
Hy Lôi cười thầm trong bụng, điểm này thì bà ấy giống y như mẹ của Hứa Bân.
Hy Lôi vốn dĩ ăn cơm rất ít, lại kén ăn, thức ăn mặn chát như thế, mà cũng không được ngon lắm, bởi vậy cô chỉ ăn một bát cơm rồi nói là no rồi.
Mai Lạc nổi giận, tự mình chạy ra nồi nhặt sườn.
Bà lão lúc này mới để ý quan sát Hy Lôi, nói:
- Ăn thế mà đã no rồi à, con dâu bác phải ăn hai, ba bát mới no.
- Cô ấy giờ đang mang thai, ăn cho hai người mà bác, đương nhiên phải ăn nhiều rồi.
- Nhìn cô gái này xem, nét mặt đẹp quá, vừa nhìn là biết có phúc, chắc chắn sẽ sinh con trai. - Một câu nói của bà lão khiến Hy Lôi ngượng ngùng. Bản thân cô mặc dù gầy nhưng đúng là mặt cô tròn trịa hơn Mai Lạc một chút.
Bà lão lại hỏi nhỏ:
- Tùng Phi nhà bác sau này mới quen cháu à?
Hy Lôi không hiểu ý bà, nói:
- Dạ vâng, cháu là bạn của Mai Lạc, hai người họ yêu nhau rồi thì cháu mới quen Tùng Phi.
Bà lão có vẻ tiếc rẻ:
- Bác nói rồi mà, nếu không thì chắc chắn nó sẽ chọn cháu.
Câu nói này vừa thốt ra đã khiến Hy Lôi giật mình, vội vàng đứng lên. Như thế này chẳng phải là đang phá hoại tình cảm giữa cô với Mai Lạc sao?
Mai Lạc lại gần, hiển nhiên là đã nghe thấy lời của bà lão, nhưng không hề phật lòng.
Lúc tiễn Hy Lôi ra về, Mai Lạc nói:
- Thế nào, mở mắt ra chưa? Bây giờ nhìn con gái nhà hàng xóm cũng thấy là hơn tớ, đều sinh được con trai, đều xứng với con trai của bà ấy.<>
- Cậu thực sự phải nghĩ cách gì đó, để đuổi mẹ Tùng Phi về quê thôi.
Mai Lạc cười bí hiểm:
- Tớ đã nghĩ ra một cách rồi, cậu chờ mà xem.
3.
Hôm nay là cuối tuần, Tùng Phi được nghỉ, Mai Lạc đề nghị cả nhà ra ngoài thay đổi không khí, bà lão vừa nghe nói thế đã vui lắm, từ khi bà tới thành phố A vẫn chưa chính thức được đi chơi ở đâu:
- Đi đi, đi đi, mẹ không biết đường, đến đây mà đã đi được đâu đâu.
- Thế đi đâu ạ? - Tùng Phi hỏi.
Mai Lạc đề nghị:
- Nghe nói hoa anh đào ở chùa Ân Hòa nở rồi, nhà mình đi ngắm hoa anh đào nhé!
Bà lão vui vẻ cười.
Vừa ra khỏi nhà, Mai Lạc đang định gọi xe thì bị Tùng Phi ngăn lại, cố sức nháy mắt ra hiệu với Mai Lạc:
- Cũng không xa, lãng phí tiền! - Mai Lạc biết, anh sợ bà lão lại chê hai vợ chồng không biết tiết kiệm.
Cả nhà đành ngồi xe buýt. Vừa lên xe, lập tức đã có một phụ nữ trung niên nhường ghế cho Mai Lạc, Mai Lạc vẫn chưa quen lắm, thực ra cô chỉ mới ba tháng, bụng cũng chưa to lắm, có lẽ vì cô mặc một cái váy bầu rộng nên thu hút sự chú ý của mọi người, cô ngượng ngùng cười nói:
- Cảm ơn chị!
Người phụ nữ hiền hòa cười:<>
- Không sao, tôi cũng chuẩn bị xuống xe mà. - Sau đó chị đi về phía cửa sau của xe. Thực ra nếu để ý thì thấy những người nhường ghế cho bà bầu đa số đều là những người phụ nữ đã từng sinh nở, chỉ có phụ nữ mới hiểu nỗi vất vả của người phụ nữ có thai.
Mai Lạc vừa mới định ngồi xuống thì thấy Tùng Phi níu tay mẹ, chỉ vào ghế nói:
- Mẹ, mẹ ngồi đây! - Bà lão không thấy người khác nhường ghế cho Mai Lạc ngồi, chẳng nghĩ ngợi gì, ngồi xuống luôn, vui vẻ nhìn ra ngoài cửa sổ ngắm cảnh. Lửa giận trong lòng bốc lên, Mai Lạc hằn học lườm Tùng Phi một cái, nghiến răng nói nhỏ:
- Tôi không phải là vợ anh à? Tôi đang mang thai con của ai hả? Chưa thấy ai làm chồng như anh, ghế người ta nhường cho tôi cơ mà!
Tùng Phi cười lấy lòng:
- Có phải là em đi lại khó khăn đâu, đừng ngạc nhiên thế, không thể nào để con thì ngồi, mẹ thì đứng chứ.
- Thế vừa nãy lúc tôi gọi xe sao anh không cho? Anh thì hiểu cái gì, 3 tháng đầu là quan trọng nhất. - Lúc này bên cạnh lại có một người xuống xe, Mai Lạc mới ngồi xuống. Trận phong ba ban nãy mới tạm dừng lại. Ánh mặt trời rọi qua ô cửa sổ, tràn vào trong xe, nhưng trái tim Mai Lạc vẫn lạnh lẽo như băng. Vì sao? Mẹ chồng tới ở, người đàn ông dịu dàng, chu đáo trước đây bỗng dưng biến mất không để lại dấu vết, trở thành một người con trai hiếu thuận với người đàn bà khác. Cô thầm hạ quyết tâm, nhất định phải thành công trong việc đuổi bà lão về quê.
Hoa anh đào ở chùa Ân Hòa nổi tiếng xa gần, cứ tầm tháng 3 là du khách lại đổ về đây nườm nượp. Mai Lạc cầm máy ảnh, liên tục chụp ảnh những bông hoa đào màu hồng, rồi tạo đủ dáng bên các cánh hoa, bắt Tùng Phi chụp cho cô, nói là để lưu giữ lại khoảng thời gian đẹp khi mang thai. Còn bà lão thì vốn là một người phong kiến, vừa bước vào chùa, thấy Phật là lễ, miệng thì lẩm bẩm đọc kinh, hy vọng Phật tổ phù hộ cho nhà bà có người hương khói, phù hộ con dâu bà sinh được một thằng con trai.
Từ chùa đi ra, một người ăn mặc như đạo sĩ bèn gọi cả nhà Tùng Phi lại:
- Bói một quẻ nhé, cát hung phúc họa, hôn nhân sự nghiệp, tiền đồ vận mệnh.
Bà lão vừa nghe thấy thế, vội vàng lại gần hỏi:
- Cái gì cũng bói được à? Sinh con trai con gái có bói được không?
Đạo sĩ nhìn bà lão một cái, rồi lại nhìn Mai Lạc, ra vẻ thần bí:
- Cô gái này tuổi Tuất, mệnh lý tương khắc với Thìn, chỉ sợ không địch nổi Thìn, sẽ sinh ra một thiên kim.
Mai Lạc vừa nghe thế đã nhếch mép cười thầm, Tùng Phi thì bực mình thúc giục:
- Đi thôi, nghe người ta nói liên thiên.<>
Bà lão không hiểu gì, lại hỏi tiếp:
- Tương khắc với Thìn là có ý gì? Có cách gì hóa giải không?
- Chỉ cần tránh xa người tuổi Thìn thì đương nhiên sẽ được hóa giải.
- Nghĩa là chỉ cần tránh xa người tuổi Thìn là sẽ sinh con trai?
Đạo sĩ gật đầu.
Bà lão trầm tư suy nghĩ, bỗng dưng nhớ ra:
- Ôi trời, tôi tuổi Thìn mà! Sao mà tôi lại quên mất! Tôi không thể khắc cháu tôi được, làm thế nào đây! Đại tiên, ngài giỏi thật đấy, cảm ơn nhé! - Tùng Phi móc ra 5 tệ, giục mẹ:
- Đi thôi mẹ, đừng tin cái này.
Dọc đường, bà lão vẫn lẩm bẩm:
- Mẹ tuổi Thìn mà, ông thầy bói nói chỉ cần tránh xa người tuổi Thìn là có thể sinh con trai.
Mai Lạc nghe nói thế, cố tình làm ra vẻ:
- Mẹ đừng tin cái này.
Bà lão thì không nghĩ thế:p>
- Sao lại không tin được, người ta nói chuẩn thế còn gì. Nếu không thì sao biết con tuổi Tuất, mẹ tuổi Thìn? Giờ làm thế nào đây?
- Tuổi Tuất với tuổi Thìn xung khắc nhau, hay là con về quê một thời gian, khi nào sinh thì con lên. - Mai Lạc nói.
Tùng Phi cười nhạo:
- Sao mà tin sái cổ mấy cái trò này thế. Về quê thì ai chăm sóc cho em. Bố mẹ em sống cùng với anh chị, làm gì có chỗ nào mà ở.
Bà lão nghe nói thế, vội nói:
- Không được, không được, mẹ đi, mẹ về quê, như thế là đủ xa rồi, không xung khắc nữa. Mẹ về quê.
Mai Lạc nghe bà nói vậy thật đúng ý mình, nhưng vẫn cố tình níu kéo:
- Mẹ mới tới không lâu, sao lại về được?
Bà lão vẫn kiên trì:<>
- Không được, nhất định phải về, đẻ được con trai là chuyện lớn, mẹ ở đây làm gì?
Mấy ngày hôm nay Tùng Phi vẫn đang đau đầu vì chuyện bất hòa liên tục giữa mẹ và vợ, nay thấy mẹ kiên quyết đòi về thì cũng không giữ lại nữa.
Trên đường về nhà, bà lão đã ra quyết định, thu dọn xong hành lý là lập tức về quê ngay, cuộc sống ở thành phố bà đã được hưởng thụ rồi, toilet cao cấp cũng được ngồi rồi, hoa anh đào cũng được ngắm rồi, chỉ vài tháng nữa là cháu bà sẽ chào đời, cả đời này bà cũng chẳng còn nuối tiếc gì nữa. Trong lòng Mai Lạc thì đã cười tươi như hoa.
Nếu không phải vì hòn đá đó, nếu không phải vì cái bậc cấp chết tiệt thì hôm nay đúng là một ngày tuyệt vời!
4.
Thực ra Mai Lạc chỉ đi tìm vị đạo sĩ đó từ trước, cho ông ta 50 tệ, bảo ông ta bịa ra chuyện Tuất và Thìn tương khắc, bà mẹ chồng mê tín chắc chắn sẽ tưởng thật và đòi ra về. Lẽ ra mọi chuyện đã thành công, nhưng trên con đường đi vào tiểu khu, Mai Lạc không chú ý, giẫm phải một hòn đá nhỏ, trượt chân một cái, ngồi phịch xuống bậc cấp, máu lập tức tuôn ra.
Đứa trẻ giữ lại được, nhưng chân phải của Mai Lạc thì bị gãy, trong thời gian ngắn không được hoạt động tùy tiện.
Khi Hy Lôi tới bệnh viện thăm Mai Lạc, bà mẹ chồng đang ra sức mắng mỏ Mai Lạc vẫn còn nằm trên giường bệnh:
- Đã lớn ngần này rồi mà đi đường còn không cẩn thận, cũng may mà đứa bé không sao, nếu không chị đừng sống nổi với tôi.
Còn Tùng Phi thì đang khuyên mẹ:
- Mẹ, mẹ đừng đi nữa, mẹ xem chân cô ấy đã bị thế rồi, bác sĩ nói lần này là may mắn, nếu không để ý sẽ bị sảy thai lần nữa. Mẹ ở lại chăm sóc cô ấy đi.
- Thế mẹ không đi, ông thầy bói bảo mẹ tương khắc với nó, không sinh được con trai thì làm thế nào? Không được! - Bà lão vẫn kiên quyết.
- Mẹ đừng tin mấy lời ông thầy bói đó nói nữa, họ lừa mẹ đấy. Nói không chừng bây giờ cô ấy đã mang thai gái rồi, mẹ đi thì nó biến thành con trai chắc.
Bà lão vừa nghe thế đã quát Mai Lạc:
- Đều tại chị, đến lúc đó mà không đẻ được con trai thì chị cẩn thận với tôi.
Cái chân bị thương của Mai Lạc lúc này đang đau, bị mẹ con họ nói mãi bực cả mình, thấy mẹ chồng lại ở lại, kế hoạch chu đáo của mình bị hỏng, nhất thời lửa giận cũng bốc lên:
- Nói đủ chưa hả? Con trai, con trai, tôi bị thương rồi, tôi rất khó chịu, thế mà chỉ nghĩ đến sinh con trai, không đẻ con trai thì chết chắc!
Bà mẹ chồng thấy thế cũng nổi nóng, Tùng Phi thấy việc không hay bèn vội vàng khuyên nhủ, quay sang mắng Mai Lạc:
- Sao lại nói thế! Hỗn quá!
Đúng lúc đó Hy Lôi bước vào phòng bệnh nên ba người mới không cãi nhau nữa.
- Còn đau không?
- Hơi hơi thôi! - Mai Lạc thấy Hy Lôi tới thì tâm trạng khá hơn một chút.
- Đứa bé không sao chứ? - Hy Lôi hỏi. Bà lão thấy hỏi tới đứa bé thì lại chen ngang:
- Cháu nội tôi mà làm sao thì chị liệu hồn với tôi!<>
Mai Lạc bực bội quay đầu đi, Tùng Phi lại khuyên mẹ ra ngoài.
- Đứa bé không sao nhưng tớ thì có.
Hy Lôi an ủi bạn:
- Chân đau một chút thôi, không sao, chịu khó dưỡng bệnh, hay là cậu xin cơ quan cho nghỉ đi, như thế này cũng có đi làm được đâu.
- Tớ không phải nói là chân đau, tớ nói bà ấy, lẽ ra chuẩn bị về rồi, giờ chân tớ bị thương, bà ấy lại có lý do để không về nữa.
Hy Lôi hạ thấp giọng hỏi:
- Cậu nghĩ ra cách gì để bà ấy về à?
Mai Lạc kéo Hy Lôi ghé sát mặt mình, rồi kể lại đầu đuôi cho bạn nghe, Hy Lôi bật cười:
- Trời ơi! Cách này mà cậu cũng nghĩ ra, trong đầu cậu chứa cái gì thế hả!
- Suỵt! Nỏi nhỏ thôi, tớ học theo trong “Hồng lâu mộng” mà.
- Giỏi ghê nhỉ! Cậu cứ yên tâm dưỡng bệnh đi, chân cậu bị thương, không thể đi làm được, cũng không thể bắt Tùng Phi nghỉ làm ở nhà phục vụ cậu đúng không? Mẹ anh ấy tạm thời không về cũng tốt, khi nào khỏe lại thì cậu nghĩ cách khác! Cái đầu thông minh thế này cơ mà, tớ chịu không nghĩ ra được cách như thế, cả ngày chỉ biết ở nhà buồn bã rơi nước mắt, khiến bản thân mình cũng một đống bệnh.
Tùng Phi ở bên ngoài khuyên nhủ mẹ mãi, bà lão bước vào, sa sầm mặt nói:
- Tôi không về nữa. Chân chị bị thương, con trai tôi còn phải kiếm tiền để nuôi cái nhà này, không có sức lực chăm sóc chị nữa. Nó bảo rồi, ông thầy bói đó chỉ nói bừa thôi, không tin được, nên tôi không về nữa. Nó hứa với tôi rồi, sẽ tìm một người quen để siêu âm, kiểm tra xem là con trai hay con gái, để tôi còn yên tâm.
Tùng Phi cũng an ủi Mai Lạc:
- Dưỡng thương đi, không sao đâu, nói chuyện tử tế với mẹ, đừng cãi lời, nhường mẹ một chút, anh đi làm cũng phải để anh yên tâm chứ, đúng không?
Mai Lạc vừa nghe nói đi siêu âm để xác định giới tính đã tỏ ra khinh bỉ Tùng Phi:
- Anh giỏi thật đấy, tìm người quen để xác định là con trai hay con gái, thế là con gái thì sao?
Tùng Phi ngượng ngùng cười, nhìn mẹ một cái, nói khẽ:
- Thì cứ nịnh mẹ trước đã, đừng tưởng thật!<>
Tùng Phi phải đi làm, bà lão tiễn con trai ra ngoài.
Mai Lạc nhìn theo cái lưng đã ra đến cửa, nghiến răng nói:
- Nhìn xem, một cặp mẹ con ngu dốt, nhìn Tùng Phi nhà tớ biến thành cái gì rồi kìa. Tớ thực sự nghi ngờ không biết có phải anh ấy bị tẩy não rồi không.
- Được rồi, Tùng Phi thế là tốt lắm rồi, với cái tính cách đanh đá ấy của cậu, cả ngày người ta nhường nhịn cậu, cậu đừng khiến anh ấy khó xử nữa.
- Cậu lại còn nói tớ à, lúc nào cũng cả mớ đạo lý.
Đúng thế! Người trong cuộc thì mê, bản thân mình khi phải rơi vào trường hợp tương tự, vì sao cũng chẳng có tí trí tuệ nào nữa? Ngày trước khi cô buồn bã thì đều là Mai Lạc an ủi cô, giờ Mai Lạc biến thành người kể khổ, còn Hy Lôi thì như một bác sĩ tâm lý, thực ra cô cũng là bệnh nhân mà! Bác sĩ không thể tự chữa bệnh ình có lẽ là đạo lý này.
Mai Lạc nhanh chóng được xuất viện, xin cơ quan nghỉ phép để ở nhà dưỡng thương. Chiến tranh với bà mẹ chồng cũng cứ thế tiếp diễn. Phản ứng thai kỳ giai đoạn đầu đã bớt dần, cô lại thấy ngon miệng trở lại, lúc nào cũng đói, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ tới những món ăn ngon, ngày nào Mai Lạc cũng phải nói với mẹ vài lần:<>
- Mẹ, nấu ăn đừng cho thêm nước được không? Nấu ăn cho thêm ít dầu được không?
Còn bà lão thì ngày nào cũng hỏi con trai:
- Đã tìm được người quen chưa? Bao giờ thì đi siêu âm?
Tùng Phi ngày nào cũng phải đau đầu đối phó với mẹ và vợ, mệt mỏi vô cùng.
Chương 12: Mua nhà
Cuộc sống của Hy Lôi vẫn khó chịu như thế.
Từ sau khi mẹ chồng lấy tiền để đầu tư cổ phiếu, không bao giờ cô còn nghe thấy thông tin cổ phiếu lên hay xuống nữa. Mẹ chồng cô thì dường như ngày càng quan tâm tới sự thay đổi của cô, Hy Lôi hơi mệt mỏi, đau đầu hay sốt là bà lại vô cùng căng thẳng, đưa Hy Lôi đi khám bệnh, rồi hỏi bác sĩ bằng giọng điệu vô cùng mong mỏi:
- Có phải cháu nó mang thai không ạ?
Nếu nhận được câu trả lời phủ định, mặt bà lập tức sa sầm xuống, lẩm bẩm nói:
- Lạ thật!
Tháng nào Hy Lôi cũng “bị” rất đúng ngày, mẹ chồng nếu nhìn thấy băng vệ sinh trong thùng rác là mặt lại sưng lên như bị ai đánh, mấy ngày liền đá thúng đụng nia. Hy Lôi ở nhà lúc nào cũng phải thận trọng, không dám nổi giận, cuối cùng tìm được nguồn gốc “căn bệnh” của bà, khi kinh nguyệt tới, băng vệ sinh thay ra cũng không dám vứt vào thùng rác mà nhét vào túi rồi lúc nào ra ngoài thì vứt.
