Các bạn truy cập vào HIM18.COM để đọc truyện MỚI nha. Mong các bạn ủng hộ website mới này!
Tôi đang định phản đối thì bên ngoài cổng chợt có tiếng phanh xe. Sợ bà ngoại Thanh Lâm quay về nên tôi vội vàng kéo Đường Triệu trốn vào trong rừng trúc. Tiếng giày cao gót vang lên mỗi lúc một gần, còn cả tiếng trò chuyện, hình như là có hai người. Tôi không kiềm chế nổi bèn thò đầu ra xem, chỉ thấy Thanh Lâm dịu dàng tựa vào lòng một người đàn ông đi từ đó lại, bước chân của cô ấy cũng cỏ vẻ như đang nhũn ra giống tôi khi nãy, chỉ có điều tôi là vì sợ hãi, còn Thanh Lâm vì say đắm trong tình yêu. Tôi nhìn người đàn ông đó, ánh mắt chết trân tại chỗ sau khi nhìn rõ mặt- Vân Phong.
Một đêm trằn trọc khó ngủ, tôi còn giở bức ảnh đó ra xem đi xem lại, những lời nói của Thanh Lâm hệt như bóng ma không sao xua đi nổi, luôn quanh quẩn bên tai. Con gái luôn như vậy, nói một đằng nghĩ một nẻo.
Hồi tưởng lại ban nãy khi Thanh Lâm nói xong câu đó, ngoài tiếng dòng điện rè rè chạy trong điện thoại ra, tôi còn gần như nghe thấy tiếng thở dài khe khẽ của nó? Thanh Lâm, Vân Phong, tôi... Giữa chúng tôi càng ngày càng xa cách, cái khoảng cách giữa chúng tôi mỗi lúc một lớn hơn. Hoặc là nói tôi càng ngày càng xa bọn họ. Nghĩ ngợi cả đêm đến nỗi đầu đau nhức, hai tay tôi ấn chặt huyệt thái dương, ngầm đưa ra quyết định, chờ đến khi việc này kết thúc, mình với Vân Phong sẽ không còn xa cách như vậy nữa.
Khi ăn sáng thấy vẻ mệt mỏi trên mặt tôi, bà nội nhắc lại chuyện cũ, bảo tôi đóng cửa hiệu xường xám lại. Nhìn bà lo lắng, thêm vào đó thời gian gần đây tôi cũng không thể tập trung, nếu muốn lo liệu tốt cho cửa hàng cũng lực bất tòng tâm, nên đồng ý với bà.
Từ đó đén khi hết hạn thuê nhà vẫn còn ba tháng, may mà tiền thuê cũng không cao lắm. Thực ra như vậy cũng tốt, vừa hay tôi có đủ thời gian để cùng Đường Triêu nghiến cứu những chuyện lên quan đến tấm kỳ bào đó.
Cả đêm không ngủ được, vừa sáng tôi đãng mang đôi mắt thâm quầng đến gặp Đường Triêu.
Khi tôi đến anh ta đang mang quả cầu thủy tinh ra đặt trên bàn. Trong khi cửa hiệu còn có một người đàn ông đứng tuổi, hai tay trống nhạnh đứng nhìn Đường Triêu với vẻ cực kỳ giận dữ. Khi đến gần mới nhận ra đó chính là người đã trông hàng giúp Đường Triêu khi tôi đi Lệ Giang.
Thấy tôi vào Đường Triêu bèn gật đầu, sau đó quay lại tiếp tục nhìn ông già đó với vẻ nghiếm túc: "Sư phụ, người nhất định phải giúp con".
"Con!". Hóa ra là sư phụ của Đường Triêu. Nhưng lần trước ông ấy... Ông già quay sang nhìn tôi, trong mắt là vẻ chán ghét. Sự căm ghét đó khiến những điều tôi định nói ra bị ép trôi ngược vào trong bụng, tôi không đời nào tự chuốc lấy sự bẽ bang khi bắt chuyện với người không thích mình.
Còn Đường Triêu cũng không giới thiệu hai người chúng tôi với nhau, xem ra nguyên nhân khiến họ căng thẳng chính là tôi.
"Sư phụ, người nhất định phải giúp con!". Đường Triêu nhìn su phụ bằng một ánh mắt cực kỳ kiên định, lặp lại một cách cố chấp.
Sư phụ anh ta ra sức lắc đầu, bộ dạng trông đầy cay đắng, một lúc sau mới hắng giọng nặng nề, nói với vẻ bất lức, không hề cam tâm tình nguyện, tựa như bất đắc dĩ phải thỏa hiệp:
"Được rồi, chờ đến lúc các con điều tra được kỹ lưỡng hơn một chút thì ra đương nhiên sẽ giúp. Tuy nhiên bây giờ chưa phải lúc". Nói xong ông ta liền khoát tay rồi bỏ đi.
Nhìn theo bóng ông già, Đường Triêu mỉm cười với tôi:
"Sư phụ tôi khó tính như vậy đấy, dù ông ấy đã dạy tôi những chuyện liên quan đến phương diện siêu nhiên, song từ trước đến nay chưa từng cho phép tôi nhúng tay vào bất chứ việc gì. Ông bảo tiếp xúc với những chuyện kiểu này không tốt, sẽ thay đổi số mệnh của mình cái gì gì đó".
"Sư phụ anh chỉ quan tâm đến anh thôi mà".
"Con người ông ấy như vậy đấy. Con người tôi năng lực có hạn, thế nên có rất nhiều việc phải nhờ đến sự giúp đỡ của sư phụ. Hiện giờ ông ấy rửa tay gác kiếm rồi, nên khi gặp những chuyện, những người liên quan đến điều thần bí luôn tỏ ra chán ghét". Đường Triêu đưa cho tôi một cốc trà mát. Khi đang nói câu này thỉnh thoảng anh ta ngập ngừng, tôi đoán chừng nguyên nhân khiến cho sư phụ của Đường Triêu tức giận không chỉ là vì anh ra tiếp xúc với những chuyện này, mà phần lớn là có liên quan đến tôi. Đột nhiên nhớ ra lần thứ hai đến chơi nhà Vân Phong, vẻ mặt của mẹ anh ấy khi nhìn thấy tôi hình như cũng là vẻ chán ghét này...
Tuy nhiên tôi và Đường Triêu chỉ là bạn bè bình thường, sự lo lắng của sư phụ Đường Triêu có vẻ hơi đi xa quá. Cũng không muốn nghĩ ngợi thêm nữa, tôi cố làm ra vẻ thoài mãi:
"Vậy hồi đầu vì sao ông ấy lại dạy cho anh?".
"Ha ha, sư phụ nhàn rỗi ở nhà, tính cách lại hơi cổ quái, không hợp với hầu hết mọi người, trong một lần ngẫu nhiên trò chuyện với tôi ông thấy hộ duyên, thế là thường xuyên đến đây uống trà, nói chuyện phiếm, câu chuyện cũng không ngoài đồ cổ, nên ông thường giảng cho tôi về phương diện đó. Ông thấy của hàng thường vắng khách, nên tôi có thời gian để dành cho ông, một hai lần rồi vô hình trung đã dạy không ít điều. Cuối cùng ông nhận ra tôi rất hứng thú với lĩnh vực này, trái lại không muốn dạy nữa, nên mới thành ra tình trạng hiện giờ. Sau khi sư mẫu qua đời, sư phụ càng không để ý đén những chuyện liên quan nữa".
"À".
"Phải rồi, Tần Tịnh là ai? Cô đã hỏi được chưa?"
"Đó là bà mợ của Thanh Lâm, đã chết vì băng huyết khi sinh còn. Riêng về điểm này thì trùng hợp với điều mà thiếu phụ họ Lạc kia đã nói với tôi trong lần gặp đầu tiên".
Đường Triêu nghĩ ngợi hồi lâu rồi hỏi: "Vậy thì có liên quan gì đến tấm kỳ bào kia?".
"Điều này thì tôi không rõ. Tôi cũng không nhắc đến chuyên liên quan đến xường xám với Thanh Lâm, nếu nhắc đến thì sẽ phải kể ra một đống khúc mắc, không chủ khiến cô ấy sợ chết khiếp mà cũng chẳng giúp gì được chúng ta".
Đường Triêu lại ngẫm nghĩ: "Chunga ta vẫn phải đến nhà họ Hà một lần nữa. Nếu như Tần Tịnh chính là thiếu phụ họ Lạc, thì chắc có rất nhiều chuyện trong đó, chỉ e khi điều tra ra rồi sẽ cảng thấy phức tạp hơn. Lẽ nào hiện giờ trong nhà họ Hà không có ai biết chuyện xảy ra khi đó? Cô xem, là nhà họ có cố tình giấu giếm hay là không rõ thật?". Đường Triêu tựa đầu vào tường chìm trong suy nghĩ.
"Tôi không rõ là bà ngoại Thanh Lâm có biết hay không, tuy nhiên nếu trực tiếp đến tìm bà thì hơi đường đột. Thanh Lâm thì là một người không giấu được chuyện gì, nếu biết thì đã nói ngay rồi. Còn mẹ Thanh Lâm, hình như vui thú của co ấy chỉ có mấy luống hoa trong nhà kính, nếu như có biết, thì có ngồi cả ngày cũng không nói một câu, muốn hỏi không dễ chút nào đâu. À phải rồi, còn có vú Hà nữa. Nghe Thanh Lâm nói vú ấy mười tuổi đã đến làm cho nhà họ Hà rồi, cũng hơn năm mươi năm rồi còn gì, chắc chắn là biết".
Khi chúng tôi đến nhà Thanh Lâm, vừa vặn có mình vù Hà ở nhà.
Nghe tôi ấp úng giải thích nguyên nhân đến đó, vú Hà trợn tròn mắt kêu lên:
"Hả! Sao cô lại hỏi đến thiếu phu nhân thế? Thảo nào hôm qua tôi thấy cô cậu có vẻ lúng tung. Lý tiểu thứ, sao cô có thể lại tự ý đi lung tung trong nhà người ta như vậy?".
"Vú Hà, không phải cháu cố ý đâu. Hôm sinh nhật mẹ Thanh Lâm, cháu có nhìn thấy một bóng người trong rừng trúc, từ đó dến nay không yên ổn chút nào. Sau này có người nói cháu mới biết cháu đã gặp phải thứ gì đó không được sạch sẽ, cuối cùng thì phát hiện ra mọi việc đều xuất phát từ nhà họ Hà. Hôm qua cháu nhậ ra người xuất hiện trong giấc mơ của cháu chính là thiếu phu nhân được thờ trong linh đường của nhà ta. Thế nên cháu muốn hỏi vú một chú, để sau này có thể sống yên ổn hơn. Em trai cháu chết một cách rất lạ lùng, chính là bởi cháu vướng vào những chuyện này...". Tôi ghép nguồn cơn của mọi chuyện vào nhà họ Hà một cách thuận lợi, những người có tuổi vốn ít nhiều kiêng kỵ nhưng cũng dễ mềm lòng trước những chuyện này. Nếu như nhà họ Hà đã từng xảy ra chuyện gì đó, thì khi nghe nghe tôi nhắc tới chắc vú sẽ nói ra.
Quả nhiên sau khi nghe tôi nói mắt vú Hà càng mở to hơn, miệng tròn xoe hình chữ O, mặt đầy vẻ ngạc nhiên:
"Sao? Có chuyện như vậy à? Hồi thiếu phu nhân mới qua đời, trong nhà cũng thường xuyên bị quấy rầy, sau này phải mời một tiên sinh đến siêu độ, sau đó còn niêm phong tất cả quần áo của thiếu phu nhân lại, cũng yên ổn được mấy chục năm, sao bây giờ lại có chuyện này? Đã nhiều năm như vậy rồi, những oán hận gì đó vẫn còn hay sao?".
"Áo quần? Vú có biết là những áo quần gì không?". Tôi rất muốn hỏi thẳng xem có phải là xường xám hay không, nhưng sợ lộ liễu quá sẽ khiến vú ấy nghi ngờ, đành hỏi từ từ từng bước một,
"Nhiều lắm, tôi cũng không biết, khi đó tôi mới mười tám tuổi. Hơn bốn chục năm rồi còn gì, tôi không thể nào nhớ rõ được", vú Hà chau mày nghĩ ngợi, vừa nói vừa lắc đầu, trông bộ dạng không giống như đang nói dối.
"Vậy thì thiếu phu nhân đã chết như thế nào ạ?". Tôi hỏi hết sức cẩn trọng, sợ vú sẽ không vui.
"Khi sinh con. Thực ra một năm sau khi cưới mợ ấy, thiếu gia đã qua đời. Mợ vốn là người Nam Kinh, người nhà bên đó cũng không chào đón mợ ấy, nên sau khi thiếu gia qua đời, mợ ấy không muốn về nhà mẹ, vẫn ở lại nhà họ Hà, lão gia cũng thương mợ ấy lắm. Nào ngờ mợ ấu sướng mà không biết đường sướng chưa đầy nửa năm sau khi chồng chết đã qua lại với người khác, mất mặt nhất là còn mang cái bụng chửa về nhà, sống chết không chịu bỏ đi. Lão gia vốn từ tâm thấy mợ ấy đáng thương, nên cũng không đuổi đi. Khi mợ ấy sinh, thậm chí gia đình còn nói dối là giống nòi của thiếu gia để lại, cũng mau mà khi thiếu gia qua đời lão gia giấu kín, ngoài những người thân thích trong họ tộc ra thì không ai biết cả. Được sống trong một gia đình như vậy vốn là phúc phận của mợ ấy, song mợ ấu phận mỏng, ân huệ lớn như vậy, cũng không mang nổi, trước khi đứa trẻ ra đời, mợ ấy tỏ ra hết sức lạ lùng, hành vi cứ bất thường, cuối cùng bị băng huyết khi sinh và chết. Mấy ngày sau đứa trẻ đó cũng đi theo mẹ".
Vú Hà kể một lèo tất cả những gì mình biết ra, khi nói cũng không né tránh bất cứ điều gì, xem chừng là do họ Hà không cảm thấy có lỗi chút nào với thiếu phu nhân Tần Tịnh, thế nên mới có thể nhìn thẳng vào quá khứ không chút e dè như vậy.
"Đứa bé đó là của ai?". Đây là điểm mấu chốt, nếu như có thể truy ra được, thì việc giải quyết tất cả mọi chuyện chắc sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Vú Hà lắc đầu: "Không biết, sống chết mợ ấy cũng không chịu nói ra".