Cuối cùng mẹ chồng không nhịn được nữa, sau bữa tối, nhân lúc bên cạnh không có người, bà thận trọng hỏi:
- Hy Lôi, có phải con bị bệnh gì không, hay là đến bác sĩ khám xem sao?
- Dạ không có! Con khỏe lắm, mấy hôm nay có bệnh tật gì đâu. - Hy Lôi không hiểu mẹ chồng nói thế là có ý gì.
- Ý mẹ là có phải con mắc bệnh gì như kiểu vô sinh mà con không biết, đi khám xem sao nhé.
Lúc này Hy Lôi mới hiểu ý của mẹ chồng, vừa xấu hổ vừa giận:
- Không có, không đâu.
- Thế con còn uống thuốc tránh thai nữa không?
- Không, không ạ! - Hy Lôi lập tức lắc đầu.
- Lạ nhỉ! Thế sao bây giờ vẫn chưa có thai! - Mẹ chồng vừa ra ngoài, vừa lẩm bẩm nói, sau đó quay lại nhìn vào phòng Hy Lôi một cái, rồi lại nói:
- Không được, ngày mai mẹ sẽ đưa con đi khám.
Hy Lôi nghe mẹ chồng nói thế thì đau cả đầu.
Hơn 10 giờ tối Hứa Bân mới tiếp khách xong, say mèm quay về nhà, vừa bước vào phòng đã nằm phịch xuống giường, nhìn Hy Lôi đang giận dữ nhìn mình, Hứa Bân lại mượn hơi rượu, cười hỉ hả:
- Bà xã, bà xã, anh yêu em lắm, yêu em lắm!
Hy Lôi lắc lắc Hứa Bân, nói:
- Anh thực sự yêu em không?
- Yêu! - Hứa Bân lúc này đã hơi mơ màng, một âm thanh mơ hồ thoát ra từ cổ họng.
- Thế bọn mình thuê cái nhà rồi ra ngoài ở nhé.
Hứa Bân lại ngẩng đầu lên:
- Vì sao chứ? Em chê nhà anh không đủ tốt à!
- Không phải, mẹ anh bây giờ thấy em không có thai, nói là em bị vô sinh, bắt em ngày mai đến bệnh viện kiểm tra, em không chịu nổi, em muốn chuyển ra ngoài.
- Được thôi, chuyển ra ngoài, chuyển ra ngoài!
- Thật không? Anh đồng ý rồi đấy nhé! - Hy Lôi kinh ngạc đẩy đẩy Hứa Bân, anh đã vang lên tiếng ngáy đều đều, miệng lẩm bẩm nói gì đó, tất cả chỉ là những lời nói trong lúc say của anh thôi.
Trái tim Hy Lôi lại lạnh lẽo như băng.
2.
Ngày hôm sau là cuối tuần, bố chồng dậy từ sớm để đi tập thể dục, mẹ chồng thì sáng sớm đã gọi to ngoài phòng khách:
- Dậy thôi, dậy thôi.
Hứa Bân nghe thấy, lật người một cái rồi ngủ tiếp. Hy Lôi cũng nghe thấy tiếng gọi của mẹ chồng, thấy Hứa Bân chẳng có phản ứng gì, cũng thản nhiên ngủ tiếp.
Vừa mới nhắm mắt vào đã nghe thấy tiếng “cốc cốc”, Hy Lôi tưởng là âm thanh do mẹ chồng quét nhà gây ra nên không để ý. Một lúc sau, tiếng cốc cốc dừng lại, cửa phòng ngủ cọt kẹt một tiếng, Hy Lôi lập tức tỉnh giấc, ngồi dậy. Thấy mẹ chồng đang thò nửa người qua khe cửa, nói:
- Dậy đi, nhìn xem mấy giờ rồi!
Hy Lôi dụi mắt, mới 8 rưỡi sáng thôi mà. Hứa Bân cũng thức giấc, cằn nhằn:
- Ngày nghỉ cũng không cho người ta ngủ thêm một chút! Bực mình!
Mẹ chồng mặc kệ, lại nói:
- Hy Lôi, dậy đi, mẹ đưa con đi khám bệnh!
Hứa Bân thấy mẹ nói thế cũng tỉnh hẳn, hỏi Hy Lôi:
- Em bị ốm à, không khỏe chỗ nào?
Hy Lôi bực mình đẩy tay Hứa Bân ra:
- Không sao, vẫn khỏe lắm.
Mẹ chồng đi tới sát bên giường, kéo dài giọng nói:
- Có bệnh thì đi khám sớm, biết là mình mắc bệnh gì thì mới uống thuốc được chứ, cho dù là có bệnh thì bố mẹ đều là người hiểu biết, cũng không chê bai gì đâu.
Hứa Bân ngơ ngác. Hy Lôi không chịu được nữa:
- Con không bị bệnh, con không bị bệnh!
- Mẹ, rốt cuộc là làm sao? - Hứa Bân hỏi.
- Các con đã cưới lâu thế rồi mà không thấy có thai, mẹ sốt ruột lắm nên muốn đưa Hy Lôi đi khám xem có phải bị bệnh gì không, nhưng mà nó không chịu đi.
Hứa Bân biết rõ nguồn cơn thì cười khổ:
- Mẹ, mẹ đừng có lo lắng vớ vẩn được không? Ra ngoài đi, để con ngủ thêm lát nữa.
Mẹ chồng vẫn kiên trì bắt Hy Lôi đi bệnh viện. Cuối cùng Hy Lôi không nhịn được nữa, bùng nổ:
- Con không bị bệnh, cho dù có bị thì tự con cũng biết đi khám, con không phải trẻ con, không cần người khác phải đưa đi. Còn nữa, cưới được bao lâu rồi? Mới nửa năm là cùng, nửa năm không có thai thì bảo là bị vô sinh sao? Lần đầu tiên con nghe nói thế đấy. Vả lại con dùng biện pháp ngừa thai vì không muốn có con ngay bây giờ, con không bị bệnh!
Vừa nói xong, mẹ chồng đã khựng lại, dõng dạc chất vấn:
- Biện pháp gì, thuốc của chị tôi vứt hết đi rồi, chị còn dùng biện pháp gì?
Hy Lôi nhảy xuống giường, lồng ngực phập phồng:
- Con dùng biện pháp gì mẹ không phải lo, đây là đời tư của con, con muốn có con lúc nào là chuyện giữa vợ chồng con, không để người khác điều khiển đâu.
Mẹ chồng nghe thấy thế thì càng nóng ruột, mình đã mất bao nhiêu công sức để vứt thuốc ngừa thai của Hy Lôi đi, không ngờ con dâu vẫn lén sử dụng phương pháp khác. Bà giận quá, lục lọi khắp phòng, tủ đầu giường, bàn đọc sách, ngăn kéo.
Hy Lôi nhìn bà mẹ chồng như đang nổi điên, rồi nhìn Hứa Bân vẫn ngồi ngây như phỗng trên giường thì hét lên:
- Hứa Bân, anh có làm gì đi không hả?
Hứa Bân bất lực xuống giường, kéo mẹ mình lại, khuyên:
- Mẹ, đừng tìm nữa, sao mẹ không chịu nhớ cho con, đừng tùy tiện lục lọi đồ của người khác.
Mẹ chồng chẳng ngẩng đầu lên, miệng vẫn cằn nhằn:
- Cái gì mà người khác, đây là nhà của tôi, tôi không được tìm đồ sao. Để ở đâu? Ở đâu? Lấy ra cho tôi!
- Mẹ! - Hứa Bân hét lên một tiếng, cuối cùng cũng nổi cáu với mẹ, - Mẹ, mẹ để con sống vài ngày yên ổn được không?
Mẹ chồng giật mình trước tiếng hét của con trai, đứng khựng lại, rồi ngồi phịch xuống sàn nhà lạnh buốt, bắt đầu khóc rấm rứt:
- Tôi có gì sai, tôi muốn sớm có cháu thì có gì sai? Anh chị ngày nào cũng đi làm, một mình tôi ở nhà cô đơn, chẳng có ai để nói chuyện, tan làm rồi còn hầu hạ anh chị ăn uống, rồi ai lại làm việc đó, người xem tivi cùng tôi cũng chẳng có, vợ anh cả ngày sưng sỉa mặt mày với tôi, nhà này lạnh lẽo như không người, chẳng có chút sinh khí, tôi muốn có đứa cháu thì sai sao?
Mẹ chồng nói rất đau lòng, nước mắt nước mũi giàn giụa, Hứa Bân và Hy Lôi đều không nói gì nữa.
Hứa Bân thương mẹ, dìu bà đứng dậy, khuyên nhủ:
- Mẹ, đừng khóc nữa, để con khuyên Hy Lôi, được không?
Nhưng Hy Lôi vẫn kiên trì với lý lẽ của mình, sao cô có thể khuất phục trước ý chí của mẹ chồng được. Thấy Hứa Bân ngả về phía mẹ anh, Hy Lôi lập tức thể hiện rõ lập trường của mình:
- Bao giờ sinh con tự con có kế hoạch, con không để người khác làm đảo lộn cuộc sống của con đâu. Mọi người mà ép con, con sẽ ra ngoài ở.
- Ai bảo ra ngoài ở? - Bên ngoài vang lên tiếng của bố chồng, không biết ông về nhà từ lúc nào, thấy cả nhà như đang có chiến tranh, bèn bước vào phòng hỏi, - Ai muốn chuyển ra ngoài? Sao thế? Lại cãi nhau à, có vấn đề gì thì cùng nhau giải quyết mà, hở một chút là đòi chuyển ra ngoài, đều là người một nhà cả, truyền ra ngoài người ta lại cười cho.
Lời nói của bố chồng như đang muốn an ủi mọi người, nhưng đã thể hiện rõ lập trường của ông: “Không thể chuyển!”.
Hy Lôi nghĩ lại cuộc sống gò bó, tù túng sau này mà cô phải chịu đựng, trái tim đã một màu đen tối.
Mẹ chồng lại tố cáo với chồng:
- Em đã bảo nó mau sinh một đứa bé mà nó không chịu, cãi lời em, cả ngày lén uống thuốc ngừa thai!
Bố chồng đỡ bà đứng dậy, nói:
- Đi thôi, về phòng, chuyện sinh con thì từ từ bàn sau! - Khi ông nói câu này, quay sang liếc Hy Lôi một cái, lần đầu tiên ông thể hiện rõ lập trường của mình, ông ủng hộ vợ mình, muốn con dâu sinh một đứa con, chỉ có điều phải bàn bạc cẩn thận.
Bố mẹ chồng đã ra ngoài. Hứa Bân vẫn im lặng. Hy Lôi mở lời:
- Em không chịu nổi mẹ anh nữa, em phải chuyển ra ngoài, ngày mai em sẽ đi tìm nhà.
Hứa Bân giờ vẫn còn rối bời vì cảnh tượng ban nãy, nghe Hy Lôi nói vậy lại càng bực mình hơn:
- Đừng quậy nữa được không. Không nghe bố nói à, không được chuyển ra ngoài.
- Lời của bố anh là Thánh chỉ à, ông ấy không cho chuyển thì không được chuyển à? Nhìn mẹ anh xem, trước mặt em mà còn lục lọi đồ trong phòng em, khi em không có nhà, bà ấy còn thoải mái hơn ý chứ! Chẳng có ý thức về đời tư của người khác gì cả. Em là người làm công tác viết lách, ngay cả không gian riêng của em cũng không có sao? Ngày mai em sẽ đi tìm nhà.
Thấy Hy Lôi có vẻ nghiêm túc, Hứa Bân cũng sợ hãi, vừa nịnh vừa khuyên:
- Xin em đấy, đừng quậy nữa, em chuyển ra ngoài thì để mặt mũi của bố anh vào đâu! Anh xin em mà!
Hy Lôi bình tĩnh lại suy nghĩ:
- Ai quậy chứ, thế anh đi nói với mẹ anh, đừng có nhắc chuyện sinh con nữa, tâm trạng của bà ấy em hiểu được, nhưng bây giờ không thể có con, em có sự nghiệp của em, năm nay mọi người đều đang tranh giành cái chức phó chủ biên, chờ qua năm sau, ổn định hơn một chút rồi nghĩ tới chuyện ấy.
- Được, anh sẽ nói với mẹ.
- Còn nữa, từ ngày mai, khi đi làm em sẽ khóa cửa, nếu anh đi muộn hơn thì anh khóa.
Hứa Bân nghe thế đã không vui:
- Thế để làm gì? Làm thế chả khác nào phòng trộm, để người ta thấy lại không thoải mái.
- Nhưng em không như thế, bà ấy cứ vào phòng em lục lọi, em đã nói mấy lần rồi mà vẫn thế! Em chẳng còn cách nào khác!
- Đừng khóa cửa, như thế không tốt, để anh nói với mẹ, anh hứa đấy.
Hứa Bân dậy rửa mặt, nhân tiện đi vào phòng mẹ mình, không biết anh nói thế nào với mẹ mà bữa trưa khi ăn cơm, sắc mặt mẹ chồng vẫn nặng chình chịch, cũng không nói năng gì với Hy Lôi, không nhắc tới chuyện sinh con.
Sáng sớm thứ hai rời khỏi nhà, lúc đi ra khỏi phòng ngủ, Hy Lôi nghĩ ngợi một lát nhưng rồi vẫn không khóa cửa phòng, chỉ khẽ khàng đóng lại, làm một hành động giả vờ, ý là đang nói đừng ai bước vào. Hy vọng mẹ chồng có thể hiểu.
3.
Các bà mẹ chồng trên thế giới này đúng là mỗi người một kiểu, chẳng ai giống ai, có người thì giống con gà mẹ, ra sức ôm con vào lòng, có người thì giống con chim ưng, ra sức đẩy con ra ngoài.
Đã đến văn phòng từ lâu mà mãi không thấy Tiểu Lộc tới. Bình thường ở cơ quan, quan hệ giữa Hy Lôi với Tiểu Lộc là tốt nhất, cô thích tính cách thoải mái của bạn, thấy bạn chưa tới, cô cũng hơi lo, đang định gọi điện thoại hỏi thì nghe thấy một đồng nghiệp tên Tường Vi ở cùng phòng nói:
- Ôi, Tiểu Lộc xui thật, tắm mà cũng bị trúng độc than.
- Cậu nghe ai nói thế, trúng độc khí than, có nghiêm trọng lắm không?
- Sếp bọn mình nói chứ ai, tối qua, nghe nói là đã cấp cứu tỉnh lại rồi, giờ vẫn nằm trong bệnh viện thành phố.
Vừa tan ca, Hy Lôi đã gọi điện thoại cho Tiểu Lộc, nói là tới thăm cô, hỏi nằm ở phòng bệnh số mấy. Tiểu Lộc nghe có vẻ rất yếu ớt, bên kia điện thoại ấp úng:
- Không cần tới đâu, tớ xuất viện về nhà rồi, không sao!
Hy Lôi không hiểu rõ nguồn cơn, vẫn quan tâm hỏi:
- Thế sao được, hai đứa mình bình thường thân với nhau như thế, cậu lại luôn chăm sóc tớ, bây giờ cậu gặp chuyện, tớ không đi thăm cậu thì còn ra gì.
- Thế được rồi.
- Vẫn ở tiểu khu Nhã Uyển hả? - Hồi Tiểu Lộc cưới, Hy Lôi từng tới nhà cô, một tiểu khu rất xinh đẹp, một căn phòng rộng rãi và sang trọng.
Ở bên kia điện thoại, Tiểu Lộc thở hổn hển một lúc lâu rồi mới ậm ừ nói:
- Không, tớ không ở đó nữa, tớ ở nơi khác. - Sau đó nói một địa chỉ ở một nơi khá hẻo lánh.
Hy Lôi thấy nghi ngờ trong lòng, theo như địa chỉ mà Tiểu Lộc nói, cô bắt taxi rẽ đông rẽ tây mãi, cuối cùng cũng tìm được nơi bạn sống. Đó là một căn nhà cũ của một cơ quan, ở tầng một, có hai phòng, đường đi là phòng khách, bày một cái bàn thấp, căn phòng lớn hơn một chút là phòng ngủ của vợ chồng Tiểu Lộc, chồng Tiểu Lộc là một giáo viên mỹ thuật trung học, phòng còn lại bày đầy tranh và đồ dùng của chồng cô.
Hy Lôi đặt túi hoa quả trong tay xuống, lúc này mới để ý thấy một bên mặt của Tiểu Lộc vàng vọt vô cùng, không còn vẻ xinh xắn và sinh động như thường ngày nữa.
- Rốt cuộc là có chuyện gì, sao lại bị trúng độc khí than?
Tiểu Lộc cười khổ:
- Đây là nhà thuê, nước nóng đun bằng khí than, hôm qua lúc tớ tắm, anh ấy lại không có nhà, không biết vì sao khí than bị rò ra ngoài, tớ ngất đi từ lúc nào không biết, cũng may bên cạnh có hàng xóm, nếu không thì chắc tớ mất mạng rồi.
- Sao lại bất cẩn như thế, cậu dùng bình nước nóng gì mà sao lại bị rò khí than! - Hy Lôi đi vào nhà vệ sinh ngó một cái, quay ra nói. - Cái này cũ quá rồi, còn dùng được không? Đúng rồi, sao cậu lại chuyển sang sống ở đây, nhà cậu có nhà to không ở, chạy tới đây chịu khổ làm gì, chẳng nhẽ cậu cũng mâu thuẫn với mẹ chồng.
Vừa nhắc tới câu này, nước mắt Tiểu Lộc đã giàn giụa:
- Nhà to thì sao, nhà to đến mấy cũng là của người ta, chẳng có liên quan gì với tớ cả, người ta muốn cho cậu ở thì cậu được ở, không muốn cho cậu ở thì đuổi cậu ra ngoài. Trước khi cưới tớ còn nghĩ, nhà họ to như thế, mẹ chồng lại mất chồng từ trẻ, nuôi con trai một mình chẳng dễ dàng gì, tính tình lại thoải mái, dễ sống, tớ còn ngây thơ nghĩ rằng, sau này cưới xong sống chung với nhau, nhất định phải cư xử thật tốt với mẹ chồng, không ngờ vừa mới cưới nhau được một tháng thì đã bắt bọn tớ dọn ra ngoài. Cả nhà đều là lừa đảo, lừa đảo.
Tiểu Lộc vừa nói vừa khóc rấm rứt, tố khổ mẹ chồng một hồi, thì ra khi còn trẻ, mẹ chồng cô là diễn viên của đoàn ca múa, mất chồng từ trẻ, tính tình khoáng đạt, một mình nuôi nấng con cái, khi sắp về hưu, cơ quan phân ột căn nhà chung cư với 4 phòng ngủ và 1 phòng khách. Lúc con trai cưới, bà đã đồng ý cho con trai và con dâu sống chung, sau khi cưới cũng chẳng có mâu thuẫn gì, nhưng đột nhiên lại yêu cầu họ tự ra ngoài tìm nhà, sống độc lập, nói là mình vất vả cả đời, cũng tự do cả đời, giờ đến lúc hưởng phúc rồi, không muốn người khác làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bà. Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng ngày nào bà cũng tham gia rất nhiều hoạt động, đoàn ca múa người già, đội người mẫu Tịch Dương, còn thường xuyên đi các tỉnh khác để biểu diễn, bản thân bà cũng có nhiều bạn bè, cuối tuần cùng nhau đi leo núi, nếu không thì tới nhà ai đó tập múa tập hát, cuộc sống của bà ấy rất thú vị, bận nhưng mà vui, nói chung về tinh thần rất là đầy đủ. Con trai cưới xong, bà cảm thấy bọn tớ làm phiền tới cuộc sống của mình, thế nên bảo bọn tớ chuyển ra ngoài tự lực cánh sinh, cũng chẳng có yêu cầu gì với con trai con dâu, không hỏi han đến, ai sống của người đó.
Hy Lôi nghe thấy vậy, thầm thấy kỳ lạ, mẹ chồng như thế mà lại ở vào cái độ tuổi này thì đúng là hiếm có, Hy Lôi rất thích. Cô thở dài:
- Thực ra mẹ chồng cậu cũng chẳng có gì sai, người già và con cái sống riêng ra, không ai làm phiền ai, như thế cũng tốt, không nảy sinh mâu thuẫn.
- Đúng là không sai, sống riêng cũng tốt, nhưng vì sao ban đầu không nói rõ ràng ra, lúc mới cưới thì cho bọn tớ cưới ở nhà to, vừa cưới xong thì dở chứng, thế chẳng phải là lừa gạt à? Tớ yêu cầu thấp lắm, tóm lại là nghĩ nhà họ có nhà, cũng chẳng quan trọng là của ai, được ở là được rồi, không ngờ lại như thế, mẹ anh ấy từ sau khi bọn tớ chuyển ra ngoài, chưa bao giờ tới giúp bọn tớ cái gì, đều vừa mới đi làm, thanh niên sống ở ngoài, thuê nhà cũng khó khăn lắm, mùa đông không có lò sưởi, mùa hè thì nóng điên người, không thương tớ nhưng cũng chẳng thương con trai, chưa thấy bà mẹ nào ác thế.
- Đừng nói thế, suy nghĩ của mỗi người khác nhau, mẹ chồng tớ mà được như mẹ chồng cậu thì nằm mơ tớ cũng cười, nếu mà được như nhà cậu, không can thiệp vào cuộc sống của bọn tớ thì cho dù phải thuê nhà ở ngoài tớ cũng vui lòng.
Nghe Hy Lôi nói thế, Tiểu Lộc thấy lòng mình thoải mái hơn nhiều, cười nói:
- Để cậu sống trong cái nhà nổi mốc này, nhìn xem ở dưới bàn còn có mộc nhĩ kia kìa, xem có nói thế không?
- Ôi, dưới bàn có mộc nhĩ á!
Tiểu Lộc cười khổ:
- Chưa nghe nói phải không! Còn có chuyện ly kỳ hơn cơ! Buổi tối còn có ma nữa! Nửa đêm đèn điện tự nhiên sáng trưng. - Hy Lôi nổi cả gai ốc, kinh ngạc hét:
- Không phải chứ!
Trên đường về nhà, Hy Lôi nghĩ, các bà mẹ chồng trên thế giới này đúng là mỗi người một kiểu, chẳng ai giống ai, có người thì giống con gà mẹ, ra sức ôm con vào lòng, có người thì giống con chim ưng, ra sức đẩy con ra ngoài. Rốt cuộc kiểu mẹ chồng nào là tốt đây?
4.
Buổi sáng, Hy Lôi kiểm tra xong bản thảo, uống nước nghỉ ngơi, một tin tức có liên quan về “Phân nhà phúc lợi” trên báo thu hút sự chú ý của cô.
- Tiểu Lộc, tớ đọc cho cậu nhé: 10 năm sau khi ngừng việc phân nhà phúc lợi ở Trung Quốc, vẫn có một lượng lớn người sống bên ngoài cơn sóng của giá nhà đất tăng cao, được hưởng sự ưu đãi và thuận tiện do chế độ phân nhà mang lại. Rất nhiều cơ quan của Đảng, quân đội, trường học chuyên nghiệp, doanh nghiệp quốc doanh lớn đều liên tục áp dụng các hình thức “tự xây nhà”. Những cơ cấu mang màu sắc “cơ quan quốc gia” này đều đang dùng danh nghĩa của “nhà nước” để chiến thắng giá nhà đang ngày một tăng cao.
Tiểu Lộc lên tiếng:
- Chỉ là một hình thức khác của phân nhà phúc lợi thôi mà, nhưng những cơ quan có nhà phúc lợi cho nhân viên cũng được lắm, sao chúng ta không may mắn như thế nhỉ! Bao giờ tớ mới được ở nhà mới, thoát khỏi cái ổ chó hiện nay đây, để tớ cho bà mẹ chồng ích kỷ của tớ biết mặt.
Hy Lôi cũng cảm thán:
- Đúng thế, có nhà rẻ thì tớ cũng mua một căn, thế thì không cần phải để ý tới sắc mặt của mẹ chồng nữa, cũng không cần phải giấu giếm thuốc tránh thai với bao cao su nữa. Tớ cũng có thể mời bạn bè tới nhà uống trà, ăn cơm.
Không ngờ chuyện nhà cửa mà hai người bàn bạc với nhau buổi sáng, ngay buổi chiều đã được đưa vào cuộc họp, và là một tin tức tốt khiến mọi người đều phấn chấn. Tổng biên tập nói, đơn vị cấp trên mới xây một số căn hộ ở khu vực vành đai 3 phía Nam, nhà lớn, nhỏ, vừa đều có, sẽ bán ra với giá “kinh tế” nhất. Tòa soạn báo và các đơn vị có liên quan cấp dưới đều sẽ được chia một lô.
Tin này vừa thông báo, mọi người đã thì thầm bàn tán với nhau, ai cũng vô cùng hứng khởi. Bất luận là lúc nào, việc mua nhà với người Trung Quốc mà nói đều là việc lớn, mà mua được nhà giá rẻ thì đúng là việc lớn mà họ luôn mơ ước. Ai cũng biết, giá nhà có hỗ trợ của cơ quan có nghĩa là gì.
Kết thúc, Tổng biên tập lại bổ sung thêm một câu:
- Ai có ý định mua nhà thì trước khi tan ca tới phòng chủ nhiệm để đăng ký.
Còn chưa hết giờ làm, Tiểu Lộc đã kéo Hy Lôi đi đăng ký. Cô đăng ký luôn một căn nhà hai phòng ngủ. Hy Lôi trù trừ một lát rồi cũng đăng ký một căn hộ nhỏ.
Lúc ở cơ quan đi ra, Hy Lôi hỏi:
- Cậu có tiền không? Mặc dù rất rẻ nhưng cũng phải mười mấy vạn đấy.
- Yên tâm đi, chỉ cần có một căn nhà vừa ý thì đi vay thêm cũng được. Tớ chịu đủ cuộc sống trong căn nhà đó rồi. - Tiểu Lộc thở phào một hơi, cứ như thể ước mơ đã được thực hiện, hòn đá đè nặng trong tim đã được bỏ xuống.
Trong lòng Hy Lôi thì vẫn do dự, chút tiền của cô đã đầu tư cổ phiếu, cho dù lấy hết ra thì cũng không đủ, không biết nhà Hứa Bân có chịu bỏ ra thêm một chút không.
Buổi tối khi ăn cơm, Hy Lôi vẫn do dự không biết có nên nói ra hay không.
Bố chồng ăn cơm xong thì ngồi đọc báo, vô tình nói với mẹ chồng:
- Anh thấy trên báo nói gần đây thị trường cổ phiếu không ra sao cả! Cứ chia liên tục như thế này thì có khi tiền vốn cũng chẳng còn.
- Thế thì làm thế nào, tiền để trong ngân hàng chẳng được bao nhiêu lãi, vả lại em số may, hai năm nay cổ phiếu mà em mua chẳng có cái nào giảm cả.
- Giảm thành xu thế chung rồi, không giảm chỉ là tạm thời thôi.
- Hay là rút tiền ra, mua căn nhà, nhà sau này sẽ lên giá. Hơn nữa anh nghĩ, lúc nào đó đón bố mẹ lên, nhà ở đây cũng không đủ sống, hay là mua cho vợ chồng Hứa Bân một căn nhà phòng khi cần dùng.
Mẹ chồng vừa nghe nói vậy đã lập tức phản đối:
- Mua nhà để đầu tư thì em không có ý kiến, nhưng còn đón bố mẹ anh lên thì đừng có mơ! Em không sống với họ đâu.
Bố chồng cũng chỉ nói thế để thăm dò, nay thấy bà phản ứng kịch liệt như thế thì lại nói:
- Được rồi, ăn cơm đi, coi như anh chưa nói gì.
Hy Lôi lúc này mới thận trọng nói:
- Bố, nếu muốn mua nhà thì hay là mua ở cơ quan con, 1m2chưa tới 2000 tệ, rất rẻ, nếu nhà ở cùng khu vực đó phải hơn 3000 cơ.
Mẹ chồng vừa nghe nói thế, mắt đã sáng lên:
- Sao không nói sớm! Ở chỗ nào, có những kiểu nhà ra sao?
Hứa Bân cũng rất có hứng thú, hỏi hết chuyện này đến chuyện khác.
Hy Lôi bèn kể về tình hình mà Tổng biên tập vừa công bố lúc sáng và tình hình nhà đất mà mình được biết ọi người nghe, cả nhà đều cảm thấy rất được, có thể suy nghĩ, đều thống nhất là bảo Hy Lôi cứ đăng ký một căn.
Mẹ chồng khảng khái nói:
- Tiền thì không phải lo, theo như giá mà con nói thì nhà mình có thể trả được hết, không lo.
Hy Lôi lúc này mới yên tâm. Buổi tối nằm trên giường, tâm trạng cô vô cùng thoải mái, dường như sắp được vào ở nhà mới đến nơi, bèn mơ mộng:
- Nghe nói nhà đó đã làm trần rồi, chỉ cần trang trí lại một chút là bọn mình có thể được ở nhà mới rồi, sống thế giới chỉ có hai chúng ta rồi.
- Xem em tưởng bở kìa.
5.
Ngày giao nhà đang đến gần, vì là nhà nội bộ của cơ quan, không thể trả góp, nên ngày nào Tiểu Lộc cũng vô cùng bận rộn, vay mượn khắp nơi, cứ tới giờ cơm trưa là lại thấy Tiểu Lộc gọi điện thoại cho bạn học cũ, họ hàng gần xa, thậm chí cả những người bạn mới quen trên mạng:
- Cậu có tiền thừa không, cho tớ vay một chút. Mua nhà mà! Trả cậu nhanh thôi. Rốt cuộc là cậu có hay không?
- OK! - Tiểu Lộc cúp điện thoại rồi ngồi xuống.
- Đủ tiền rồi à.
- Không vấn đề gì nữa, tớ để dành được bốn, năm vạn, mẹ tớ cho năm vạn, không cần trả, một ông anh họ cho vay ba vạn, chồng tớ cũng vay của bạn bè một ít, tương đối rồi. Mẹ anh ấy thì không ột xu. Tức chết lên được. Bà ấy nói đã nuôi con trai thành người, hoàn thành nhiệm vụ, hết trách nhiệm rồi, bây giờ là lúc bà ấy hưởng thụ. Bà ấy có tiền chỉ để hưởng thụ thôi, nói năm nay sẽ đi du lịch châu Âu 10 ngày.
- Được rồi, đừng giận nữa, dù sao cũng giải quyết xong rồi.
- Cậu thì sao?
- Nhà anh ấy đồng ý bỏ tiền ra, tớ không phải lo nữa.
Tiểu Lộc vừa nghe thấy thế đã chép miệng:
- Còn nói nhà người ta không tốt, thấy chưa, cậu chẳng phải lo lắng gì, sướng biết bao. - Hy Lôi nghĩ lại cũng thấy đúng.
Buổi tối trên bàn ăn, nói tới chuyện hôm sau sẽ giao nhà, mẹ chồng nói:
- Tiền mẹ chuẩn bị xong xuôi rồi, sáng sớm mai cùng đi ngân hàng rút!
Ăn cơm xong, Hy Lôi vui vẻ đi rửa bát.
Bố mẹ chồng đã ra ngoài nói chuyện với Hứa Bân.
Một lát sau mẹ chồng bước vào, lục tìm cái gì đó trong tủ lạnh, rồi lại ngó vào giỏ thức ăn, giả vờ như rất bình thường, cuối cùng thu hết dũng khí để hỏi:
- Nhà ở cơ quan con mua rồi thì ghi tên ai?
Hy Lôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều, trả lời luôn:
- Con ạ.
- Không thể viết tên Hứa Bân à?
- Không ạ, đây là nhà bán trong nội bộ cơ quan, chỉ có thể ghi tên của nhân viên cơ quan thôi, có phải nhà thị trường đâu.
- À.
Mẹ chồng hỏi xong lại đi ra ngoài.
- Mẹ nói câu này con đừng giận nhé, mẹ chỉ nói nếu thôi, nếu con với Hứa Bân không ở được với nhau, phải ly hôn, thì căn nhà đó là của ai?
- Cái này chắc là tài sản chung, mẹ hỏi Hứa Bân xem, anh ấy học luật mà. Vả lại đang sống yên lành thế này, sao tự nhiên lại ly hôn!
Mẹ chồng lại ra ngoài rồi không thấy quay vào nữa.
Buổi tối khi đã đi ngủ, Hy Lôi thấy lo lắng bèn hỏi Hứa Bân:
- Mẹ anh vừa nãy hỏi em, nhà đứng tên ai, ly hôn thì là của ai là có ý gì? Sợ em ly hôn với anh để nuốt chửng cái nhà à? Bà ấy có phải hối hận rồi, không muốn bỏ tiền ra nữa không?
- Người già mà, nghĩ nhiều, vất vả kiếm tiền nên hỏi thế thôi.
Buổi sáng ngủ dậy, mẹ chồng không hề dậy sớm như mọi khi. Hy Lôi bảo Hứa Bân vào giục bà, Hứa Bân bước vào một lát rồi đi ra nói, mẹ không khỏe, để lát nữa bà đi rút tiền rồi mang thẳng tới cơ quan cô. Hy Lôi thấy nói thế thì cũng không nghĩ ngợi gì, vội vàng đi làm.
Ở cơ quan chờ mãi, đã hơn 10 giờ mà không thấy mẹ chồng mang tiền đến. Hy Lôi hơi sốt ruột, bèn gọi điện cho Hứa Bân, Hứa Bân nói là để anh hỏi xem sao. Chỉ hỏi một câu mà hơn nửa tiếng sau không thấy gọi điện thoại lại. Hy Lôi lại gọi điện thoại cho Hứa Bân, Hứa Bân ấp úng:
- Mẹ anh nói tiền còn mắc trong cổ phiếu, bây giờ mà rút ra thì tổn thất nhiều lắm.
Hy Lôi nghe vậy càng ruốt ruột hơn:
- Thế là có ý gì, chẳng phải đã hứa rồi sao, lúc trước mẹ anh nói gì? Không chịu cho thì nói rõ ra, sao ban đầu còn hứa với em!
- Có phải là không đồng ý cho đâu, tại bị kẹt trong cổ phiếu mà! - Hứa Bân vẫn biện giải ẹ mình.
- Thế còn ba vạn của em đâu, lấy ra cho em, em đi vay thêm, không cần nhà anh nữa, được chưa?
- Chỗ đó đủ làm sao được, em định đi đâu vay, trả thế nào? Anh không muốn mang nợ vào người đâu. Anh không trả nợ cho em đâu!
- Hứa Bân, anh là đồ khốn nạn! - Cúp điện thoại, Hy Lôi nằm bò ra bàn, giận tới mức ứa nước mắt. Các đồng nghiệp thấy Hy Lôi vốn thường ngày hòa nhã, dễ tính, nay lại chửi người khác thì ai cũng lựa lời an ủi.
Hy Lôi không muốn thể hiện sự yếu đuối của mình trước mặt mọi người, không muốn để người khác nhìn thấy cuộc hôn nhân đã thủng lỗ chỗ của mình, đành phải lấy lại tinh thần, nhẹ nhàng nói:
- Không sao đâu!
Chuyện mua nhà đã thất bại vào phút cuối cùng quan trọng nhất, về tới nhà, mẹ chồng cũng không nói lấy nửa chữ về việc này, cứ như thế chưa bao giờ đồng ý, cũng chưa bao giờ hối hận. Mối quan hệ giữa Hy Lôi với mẹ chồng rơi vào một vòng tròn kỳ quái, dường như ở giữa cách một cánh cửa, nhưng không ai chịu mở ra, không khí ở nhà cứ buồn bã, tù túng.
Mối quan hệ với Hứa Bân cũng trở nên khó chịu, buổi tối bước vào phòng, vừa nhìn thấy Hứa Bân, cô đã thấy một nỗi tức giận vô cớ, cô thấy buồn, muốn nổi giận với anh, nhưng rồi lại chỉ rơi nước mắt. Hứa Bân đã bực mình lắm rồi, thấy Hy Lôi khóc, anh lại chế giễu:
- Bệnh trầm cảm lại tái phát à?
Không lâu sau, cơ quan bố chồng cũng bán nhà nội bộ, mẹ chồng bỏ ra một khoản tiền thanh toán hết một lần, giá nhà đắt hơn 200 tệ so với giá bán ở cơ quan Hy Lôi. Không ai nói với Hy Lôi chuyện này, khi họ cầm sơ đồ nhà để nghiên cứu, cũng không ai hỏi ý kiến Hy Lôi, giây phút đó, cuối cùng cô cũng hiểu ra, mình dù sao cũng chỉ là một người ngoài.
Buổi tối, Hy Lôi dậy uống nước, đi qua phòng khách, thấy đèn trong phòng bố mẹ chồng vẫn sáng, bên trong vang lên tiếng nói chuyện. Hy Lôi nổi tính tò mò, bèn rón rén chân, ghé tai nghe vài câu, cuối cùng cô cũng hiểu nguyên nhân vì sao mẹ chồng không chịu bỏ tiền ra mua nhà cho cô.
- Đắt thì đắt một chút! Còn hơn là mua cho nó, nhỡ ly hôn thì mười mấy vạn tệ của nhà mình phải chia cho người ta một nửa. Hừ, cái này thì em hiểu chứ. - Giọng của mẹ chồng.
- Em thật là, nhà mình rồi sổ tiết kiệm đều lChương 10: Sự kiện mua xe
Ngày nào Hy Lôi cũng ngồi xe buýt đi làm, có lúc may mắn thì có chỗ ngồi, còn được chợp mắt ngủ bù một lát, hôm nào không có chỗ, đành chen chúc trong đám người, tay giữ chặt cái vòng bên trên, có lúc cô nghĩ, cứ treo mãi như thế chẳng khác nào con vịt quay, rồi cô lại bật cười trước cách ví von hình tượng của mình, sau đó lại cảm thấy mình thật là đáng thương, cuộc sống tối tăm, chẳng có tiền đồ.
Sáng sớm hôm nay, Hy Lôi cũng như đa số mọi khi, treo tay trên xe buýt, tình cờ nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy một người phụ nữ đang vội vã đi trên đường, đó chẳng phải là Mai Lạc sao? Trong tay Mai Lạc còn xách theo túi lớn túi bé, đang nhiệt tình nói cái gì đó với một bà già bên cạnh. Hy Lôi tưởng là mình chưa tỉnh ngủ hoa mắt, khi dụi mắt nhìn lại thì xe đã chạy đi xa rồi.
Tới cơ quan, cô gọi điện thoại cho Mai Lạc. Đầu bên kia vang lên tiếng thở hổn hển của Mai Lạc:
- Hy Lôi à, sao mới sáng sớm đã gọi điện thoại cho tớ thế? Mệt chết mất.
- Cậu làm gì mà mệt thế?
- Vừa mới lên cầu thang.
- Hình như tớ vừa nhìn thấy cậu ở đường Thiên Đàn Tây, mặc cái áo màu xanh, tay còn xách túi lớn túi nhỏ! Đúng cậu không?
- Đúng tớ đấy, vừa tới ga tàu hỏa đón người về?
- Đón ai thế?
Mai Lạc bỗng dưng hạ thấp giọng:
- Mẹ chồng tớ. Anh chị dâu của Tùng Phi ở quê đều đi làm thuê cả, ở nhà còn mỗi bà già, mẹ anh ấy mấy hôm nay dạ dày lại khó chịu, muốn tới khám bệnh. Hôm nay anh ấy còn phải đi làm, thế là tớ phải đi đón mẹ chồng.