"Hóa ra là như vậy!". Nghe nói, tôi không khỏi hơi thất vọng, vú Hà đã chịu kể chi tiết đến vậy chắc cũng có lý gì để giấu đi một việc này. Tôi đành nói: "Vú Hà, vú đừng nói với bà ngoại Thanh Lâm những chuyện chúng ta nói ngày hôm nay nhé, cháu không muốn bà phải lo lắng".
"Tôi biết rồi, bình thường cụ cũng không muốn nhắc đến những chuyện liên quan đến lão gia và thiếu gia... Những thứ tôi biết cũng chỉ có như vậy thôi, không biết có thể giúp được vô bao nhiêu.. Vú Hà định nói gì nữa lại thôi, tôi nhớ Thanh Lâm nói từ nhỏ bà ngoại nó đã bị đưa ra sống ở nước ngoài, vậy nên chắc trong lòng bà cũng ít nhiều không thoải mái với bố và anh trai mình.
"Vú Hà, cháu muốn được vào linh đường xem thêm một lần nữa". Tôi nghĩ vú đã chấp nhận kể mọi chuyện ra thì chắc yêu cầu này cũng không thành vấn đề.
Quả nhiên vú Hà vui vẻ nhận lời: "Được, cô đi đi, chỉ cần đừng có tùy tiện chạm vào những đồ đạc bên trong đó là được. Còn nữa, mau chóng lên một chút, lão phu nhân về biết chuyện sẽ không hay đâu".
"Vú yên tâm, cháu sẽ nhanh thôi. Khi nào xong cháu sẽ về luôn, không quay vào đây nữa!".
Mặt trời đã sắp lăn xuống đằng tâu, hai đứa chai nhỏ của vú Hà là Tiểu Minh, Tiểu Hạo đang chơi ngay cạnh hòn non bộ. Thấy chúng tôi đi vào trong linh đường, Tiểu Hạo liền gọi tôi: "Chị Tiểu Ảnh, không vào đấy được đâu, bên trong đó đáng sợ lắm! Người lớn bảo có ma trong đó".
Tôi mỉm cười, vỗ vỗ lên vai thằng bé: "Trẻ con đừng nói linh tinh, trên thế giới này làm gì có ma".
"Em nói thật đấy, chị Tiểu Ảnh, từ sau lần bọn em vào đó mở chiếc hòm ra, cứ đến buổi tối là lại nghe thấy tiếng người khóc bên trong đó. Lần trước...".
Tiểu Hạo còn định nói gì nữa, song bị Tiểu Minh lên giật giật tay áo, nên dừng lại không nói tiếp.
"Chiếc hòm nào?". Đường Triêu ngồi xuống kéo Tiểu Hạo ngồi lên chân mình. Khuôn mặt Tiểu Hạo lập tức đỏ bưng lên, miệng mím chặt, lắc đầu.
"Tiểu Hạo, nói cho chị biết đi. Nếu không chị sẽ mách bà là bọn em lại trêu chọc chị đấy!". Tôi cũng ngồi xuống đón Tiểu Hạo ngồi sang chân mình rồi dỗ dành thằng bé:
"Còn nữa, chị hứa sau khi em nói với chị xong chị sẽ không kể với bất cứ người nào đâu".
"Không được nói, ba người bọn em đã ngoắc tay rồi, ai nói người ấy là con chó", Tiểu Hạo bướng bỉnh lắc đầu.
"Hiện giờ chị đang gặp khó khăn rất lớn, cần em giúp, em có giúp chị không?".
"Ừm, có giúp! Tiểu Hạo nhất định sẽ giúp chị". Thật không hổ là bà cháu, tính tình thằng bé giống hệt vú Hà.
"Vậy thì nói cho chị biết đã xảy ra chuyện gì được không?".
"Việc này...". Tiểu Hạo quay đầu nhìn Tiểu Minh, Tiểu Min gật gật đầu:
"Nói với chị Tiểu Ảnh cũng được. Chị ấy đã bảo sẽ không nói với ai đâu mà".
"Lần trước bọn em được nghỉ hè, Doanh Doanh cũng đến đây chơi, thế là ba đứa chơi trò trốn tìm. Đến khi Doanh Doanh phải bịt mắt, để dọa cho Doanh Doanh sợ em với anh Minh đã trốn vào trong linh đường. Bọn em phát hiện trên bục có một chiếc hòm lớn, nên định trốn hẳn vào bên trong để Doanh Doanh không thể nào tìm thấy được. Sau đó, bọn em mở chiếc hòm ra, song bên trong đầy đầy quần áo, chiếc trên cùng trông rất đẹp! Có cả ngọc trai cơ. Khi đó Doanh Doanh cũng đã vào trong đấy, ba đứa bọn em trah nhau xem chiếc áo đó, cuối cùng không cẩn thận làm nó rách. Bọn em sợ bị bà mắng nên lẳng lặng cất chiếc áo vào đó rồi về nhà".
Hóa ra chiếc áo là do bọn trẻ làm rách, vì thế nên thiếu phụ họ Lạc mới tìm đến tôi nhờ khâu lại ư? Nhưng vì sao cô ta lại tìm đến tôi? Việc này thì có can hệ gì đến tôi?
"Sao này thì sao?".
"Mấy ngày sau, một buổi tối em với anh Minh lại đến đây chơi, liền nghe thấy có tiếng khóc hu hu trong đó... Bọn em cũng không dám nói với bà, sợ bà phát hiện chiếc áo bị rách sẽ đánh đòn. Chị Tiểu Ảnh, chị đừng vào đó". Nói xong, Tiểu Hạo còn không quên dặn dò tôi.
"Chị là người lớn rồi, không sợ đâu! Các em chơi tiếp đi nhé!", tôi vỗ vỗ lên đầu Tiểu Hạo cười nói.
Vì trời cũng đã chạng vạng lên trong linh đường còn âm u hơn ngày hôm qua mấy phần.
Mặt trời dần lặn xuống đằng tây, thỉnh thoảng lại khuất trong những đám mây, cả gian linh đường thoắt sáng thoắt tối, bức di ảnh của Tần Tịnh bên trong cũng thoắt sáng thoắt tối theo.
Gió từ bức tường phía tây thổi tới khiến những ngọn nến trong linh đường chập chờn nhảu múa, mang một vẻ ảm đạm khác thường. Cánh cửa đang mở đột nhiên kêu lên cót két rồi từ từ đóng lại. Chiếc then cửa vẫn không ngừng rung lên vì gió mạnh, liên tục gõ vào khung cửa phát ra những tiếng cạch cạch ghê người.
Đường Triêu bật chiếc đèn pin mang theo trong người lên, linh đường đột nhiên sáng hẳn ra. Những tấm trướng viếng tang không ngừng lay động vì gió thôi, thỉnh thoảng quệt qua vai tôi sau đó đậu lại, gây nên cảm giác lạnh lẽo sởn da gà.
Chúng tôi đi đến trước bệ thờ, phát hiện ra bên dưới chiếc bàn quả nhiên có một chiếc hòm sơn đen khá lớn, khóa hòm đã phủ một lớp han gỉ, nếu không nhìn kỹ sẽ không thấy những hình thoi chạm rỗng. Bên cạnh khóa hòm có dán một tờ giấy đã bạc màu, Đường Triêu ghé sát đèn pin vào đó, tôi nhìn thấy trên tờ giấy màu hồng nhạt, giống như những nét chữ uống cong, nhìn một lúc hoa cả mắt. Tôi khẽ hỏi: "Đây là bùa phải không?".