Hy Lôi nhớ lại tình cảnh đau khổ của mình hiện nay, bất giác thấy lo cho Mai Lạc:
- Khám bệnh xong rồi có về không? Bà ấy thế nào, dễ sống không?
Mai Lạc vẫn có vẻ rất thoải mái:
- Yên tâm đi, bà khám bệnh xong là về, hơn nữa bà tốt tính lắm, tớ về nhà anh ấy hai lần, đối xử với tớ tốt lắm. Chỉ là nói chuyện thì tớ nghe không hiểu lắm thôi, hi hi!
- Thế thì cậu bảo trọng nhé, chăm sóc tốt cho con gái nuôi của tớ đấy! - Hy Lôi không quên đùa với Mai Lạc.
- Sao cậu biết là con gái, nói không chừng lại là con trai đấy.
- Tớ thích con gái, ngoan ngoãn, xinh đẹp, thông minh, giống mẹ, là cục cưng của mẹ.
- Ha ha, tuân lệnh, để đáp ứng nguyện vọng của mẹ nuôi, tớ sẽ cố gắng sinh một đứa con gái cho cậu chơi!
Cúp điện thoại, Tiểu Lộc đã vội vàng chạy vào gọi Hy Lôi đi họp:
- Còn 5 phút nữa, đừng quên, nghe nói có chuyện quan trọng cần tuyên bố.
Trong cuộc họp, vẫn như mọi khi, Chủ biên nói rất nhiều vấn đề liên quan tới tạp chí, hướng phát triển tương lai, ý kiến của độc giả, cuối cùng mới tuyên bố một chuyện quan trọng, cũng chính là việc di dời địa điểm tòa soạn mà đã có lời đồn từ lâu. Cuối cùng địa điểm mới cũng được xác định, đó là chuyển sang một tòa nhà văn phòng cao cấp hơn cách đây mấy con phố.
Hy Lôi nghe xong, trong lòng thầm kêu khổ, việc mà cô lo lắng cuối cùng cũng xảy ra. Nếu chuyển tới địa chỉ mới thì lại càng xa nhà hơn, mười mấy bến xe buýt có nghĩa là cô phải dậy sớm hơn mỗi sáng.
Quay về văn phòng, Tiểu Lộc thấy mặt mày Hy Lôi ủ rũ thì hỏi:
- Sao mà có vẻ không vui thế?
- Thì về chuyện chuyển địa chỉ tòa soạn chứ còn gì.
- Đây là chuyện tốt mà, chứng tỏ ông chủ của chúng ta thực lực hùng hậu, tạp chí có sự tiến bộ, nghe nói môi trường ở bên đó rất tốt, vừa rộng rãi vừa sáng sủa, văn phòng thì thoáng gió, ánh sáng tốt, phía Nam còn có một công viên, hàng ngày bọn mình cắm mặt vào máy tính, mệt rồi thì ra đó hít thở chút không khí trong lành, ngắm màu xanh để thả lỏng mắt. Có gì mà cậu phải buồn?
- Những cái này tớ đều biết, nhưng chỗ đó cách xa nhà tớ quá, sau này tớ lại phải dậy sớm hơn để đi làm. Ngủ không đủ nhanh già lắm.
- Chuyện này thì quá đơn giản, chắng phải nhà họ rất có điều kiện sao, giờ cậu có lý do chính đáng rồi, mua một chiếc xe đi.
- Tớ cũng có chút tiền, nếu họ có thể cho thêm một ít thì mua cái xe rẻ rẻ cũng được. Nhưng mẹ anh ấy sống kiểu đó thì chắc chắn không đồng ý đâu!
- Bảo chồng cậu nói với mẹ chồng! Nịnh chồng nhiều vào thì cuộc sống sẽ dễ chịu hơn.
Hy Lôi vừa nghĩ tới chuyện đó đã thấy đau đầu, Tiêu Hồng nói phải nịnh mẹ chồng thì mới dễ sống hơn, giờ Tiểu Lộc nói phải nịnh chồng thì dễ sống hơn, một cuộc sống đơn giản mà vì sao cứ phải dùng nhiều tâm tư và thủ đoạn như thế, thế thì ai sẽ là người nịnh cô!
2.
Buổi tối cô kể với Hứa Bân chuyện vì cơ quan chuyển đi quá xa nên muốn mua xe, không ngờ anh đồng ý cả hai tay, lập tức nói luôn:
- Được thôi, nhưng nói trước, anh lái xe, hàng ngày anh đưa em đi làm, đón em về.
Hy Lôi vui vẻ hôn một cái thật kêu lên trán Hứa Bân:
- Không vấn đề gì, em lái xe cũng không giỏi, lại lắm quy định giao thông, đương nhiên là anh lái rồi, cùng đi làm để thắt chặt tình cảm! Nhưng mẹ anh có đồng ý không?
Hứa Bân vò đầu, có vẻ hơi lo lắng:
- Đúng thế, nếu đã mua xe thì ít nhất cũng phải mua cái khoảng 7, 8 vạn tệ. Mẹ để dành được rất nhiều tiền, nhưng không biết là cho được bao nhiêu.
Hy Lôi vừa nghe thấy thế đã có tinh thần, nghĩ ngợi một lát rồi nói:
- Chỉ cần anh nói ngọt ẹ nghe, mẹ đồng ý thì anh yên tâm, em có 3 vạn.
- Được thôi, em đúng là tinh ranh, tiền ở đâu ra thế? Lén giấu anh lập quỹ riêng à.
- Thì hồi cưới mẹ em cho 1 vạn, em không nói với anh, với lại em viết bản thảo du lịch cho tạp chí khác, cộng thêm tiền thưởng tết, tổng cộng là 3 vạn. Vốn định để dành tiền để sau này mua cái nhà nhỏ hai đứa sống với nhau, nhưng giờ không chuyển ra ngoài được nữa thì mua xe vậy!
- Thế này thì đơn giản rồi, chúng mình có 3 vạn, bảo mẹ cho thêm một ít, chắc chắn là mẹ đồng ý.
- Sau này cuối tuần bọn mình có thể lái xe đi chơi, tới nhà bà nội cũng tiện, em cũng có thể thường xuyên về nhà mình.
Chẳng mấy khi tâm trạng Hy Lôi tốt như thế, Hứa Bân và Hy Lôi bèn nói thêm vài chuyện:
- Dạo này không có tin tức gì của Mai Lạc, hai em cũng không ra ngoài dạo phố với nhau hả.
- Cô ấy có lẽ giờ không có thời gian đi dạo phố với em rồi. Cô ấy đang buồn kia kìa, vừa mới mang thai, nghén dữ lắm, làm gì có tâm trạng mà đi chơi với em. Mẹ chồng lại mới lên. Nhà thì bé xíu, sống kiểu gì được!
- Đàn bà bọn em sao cứ nhắc tới mẹ chồng là lại thế, cứ như thể mẹ chồng tới là thiên hạ đại loạn không bằng. Mẹ chồng thì làm sao, mẹ anh ngoại trừ việc nói nhiều một chút thì đối với em tốt biết bao, còn giặt quần áo cho em nữa.
Hy Lôi vừa nghe thấy vậy, đành tiếp lời Hứa Bân:
- Mẹ anh tốt, mẹ anh tốt, trong mắt anh thì mẹ anh là tốt nhất, mẹ anh mà tài trợ cho bọn mình mua xe thì mới gọi là tốt!
- Cứ chờ đấy! Chỉ cần anh xuất quân thì chắc chắn không có vấn đề gì!
Tối hôm đó Hy Lôi ngủ rất ngon, nghĩ sau này không cần phải dậy sớm, cũng không cần phải chen chúc trên xe buýt là Hy Lôi đã có thể ngủ một mạch tới sáng.
3.
Không biết Hứa Bân uốn ba tấc lưỡi của mình để thuyết phục mẹ như thế nào, lúc ăn cơm, Hy Lôi nghe giọng điệu hỏi han của mẹ có vẻ rất kịch.
Mẹ chồng nói:
- Cơ quan con chuyển địa điểm à? Xác định chưa?
- Xác định rồi ạ, cuối tuần này là chuyển!
- Thế các con định mua xe gì, bao nhiêu tiền?
Hứa Bân trả lời:
- Ít nhất cũng phải 6, 7 vạn, rẻ quá thì không đi được.
Mẹ chồng lại hỏi:
- Thế hai đứa có bao nhiêu tiền rồi?
Xem ra Hứa Bân đã nói ẹ chồng biết chuyện Hy Lôi có tiền để dành, Hy Lôi đành thành thật nói:
- Con có 3 vạn, nếu mẹ đồng ý mua xe cho bọn con thì thêm khoảng 3, 4 vạn nữa là đủ.
Mẹ chồng uống mấy ngụm canh, một lúc lâu không nói năng gì. Bố chồng nãy giờ vẫn im lặng thì lên tiếng:
- Muốn mua thì mua đi, bố ủng hộ các con, tiền để phục vụ cho con người mà. Xảo Trân, em thấy đúng không?
- Được thì được, sau này chúng mình ra ngoài làm gì cũng tiện, chủ yếu là, con xem, mua xe thì dễ nhưng nuôi được cái xe thì khó, mẹ thấy trên báo nói phải đóng tiền đi đường, hình như tiền xăng dầu cũng lên giá, đây là một khoản không nhỏ đâu.
Hứa Bân thấy mẹ có vẻ do dự thì như trẻ con làm nũng:
- Mẹ, mẹ đừng nghĩ nhiều thế nữa, chỉ cần mẹ ủng hộ, những việc sau đó mẹ không phải lo, mẹ, được không? Mẹ là tốt nhất rồi!
Mẹ chồng nghe con trai nói ngọt như thế thì mặt như nở hoa, lập tức đồng ý:
- Được rồi, được rồi! Hai đứa đi xem xe trước đi, xem xong lúc nào phải trả tiền thì mẹ đi rút tiền cho.
Hứa Bân vui vẻ ôm mẹ hôn một cái:
- Mẹ, mẹ tốt thật!
Ăn cơm xong, Hy Lôi vội vàng giành đi rửa bát, nghe tiếng bát đũa chạm vào nhau thật là vui tai. Không ngờ mẹ chồng bình thường hay cằn nhằn, tính tình quái gở mà có lúc lại thông tình đạt lý như thế, xem ra lúc trước Hứa Bân nói đúng, mẹ anh tiết kiệm cũng là vì cái nhà này, xem ra Tiểu Lộc nói đúng, nịnh chồng thì sẽ dễ sống hơn, chồng dù sao cũng có trọng lượng trước mẹ chồng hơn là cả trăm câu nói của con dâu.
Cuối tuần, Hy Lôi và Hứa Bân cùng đi xem xe.
Vừa tới cửa hàng xe, Hy Lôi đã thấy hoa hết cả mắt, bình thường đi dạo phố thấy quần áo rất nhiều, không ngờ ở cửa hàng xe, các loại xe cũng thật là đa dạng, nhìn mà đau cả đầu. Xe đua cao cấp, xe vượt địa hình, trong phút chốc, những chiếc xe này kích thích quyết tâm nỗ lực làm việc để có một cuộc sống tốt hơn của Hy Lôi.
Hy Lôi chỉ vào một chiếc:
- Hứa Bân, em thích cái này.
- Thích cái đầu em ý, anh cũng thích, hơn 50 vạn đấy! Đừng có xem mấy cái ngoài dự toán.
Hy Lôi chỉ đành đi tiếp, để người bán hàng giới thiệu một chiếc xe khoảng 6, 7 vạn. Anh chàng trẻ tuổi giới thiệu cho Hy Lôi một chiếc, Hy Lôi ngồi thử lên để cảm nhận, cũng không tệ, bề ngoài cũng được, nhưng Hứa Bân lại thích một cái khác, cuối cùng mỗi người một ý, chẳng ai nhường ai. Hai người gần như cãi nhau ngay ở đó. Hứa Bân nói:
- Ngày nào anh cũng xem tạp chí xe hơi, chẳng nhẽ lại không hiểu nhiều hơn em? Em thích cái xe gì trông rách thế!
- Em cứ thích thế, em bỏ tiền ra chẳng nhẽ không được mua xe mình thích.
- Thế thì một mình em bỏ ra mà mua.
Hy Lôi giận quá không nói được lời nào.
Buổi tối về nhà, hai người đều buồn rầu không vui. Bố mẹ hỏi chuyện mua xe, Hứa Bân vẫn còn nổi giận:
- Con thích một chiếc, cô ấy cứ nói là không đẹp, cô ấy thích một cái đẹp nhưng không thực dụng, thật là...
Mẹ chồng nghe vậy, khuyên Hy Lôi:
- Mua xe mà, phải nghe đàn ông, con là đàn bà, việc gì mà nhiều ý kiến thế. Mua cho ai đi?
Hứa Bân nói:
- Đương nhiên là con đi rồi!
- Sao em không được đi, em cũng biết lái xe mà.
- Em lái xe, em mà lái xe ra đường thì thành sát thủ, anh không có tiền đâu mà đền.
Bố chồng khuyên:
- Được rồi, được rồi, ý kiến không thống nhất thì tuần sau lại đi xem, hai bên nhường nhau một chút, suy nghĩ lại đi.
4.
Tạp chí chuyển tới địa chỉ mới như đúng kế hoạch ban đầu. Thực sự giống như những gì mà các đồng nghiệp miêu tả, thông từ Bắc sang Nam, đằng sau là công viên, buổi sáng ánh mặt trời rạng rỡ. Bàn làm việc của Hy Lôi sát cửa sổ, mở cửa sổ ra là một luồng không khí tươi mới ùa vào, cô hít sâu một hơi, vặn mình một cái, nói:
- Tuyệt quá, được làm việc trong môi trường như thế này thì mới có thể nâng cao hiệu quả làm việc chứ! Ông chủ thật anh minh.
Tiểu Lộc cười:
- Tuần trước vẫn còn buồn rầu, bây giờ lại lên tiếng khen rồi. Không chê xa nữa hả!
Hy Lôi tự hào cười:
- Vấn đề được giải quyết rồi, bọn tớ quyết định mua xe rồi.
- Thế thì tốt quá, sau này tớ có thể đi nhờ!
- Không vấn đề gì, hoan nghênh đi nhờ!
Không ngờ, chỉ một tuần sau mọi người đã kêu khổ rầm trời. Thì ra không chỉ Hy Lôi, sau khi chuyển sang chỗ mới, rất nhiều người cũng cảm thấy cách nhà quá xa, đi làm không thuận tiện, thời gian thì chặt chẽ, thế là hiện tượng đi muộn về muộn tăng lên rõ rệt. Cuối cùng ban lãnh đạo tòa soạn họp nghiên cứu và ra quyết định, mua một chiếc xe đưa đón cán bộ nhân viên để đưa mọi người đi làm.
Hy Lôi nghe thấy vậy gần như nhảy cẫng lên trong phòng, trong lòng thầm thấy may mắn, cũng may mà mình và Hứa Bân còn chưa quyết định nên chưa giao tiền đặt cọc, nếu không lại mang theo một chuỗi phiền phức lớn.
Vừa về đến nhà, Hy Lôi đã thông báo tin tốt này cho Hứa Bân:
- Không cần mua xe nữa, cơ quan sắp mua xe đưa đón bọn em đi làm rồi, thế nào, thích không!
Hứa Bân nghe thấy vậy, không hề tỏ ra vui vẻ như Hy Lôi, mà hơi chút thất vọng, cuối cùng nói:
- Thế cũng được, tiết kiệm được tiền! Anh cũng không cần làm tài xế cho em nữa.
Mẹ chồng nhận ra vẻ không vui của Hứa Bân bèn xoa mặt anh:
- Tiết kiệm được tiền mà con trai còn không vui, Hy Lôi, con không biết đâu, Hứa Bân từ nhỏ đã thích ô tô, tiền mẹ cho nó mua đồ ăn sáng, nó đều để dành mua ô tô đồ chơi đấy.
Hy Lôi nghe thế bật cười:
- Thì ra không vui là vì thế à. Thích xe thì phấn đấu đi, đến lúc đó bọn mình mua cái BMW đắt tiền nhất!
Từ đó, Hy Lôi không phải dậy từ khi trời chưa sáng để chuẩn bị đi làm nữa. 8 giờ sáng mỗi ngày ra cổng tiểu khu, ô tô của cơ quan sẽ đến đúng giờ, cùng các đồng nghiệp trò chuyện trên xe, thật là thú vị.
5.
Buổi tối về nhà, mẹ chồng vẫn chưa nấu xong cơm, Hứa Bân thì đã đói, vào phòng bếp tìm xem có cái gì ăn, một lúc lâu sau vẫn chưa thấy ra, không biết hai mẹ con nói gì trong đó, cứ thì thà thì thào, bởi vì âm thanh của chiếc máy hút mùi quá lớn nên Hy Lôi nghe không rõ.
Lúc ăn cơm, mẹ chồng phá lệ, gắp miếng sườn to nhất vào bát Hy Lôi, cười rất tươi:
- Con ăn nhiều vào một chút! - Khiến Hy Lôi mắt tròn mắt dẹt.
Hứa Bân ngồi cạnh cố ý tỏ ra ghen tị:
- Con ghen tị quá, sao mẹ tốt với cô ấy vậy?
Hy Lôi nghe vậy suýt thì nôn hết thức ăn ra ngoài.
Ăn cơm xong, Hy Lôi đi rửa bát như thường lệ. Từ khi kết hôn, trừ hai bữa đầu giúp Hy Lôi rửa, còn thì sau đó Hứa Bân không bao giờ làm việc gì trong nhà. Hôm nay anh lại bước vào phòng bếp, bảo là giúp Hy Lôi rửa bát.
- Sao thế, mặt trời mọc ở đằng Tây à! Hôm nay lại tốt bụng thế?
- Hôm nay không có việc gì, đọc tạp chí của các em, nói là vào bếp có thể giúp thắt chặt tình cảm hai vợ chồng!
Hy Lôi cười:
- Kế hoạch đó là em viết, viết cho những gã đàn ông lười biếng và ích kỷ như anh, thế nào, có thu hoạch chứ hả?
Hứa Bân đón cái giẻ lau trong tay Hy Lôi:
- Đúng, trong sách nói, mỗi người đàn bà đều là một bông hoa thủy tiên, nếu chăm sóc tốt sẽ khiến cuộc sống của người đàn ông tràn đầy hương thơm, không vui, hoa héo, thế là hết mọi thứ.
- Thế anh thuộc loại nào?
- Đương nhiên là muốn hoa thơm rồi. Đi đi, em đi nghỉ đi!
Hy Lôi vui vẻ đi rửa tay. Mẹ chồng cũng nhìn thấy Hứa Bân đang rửa bát nhưng không ngăn cản.
Một lúc sau, Hứa Bân dọn dẹp xong rồi vào phòng ngủ, còn rót cho Hy Lôi một cốc trà hoa nóng. Những bông hoa màu tím nổi trong cốc nước, mùi hoa oải hương thoang thoảng bay khắp phòng ngủ.
Hứa Bân nói:
- Hoa oải hương có tác dụng an thần, bệnh nhân trầm cảm của anh, uống một cốc để giải tỏa tâm trạng.
Hy Lôi thản nhiên uống hết, rồi nhìn Hứa Bân bằng con mắt hồ nghi.
Buổi tối, nằm trên giường, Hy Lôi hỏi:
- Nói đi, có chuyện gì? Có phải anh làm chuyện gì có lỗi với em nên hôm nay bỗng dưng đối xử với em tốt thế không? Em hơi sợ đấy.
- Anh đâu có làm chuyện gì có lỗi với em. Chỉ là, chỉ là có chuyện muốn bàn bạc với em!
Hy Lôi vừa nghe thấy thế đã lập tức cảnh giác:
- Có phải anh vẫn định mua xe không?
- Không phải!
- Thế thì chuyện gì?
Hứa Bân ấp úng:
- Vẫn liên quan tới tiền. Mẹ anh nói, mẹ anh nói, anh chỉ là đang bàn với em thôi, em không đồng ý thì thôi. Mẹ anh nói dù sao chúng ta cũng không mua xe nữa, số tiền kia em để trong ngân hàng cũng chẳng được lãi bao nhiêu, hay là đầu tư vào cổ phiếu, năm nay thị trường cổ phiếu đang lên, nếu nó tăng điểm kiếm được một món thì có phải là tốt hơn không?
- Đầu tư cổ phiếu, em có hiểu về cái đó đâu, chưa chơi bao giờ, anh cũng không hiểu. Đầu tư kiểu gì, nhỡ lỗ thì sao?
Hứa Bân vừa nghe thấy thế đã vội vàng giải thích:
- Em quên rồi à, mẹ anh ở nhà không có việc gì cũng chơi cổ phiếu mà, còn thường xuyên kiếm được vài khoản nho nhỏ nữa, đầu tư vào đó, mẹ chơi giúp em.
Hy Lôi chưa nghĩ ngợi gì, lập tức từ chối:
- Mẹ anh, mẹ anh nấu cơm còn được chứ chơi cổ phiếu thì thôi đi, để trong túi của em là an toàn nhất.
Phản ứng của Hy Lôi nằm trong tầm dự đoán của Hứa Bân, anh cũng chẳng buồn để ý, chỉ quay người sang nơi khác:
- Không đồng ý thì thôi, cứ giữ tiền riêng của em đi.
Không ngờ hôm sau những câu nói của Tiểu Lộc lại khiến Hy Lôi động lòng. Tiểu Lộc vừa vào văn phòng đã mời mọi người ăn KFC, mặt mày tươi rói. Mọi người đều hỏi Tiểu Lộc việc gì mà vui thế.
- Tớ mua một mã cổ phiếu, giờ nó tăng cao, kiếm được một món nên vui lắm!
Hy Lôi trầm tư suy nghĩ ăn cái bánh của mình, khi Tiểu Lộc ngồi xuống rồi mới thận trọng hỏi:
- Chơi cổ phiếu thực sự có thể kiếm được tiền à?
- Được chứ! - Sau đó, Tiểu Lộc giảng cho Hy Lôi nghe rất nhiều kiến thức về cổ phiếu, giúp cô có thêm chút kiến thức cơ bản về “môn” này.
Nhưng nghĩ lại câu cuối cùng của Tiểu Lộc:
- Thị trường cổ phiếu mạo hiểm lắm, nếu chơi thì phải thận trọng. - Hy Lôi lại do dự.
Buổi tối lúc ăn cơm, bố chồng đã ăn cơm xong đi tản bộ trong tiểu khu, mẹ chồng thu hết dũng khí, hỏi thăm dò:
- Hy Lôi này, đề nghị của mẹ Hứa Bân đã nói với con chưa? Suy nghĩ thế nào rồi?
Hứa Bân nói:
- Cô ấy cứng nhắc lắm, không có ý thức quản lý tài chính, chỉ biết để tiền trong ngân hàng thôi.
Hy Lôi lườm Hứa Bân một cái:
- Anh không có ý thức thì có, có thấy anh để dành được đồng tiền nào đâu.
Mẹ chồng vội vàng khuyên:
- Đừng cãi nhau, bàn bạc tử tế với nhau xem! Nghe xem Hy Lôi nói gì!
Hy Lôi nghĩ một lát rồi nói:
- Con không hiểu cái này, hơn nữa nghe đồng nghiệp nói cũng mạo hiểm lắm.
- Con yên tâm, con không hiểu thì còn có mẹ, để ở chỗ mẹ, mẹ chơi giúp con, kiếm được thì coi như của các con, nếu bị thua, khi nào các con cần dùng thì mẹ bù cho hai đứa. Yên tâm đi, năm nay thị trường tốt lắm, không thua đâu mà lo! - Mẹ chồng nói rất có lý, cứ như thể tiền đang bay về đến nơi.
- Để con nghĩ lại đã.
Hy Lôi suy nghĩ suốt cả tuần liền.
Cuối tuần của một tuần sau đó, mẹ chồng từ bên ngoài đi về, mặt tươi như hoa:
- Lên rồi, cổ phiếu của mẹ lên rồi, lần này xem các con còn tin không! Chiều nay không nấu cơm nữa, cả nhà ra ngoài ăn cơm, mẹ mời.
Buổi tối quả nhiên cả nhà ra ngoài ăn cơm, mặc dù chỉ là một quán ăn không đắt lắm nhưng mẹ chồng mời cả nhà ăn cơm khiến Hy Lôi tin rằng cổ phiếu thực sự có thể kiếm được tiền. Trên mâm cơm, mẹ chồng và Hứa Bân lại một lần nữa dụ dỗ Hy Lôi bỏ tiền ra đầu tư cổ phiếu, lúc này tài ăn nói của mẹ chồng thực là tốt, như một nhân viên marketing cổ phiếu của ngân hàng.
Hy Lôi lại động lòng một lần nữa. Hôm sau, cô rút khoản tiền 3 vạn tệ của mình ra đưa cho Hứa Bân, Hứa Bân lại đưa ẹ anh, mẹ anh đầu tư vào cổ phiếu dưới cái tên Phương Xảo Trân của bà. Ngày nào Hy Lôi cũng nằm mơ giấc mơ biến 1 tệ thành 10 tệ, rồi tỉnh dậy với nụ cười thỏa mãn nở trên môi.
Chương 11: Trận chiến mẹ chồng – nàng dâu của Mai Lạc
Việc làm này của Hy Lôi khiến Mai Lạc mắng cô một trận té tát.
Trong quán thịt bò bít tết mà hai người thường đi, khi Mai Lạc ăn xong suất thịt bò tái thứ hai, nghe Hy Lôi kể kế hoạch kiếm tiền, suýt nữa thì nổi đóa lên:
- Óc cậu có vấn đề à? Bị ngâm nước à? Cậu nhiều tiền thì cho tớ một ít, tớ còn nhớ ơn cậu. Xong rồi, xong rồi, một cô gái có vẻ rất thông minh, sao giờ lại làm một việc ngu xuẩn như thế, ý của ai hả? Mẹ chồng cậu? Hay là Hứa Bân?
Tính cách nóng như lửa của Mai Lạc cộng với dáng vẻ nhe nanh múa vuốt của cô thu hút sự chú ý của rất nhiều thực khách trong quán.
Hy Lôi vội vàng khuyên bạn ngồi xuống:
- Cậu nói nhỏ một chút, để ý hình tượng của mình chứ.
- Thế cậu nói xem, sao cậu lại làm cái chuyện ngu ngốc thế? - Mai Lạc ngồi xuống.
Hy Lôi nói:
- Có sao đâu, tớ cũng suy nghĩ rất lâu rồi, không thua được đâu, cho dù có thua thì mẹ anh ấy nói...
Chưa chờ Hy Lôi nói hết, Mai Lạc đã dùng ngón tay dí lên trái Hy Lôi:
- Sao mà cậu không chịu hiểu hả? Tớ không nói về vấn đề thị trường cổ phiếu lên hay xuống. Vấn đề là cậu đưa tiền ẹ chồng cậu, khi cậu muốn dùng, cậu có thể dễ dàng lấy về không? Còn nữa, vì sao không dùng tên cậu để mở tài khoản!<>
Hy Lôi vẫn tỏ ra rất ngốc nghếch:
- Không sao đâu, mặc dù mẹ anh ấy nhiều lúc rất đáng ghét, quan hệ với tớ cũng chả ra gì, nhưng dù sao cũng là tiền của tớ, bà lấy qua Hứa Bân nên không sao đâu, vả lại dù sao cũng là người một nhà, bà ấy quỵt thế nào được!
- Cậu ngu quá đi, ngày trước tớ cũng nghĩ thế, nhưng giờ mới biết, đừng nghĩ cái gì mà dù sao cũng là người một nhà, trong mắt mẹ chồng, thậm chí trong mắt chồng cậu, cậu vĩnh viễn là người ngoài.
Hy Lôi nghe giọng điệu của Mai Lạc thì mới nhớ lại mục đích Mai Lạc hẹn mình ra:
- Đúng rồi, cậu làm sao thế?
Hy Lôi cắn một miếng bánh thật to, hằn học nói:
- Đừng nói nữa, tớ sắp điên rồi. Mẹ chồng tớ khám bệnh xong, chả làm sao cả nhưng không chịu về. Nói là phải ở lại chăm sóc tớ, xong rồi thì bảo là trông con cho tớ. Trời ơi, mới có mấy ngày tớ đã không chịu được rồi. Ai cũng nói người Giang Tây nấu ăn ngon, nhưng bà nấu món gì cũng cho nước, chả thấy tí dầu ăn nào, lại còn mặn, Tùng Phi ăn còn khen ngon, nói là mẹ anh làm cái gì cũng ngon, buổi tối tớ muốn xem tivi, bà đòi nghe kịch, bắt con trai phải bật đĩa kịch lên cho bà xem, khó nghe chết lên được, mà tớ nghe cũng chẳng hiểu. Tớ không nghe, ngồi trong phòng ngủ muốn Tùng Phi nói chuyện với tớ cũng không được, người ta phải xem kịch với mẹ, cậu không thấy cái vẻ hai mẹ con nói chuyện vui vẻ với nhau, quên béng tớ luôn. Tớ cứ như người thừa ấy.
Hy Lôi chen ngang:
- Có phải nghe Cán kịch* không? [* Cán kịch là một thể loại kịch truyền thống của Trung Quốc]
- Đúng rồi, chính là Cán kịch. Không chỉ nghe mà sáng nào dậy cũng hát nữa.
Hy Lôi cố ý ra vẻ dạy bảo Mai Lạc:
- Thế là cậu không đúng rồi, cậu nghe không hiểu thì nói là người ta không tốt, đó là nghệ thuật truyền thống mấy nghìn năm nay của dân tộc Trung Hoa đây, cậu cũng phải nên nâng cao trình độ thưởng thức của mình đi thôi.
- Được, cho dù là tớ không biết thưởng thức thì thôi bỏ đi. Nhưng bà ấy vừa đến, thấy con trai làm cho tớ bất cứ việc gì, hôm đó Tùng Phi giặt quần lót cho tớ bị bà nhìn thấy, cậu không thấy tớ bị mắng như thế nào đâu. Bảo là tới hầu hạ tớ, thà nói là tớ hầu hạ bà ấy còn hơn. Không biết dùng bếp gas, máy hút bụi, lò vi sóng, cái gì tớ cũng phải dạy, lại không quen đường, không biết đi mua thức ăn ở đâu, nói chuyện với người ta thì người ta không hiểu tiếng, lần nào đi đâu tớ cũng phải đi cùng. Đi ra ngoài với bà ấy, tớ định mua quần áo cho con, bà ấy không ua, bắt tớ đưa ra chợ mua vải, bảo là tự may cho cháu nội, điên mất, cậu không thấy cái bộ quần áo đấy đâu, còn không đẹp bằng cái bộ quần áo của con gấu nhồi bông hàng bên kia, trông buồn cười chết được. Còn cái quần bò rách của tớ, có một miếng rách ở đầu gối ý, tớ thích nhất cái quần ấy, không biết bà ấy lục được ở đâu ra, vá cái chỗ rách ấy cho tớ, còn khen tớ là biết sống, tiết kiệm, chỉ có điều lười quá, rách rồi không biết vá!
Hy Lôi bật cười:
- Bắt con gái nuôi của tớ mặc quần áo bà ấy làm à, tớ không đồng ý đâu. Cậu yên tâm đi, lát nữa hai đứa mình đi mua, nói là tớ tặng thì bà ấy chẳng nói gì được nữa.
- Thế cậu mua luôn cả váy bầu đi. Tớ muốn mua cái váy bầu mà bà ấy không cho, nói là mang bầu có vài tháng, đẻ xong thì không dùng nữa. Cứ bắt tớ phải mặc cái quần rộng thùng thình của bà.
Hy Lôi nghe Mai Lạc tố khổ, không biết nên nói gì để an ủi bạn, tự mình cũng còn đang trong đầm lầy mà!
Mai Lạc hình như coi Hy Lôi như một cái thùng rác để phát tiết, vẫn nói mãi không thôi:
- Tối nào cũng thế, lúc nào không xem kịch thì thân mật kéo tay tớ, nói bằng cái giọng địa phương nặng nề rằng, nhất định phải sinh cho nhà bà một đứa con trai! Bây giờ ngay cả Tùng Phi tối nào trước khi đi ngủ cũng phải áp tai vào bụng tớ, nói bằng giọng đầy hy vọng rằng, vợ ơi, nhất định phải sinh cho anh đứa con trai nhé. Thế là sao, không sinh được con trai thì giết tớ à? Hay là bỏ tớ? Tớ cứ sinh đứa con gái, tớ thích con gái, kệ cha họ.
Mai Lạc nói một hơi, Hy Lôi rót cho bạn cốc nước:<>
- Nghỉ một lát đi, uống cốc nước.
Cô uống một ngụm nước, lại càng thấy bức xúc hơn, tiếp tục “thuyết trình”:
- Vì sao? Ai cho họ cái quyền đó, vì bà ấy nuôi người đàn ông của tớ thì có quyền kiểm soát cuộc đời tớ sao, thì có thể chen chân vào cuộc sống của tớ sao? Vì sao? - Nói mãi, Mai Lạc bỗng dưng bưng mặt khóc.Lúc này thì Hy Lôi sợ thực sự:
- Cậu không sao chứ? Sao thế, sao lại nghiêm trọng thế?
Mai Lạc không nhận chiếc khăn giấy mà Hy Lôi đưa cho, vẫy tay gọi nhân viên phục vụ mang ột chai rượu. Hy Lôi vội vàng ngăn lại:
- Cậu điên rồi à? Giờ cậu đang mang thai, không được uống rượu, cũng không được khóc, như thế không tốt cho đứa nhỏ.
Mai Lạc ngước đôi mắt mọng nước lên, nói:
- Hy Lôi, cậu không biết đâu, tớ chưa bao giờ nói với ai cả, con người tớ vốn sĩ diện, trước khi cưới, lần đầu tiên tới nhà anh ấy, cậu biết mẹ anh ấy nói gì tớ không? Nhìn tớ từ trên xuống dưới rồi bảo tớ gầy quá, mông thì nhỏ, hông cũng nhỏ, không sinh được con trai, nói là tướng của tớ không có phúc, bảo con trai bà đừng yêu tớ nữa. Tớ ngồi trên tàu một đêm, tới nhà anh ấy đến miếng nước cũng không được uống. Cuối cùng một mình tớ bỏ đi, mua vé tàu hỏa, đi về ngay trong ngày. Nếu không phải sau đó Tùng Phi xin lỗi tớ, nếu không phải vì tớ kiên trì thì bọn tớ cũng không thể đi đến được ngày hôm nay. Giờ đây dựa vào sự nỗ lực của bản thân mình, tớ mua được nhà ở thành phố này, bà ta lại chạy tới làm đảo lộn tất cả.
Hy Lôi thấy Mai Lạc đau lòng như thế, phút chốc cũng thấy đau lòng theo, cũng rơi nước mắt:<>
- Đừng nói nữa, cậu nói làm tớ cũng thấy khó chịu, có cách gì đây, tớ cũng đang phải xoay tròn trong một cuộc sống không có lối thoát! Hay là bảo Tùng Phi nghĩ cách gì đó để mẹ anh ấy về quê đi!
- Đúng, tớ không thể để người đàn bà đó hủy hoại cuộc sống của tớ được. Tớ phải đòi lại lãnh thổ của tớ. Con quỷ Nhật Bản chúng ta còn đuổi đi được, tớ không tin một bà già nhà quê mà lại tài giỏi hơn thế.
Mai Lạc nghiến răng nói, một lúc sau, lại toét miệng cười.
- Đi thôi, đi mua quần áo cho con gái nuôi của tớ nào.
Hai người lau nước mắt, lại nở nụ cười tươi tắn rồi đi ra khỏi nhà hàng.
2.
Mua mấy bộ quần áo cho đứa bé, rồi mua cả váy bầu cho Mai Lạc, hai người vui vẻ ra về. Mai Lạc kéo tay Hy Lôi:
- Đi nào, lên nhà tớ, gặp bà mẹ chồng của tớ. Bà ấy hiếu khách lắm, thế nào lát nữa sẽ nấu cơm đãi cậu. - Dù sao Hy Lôi cũng không muốn về nhà để nhìn bộ mặt sầm sì của mẹ chồng mình nên theo Mai Lạc tới nhà cô.
Tùng Phi vẫn đi làm thêm chưa về, mẹ chồng ra mở cửa, trông bà có vẻ là người hiền từ, vừa thấp vừa gầy, trên mặt hằn rõ vết chân chim. Trên salon còn để mấy bộ quần áo may từ vải hoa, đều là tay nghề của bà, đúng như những gì Mai Lạc nói, điểm khác biệt giữa bà và mẹ Hứa Bân là bà rất hiếu khách, thấy khách tới nhà, bà bèn mời vào nhà ngồi, nói chuyện rất nhiều, mang mấy bộ quần áo nhỏ mà bà may ra cho Hy Lôi xem, Hy Lôi cũng nghe hiểu tiếng của bà, ý là hỏi cô có đẹp không.
Hy Lôi xem kỹ lại, vải hoa là vải bông, đường may rất khéo, chỉ có điều kiểu dáng và hoa văn hơi quê, nên cô chỉ nói:<>
- Đẹp ạ!
Bà lão cứ như thể gặp tri kỷ:
- Con nghe kìa, con nghe kìa, bạn con bảo là đẹp mà! Nó cứ nói là cái này không đẹp, không đẹp bằng quần áo chó mặc, có ai nói con trai mình thế không cơ chứ?
Mai Lạc không nhịn được lại chen ngang:
- Sao mẹ biết là con trai?
Vừa nãy bà lão nói chuyện với khách rất hiền hòa, khách khí, nay bỗng dưng trở nên hằn học:
- Tôi nói đó là con trai thì là con trai, không phải con trai thì chị không xong với tôi đâu.
Hy Lôi vội vàng cười giả lả:
- Bác ơi, tư tưởng của bác lạc hậu quá, bây giờ con trai hay con gái đều như nhau, chẳng phải chúng ta đều là phụ nữ sao? Sao bác lại coi thường bản thân mình thế?
Bà già nghe thấy thế, bỗng dưng giả bộ bị điếc:
- Cái gì? Cô nói gì thế?
Hy Lôi bất lực cười, bị Mai Lạc kéo vào phòng ngủ.
- Cậu xem cái dáng vẻ độc ác của bà ấy với tớ chưa? Lần nào tớ nói với bà ấy là chưa chắc đã sinh được con trai thì bà ấy cứ như thể sắp ăn tươi nuốt sống tớ đến nơi.
- Tùng Phi không nói gì sao?
- Bà ấy khôn lắm! Trước mặt con trai bà ấy, cho dù tớ nói gì cũng vẫn tỏ ra rất hiền hòa, con trai vừa đi là thái độ thay đổi luôn. Cái lần mà Tùng Phi giặt quần lót cho tớ ấy, lúc đó bà ấy chỉ mắng con trai vài câu, ngày hôm sau lúc con trai không có nhà, nói với tớ là đồ đàn bà hư hỏng, tôi nói cho chị biết, mấy món đồ bẩn thỉu của chị đừng bắt con trai tôi động vào, nếu còn bắt nó giặt thì cẩn thận tôi lột da chị ra. Cậu nghe đi, mẹ chồng cậu biến thái đến đâu thì cũng có bao giờ nói những câu như thế không?
- Trời ơi! - Hy Lôi trợn tròn mắt, - Bà ấy là phù thủy à?