"Ừm, đã mấy chục năm rồi nên cũng bị phai mờ. Nó vốn là một tờ bùa nguyên vẹn nhưng vì bọn trẻ làm rách nên coi như đã giải niêm phong". Đường Triêu mở chiếc hòm ra, bên trong toàn là quần áo dủ sắc màu. Anh ta đưa tay ra định thò vào trong đó nhưng tôi ngăn lại:
"Những thứ này chẳng có gì đáng xem cả. Còn nữa, tôi đã nhận lời với ví Hà là chỉ nhìn qua thôi mà".
Đường Triêu rụt tay về rồi gật đầu với tôi.
Vì không tìm thấy manh mối gì trong chiếc hòm toàn quần áo đó, nên chúng tôi đóng nắp lại, tiếp tục nhìn xung quanh, cũng không thấy có bất kỳ dấu hiệu nào khác. Lúc đang định đ ra, chợt phát hiện một mảnh lục màu hồng thò ra khỏi hòm, trông hình dáng thì rõ là cái ống tay áo. Tôi nhẹ ngàng nâng nắp hòm lên định nhét nó vào trong, song mắt tình cơ trông thấy ở cửa tay có thêu một chữa "Tử" bằng chỉ màu đỏ như máu. Trông kiểu thêu này cực kỳ quen mắt nên tôi không thể không kéo chiếc áo ra nhìn cho kỹ.
Đó là một chiếc xường xám tay lỡ, trông kiểu dáng không khác lắm so với chiế xường xám "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" đó, nhưng màu sắc thì khác nhau.
Tôi lật tay áo ra xem lại, hóa ra đó là chứ "Lý"(13), vừa nãy tôi nhìn thấy phần bên dưới. Phía trên chữ dó có thêu một chùm hoa thạch lưu màu đỏ ối, nếu như cầm cả chiếc áo này lên xem thì chắc chắn sẽ khó thấy được chữ thêu trên đó.
"Lý!". Đây là chiếc áo do ông nội tôi may, tôi còn nhớ ông thường thích thêu lên sản phẩm của mình chữ "Lý", hoặc ở cửa tay, hoặc ở cổ áo, nếu như áo có màu nhạt ông sẽ thêu nó vào bên trong, nói đây là đặc trưng thương hiệu của ông. Tôi gấp chiếc áo nọn gàng rồi nhét và trong túi mình, sau đó đóng nắp hòm lại.
"Chẳng phải cô bảo không chạm vào thứ gì sao?. Đường Triêu thấy tôi cầm tấm kỳ bào đó bèn chau mày hỏi.
"Đây là áo do ông nội tôi may".
Đường Triêu không nói gì nữa, chỉ nhìn lên tấm hình của thiếu phụ họ Lạc. Tôi cũng nhìn theo hướng mắt anh ta, không biết vì ánh nến hay vì thứ gì khác mà sắc mặt của cô ta càng trở lên u ám.
Đang nhìn mê mải, vai tôi đột nhiên nặng trĩu xuống, một hơi lạnh như băng xuyên thấu tận xương, quay đầu lại liền phát hiện ra thiếu phụ họ Lạc đang đứng ngay ở phía sai. Cô ta đang giật mãi tóc của mình, cả mái tóc bị giật rụng ra từng mảng, để lộ da dầu rớm máu. Tôi sợ tới mức quên phải kêu lên. Cô ta đứng yên không tiến, không lui, cũng không có hành động gì, chỉ nhìn tôi bằng ánh nhìn ảm đạn, khiến nỗi sợ dồn xuống cả đáy tim.
Đột nhiên một luồng sáng mạnh chiếu thẳng lên mặt cô ta, khuôn mặt đó bắt đầu méo mó, đau khổi co rúm lại thành một cuc, sau một tiếng rên tỉ, cô ta ngã xoài ra đấy rồi biến mấy không dấu vết.
"Nhanh lên, mau rời khỏi chỗ này!. Nghe tiếng Đường Triêu nhưng hai chân tôi đã mềm nhĩn như sợi bún. Đường Triêu không ngại ngần gì nữa, ôm lấy eo lưng rồi dìu tôi ra khỏi linh đường.
Gió lạnh thổi đến làm đầu óc tôi tỉnh táo được hơn một chút.
Khi đi qua rừng trúc Tương Phi, cảnh tượng mới rồi lại hiện lên trong đầu. Đường Triêu nhìn thấy mặt tôi như khúc gỗ, bèn tìm cách hướng sự chú ý sang chỗ khác.
"Nghe nói những vệt loang trên trúc Tương Phi đều do nước mắt Nga Hoàng và Nữ Anh(14) mà thành, tôi muốn nhìn kỹ xem có đúng thế không". Nói rồi anh ta bật chiếc đèn pin lên. Tôi thấy Đường Triêu nói vậy cũng thò đầu lại xem. Quả nhiên thân trúc đều có vệt loang, mỗi vệt đều giống hình giọt nước mắt.
"Quả nhiên là như vậy. Ha ha!", Đường Triêu thu đèn pin lại, chăm chú nhìn tôi trong ánh nắng cuối cùng sót lại của buổi chiều tà.
Tôi giả bộ như không thấy, cười nhàn nhạt rồi nói: "Bọn họ thức sự có thể chung chồng được sao?"
"Có lẽ họ cũng là buộc phải làm vậy thôi". Đường Triêu nghiêng đầu nói.
Tôi đang định phản đối thì bên ngoài cổng chợt có tiếng phanh xe. Sợ bà ngoại Thanh Lâm quay về nên tôi vội vàng kéo Đường Triệu trốn vào trong rừng trúc. Tiếng giày cao gót vang lên mỗi lúc một gần, còn cả tiếng trò chuyện, hình như là có hai người.
Tôi không kiềm chế nổi bèn thò đầu ra xem, chỉ thấy Thanh Lâm dịu dàng tựa vào lòng một người đàn ông đi từ đó lại, bước chân của cô ấy cũng cỏ vẻ như đang nhũn ra giống tôi khi nãy, chỉ có điều tôi là vì sợ hãi, còn Thanh Lâm vì say đắm trong tình yêu.
Tôi nhìn người đàn ông đó, ánh mắt chết trân tại chỗ sau khi nhìn rõ mặt- Vân Phong.
Trái tim tôi như bị ai đó bất ngờ đánh mạnh mà không báo trước, đau tới mức việc hít thở cũng thấy khó khăn.
Bàn tay tôi siết chặt lại trong vô thức, nhìn trối chết vào hai người mà tôi tin tưởng nhất.
Bọn họ đang ôm nhau, đi sát bên nhau trong dáng vẻ đầy ám muôi, đầy hòa hợp. Khi họ đến gần rừng trúc, Đường Triêu đã nhận ra sự khác thường của tôi, nhân khi họ còn chưa tới đõ đã kéo tôi ra khỏi đó và trốn vào sau hòn non bộ. Hai người đó đi xuyên qua rừng trúc, sau đó đi sát qua nơi tôi trốn, bất kể đường hẹp tới thế nào, bọn họ cũng vẫn không rời nhau ra.