Không lâu sau, quả nhiên bà lão bước vào phòng gọi họ ra ăn cơm, Hy Lôi còn thoái thác:
- Cháu không ăn đâu ạ, cháu phải về nhà bây giờ.
- Cơm đã nấu xong xuôi rồi, ăn luôn ở đây đi. - Bà lão rất nhiệt tình. Mai Lạc cũng đánh mắt ra hiệu cho Hy Lôi, Hy Lôi đành ngồi lại. Vừa nhìn vào bàn ăn, chỉ có hai món ăn, đều đựng trong cái bát to như cái chậu.
Một bát là canh bí đao nấu sườn, chỉ thấy có bí đao, sườn thì được hai, ba miếng, lại còn mặn chát nữa chứ. Mai Lạc hỏi:
- Mẹ, một cân sườn con mua sáng nay đâu?
Bà lão cúi đầu ăn cơm:
- À, ở trong nồi ấy, để dành cho Phi Phi! Nó chạy đi chạy lại bên ngoài cả ngày, mệt, bảo nó ăn nhiều một chút, chẳng biết thương chồng gì cả, lúc nào cũng chỉ biết ăn một mình.
Hy Lôi cười thầm trong bụng, điểm này thì bà ấy giống y như mẹ của Hứa Bân.
Hy Lôi vốn dĩ ăn cơm rất ít, lại kén ăn, thức ăn mặn chát như thế, mà cũng không được ngon lắm, bởi vậy cô chỉ ăn một bát cơm rồi nói là no rồi.
Mai Lạc nổi giận, tự mình chạy ra nồi nhặt sườn.
Bà lão lúc này mới để ý quan sát Hy Lôi, nói:
- Ăn thế mà đã no rồi à, con dâu bác phải ăn hai, ba bát mới no.
- Cô ấy giờ đang mang thai, ăn cho hai người mà bác, đương nhiên phải ăn nhiều rồi.
- Nhìn cô gái này xem, nét mặt đẹp quá, vừa nhìn là biết có phúc, chắc chắn sẽ sinh con trai. - Một câu nói của bà lão khiến Hy Lôi ngượng ngùng. Bản thân cô mặc dù gầy nhưng đúng là mặt cô tròn trịa hơn Mai Lạc một chút.
Bà lão lại hỏi nhỏ:
- Tùng Phi nhà bác sau này mới quen cháu à?
Hy Lôi không hiểu ý bà, nói:
- Dạ vâng, cháu là bạn của Mai Lạc, hai người họ yêu nhau rồi thì cháu mới quen Tùng Phi.
Bà lão có vẻ tiếc rẻ:
- Bác nói rồi mà, nếu không thì chắc chắn nó sẽ chọn cháu.
Câu nói này vừa thốt ra đã khiến Hy Lôi giật mình, vội vàng đứng lên. Như thế này chẳng phải là đang phá hoại tình cảm giữa cô với Mai Lạc sao?
Mai Lạc lại gần, hiển nhiên là đã nghe thấy lời của bà lão, nhưng không hề phật lòng.
Lúc tiễn Hy Lôi ra về, Mai Lạc nói:
- Thế nào, mở mắt ra chưa? Bây giờ nhìn con gái nhà hàng xóm cũng thấy là hơn tớ, đều sinh được con trai, đều xứng với con trai của bà ấy.<>
- Cậu thực sự phải nghĩ cách gì đó, để đuổi mẹ Tùng Phi về quê thôi.
Mai Lạc cười bí hiểm:
- Tớ đã nghĩ ra một cách rồi, cậu chờ mà xem.
3.
Hôm nay là cuối tuần, Tùng Phi được nghỉ, Mai Lạc đề nghị cả nhà ra ngoài thay đổi không khí, bà lão vừa nghe nói thế đã vui lắm, từ khi bà tới thành phố A vẫn chưa chính thức được đi chơi ở đâu:
- Đi đi, đi đi, mẹ không biết đường, đến đây mà đã đi được đâu đâu.
- Thế đi đâu ạ? - Tùng Phi hỏi.
Mai Lạc đề nghị:
- Nghe nói hoa anh đào ở chùa Ân Hòa nở rồi, nhà mình đi ngắm hoa anh đào nhé!
Bà lão vui vẻ cười.
Vừa ra khỏi nhà, Mai Lạc đang định gọi xe thì bị Tùng Phi ngăn lại, cố sức nháy mắt ra hiệu với Mai Lạc:
- Cũng không xa, lãng phí tiền! - Mai Lạc biết, anh sợ bà lão lại chê hai vợ chồng không biết tiết kiệm.
Cả nhà đành ngồi xe buýt. Vừa lên xe, lập tức đã có một phụ nữ trung niên nhường ghế cho Mai Lạc, Mai Lạc vẫn chưa quen lắm, thực ra cô chỉ mới ba tháng, bụng cũng chưa to lắm, có lẽ vì cô mặc một cái váy bầu rộng nên thu hút sự chú ý của mọi người, cô ngượng ngùng cười nói:
- Cảm ơn chị!
Người phụ nữ hiền hòa cười:<>
- Không sao, tôi cũng chuẩn bị xuống xe mà. - Sau đó chị đi về phía cửa sau của xe. Thực ra nếu để ý thì thấy những người nhường ghế cho bà bầu đa số đều là những người phụ nữ đã từng sinh nở, chỉ có phụ nữ mới hiểu nỗi vất vả của người phụ nữ có thai.
Mai Lạc vừa mới định ngồi xuống thì thấy Tùng Phi níu tay mẹ, chỉ vào ghế nói:
- Mẹ, mẹ ngồi đây! - Bà lão không thấy người khác nhường ghế cho Mai Lạc ngồi, chẳng nghĩ ngợi gì, ngồi xuống luôn, vui vẻ nhìn ra ngoài cửa sổ ngắm cảnh. Lửa giận trong lòng bốc lên, Mai Lạc hằn học lườm Tùng Phi một cái, nghiến răng nói nhỏ:
- Tôi không phải là vợ anh à? Tôi đang mang thai con của ai hả? Chưa thấy ai làm chồng như anh, ghế người ta nhường cho tôi cơ mà!
Tùng Phi cười lấy lòng:
- Có phải là em đi lại khó khăn đâu, đừng ngạc nhiên thế, không thể nào để con thì ngồi, mẹ thì đứng chứ.
- Thế vừa nãy lúc tôi gọi xe sao anh không cho? Anh thì hiểu cái gì, 3 tháng đầu là quan trọng nhất. - Lúc này bên cạnh lại có một người xuống xe, Mai Lạc mới ngồi xuống. Trận phong ba ban nãy mới tạm dừng lại. Ánh mặt trời rọi qua ô cửa sổ, tràn vào trong xe, nhưng trái tim Mai Lạc vẫn lạnh lẽo như băng. Vì sao? Mẹ chồng tới ở, người đàn ông dịu dàng, chu đáo trước đây bỗng dưng biến mất không để lại dấu vết, trở thành một người con trai hiếu thuận với người đàn bà khác. Cô thầm hạ quyết tâm, nhất định phải thành công trong việc đuổi bà lão về quê.
Hoa anh đào ở chùa Ân Hòa nổi tiếng xa gần, cứ tầm tháng 3 là du khách lại đổ về đây nườm nượp. Mai Lạc cầm máy ảnh, liên tục chụp ảnh những bông hoa đào màu hồng, rồi tạo đủ dáng bên các cánh hoa, bắt Tùng Phi chụp cho cô, nói là để lưu giữ lại khoảng thời gian đẹp khi mang thai. Còn bà lão thì vốn là một người phong kiến, vừa bước vào chùa, thấy Phật là lễ, miệng thì lẩm bẩm đọc kinh, hy vọng Phật tổ phù hộ cho nhà bà có người hương khói, phù hộ con dâu bà sinh được một thằng con trai.
Từ chùa đi ra, một người ăn mặc như đạo sĩ bèn gọi cả nhà Tùng Phi lại:
- Bói một quẻ nhé, cát hung phúc họa, hôn nhân sự nghiệp, tiền đồ vận mệnh.
Bà lão vừa nghe thấy thế, vội vàng lại gần hỏi:
- Cái gì cũng bói được à? Sinh con trai con gái có bói được không?
Đạo sĩ nhìn bà lão một cái, rồi lại nhìn Mai Lạc, ra vẻ thần bí:
- Cô gái này tuổi Tuất, mệnh lý tương khắc với Thìn, chỉ sợ không địch nổi Thìn, sẽ sinh ra một thiên kim.
Mai Lạc vừa nghe thế đã nhếch mép cười thầm, Tùng Phi thì bực mình thúc giục:
- Đi thôi, nghe người ta nói liên thiên.<>
Bà lão không hiểu gì, lại hỏi tiếp:
- Tương khắc với Thìn là có ý gì? Có cách gì hóa giải không?
- Chỉ cần tránh xa người tuổi Thìn thì đương nhiên sẽ được hóa giải.
- Nghĩa là chỉ cần tránh xa người tuổi Thìn là sẽ sinh con trai?
Đạo sĩ gật đầu.
Bà lão trầm tư suy nghĩ, bỗng dưng nhớ ra:
- Ôi trời, tôi tuổi Thìn mà! Sao mà tôi lại quên mất! Tôi không thể khắc cháu tôi được, làm thế nào đây! Đại tiên, ngài giỏi thật đấy, cảm ơn nhé! - Tùng Phi móc ra 5 tệ, giục mẹ:
- Đi thôi mẹ, đừng tin cái này.
Dọc đường, bà lão vẫn lẩm bẩm:
- Mẹ tuổi Thìn mà, ông thầy bói nói chỉ cần tránh xa người tuổi Thìn là có thể sinh con trai.
Mai Lạc nghe nói thế, cố tình làm ra vẻ:
- Mẹ đừng tin cái này.
Bà lão thì không nghĩ thế:p>
- Sao lại không tin được, người ta nói chuẩn thế còn gì. Nếu không thì sao biết con tuổi Tuất, mẹ tuổi Thìn? Giờ làm thế nào đây?
- Tuổi Tuất với tuổi Thìn xung khắc nhau, hay là con về quê một thời gian, khi nào sinh thì con lên. - Mai Lạc nói.
Tùng Phi cười nhạo:
- Sao mà tin sái cổ mấy cái trò này thế. Về quê thì ai chăm sóc cho em. Bố mẹ em sống cùng với anh chị, làm gì có chỗ nào mà ở.
Bà lão nghe nói thế, vội nói:
- Không được, không được, mẹ đi, mẹ về quê, như thế là đủ xa rồi, không xung khắc nữa. Mẹ về quê.
Mai Lạc nghe bà nói vậy thật đúng ý mình, nhưng vẫn cố tình níu kéo:
- Mẹ mới tới không lâu, sao lại về được?
Bà lão vẫn kiên trì:<>
- Không được, nhất định phải về, đẻ được con trai là chuyện lớn, mẹ ở đây làm gì?
Mấy ngày hôm nay Tùng Phi vẫn đang đau đầu vì chuyện bất hòa liên tục giữa mẹ và vợ, nay thấy mẹ kiên quyết đòi về thì cũng không giữ lại nữa.
Trên đường về nhà, bà lão đã ra quyết định, thu dọn xong hành lý là lập tức về quê ngay, cuộc sống ở thành phố bà đã được hưởng thụ rồi, toilet cao cấp cũng được ngồi rồi, hoa anh đào cũng được ngắm rồi, chỉ vài tháng nữa là cháu bà sẽ chào đời, cả đời này bà cũng chẳng còn nuối tiếc gì nữa. Trong lòng Mai Lạc thì đã cười tươi như hoa.
Nếu không phải vì hòn đá đó, nếu không phải vì cái bậc cấp chết tiệt thì hôm nay đúng là một ngày tuyệt vời!
4.
Thực ra Mai Lạc chỉ đi tìm vị đạo sĩ đó từ trước, cho ông ta 50 tệ, bảo ông ta bịa ra chuyện Tuất và Thìn tương khắc, bà mẹ chồng mê tín chắc chắn sẽ tưởng thật và đòi ra về. Lẽ ra mọi chuyện đã thành công, nhưng trên con đường đi vào tiểu khu, Mai Lạc không chú ý, giẫm phải một hòn đá nhỏ, trượt chân một cái, ngồi phịch xuống bậc cấp, máu lập tức tuôn ra.
Đứa trẻ giữ lại được, nhưng chân phải của Mai Lạc thì bị gãy, trong thời gian ngắn không được hoạt động tùy tiện.
Khi Hy Lôi tới bệnh viện thăm Mai Lạc, bà mẹ chồng đang ra sức mắng mỏ Mai Lạc vẫn còn nằm trên giường bệnh:
- Đã lớn ngần này rồi mà đi đường còn không cẩn thận, cũng may mà đứa bé không sao, nếu không chị đừng sống nổi với tôi.
Còn Tùng Phi thì đang khuyên mẹ:
- Mẹ, mẹ đừng đi nữa, mẹ xem chân cô ấy đã bị thế rồi, bác sĩ nói lần này là may mắn, nếu không để ý sẽ bị sảy thai lần nữa. Mẹ ở lại chăm sóc cô ấy đi.
- Thế mẹ không đi, ông thầy bói bảo mẹ tương khắc với nó, không sinh được con trai thì làm thế nào? Không được! - Bà lão vẫn kiên quyết.
- Mẹ đừng tin mấy lời ông thầy bói đó nói nữa, họ lừa mẹ đấy. Nói không chừng bây giờ cô ấy đã mang thai gái rồi, mẹ đi thì nó biến thành con trai chắc.
Bà lão vừa nghe thế đã quát Mai Lạc:
- Đều tại chị, đến lúc đó mà không đẻ được con trai thì chị cẩn thận với tôi.
Cái chân bị thương của Mai Lạc lúc này đang đau, bị mẹ con họ nói mãi bực cả mình, thấy mẹ chồng lại ở lại, kế hoạch chu đáo của mình bị hỏng, nhất thời lửa giận cũng bốc lên:
- Nói đủ chưa hả? Con trai, con trai, tôi bị thương rồi, tôi rất khó chịu, thế mà chỉ nghĩ đến sinh con trai, không đẻ con trai thì chết chắc!
Bà mẹ chồng thấy thế cũng nổi nóng, Tùng Phi thấy việc không hay bèn vội vàng khuyên nhủ, quay sang mắng Mai Lạc:
- Sao lại nói thế! Hỗn quá!
Đúng lúc đó Hy Lôi bước vào phòng bệnh nên ba người mới không cãi nhau nữa.
- Còn đau không?
- Hơi hơi thôi! - Mai Lạc thấy Hy Lôi tới thì tâm trạng khá hơn một chút.
- Đứa bé không sao chứ? - Hy Lôi hỏi. Bà lão thấy hỏi tới đứa bé thì lại chen ngang:
- Cháu nội tôi mà làm sao thì chị liệu hồn với tôi!<>
Mai Lạc bực bội quay đầu đi, Tùng Phi lại khuyên mẹ ra ngoài.
- Đứa bé không sao nhưng tớ thì có.
Hy Lôi an ủi bạn:
- Chân đau một chút thôi, không sao, chịu khó dưỡng bệnh, hay là cậu xin cơ quan cho nghỉ đi, như thế này cũng có đi làm được đâu.
- Tớ không phải nói là chân đau, tớ nói bà ấy, lẽ ra chuẩn bị về rồi, giờ chân tớ bị thương, bà ấy lại có lý do để không về nữa.
Hy Lôi hạ thấp giọng hỏi:
- Cậu nghĩ ra cách gì để bà ấy về à?
Mai Lạc kéo Hy Lôi ghé sát mặt mình, rồi kể lại đầu đuôi cho bạn nghe, Hy Lôi bật cười:
- Trời ơi! Cách này mà cậu cũng nghĩ ra, trong đầu cậu chứa cái gì thế hả!
- Suỵt! Nỏi nhỏ thôi, tớ học theo trong “Hồng lâu mộng” mà.
- Giỏi ghê nhỉ! Cậu cứ yên tâm dưỡng bệnh đi, chân cậu bị thương, không thể đi làm được, cũng không thể bắt Tùng Phi nghỉ làm ở nhà phục vụ cậu đúng không? Mẹ anh ấy tạm thời không về cũng tốt, khi nào khỏe lại thì cậu nghĩ cách khác! Cái đầu thông minh thế này cơ mà, tớ chịu không nghĩ ra được cách như thế, cả ngày chỉ biết ở nhà buồn bã rơi nước mắt, khiến bản thân mình cũng một đống bệnh.
Tùng Phi ở bên ngoài khuyên nhủ mẹ mãi, bà lão bước vào, sa sầm mặt nói:
- Tôi không về nữa. Chân chị bị thương, con trai tôi còn phải kiếm tiền để nuôi cái nhà này, không có sức lực chăm sóc chị nữa. Nó bảo rồi, ông thầy bói đó chỉ nói bừa thôi, không tin được, nên tôi không về nữa. Nó hứa với tôi rồi, sẽ tìm một người quen để siêu âm, kiểm tra xem là con trai hay con gái, để tôi còn yên tâm.
Tùng Phi cũng an ủi Mai Lạc:
- Dưỡng thương đi, không sao đâu, nói chuyện tử tế với mẹ, đừng cãi lời, nhường mẹ một chút, anh đi làm cũng phải để anh yên tâm chứ, đúng không?
Mai Lạc vừa nghe nói đi siêu âm để xác định giới tính đã tỏ ra khinh bỉ Tùng Phi:
- Anh giỏi thật đấy, tìm người quen để xác định là con trai hay con gái, thế là con gái thì sao?
Tùng Phi ngượng ngùng cười, nhìn mẹ một cái, nói khẽ:
- Thì cứ nịnh mẹ trước đã, đừng tưởng thật!<>
Tùng Phi phải đi làm, bà lão tiễn con trai ra ngoài.
Mai Lạc nhìn theo cái lưng đã ra đến cửa, nghiến răng nói:
- Nhìn xem, một cặp mẹ con ngu dốt, nhìn Tùng Phi nhà tớ biến thành cái gì rồi kìa. Tớ thực sự nghi ngờ không biết có phải anh ấy bị tẩy não rồi không.
- Được rồi, Tùng Phi thế là tốt lắm rồi, với cái tính cách đanh đá ấy của cậu, cả ngày người ta nhường nhịn cậu, cậu đừng khiến anh ấy khó xử nữa.
- Cậu lại còn nói tớ à, lúc nào cũng cả mớ đạo lý.
Đúng thế! Người trong cuộc thì mê, bản thân mình khi phải rơi vào trường hợp tương tự, vì sao cũng chẳng có tí trí tuệ nào nữa? Ngày trước khi cô buồn bã thì đều là Mai Lạc an ủi cô, giờ Mai Lạc biến thành người kể khổ, còn Hy Lôi thì như một bác sĩ tâm lý, thực ra cô cũng là bệnh nhân mà! Bác sĩ không thể tự chữa bệnh ình có lẽ là đạo lý này.
Mai Lạc nhanh chóng được xuất viện, xin cơ quan nghỉ phép để ở nhà dưỡng thương. Chiến tranh với bà mẹ chồng cũng cứ thế tiếp diễn. Phản ứng thai kỳ giai đoạn đầu đã bớt dần, cô lại thấy ngon miệng trở lại, lúc nào cũng đói, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ tới những món ăn ngon, ngày nào Mai Lạc cũng phải nói với mẹ vài lần:<>
- Mẹ, nấu ăn đừng cho thêm nước được không? Nấu ăn cho thêm ít dầu được không?
Còn bà lão thì ngày nào cũng hỏi con trai:
- Đã tìm được người quen chưa? Bao giờ thì đi siêu âm?
Tùng Phi ngày nào cũng phải đau đầu đối phó với mẹ và vợ, mệt mỏi vô cùng.
Chương 12: Mua nhà
Cuộc sống của Hy Lôi vẫn khó chịu như thế.
Từ sau khi mẹ chồng lấy tiền để đầu tư cổ phiếu, không bao giờ cô còn nghe thấy thông tin cổ phiếu lên hay xuống nữa. Mẹ chồng cô thì dường như ngày càng quan tâm tới sự thay đổi của cô, Hy Lôi hơi mệt mỏi, đau đầu hay sốt là bà lại vô cùng căng thẳng, đưa Hy Lôi đi khám bệnh, rồi hỏi bác sĩ bằng giọng điệu vô cùng mong mỏi:
- Có phải cháu nó mang thai không ạ?
Nếu nhận được câu trả lời phủ định, mặt bà lập tức sa sầm xuống, lẩm bẩm nói:
- Lạ thật!
Tháng nào Hy Lôi cũng “bị” rất đúng ngày, mẹ chồng nếu nhìn thấy băng vệ sinh trong thùng rác là mặt lại sưng lên như bị ai đánh, mấy ngày liền đá thúng đụng nia. Hy Lôi ở nhà lúc nào cũng phải thận trọng, không dám nổi giận, cuối cùng tìm được nguồn gốc “căn bệnh” của bà, khi kinh nguyệt tới, băng vệ sinh thay ra cũng không dám vứt vào thùng rác mà nhét vào túi rồi lúc nào ra ngoài thì vứt.
Cuối cùng mẹ chồng không nhịn được nữa, sau bữa tối, nhân lúc bên cạnh không có người, bà thận trọng hỏi:
- Hy Lôi, có phải con bị bệnh gì không, hay là đến bác sĩ khám xem sao?
- Dạ không có! Con khỏe lắm, mấy hôm nay có bệnh tật gì đâu. - Hy Lôi không hiểu mẹ chồng nói thế là có ý gì.
- Ý mẹ là có phải con mắc bệnh gì như kiểu vô sinh mà con không biết, đi khám xem sao nhé.
Lúc này Hy Lôi mới hiểu ý của mẹ chồng, vừa xấu hổ vừa giận:
- Không có, không đâu.
- Thế con còn uống thuốc tránh thai nữa không?
- Không, không ạ! - Hy Lôi lập tức lắc đầu.
- Lạ nhỉ! Thế sao bây giờ vẫn chưa có thai! - Mẹ chồng vừa ra ngoài, vừa lẩm bẩm nói, sau đó quay lại nhìn vào phòng Hy Lôi một cái, rồi lại nói:
- Không được, ngày mai mẹ sẽ đưa con đi khám.
Hy Lôi nghe mẹ chồng nói thế thì đau cả đầu.
Hơn 10 giờ tối Hứa Bân mới tiếp khách xong, say mèm quay về nhà, vừa bước vào phòng đã nằm phịch xuống giường, nhìn Hy Lôi đang giận dữ nhìn mình, Hứa Bân lại mượn hơi rượu, cười hỉ hả:
- Bà xã, bà xã, anh yêu em lắm, yêu em lắm!
Hy Lôi lắc lắc Hứa Bân, nói:
- Anh thực sự yêu em không?
- Yêu! - Hứa Bân lúc này đã hơi mơ màng, một âm thanh mơ hồ thoát ra từ cổ họng.
- Thế bọn mình thuê cái nhà rồi ra ngoài ở nhé.
Hứa Bân lại ngẩng đầu lên:
- Vì sao chứ? Em chê nhà anh không đủ tốt à!
- Không phải, mẹ anh bây giờ thấy em không có thai, nói là em bị vô sinh, bắt em ngày mai đến bệnh viện kiểm tra, em không chịu nổi, em muốn chuyển ra ngoài.
- Được thôi, chuyển ra ngoài, chuyển ra ngoài!
- Thật không? Anh đồng ý rồi đấy nhé! - Hy Lôi kinh ngạc đẩy đẩy Hứa Bân, anh đã vang lên tiếng ngáy đều đều, miệng lẩm bẩm nói gì đó, tất cả chỉ là những lời nói trong lúc say của anh thôi.
Trái tim Hy Lôi lại lạnh lẽo như băng.
2.
Ngày hôm sau là cuối tuần, bố chồng dậy từ sớm để đi tập thể dục, mẹ chồng thì sáng sớm đã gọi to ngoài phòng khách:
- Dậy thôi, dậy thôi.
Hứa Bân nghe thấy, lật người một cái rồi ngủ tiếp. Hy Lôi cũng nghe thấy tiếng gọi của mẹ chồng, thấy Hứa Bân chẳng có phản ứng gì, cũng thản nhiên ngủ tiếp.
Vừa mới nhắm mắt vào đã nghe thấy tiếng “cốc cốc”, Hy Lôi tưởng là âm thanh do mẹ chồng quét nhà gây ra nên không để ý. Một lúc sau, tiếng cốc cốc dừng lại, cửa phòng ngủ cọt kẹt một tiếng, Hy Lôi lập tức tỉnh giấc, ngồi dậy. Thấy mẹ chồng đang thò nửa người qua khe cửa, nói:
- Dậy đi, nhìn xem mấy giờ rồi!
Hy Lôi dụi mắt, mới 8 rưỡi sáng thôi mà. Hứa Bân cũng thức giấc, cằn nhằn:
- Ngày nghỉ cũng không cho người ta ngủ thêm một chút! Bực mình!
Mẹ chồng mặc kệ, lại nói:
- Hy Lôi, dậy đi, mẹ đưa con đi khám bệnh!
Hứa Bân thấy mẹ nói thế cũng tỉnh hẳn, hỏi Hy Lôi:
- Em bị ốm à, không khỏe chỗ nào?
Hy Lôi bực mình đẩy tay Hứa Bân ra:
- Không sao, vẫn khỏe lắm.
Mẹ chồng đi tới sát bên giường, kéo dài giọng nói:
- Có bệnh thì đi khám sớm, biết là mình mắc bệnh gì thì mới uống thuốc được chứ, cho dù là có bệnh thì bố mẹ đều là người hiểu biết, cũng không chê bai gì đâu.
Hứa Bân ngơ ngác. Hy Lôi không chịu được nữa:
- Con không bị bệnh, con không bị bệnh!
- Mẹ, rốt cuộc là làm sao? - Hứa Bân hỏi.
- Các con đã cưới lâu thế rồi mà không thấy có thai, mẹ sốt ruột lắm nên muốn đưa Hy Lôi đi khám xem có phải bị bệnh gì không, nhưng mà nó không chịu đi.
Hứa Bân biết rõ nguồn cơn thì cười khổ:
- Mẹ, mẹ đừng có lo lắng vớ vẩn được không? Ra ngoài đi, để con ngủ thêm lát nữa.
Mẹ chồng vẫn kiên trì bắt Hy Lôi đi bệnh viện. Cuối cùng Hy Lôi không nhịn được nữa, bùng nổ:
- Con không bị bệnh, cho dù có bị thì tự con cũng biết đi khám, con không phải trẻ con, không cần người khác phải đưa đi. Còn nữa, cưới được bao lâu rồi? Mới nửa năm là cùng, nửa năm không có thai thì bảo là bị vô sinh sao? Lần đầu tiên con nghe nói thế đấy. Vả lại con dùng biện pháp ngừa thai vì không muốn có con ngay bây giờ, con không bị bệnh!
Vừa nói xong, mẹ chồng đã khựng lại, dõng dạc chất vấn:
- Biện pháp gì, thuốc của chị tôi vứt hết đi rồi, chị còn dùng biện pháp gì?
Hy Lôi nhảy xuống giường, lồng ngực phập phồng:
- Con dùng biện pháp gì mẹ không phải lo, đây là đời tư của con, con muốn có con lúc nào là chuyện giữa vợ chồng con, không để người khác điều khiển đâu.
Mẹ chồng nghe thấy thế thì càng nóng ruột, mình đã mất bao nhiêu công sức để vứt thuốc ngừa thai của Hy Lôi đi, không ngờ con dâu vẫn lén sử dụng phương pháp khác. Bà giận quá, lục lọi khắp phòng, tủ đầu giường, bàn đọc sách, ngăn kéo.
Hy Lôi nhìn bà mẹ chồng như đang nổi điên, rồi nhìn Hứa Bân vẫn ngồi ngây như phỗng trên giường thì hét lên:
- Hứa Bân, anh có làm gì đi không hả?
Hứa Bân bất lực xuống giường, kéo mẹ mình lại, khuyên:
- Mẹ, đừng tìm nữa, sao mẹ không chịu nhớ cho con, đừng tùy tiện lục lọi đồ của người khác.
Mẹ chồng chẳng ngẩng đầu lên, miệng vẫn cằn nhằn:
- Cái gì mà người khác, đây là nhà của tôi, tôi không được tìm đồ sao. Để ở đâu? Ở đâu? Lấy ra cho tôi!
- Mẹ! - Hứa Bân hét lên một tiếng, cuối cùng cũng nổi cáu với mẹ, - Mẹ, mẹ để con sống vài ngày yên ổn được không?
Mẹ chồng giật mình trước tiếng hét của con trai, đứng khựng lại, rồi ngồi phịch xuống sàn nhà lạnh buốt, bắt đầu khóc rấm rứt:
- Tôi có gì sai, tôi muốn sớm có cháu thì có gì sai? Anh chị ngày nào cũng đi làm, một mình tôi ở nhà cô đơn, chẳng có ai để nói chuyện, tan làm rồi còn hầu hạ anh chị ăn uống, rồi ai lại làm việc đó, người xem tivi cùng tôi cũng chẳng có, vợ anh cả ngày sưng sỉa mặt mày với tôi, nhà này lạnh lẽo như không người, chẳng có chút sinh khí, tôi muốn có đứa cháu thì sai sao?
Mẹ chồng nói rất đau lòng, nước mắt nước mũi giàn giụa, Hứa Bân và Hy Lôi đều không nói gì nữa.
Hứa Bân thương mẹ, dìu bà đứng dậy, khuyên nhủ:
- Mẹ, đừng khóc nữa, để con khuyên Hy Lôi, được không?
Nhưng Hy Lôi vẫn kiên trì với lý lẽ của mình, sao cô có thể khuất phục trước ý chí của mẹ chồng được. Thấy Hứa Bân ngả về phía mẹ anh, Hy Lôi lập tức thể hiện rõ lập trường của mình:
- Bao giờ sinh con tự con có kế hoạch, con không để người khác làm đảo lộn cuộc sống của con đâu. Mọi người mà ép con, con sẽ ra ngoài ở.
- Ai bảo ra ngoài ở? - Bên ngoài vang lên tiếng của bố chồng, không biết ông về nhà từ lúc nào, thấy cả nhà như đang có chiến tranh, bèn bước vào phòng hỏi, - Ai muốn chuyển ra ngoài? Sao thế? Lại cãi nhau à, có vấn đề gì thì cùng nhau giải quyết mà, hở một chút là đòi chuyển ra ngoài, đều là người một nhà cả, truyền ra ngoài người ta lại cười cho.
Lời nói của bố chồng như đang muốn an ủi mọi người, nhưng đã thể hiện rõ lập trường của ông: “Không thể chuyển!”.
Hy Lôi nghĩ lại cuộc sống gò bó, tù túng sau này mà cô phải chịu đựng, trái tim đã một màu đen tối.
Mẹ chồng lại tố cáo với chồng:
- Em đã bảo nó mau sinh một đứa bé mà nó không chịu, cãi lời em, cả ngày lén uống thuốc ngừa thai!
Bố chồng đỡ bà đứng dậy, nói:
- Đi thôi, về phòng, chuyện sinh con thì từ từ bàn sau! - Khi ông nói câu này, quay sang liếc Hy Lôi một cái, lần đầu tiên ông thể hiện rõ lập trường của mình, ông ủng hộ vợ mình, muốn con dâu sinh một đứa con, chỉ có điều phải bàn bạc cẩn thận.
Bố mẹ chồng đã ra ngoài. Hứa Bân vẫn im lặng. Hy Lôi mở lời:
- Em không chịu nổi mẹ anh nữa, em phải chuyển ra ngoài, ngày mai em sẽ đi tìm nhà.
Hứa Bân giờ vẫn còn rối bời vì cảnh tượng ban nãy, nghe Hy Lôi nói vậy lại càng bực mình hơn:
- Đừng quậy nữa được không. Không nghe bố nói à, không được chuyển ra ngoài.
- Lời của bố anh là Thánh chỉ à, ông ấy không cho chuyển thì không được chuyển à? Nhìn mẹ anh xem, trước mặt em mà còn lục lọi đồ trong phòng em, khi em không có nhà, bà ấy còn thoải mái hơn ý chứ! Chẳng có ý thức về đời tư của người khác gì cả. Em là người làm công tác viết lách, ngay cả không gian riêng của em cũng không có sao? Ngày mai em sẽ đi tìm nhà.
Thấy Hy Lôi có vẻ nghiêm túc, Hứa Bân cũng sợ hãi, vừa nịnh vừa khuyên:
- Xin em đấy, đừng quậy nữa, em chuyển ra ngoài thì để mặt mũi của bố anh vào đâu! Anh xin em mà!
Hy Lôi bình tĩnh lại suy nghĩ:
- Ai quậy chứ, thế anh đi nói với mẹ anh, đừng có nhắc chuyện sinh con nữa, tâm trạng của bà ấy em hiểu được, nhưng bây giờ không thể có con, em có sự nghiệp của em, năm nay mọi người đều đang tranh giành cái chức phó chủ biên, chờ qua năm sau, ổn định hơn một chút rồi nghĩ tới chuyện ấy.
- Được, anh sẽ nói với mẹ.
- Còn nữa, từ ngày mai, khi đi làm em sẽ khóa cửa, nếu anh đi muộn hơn thì anh khóa.
Hứa Bân nghe thế đã không vui:
- Thế để làm gì? Làm thế chả khác nào phòng trộm, để người ta thấy lại không thoải mái.
- Nhưng em không như thế, bà ấy cứ vào phòng em lục lọi, em đã nói mấy lần rồi mà vẫn thế! Em chẳng còn cách nào khác!
- Đừng khóa cửa, như thế không tốt, để anh nói với mẹ, anh hứa đấy.
Hứa Bân dậy rửa mặt, nhân tiện đi vào phòng mẹ mình, không biết anh nói thế nào với mẹ mà bữa trưa khi ăn cơm, sắc mặt mẹ chồng vẫn nặng chình chịch, cũng không nói năng gì với Hy Lôi, không nhắc tới chuyện sinh con.
Sáng sớm thứ hai rời khỏi nhà, lúc đi ra khỏi phòng ngủ, Hy Lôi nghĩ ngợi một lát nhưng rồi vẫn không khóa cửa phòng, chỉ khẽ khàng đóng lại, làm một hành động giả vờ, ý là đang nói đừng ai bước vào. Hy vọng mẹ chồng có thể hiểu.
3.
Các bà mẹ chồng trên thế giới này đúng là mỗi người một kiểu, chẳng ai giống ai, có người thì giống con gà mẹ, ra sức ôm con vào lòng, có người thì giống con chim ưng, ra sức đẩy con ra ngoài.
Đã đến văn phòng từ lâu mà mãi không thấy Tiểu Lộc tới. Bình thường ở cơ quan, quan hệ giữa Hy Lôi với Tiểu Lộc là tốt nhất, cô thích tính cách thoải mái của bạn, thấy bạn chưa tới, cô cũng hơi lo, đang định gọi điện thoại hỏi thì nghe thấy một đồng nghiệp tên Tường Vi ở cùng phòng nói:
- Ôi, Tiểu Lộc xui thật, tắm mà cũng bị trúng độc than.
- Cậu nghe ai nói thế, trúng độc khí than, có nghiêm trọng lắm không?
- Sếp bọn mình nói chứ ai, tối qua, nghe nói là đã cấp cứu tỉnh lại rồi, giờ vẫn nằm trong bệnh viện thành phố.
Vừa tan ca, Hy Lôi đã gọi điện thoại cho Tiểu Lộc, nói là tới thăm cô, hỏi nằm ở phòng bệnh số mấy. Tiểu Lộc nghe có vẻ rất yếu ớt, bên kia điện thoại ấp úng:
- Không cần tới đâu, tớ xuất viện về nhà rồi, không sao!
Hy Lôi không hiểu rõ nguồn cơn, vẫn quan tâm hỏi:
- Thế sao được, hai đứa mình bình thường thân với nhau như thế, cậu lại luôn chăm sóc tớ, bây giờ cậu gặp chuyện, tớ không đi thăm cậu thì còn ra gì.
- Thế được rồi.
- Vẫn ở tiểu khu Nhã Uyển hả? - Hồi Tiểu Lộc cưới, Hy Lôi từng tới nhà cô, một tiểu khu rất xinh đẹp, một căn phòng rộng rãi và sang trọng.
Ở bên kia điện thoại, Tiểu Lộc thở hổn hển một lúc lâu rồi mới ậm ừ nói:
- Không, tớ không ở đó nữa, tớ ở nơi khác. - Sau đó nói một địa chỉ ở một nơi khá hẻo lánh.
Hy Lôi thấy nghi ngờ trong lòng, theo như địa chỉ mà Tiểu Lộc nói, cô bắt taxi rẽ đông rẽ tây mãi, cuối cùng cũng tìm được nơi bạn sống. Đó là một căn nhà cũ của một cơ quan, ở tầng một, có hai phòng, đường đi là phòng khách, bày một cái bàn thấp, căn phòng lớn hơn một chút là phòng ngủ của vợ chồng Tiểu Lộc, chồng Tiểu Lộc là một giáo viên mỹ thuật trung học, phòng còn lại bày đầy tranh và đồ dùng của chồng cô.
Hy Lôi đặt túi hoa quả trong tay xuống, lúc này mới để ý thấy một bên mặt của Tiểu Lộc vàng vọt vô cùng, không còn vẻ xinh xắn và sinh động như thường ngày nữa.
- Rốt cuộc là có chuyện gì, sao lại bị trúng độc khí than?
Tiểu Lộc cười khổ:
- Đây là nhà thuê, nước nóng đun bằng khí than, hôm qua lúc tớ tắm, anh ấy lại không có nhà, không biết vì sao khí than bị rò ra ngoài, tớ ngất đi từ lúc nào không biết, cũng may bên cạnh có hàng xóm, nếu không thì chắc tớ mất mạng rồi.
- Sao lại bất cẩn như thế, cậu dùng bình nước nóng gì mà sao lại bị rò khí than! - Hy Lôi đi vào nhà vệ sinh ngó một cái, quay ra nói. - Cái này cũ quá rồi, còn dùng được không? Đúng rồi, sao cậu lại chuyển sang sống ở đây, nhà cậu có nhà to không ở, chạy tới đây chịu khổ làm gì, chẳng nhẽ cậu cũng mâu thuẫn với mẹ chồng.
Vừa nhắc tới câu này, nước mắt Tiểu Lộc đã giàn giụa:
- Nhà to thì sao, nhà to đến mấy cũng là của người ta, chẳng có liên quan gì với tớ cả, người ta muốn cho cậu ở thì cậu được ở, không muốn cho cậu ở thì đuổi cậu ra ngoài. Trước khi cưới tớ còn nghĩ, nhà họ to như thế, mẹ chồng lại mất chồng từ trẻ, nuôi con trai một mình chẳng dễ dàng gì, tính tình lại thoải mái, dễ sống, tớ còn ngây thơ nghĩ rằng, sau này cưới xong sống chung với nhau, nhất định phải cư xử thật tốt với mẹ chồng, không ngờ vừa mới cưới nhau được một tháng thì đã bắt bọn tớ dọn ra ngoài. Cả nhà đều là lừa đảo, lừa đảo.