Ánh mắt của tôi cũng di chuyển theo bước đi của họ. Khi đến bậc thềm, Thanh Lâm kiễng chân lên, dán đôi môi đỏ tươi của mình vào môi Vân Phong, nói bằng chất giọng mềm mại mà từ trước đến nay tôi chưa từng nghe thấy bao giờ: "Anh yêu, ngày mai gặp nhé!".
Thanh Lâm ôm Vân Phong, Vân Phong cũng ôm lấy Thanh Lâm, hai người bọn họ hôn nhau, động tác sao mà thành thục. Mỗi động tác ấy đều giống như một nắm đấm tích tụ sức lức toàn thân đập vào trái tim tôi, khiến tôi tôi đau đớn như sắp sửa vỡ tan ra, song tôi lại không cho phép bản thân có bất kỳ hành động nào. Tôi nhất thời không tìm được cách gì để ứng phó với một sự việc bất ngờ phát sinh như vậy, chỉ có thể sống chết nắm chặt bàn tay, nắm chặt tới mức các khớp xương đau nhói, móng tay cắm sâu vào lòng bàn tay nhưng lại không hề cảm thấy đau, cho tới khi có một đôi tay ấm áp và mềm mại nhẹ nhàng mở nắm tay siết chặt đó ra. Dường như tìm thấy nơi để trút hết, tôi bóp chặt bàn tay đó lại.
Trong đầu tôi toàn những tiếng lách tách của trái tim đang vỡ vụn.
Tôi nhìn theo Vân Phong mãi cho tới khi chiếc xe của anh tung bụi phóng vụt đi. Đường Triêu đỡ tôi đứng dậy sau hòn non bộ, khôn nói một lời mà chỉ khẽ tựa vai tôi vào người anh, giống như khi nãy Thanh Lâm tựa vào người Vân Phong vậy, chỉ có điều nó sung sướng hơn tôi nhiều.
Khi đó tôi mới thấy mười ngón tay mình dính dính, khi mở ra xem đã thấy máu loang trong lòng bàn tay. Lại nhìn sang hai tay Đường Triêu, trong lòng bàn tay anh ta cũng đã đầm đìa vết máu, máu vẫn tiếp tục rịn ra từ chỗ bị rách da.
Tôi thấy vô cùng hối hận, cất lời xin lỗi Đường Triêu, song trong giọng nói lại mạng theo một nỗi buồn thương khó lòng nhận thấy: "Xin lỗi anh!".
Đường Triêu rút tay về, kẽ cười: "Vết thương nhỏ thôi, không sai, tôi đưa cô về nhà nhé. Được không?".
Trên đường về nhà tôi không nói một lời, sợ rằng hễ mở miệng thì chất lỏng mằn mặn sẽ chảy ra từ một nơi nào đó trên cơ thể.
Bị tổn thương rồi, nhưng cuối cũng vẫn cười để giữ lại chút tự tôn nhỏ đến mức đáng thương của mình.
Phải rồi, so với tôi thì vết thương của Đường Triêu chỉ nhỏ xíu.
Còn trái tim tôi thì đã bị một con dao cùn cứa qua cứa lại, không biết rồi sẽ gây ra những vết thương vĩnh viễn không bao giờ khép miệng thế nào...
(13) Chữ Lý bên trên là bộ Mộc, dưới là bộ Tử, Tiểu Ảnh nhìn thấy phần bên dưới nên lúc đầu tưởng là chữ Tử.
(14) Hai chị em, cùng là vợ vua Thuấn. Khi vua Thuấn nhường ngôi, đi khắp thiên hạ giúp dân làm ruộng, đến bờ sông Tương thì ngã bệnh qua đời. Hai bà thương khóc chồng ròng rã 7 ngày 7 đêm, sau đó trầm mình xuống sông chết theo. Chỗ nước mắt rơi xuống mọc thành bụi trúc.
Tôi lộn tung buộc thư cất trong ngăn kéo, mở hết bức này đến bức khác, cuối cùng cũng tìm thấy đoạn này trong bức thư. Sao hồi đó tôi không thấy buồn nôn vì nó, mà lại còn vui sướng đến mức đó nhỉ? Người ta lấy tôi ra làm trò cười, còn tôi lại tưởng thật mà nâng niu như báu vật. Tôi xé tan chồng thư mang những lời ngọt ngào đường mật đó rồi ném tung qua cửa sổ, nhìn nó xõa ra thành những cánh bướm màu xám tro, bay lượn trong không trung rồi rơi xuống đất, trong phút chốc trái tim cũng giống tro tàn.
Tôi nằm trên giường đưa tay ra đập chiếc chuông gió, những chiếc chuông nhỏ chừng ngón tay cái phát ra những âm thanh trong trẻo vui tai. Giờ nó đã phai màu không ít, hồi đầu màu đỏ, giờ đây đã chuyển thành màu hồng nhàn nhạt.
Chiếc chuông gió này Thanh Lâm tặng tôi nhân dịp sinh nhật năm thứ hai đại học. Nó vốn là đứa tay chân vụng về. Năm đó đang có phong trào làm chuông gió tết bằng các dải lụa màu hoặc các con thú dễ thương. Tôi làm khá nhiều tặng cho bọn bạn cùng lớp, còn nhớ đã tặng Thanh Lâm một con thiên nga đang dang cánh như sắp bay lên, thậm chí còn đi ra cửa hàng bán đồ lưu niệm mua một con búp bê của Pháp, rồi lại cắt phăng chiếc khăn choàng bằng voan mà Vân Phong đã tặng tôi để may cho con búp bê đó một chiếc váy cô dâu, mặc vào trông đẹp không gì tả được.
Còn nhớ khi tặng Thanh Lâm món quà đó, cô ấy đã ôm lấy tôi hôn lia lịa, còn Vân Phong thì đứng một bên ghen tị nói rằng tôi không quý trọng món đồ mà anh ấy tặng tôi. Sau này, Thanh Lâm đã dành hẳn một tháng để làm chiếc chuông gió này tặng lại tôi, nói là đáp lễ. Thậm chí cô ấy còn dồn tâm huyết để làm thêm hai chiếc nữa giống hệt chiếc này, một cho Vân Phong, một chiếc nó giữ lại. Vân Phong và tôi cùng treo chiếc chuông gió này ở đầu giường, còn Thanh Lâm treo bên ngoài cửa sổ. Đột nhiên tôi nhớ ra hôm gọi điện cho Thanh Lâm trước khi đi Lệ Giang, thảo nào nghe tiếng chuông gió rõ như vậy, hóa ra khi đó Thanh Lâm đang ở chỗ Vân Phong.
Nghĩ đến đó tôi giận dữ đá phăng chiếc chuông gió, những quả chuông màu hồng lắc loạn lên, nghe âm điệu hỗn độn không ra giai điệu gì nữa. Lúc này tình bạn gắn bó keo sơn cũng đã giống như màu sắc của chiếc chuông, trải qua thời gian dài dằng dặc, đã phai màu đi không ít, hoặc là đã nát rữa, bốc mùi hôi thối. Nhớ lại cú điện thoại ngày hôm đó, tôi chợt thấy dạ dày lộn tùng phèo tới mức buồn nôn, thế là thò đầu ra ngoài giường nôn khan, ngoài dịch vị chua lòm thì không nôn ra được bất cứ thứ gì.