Tiểu Lộc vừa nói vừa khóc rấm rứt, tố khổ mẹ chồng một hồi, thì ra khi còn trẻ, mẹ chồng cô là diễn viên của đoàn ca múa, mất chồng từ trẻ, tính tình khoáng đạt, một mình nuôi nấng con cái, khi sắp về hưu, cơ quan phân ột căn nhà chung cư với 4 phòng ngủ và 1 phòng khách. Lúc con trai cưới, bà đã đồng ý cho con trai và con dâu sống chung, sau khi cưới cũng chẳng có mâu thuẫn gì, nhưng đột nhiên lại yêu cầu họ tự ra ngoài tìm nhà, sống độc lập, nói là mình vất vả cả đời, cũng tự do cả đời, giờ đến lúc hưởng phúc rồi, không muốn người khác làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bà. Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng ngày nào bà cũng tham gia rất nhiều hoạt động, đoàn ca múa người già, đội người mẫu Tịch Dương, còn thường xuyên đi các tỉnh khác để biểu diễn, bản thân bà cũng có nhiều bạn bè, cuối tuần cùng nhau đi leo núi, nếu không thì tới nhà ai đó tập múa tập hát, cuộc sống của bà ấy rất thú vị, bận nhưng mà vui, nói chung về tinh thần rất là đầy đủ. Con trai cưới xong, bà cảm thấy bọn tớ làm phiền tới cuộc sống của mình, thế nên bảo bọn tớ chuyển ra ngoài tự lực cánh sinh, cũng chẳng có yêu cầu gì với con trai con dâu, không hỏi han đến, ai sống của người đó.
Hy Lôi nghe thấy vậy, thầm thấy kỳ lạ, mẹ chồng như thế mà lại ở vào cái độ tuổi này thì đúng là hiếm có, Hy Lôi rất thích. Cô thở dài:
- Thực ra mẹ chồng cậu cũng chẳng có gì sai, người già và con cái sống riêng ra, không ai làm phiền ai, như thế cũng tốt, không nảy sinh mâu thuẫn.
- Đúng là không sai, sống riêng cũng tốt, nhưng vì sao ban đầu không nói rõ ràng ra, lúc mới cưới thì cho bọn tớ cưới ở nhà to, vừa cưới xong thì dở chứng, thế chẳng phải là lừa gạt à? Tớ yêu cầu thấp lắm, tóm lại là nghĩ nhà họ có nhà, cũng chẳng quan trọng là của ai, được ở là được rồi, không ngờ lại như thế, mẹ anh ấy từ sau khi bọn tớ chuyển ra ngoài, chưa bao giờ tới giúp bọn tớ cái gì, đều vừa mới đi làm, thanh niên sống ở ngoài, thuê nhà cũng khó khăn lắm, mùa đông không có lò sưởi, mùa hè thì nóng điên người, không thương tớ nhưng cũng chẳng thương con trai, chưa thấy bà mẹ nào ác thế.
- Đừng nói thế, suy nghĩ của mỗi người khác nhau, mẹ chồng tớ mà được như mẹ chồng cậu thì nằm mơ tớ cũng cười, nếu mà được như nhà cậu, không can thiệp vào cuộc sống của bọn tớ thì cho dù phải thuê nhà ở ngoài tớ cũng vui lòng.
Nghe Hy Lôi nói thế, Tiểu Lộc thấy lòng mình thoải mái hơn nhiều, cười nói:
- Để cậu sống trong cái nhà nổi mốc này, nhìn xem ở dưới bàn còn có mộc nhĩ kia kìa, xem có nói thế không?
- Ôi, dưới bàn có mộc nhĩ á!
Tiểu Lộc cười khổ:
- Chưa nghe nói phải không! Còn có chuyện ly kỳ hơn cơ! Buổi tối còn có ma nữa! Nửa đêm đèn điện tự nhiên sáng trưng. - Hy Lôi nổi cả gai ốc, kinh ngạc hét:
- Không phải chứ!
Trên đường về nhà, Hy Lôi nghĩ, các bà mẹ chồng trên thế giới này đúng là mỗi người một kiểu, chẳng ai giống ai, có người thì giống con gà mẹ, ra sức ôm con vào lòng, có người thì giống con chim ưng, ra sức đẩy con ra ngoài. Rốt cuộc kiểu mẹ chồng nào là tốt đây?
4.
Buổi sáng, Hy Lôi kiểm tra xong bản thảo, uống nước nghỉ ngơi, một tin tức có liên quan về “Phân nhà phúc lợi” trên báo thu hút sự chú ý của cô.
- Tiểu Lộc, tớ đọc cho cậu nhé: 10 năm sau khi ngừng việc phân nhà phúc lợi ở Trung Quốc, vẫn có một lượng lớn người sống bên ngoài cơn sóng của giá nhà đất tăng cao, được hưởng sự ưu đãi và thuận tiện do chế độ phân nhà mang lại. Rất nhiều cơ quan của Đảng, quân đội, trường học chuyên nghiệp, doanh nghiệp quốc doanh lớn đều liên tục áp dụng các hình thức “tự xây nhà”. Những cơ cấu mang màu sắc “cơ quan quốc gia” này đều đang dùng danh nghĩa của “nhà nước” để chiến thắng giá nhà đang ngày một tăng cao.
Tiểu Lộc lên tiếng:
- Chỉ là một hình thức khác của phân nhà phúc lợi thôi mà, nhưng những cơ quan có nhà phúc lợi cho nhân viên cũng được lắm, sao chúng ta không may mắn như thế nhỉ! Bao giờ tớ mới được ở nhà mới, thoát khỏi cái ổ chó hiện nay đây, để tớ cho bà mẹ chồng ích kỷ của tớ biết mặt.
Hy Lôi cũng cảm thán:
- Đúng thế, có nhà rẻ thì tớ cũng mua một căn, thế thì không cần phải để ý tới sắc mặt của mẹ chồng nữa, cũng không cần phải giấu giếm thuốc tránh thai với bao cao su nữa. Tớ cũng có thể mời bạn bè tới nhà uống trà, ăn cơm.
Không ngờ chuyện nhà cửa mà hai người bàn bạc với nhau buổi sáng, ngay buổi chiều đã được đưa vào cuộc họp, và là một tin tức tốt khiến mọi người đều phấn chấn. Tổng biên tập nói, đơn vị cấp trên mới xây một số căn hộ ở khu vực vành đai 3 phía Nam, nhà lớn, nhỏ, vừa đều có, sẽ bán ra với giá “kinh tế” nhất. Tòa soạn báo và các đơn vị có liên quan cấp dưới đều sẽ được chia một lô.
Tin này vừa thông báo, mọi người đã thì thầm bàn tán với nhau, ai cũng vô cùng hứng khởi. Bất luận là lúc nào, việc mua nhà với người Trung Quốc mà nói đều là việc lớn, mà mua được nhà giá rẻ thì đúng là việc lớn mà họ luôn mơ ước. Ai cũng biết, giá nhà có hỗ trợ của cơ quan có nghĩa là gì.
Kết thúc, Tổng biên tập lại bổ sung thêm một câu:
- Ai có ý định mua nhà thì trước khi tan ca tới phòng chủ nhiệm để đăng ký.
Còn chưa hết giờ làm, Tiểu Lộc đã kéo Hy Lôi đi đăng ký. Cô đăng ký luôn một căn nhà hai phòng ngủ. Hy Lôi trù trừ một lát rồi cũng đăng ký một căn hộ nhỏ.
Lúc ở cơ quan đi ra, Hy Lôi hỏi:
- Cậu có tiền không? Mặc dù rất rẻ nhưng cũng phải mười mấy vạn đấy.
- Yên tâm đi, chỉ cần có một căn nhà vừa ý thì đi vay thêm cũng được. Tớ chịu đủ cuộc sống trong căn nhà đó rồi. - Tiểu Lộc thở phào một hơi, cứ như thể ước mơ đã được thực hiện, hòn đá đè nặng trong tim đã được bỏ xuống.
Trong lòng Hy Lôi thì vẫn do dự, chút tiền của cô đã đầu tư cổ phiếu, cho dù lấy hết ra thì cũng không đủ, không biết nhà Hứa Bân có chịu bỏ ra thêm một chút không.
Buổi tối khi ăn cơm, Hy Lôi vẫn do dự không biết có nên nói ra hay không.
Bố chồng ăn cơm xong thì ngồi đọc báo, vô tình nói với mẹ chồng:
- Anh thấy trên báo nói gần đây thị trường cổ phiếu không ra sao cả! Cứ chia liên tục như thế này thì có khi tiền vốn cũng chẳng còn.
- Thế thì làm thế nào, tiền để trong ngân hàng chẳng được bao nhiêu lãi, vả lại em số may, hai năm nay cổ phiếu mà em mua chẳng có cái nào giảm cả.
- Giảm thành xu thế chung rồi, không giảm chỉ là tạm thời thôi.
- Hay là rút tiền ra, mua căn nhà, nhà sau này sẽ lên giá. Hơn nữa anh nghĩ, lúc nào đó đón bố mẹ lên, nhà ở đây cũng không đủ sống, hay là mua cho vợ chồng Hứa Bân một căn nhà phòng khi cần dùng.
Mẹ chồng vừa nghe nói vậy đã lập tức phản đối:
- Mua nhà để đầu tư thì em không có ý kiến, nhưng còn đón bố mẹ anh lên thì đừng có mơ! Em không sống với họ đâu.
Bố chồng cũng chỉ nói thế để thăm dò, nay thấy bà phản ứng kịch liệt như thế thì lại nói:
- Được rồi, ăn cơm đi, coi như anh chưa nói gì.
Hy Lôi lúc này mới thận trọng nói:
- Bố, nếu muốn mua nhà thì hay là mua ở cơ quan con, 1m2chưa tới 2000 tệ, rất rẻ, nếu nhà ở cùng khu vực đó phải hơn 3000 cơ.
Mẹ chồng vừa nghe nói thế, mắt đã sáng lên:
- Sao không nói sớm! Ở chỗ nào, có những kiểu nhà ra sao?
Hứa Bân cũng rất có hứng thú, hỏi hết chuyện này đến chuyện khác.
Hy Lôi bèn kể về tình hình mà Tổng biên tập vừa công bố lúc sáng và tình hình nhà đất mà mình được biết ọi người nghe, cả nhà đều cảm thấy rất được, có thể suy nghĩ, đều thống nhất là bảo Hy Lôi cứ đăng ký một căn.
Mẹ chồng khảng khái nói:
- Tiền thì không phải lo, theo như giá mà con nói thì nhà mình có thể trả được hết, không lo.
Hy Lôi lúc này mới yên tâm. Buổi tối nằm trên giường, tâm trạng cô vô cùng thoải mái, dường như sắp được vào ở nhà mới đến nơi, bèn mơ mộng:
- Nghe nói nhà đó đã làm trần rồi, chỉ cần trang trí lại một chút là bọn mình có thể được ở nhà mới rồi, sống thế giới chỉ có hai chúng ta rồi.
- Xem em tưởng bở kìa.
5.
Ngày giao nhà đang đến gần, vì là nhà nội bộ của cơ quan, không thể trả góp, nên ngày nào Tiểu Lộc cũng vô cùng bận rộn, vay mượn khắp nơi, cứ tới giờ cơm trưa là lại thấy Tiểu Lộc gọi điện thoại cho bạn học cũ, họ hàng gần xa, thậm chí cả những người bạn mới quen trên mạng:
- Cậu có tiền thừa không, cho tớ vay một chút. Mua nhà mà! Trả cậu nhanh thôi. Rốt cuộc là cậu có hay không?
- OK! - Tiểu Lộc cúp điện thoại rồi ngồi xuống.
- Đủ tiền rồi à.
- Không vấn đề gì nữa, tớ để dành được bốn, năm vạn, mẹ tớ cho năm vạn, không cần trả, một ông anh họ cho vay ba vạn, chồng tớ cũng vay của bạn bè một ít, tương đối rồi. Mẹ anh ấy thì không ột xu. Tức chết lên được. Bà ấy nói đã nuôi con trai thành người, hoàn thành nhiệm vụ, hết trách nhiệm rồi, bây giờ là lúc bà ấy hưởng thụ. Bà ấy có tiền chỉ để hưởng thụ thôi, nói năm nay sẽ đi du lịch châu Âu 10 ngày.
- Được rồi, đừng giận nữa, dù sao cũng giải quyết xong rồi.
- Cậu thì sao?
- Nhà anh ấy đồng ý bỏ tiền ra, tớ không phải lo nữa.
Tiểu Lộc vừa nghe thấy thế đã chép miệng:
- Còn nói nhà người ta không tốt, thấy chưa, cậu chẳng phải lo lắng gì, sướng biết bao. - Hy Lôi nghĩ lại cũng thấy đúng.
Buổi tối trên bàn ăn, nói tới chuyện hôm sau sẽ giao nhà, mẹ chồng nói:
- Tiền mẹ chuẩn bị xong xuôi rồi, sáng sớm mai cùng đi ngân hàng rút!
Ăn cơm xong, Hy Lôi vui vẻ đi rửa bát.
Bố mẹ chồng đã ra ngoài nói chuyện với Hứa Bân.
Một lát sau mẹ chồng bước vào, lục tìm cái gì đó trong tủ lạnh, rồi lại ngó vào giỏ thức ăn, giả vờ như rất bình thường, cuối cùng thu hết dũng khí để hỏi:
- Nhà ở cơ quan con mua rồi thì ghi tên ai?
Hy Lôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều, trả lời luôn:
- Con ạ.
- Không thể viết tên Hứa Bân à?
- Không ạ, đây là nhà bán trong nội bộ cơ quan, chỉ có thể ghi tên của nhân viên cơ quan thôi, có phải nhà thị trường đâu.
- À.
Mẹ chồng hỏi xong lại đi ra ngoài.
- Mẹ nói câu này con đừng giận nhé, mẹ chỉ nói nếu thôi, nếu con với Hứa Bân không ở được với nhau, phải ly hôn, thì căn nhà đó là của ai?
- Cái này chắc là tài sản chung, mẹ hỏi Hứa Bân xem, anh ấy học luật mà. Vả lại đang sống yên lành thế này, sao tự nhiên lại ly hôn!
Mẹ chồng lại ra ngoài rồi không thấy quay vào nữa.
Buổi tối khi đã đi ngủ, Hy Lôi thấy lo lắng bèn hỏi Hứa Bân:
- Mẹ anh vừa nãy hỏi em, nhà đứng tên ai, ly hôn thì là của ai là có ý gì? Sợ em ly hôn với anh để nuốt chửng cái nhà à? Bà ấy có phải hối hận rồi, không muốn bỏ tiền ra nữa không?
- Người già mà, nghĩ nhiều, vất vả kiếm tiền nên hỏi thế thôi.
Buổi sáng ngủ dậy, mẹ chồng không hề dậy sớm như mọi khi. Hy Lôi bảo Hứa Bân vào giục bà, Hứa Bân bước vào một lát rồi đi ra nói, mẹ không khỏe, để lát nữa bà đi rút tiền rồi mang thẳng tới cơ quan cô. Hy Lôi thấy nói thế thì cũng không nghĩ ngợi gì, vội vàng đi làm.
Ở cơ quan chờ mãi, đã hơn 10 giờ mà không thấy mẹ chồng mang tiền đến. Hy Lôi hơi sốt ruột, bèn gọi điện cho Hứa Bân, Hứa Bân nói là để anh hỏi xem sao. Chỉ hỏi một câu mà hơn nửa tiếng sau không thấy gọi điện thoại lại. Hy Lôi lại gọi điện thoại cho Hứa Bân, Hứa Bân ấp úng:
- Mẹ anh nói tiền còn mắc trong cổ phiếu, bây giờ mà rút ra thì tổn thất nhiều lắm.
Hy Lôi nghe vậy càng ruốt ruột hơn:
- Thế là có ý gì, chẳng phải đã hứa rồi sao, lúc trước mẹ anh nói gì? Không chịu cho thì nói rõ ra, sao ban đầu còn hứa với em!
- Có phải là không đồng ý cho đâu, tại bị kẹt trong cổ phiếu mà! - Hứa Bân vẫn biện giải ẹ mình.
- Thế còn ba vạn của em đâu, lấy ra cho em, em đi vay thêm, không cần nhà anh nữa, được chưa?
- Chỗ đó đủ làm sao được, em định đi đâu vay, trả thế nào? Anh không muốn mang nợ vào người đâu. Anh không trả nợ cho em đâu!
- Hứa Bân, anh là đồ khốn nạn! - Cúp điện thoại, Hy Lôi nằm bò ra bàn, giận tới mức ứa nước mắt. Các đồng nghiệp thấy Hy Lôi vốn thường ngày hòa nhã, dễ tính, nay lại chửi người khác thì ai cũng lựa lời an ủi.
Hy Lôi không muốn thể hiện sự yếu đuối của mình trước mặt mọi người, không muốn để người khác nhìn thấy cuộc hôn nhân đã thủng lỗ chỗ của mình, đành phải lấy lại tinh thần, nhẹ nhàng nói:
- Không sao đâu!
Chuyện mua nhà đã thất bại vào phút cuối cùng quan trọng nhất, về tới nhà, mẹ chồng cũng không nói lấy nửa chữ về việc này, cứ như thế chưa bao giờ đồng ý, cũng chưa bao giờ hối hận. Mối quan hệ giữa Hy Lôi với mẹ chồng rơi vào một vòng tròn kỳ quái, dường như ở giữa cách một cánh cửa, nhưng không ai chịu mở ra, không khí ở nhà cứ buồn bã, tù túng.
Mối quan hệ với Hứa Bân cũng trở nên khó chịu, buổi tối bước vào phòng, vừa nhìn thấy Hứa Bân, cô đã thấy một nỗi tức giận vô cớ, cô thấy buồn, muốn nổi giận với anh, nhưng rồi lại chỉ rơi nước mắt. Hứa Bân đã bực mình lắm rồi, thấy Hy Lôi khóc, anh lại chế giễu:
- Bệnh trầm cảm lại tái phát à?
Không lâu sau, cơ quan bố chồng cũng bán nhà nội bộ, mẹ chồng bỏ ra một khoản tiền thanh toán hết một lần, giá nhà đắt hơn 200 tệ so với giá bán ở cơ quan Hy Lôi. Không ai nói với Hy Lôi chuyện này, khi họ cầm sơ đồ nhà để nghiên cứu, cũng không ai hỏi ý kiến Hy Lôi, giây phút đó, cuối cùng cô cũng hiểu ra, mình dù sao cũng chỉ là một người ngoài.
Buổi tối, Hy Lôi dậy uống nước, đi qua phòng khách, thấy đèn trong phòng bố mẹ chồng vẫn sáng, bên trong vang lên tiếng nói chuyện. Hy Lôi nổi tính tò mò, bèn rón rén chân, ghé tai nghe vài câu, cuối cùng cô cũng hiểu nguyên nhân vì sao mẹ chồng không chịu bỏ tiền ra mua nhà cho cô.
- Đắt thì đắt một chút! Còn hơn là mua cho nó, nhỡ ly hôn thì mười mấy vạn tệ của nhà mình phải chia cho người ta một nửa. Hừ, cái này thì em hiểu chứ. - Giọng của mẹ chồng.
- Em thật là, nhà mình rồi sổ tiết kiệm đều là tên em, ai em cũng đề phòng. - Giọng của bố chồng.
- Ngủ đi, ngủ đi.
Về phòng, Hứa Bân đã ngủ say. Cô tắt đèn, cảm giác đau đớn thắt nghẹn tim. Cô nghĩ thầm, lúc nào đó cô tìm một lý do hợp lý để đòi ba vạn tệ của mình về mới được, mẹ chồng nói đúng, ai cũng phải đề phòng.à tên em, ai em cũng đề phòng. - Giọng của bố chồng.
- Ngủ đi, ngủ đi.
Về phòng, Hứa Bân đã ngủ say. Cô tắt đèn, cảm giác đau đớn thắt nghẹn tim. Cô nghĩ thầm, lúc nào đó cô tìm một lý do hợp lý để đòi ba vạn tệ của mình về mới được, mẹ chồng nói đúng, ai cũng phải đề phòng.