Tiếng chuông gió vẫn vang lên không ngừng, những âm thanh trong vắt đó lại có lúc khiến người ta cảm thấy bực bội trong lòng. Tôi ngồi thẳng dậy giật nó xuống, sợi dây buộc bị tôi giật đứt, những hạt ngọc thủy tinh theo nhau rơi tuột xuống sàn tạo nên những tiếng lách tách, lăn hết vào gầm giường và gầm giá sách, thoáng cái đã biến mất tăm. Tôi vứt nốt bộ khung của chiếc chuông xuống đất.
Nằm trên giường, tôi thở hổn hển một cách yếu ớt.
"Tiểu Ảnh, cháu ra ăn một chút cơm đi, hai ngày rồi cháu làm gì cứ nhốt mình trong phòng thế?".
Tiếng bà nội gọi bên ngoài, tôi vùi đầu vào trong gối, trong đầu phát ra tiếng ù ù, dần dần tất cả mọi âm thanh đều biến mất trong tiếng ù ù đó, không còn nghe thấy gì nữa.
Khó khăn lắm tôi mới bình tĩnh lại được, khi thò đầu ra đã không nghe thấy tiếng bà nội đâu nữa.
Lạ một điều là dù vậy nhưng tôi không hề khóc, hai ngày nay tôi không rơi một giọt nước mắt nào. Cứ tưởng khi ra khỏi nhà họ Hà chắc chắn sẽ khóc thầm, nhưng hóa ra tôi còn mạnh mẽ hơn tôi tưởng nhiều.
Nằm cạnh chiếc chuông gió trên sàn nhà còn có tầm kỳ bào màu phấn hồng tôi lấy trong linh đường của Tần Tịnh mang về. Đêm qua, tôi lại gặp cô ta. Tôi tắt hết đèn đóm trong phòng rồi bật ti vi sang kênh phim truyện, âm lượng cũng để mức rất nhỏ, tôi muốn được yên tĩnh, không muốn có bất cứ âm thanh nào. Mắt mở to cố gắng đọc dòng chữ phụ đề trên màn hình.
Đó là một bộ phim tình cảm kiểu opera xà phòng, ở đó nhân vật nam chính và nữ chính đang trong thời thanh xuân, vui mừng hớn hở hoặc khóc lóc thảm sầu một cách vô vị và vô đối. Tôi nhìn vào ti vi bằng ánh mắt trống rỗng cho tới lúc đôi mắt cay xè, song vẫn không thấy buồn ngủ một chút nào.
Nhân vật nam chính nói một câu cực kỳ buồn nôn, dòng chữ hiện lên trên màn hình khiến người ta lộn ruột: "Không có cô ấy, thế giới của tôi không có hoa tươi, không có màu sắc và hương vị...".
Cũng may mà tôi không bật tiếng, nếu không thì vẻ giả dối bên trong câu nói này sẽ được bộc lộ ra ngay.
Đột nhiên trong đầu tôi hiện lên một câu nói tương tự: "Nếu không có em, thế giới của anh sẽ không có âm thanh, không có ánh nắng mặt trời, anh chỉ có thể trốn trong một góc âm u nào đó nhấm nháp vết thương của mình cho tới cuối cuộc đời".
Tôi lộn tung buộc thư cất trong ngăn kéo, mở hết bức này đến bức khác, cuối cùng cũng tìm thấy đoạn này trong bức thư.
Sao hồi đó tôi không thấy buồn nôn vì nó, mà lại còn vui sướng đến mức đó nhỉ? Người ta lấy tôi ra làm trò cười, còn tôi lại tưởng thật mà nâng niu như báu vật. Tôi xé tan chồng thư mang những lời ngọt ngào đường mật đó rồi ném tung qua cửa sổ, nhìn nó xõa ra thành những cánh bướm màu xám tro, bay lượn trong không trung rồi rơi xuống đất, trong phút chốc trái tim cũng giống tro tàn.
Tôi đứng bên cửa sổ nhìn theo không biết bao lâu, đột nhiên luồng hơi lạnh ngắt phả vào gáy. Đã quen với sự xuất hiện liên tục của nó trong thời gian gần đây, tôi bình tĩnh quay đầu lại, vẫn là khuôn mặt quen thuộc khiến cho tôi sợ hãi không biết bao nhiêu lần đó. Cô ta thở ra những luồng hơi lạnh ngắt âm u thẳng đến trước mặt tôi.
Mười ngón tay cô ta nhọn hoắt, đỏ chót màu máu, còn cả đôi môi đẹp tuyệt không ngừng tỏa ra sự khát máu. Nhưng hôm nay cảnh tượng kinh hãi đó không gợi lên ở tôi một chút nào của sự hoảng sợ, tôi vẫn đứng yên nhìn thẳng vào mắt cô ta.
Trước sự ngẫn ngờ của tôi, sự do dự lóe lên trong đôi mắt cô ta, song bàn tay chỉ ngập ngừng một giây rồi vẫn quyết liệt đưa lên túm lấy cổ tôi, trong miệng là những tiếng rên nghe lờ mờ không rõ: "Trả...ta...".
Cô ta đến đòi tấm kỳ bào ư? Cổ tôi bị siết mỗi lúc một chặt hơn, khi vẫn còn giữ được sự tỉnh táo, bản năng sống vốn có trong con người khiến cho tôi giằng co để tự cứu mình trong vô thức. Tay tôi quờ vào chiếc túi nhỏ để ngay phía sau lưng, chạm phải một vật mềm mềm man mát, liền đưa ra trước mặt cô ta, nói từng chữ một: "Trả - cho – cô!".
Bàn tay đang siết cổ tôi đột ngột lơi ra, đồ vật màu hồng phấn ấy giống như một lời nguyền định thân, khiến cô ta đứng ngẩn ở đó, mãi lâu sau mới run rẩy đưa tay đón lấy tấm kỳ bào. Cô ta khẽ khàng vuốt ve chiếc áo, đây là lần đầu tiên tôi không nhìn thấy vẻ hung ác của cô ta. Cô ta lần tìm ống tay áo bên trái rồi trải phần vải có thêu chữ "Lý" lên lòng bàn tay mình, vuốt ve vào chữ đó.
Đó là chữ do ông nội tôi thêu, chữ "Lý" của ông hơi khác so với những chữ cái thông thường, kết cấu rất chặt chẽ, mỗi nét đều được kết nối với nhau, song vẫn khiến cho người khác nhìn rõ được là chữ gì. Thật ra cũng không phải bất cứ ai có thể nhận ra chữ đó, song vì ông là người thân gần gũi với tôi, nên tôi dễ dàng nhận ra hơn và đoán chắc rằng người khác nhìn thoáng qua cũng có thể biết ngay.
Mặt cô ta tràn ngập vẻ dịu dàng thùy mị. Đây là lần đầu tiên tôi trông thấy cô ta dịu dàng như vậy kể từ sau khi tôi biết cô ta không phải là người. Cô ta quỳ chân xuống, hai vai hơi run lên khe khẽ. Ánh trăng càng tỏ hơn, chiếu vào phòng qua cánh cửa sổ để rộng, khiến cho không gian sáng rõ, sáng tới mức tôi có thể nhìn thấy từng bông hoa nho nhỏ không màu đang nở trên mặt sàn khô khốc, là nước mắt ư?
"Mà hôm nay tiếng đàn xa tắp, sự chờ đợi của anh, em đâu biết bao giờ...". Tiếng nhạc chuông mang vẻ buồn thương vang lên nghe rõ mồn một trong đêm thanh vắng. Tôi mở mắt ra, phát hiện mình đang tựa vào bậu cửa sổ, hai chân đã tê dại. Tay dò dẫm bật đèn, thấy tấm kỳ bào đang nằm dưới đất, còn bên cạnh đó là những vệt nước trong suốt đang lấp lánh dưới ánh đèn.
Tôi sợ hễ nghe thấy giọng nói của Đường Triêu, sự kiên cường của mình sẽ vỡ tan như bong bóng nên không nhận cuộc gọi của anh ta mà chờ hết chuông rồi nhắn tin. Nhưng soạn tin trên bàn phím một hồi lâu, viết ra cả đống lời mình muốn nói, đến khi chuẩn bị gửi đi lại xóa hết, chỉ để lại đúng hai chữ: "Không sao!"
Sáng hôm sau, tôi dậy rất sớm, lấy từ trong tủ ra một chiếc váy dài bằng voan, sau đó buông xõa tóc, dùng máy làm xoăn giả uốn thành từng lọn. Tôi trang điểm một cách thành thục, cuối cùng tô thêm một chút sắc màu gợi cảm cho đôi môi nhợt nhạt của mình. Chừng một giờ sau, cô gái trong gương đã được tôi khoác lên mình một vẻ xinh đẹp duyên dáng nhưng không mất đi sự dịu dàng thuần khiết, sự dịu dàng đã lẩn khuất một chút quyến rũ. Nhào nặn thêm một bộ mặt tười cười, cũng tạm coi là xinh xắn yêu kiều, nhìn không chán mắt.
Tôi gọ điện cho Thanh Lâm: "Thanh Lâm, bọn mình ra Thượng Đảo uống cà phê đi?"
"Mình đang đi làm, hay là đợi đến chiều có được không?".
Máy bên kia vọng lại tiếng ngón tay gõ trên bàn phím, xem ra Thanh Lâm đang bận thật.
"Không được, mình rất ít khi chủ động rủ cậu đi chơi. Mỗi lần cậu gọi chẳng phải mình đều đi với cậu không một chút khó khăn hay sao?", tôi nhất quyết không buông tha, nói để Thanh Lâm chấp nhận đi bằng được. Thấy Thanh Lâm nũng nịu nhõng nhẽo đã nhiều lần, tôi tự nhiên cũng ảnh hưởng ít nhiều. Hóa ra mỗi người con gái đều có tài năng thiên bẩm về khía cạnh này.
"Được rồi, mình đi mình đi. Hiếm thấy Lý đại tiểu thư mời mọc bằng lời lẽ nhu mì như vậy".
"Phải rồi, cậu gọi điện cho Vân Phong giúp mình nhé, bảo anh ấy cũng ra đó luôn, cũng lâu rồi mình không gặp Vân Phong".
"À... việc này... được". Thanh Lâm ngập ngừng một chút, nghe giọng rõ ràng không thoải mái như trước kia, tuy nhiên vẫn nhận lời.
"Vậy nhé, không gặp không về!". Không chờ Thanh Lâm trả lời, tôi liền dập máy.
Tôi đến quán Thượng Đảo gần nơi Thanh Lâm làm việc từ sớm, khi ấy trong quán đang mở bài :Năm tháng đã qua" của Vương Phi. Giọng hát kỳ ảo rất hợp với giai điệu kỳ ảo. Đến khi hết album "Fashion show" của Vương Phi thì Thanh Lâm đẩy cửa bước vào.
Từ xa Thanh Lâm đã nhìn thấy tôi, đến khi vừa ngồi xuống nó đã nói liến thoắng: "Liếc mắt cái đã trông thấy cậu rồi, đây đúng là ma lực của mỹ nhân. Thật quá bắt mắt. Mắt mình bị nhức tới nỗi không mở ra được nữa đây này!".
Tôi không đáp lời, cười với nó một cách cực kỳ khiên cưỡng.
Song Thanh Lâm không nhận thấy sự khác thường ở tôi, hoặc có lẽ là giả bộ như không nhận ra. Ai mà biết được.
Ngồi một lúc Thanh Lâm ríu ra ríu rít kể cho tôi nghe những chuyện lặt vặt xảy ra ở công ty, còn tôi thì liên tục xoay xoay ly cà phê trong tay mình, nhìn đôi môi đỏ tươi của cô ấy mở ra khéo vào trước mặt tạo nên một thứ tạp âm khiến người ta cảm thấy phiền lòng.
Cuối cùng Thanh Lâm cũng nhận ra sự khác thường của tôi, hoặc là không giả bộ không biết nữa, đưa tay ra khua khua trước mặt:
"Tiểu Ảnh, cậu làm sao thế?".
"Không sao!". Tôi gạt bàn tay khua trước mắt mình ra, chau mày lại rồi đột nhiên hỏi: "Thanh Lâm, cậu nói xem, hạn sử dụng của tình yêu là bao lâu?".
"Gì kia?". Xoa xoa cánh tay bị tôi gạt ra, Thanh Lâm nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên. Đây là lần đầu tiên tôi tỏ ra thiếu kiên nhẫn với cô ấy kể từ sau khi chúng tôi quen nhau.
Tôi không thèm đếm xỉa đên biểu hiện đó của Thanh Lâm, tự nói với mình:
"Từ trước đến nay mình vẫn cho rằng tình yêu là một chén rượu ngon để lâu ngày, càng để lâu càng nồng đượm mùi hương. Giờ mới nhận ra, tình yêu chỉ là một món ăn có hạn sử dụng ngắn ngủi, đừng có mong giữ được lâu, hễ để đến thời hạn ghi trên bao bì thì không chỉ mặt ngoài mất đi vẻ tươi ngon, mà khi ăn vào nếu không phải là có mùi ôi thiu thì cũng gây hại cho sức khỏe. Nếu cậu định giữ nó lại, thì dù có cố gắng tới đâu nhưng nó vẫn sẽ nát rữa thôi".
"Tiểu Ảnh, cậu sao thế? Cậu và Vân Phong có chuyện gì rồi à?", vẻ lo lắng dâng đầy trên khuôn mặt Thanh Lâm khiến người ta thấy nực cười. Nếu như là hai ngày trước đây, tôi sẽ cảm thấy vô cùng cảm động vì sự lo lắng đó, nhưng giờ này mỗi sự biểu cảm của cô ta đều là sự nhạo báng, khiến tôi thấy buồn nôn.
Tôi không khỏi hoài nghi liệu cô ta có phải là Hà Thanh Lâm mà tôi từng biết hay không? Hà Thanh Lâm vẫn tùy tiện, hồn nhiên đó. Từ ngày quen nhau, tôi luôn cho rằng nó là một đứa không có lòng dạ nhất trên đời. Trong con mắt của bạn học, thậm chí người thân, nó thuần khiết trong sáng đến vậy, khiến người ta nhìn một cái là hiểu rõ được ngay, còn tôi thì lại là một cô gái thâm trầm đến thế nào. Nó ngụy trang quá giỏi, giỏi đến mức tôi cũng phải ngờ rằng cảnh tượng hôm đó mình trông thấy là ảo ảnh.
"Không sao, chỉ là gần đây có quá nhiều chuyện xảy ra, hiệu xường xám cũng đã đóng cửa rồi. Mình nhàn rỗi nên nghĩ ngợi lung tung thôi!". Tôi uống một ngụm cà phê, ,ỉm cười nhìn Thanh Lâm lắc lắc đầu.
"Mình còn tưởng rằng Vân Phong ức hiếp cậu, mình nhất định sẽ giúp cậu xử lý cậu ấy tới nơi tới chốn". Thanh Lâm bạnh quai hàm ra với dáng vẻ hung hăng. Tôi bật cười, lần này không phải là miễn cưỡng, mà là giễu cợt. Cô ta giúp tôi ư? Giúp tôi gần gũi với người đàn ông của mình ư? Bằng cách cướp đoạt à?
"Thanh Lâm, chúng ta thay đổi rồi đúng không?", tôi cầm lấy tay cô ta, nếu như cô ta có thể nói rõ ràng, nói tất cả mọi chuyện một cách rõ ràng, thì có lẽ chúng tôi vẫn có thể làm bạn với nhau. Thời tuổi trẻ có biết bao nhiêu sự cuồng điên, ai chẳng làm một hai chuyện lộn xộn này nọ. Cổ nhân từng nói, biết lỗi để sửa chẳng phải là tốt hay sao.
"Đâu có, Tiểu Ảnh, chúng ta vẫn là bạn tốt nhất của nhau, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì vẫn là bạn tốt nhất". Thanh Lâm kiên định gật đầu.
Tôi chán ghét buông tay cô ta ra, người này đã không còn là Thanh Lâm mà tôi từng biết nữa. Tôi tự nói với mình, từ nay về sau chúng ta như người xa lạ.
Vùi đầu cuống ly cà phê, vị đắng chát lan tỏa trong miệng. Khi uống cà phê tôi thường không thích cho đường, tôi không thích những thứ ngọt quá, song vị đắng đó đã kích thích dạ dày khiến cho dạ dày không chịu nổi, bắt đầu ngấm ngầm đau.
Khi Vân Phong đến là lúc dạ dày tôi đang trộn trạo hết cả lên. Anh ta ân cần lấy cho tôi một ly trà sữa, sau đó đổi lấy cốc cà phê trong tay tôi, vẫn cái vẻ chu đáo rất quý ông đó.
Tôi đau bụng tới mức phải gục đầu xuống, trán kê lên mép bàn. Mắt nhìn xuyên xuống dưới, thấy đôi chân bên dưới gầm bàn bện xoắn vào nhau, có vẻ như không đợi lâu hơn được. Acid trong dạ dày lại cuộn trào lên, tôi không chịu nổi phải đứng dậy đi vào phòng vệ sinh, cuối xuống bồn cầu nôn thốc nôn tháo, cà phê ban nãy uống vào đều nôn cả ra ngoài, khiến nước trong bồn thành một màu nâu.
Tiếng giày cao gót vang lên, Thanh Lâm vỗ vỗ vào lưng tôi lo lắng hỏi: "Tiểu Ảnh, cậu làm sao thế? Không khỏe à?".
"Không sao!".
Tôi vốc nước vuốt lên mặt mình, lấy chiếc khăn tay trong túi ra lau khô, nhìn trong gương thấy khuôn mặt được trang điểm kỹ càng đã không còn đẹp đẽ như ban nãy. Hai người con gái trong đó, một ngơ ngẩn thất thần, một tưng bừng rạng rỡ.
Khi quay trở lại bàn, tôi đã lấy lại được tinh thần. Hai người bọn họ vẫn nói cười vui vẻ như trước. Trong một không gian vừa tĩnh lặng vừa ồn ào như vậy, tôi nghĩ đến mẹ mình, người phụ nữ xinh đẹp sầu muộn đó. Bà đã làm gì khi đối mặt với sự phản bội của bố tôi? Chỉ nhẫn nhịn, lặng lẽ chịu đựng, đương nhiên, còn cả khấn vái, cầu nguyện có ngày bố tôi quay lại nữa.
Ngồi trong quán cà phê Thượng Đảo, ba người chúng tôi ai cũng có tâm sự riêng, tôi không rõ bọn họ có giống như tôi, đằng sau nụ cười là tâm tư đã trôi nổi đến tận nơi nào hay không?
Khi chia tay nhau Vân Phong đưa tôi về, ngồi trong xe tôi im lặng không nói một lời.
Đến khi xe dừng trước khu nhà chung cư, tôi không kìm được bèn hỏi anh ta: "Vân Phong, liệu có phải giữa chúng ta đã xảy ra chuyện gì rồi không?".
"Không có, làm sao có chuyện gì được? Gần đây chúng ta đều bận quá. Tiểu Ảnh, qua giai đoạn này là sẽ tốt đẹp cả thôi".
Vân Phong đi vòng qua bên này rồi ôm lấy tôi như bình thường, cánh tay không mang một chút tình cảm nào mà đầy vẻ bất đắc dĩ như một cử chỉ ngoại giao.
Vì sao anh không nói với tôi chuyện anh và Thanh Lâm? Không nỡ lòng nào ư? Hay là...? Lẽ nào anh cũng sợ những lời đồn đại đó? Vì con rể nhà họ Hà thường không thọ được lâu. Vì sợ lời nguyền số phận nên anh chấp nhận chỉ quan hệ lén lút với Thanh Lâm? Haha, không thể tìm ra lời giải được. Rời khỏi vòng tay Vân Phong, tôi nhìn anh cười cười, gật đầu rồi quay người đi lên nhà.
Mở cửa ra tôi mới phát hiện bà nội không có trong phòng khách, tưởng bà ngủ trưa nên tôi không vào phòng bà đánh thức nữa.
Nhưng khi về đến phòng mình, tôi mới thấy bà đang nằm co ro trên giường tôi, ôm chặt chiếc áo xường xám màu phấn hồng đó trong tay, trên trán vã mồ hôi hột. Tôi vỗ vỗ vào má bà, cất tiếng gọi: "Bà ơi, bà ơi, bà làm sao thế?".
"A...!".
Bà nội rên rỉ nhưng không tỉnh dậy ngay, mày chau lại: "Ngươi tránh ra, tránh ra!". Xem ra bà vẫn đang nằm mơ rồi.
"Bà ơi! Bà ơi!", tôi khẽ nhấc đầu bà dậy rồi luồn chiếc gối vào, sau đó đi ra nhà tắm lấy một chiếc khăn ướt đắp lên trán bà. Khi xong việc, bà mới lơ mơ tỉnh dậy.
"Bà ơi, bà làm sao thế?".
"Cháu lấy đâu ra chiếc xường xám này?", bà thở hổn hển, chỉ vào chiếc xường xám màu phấn hồng hỏi tôi, khuôn mặt tái nhợt đầy vẻ nghiêm khắc.
Tôi không lường trước được là bà sẽ truy hỏi việc này nên đành nói thật:
"Ở nhà họ Hà".
"Lại là nhà họ Hà! Cô ta còn quấy rầy đến bao lâu nữa!", bà ôm lấy ngực rồi nghiến răng mím môi lại nói.
"Ai cơ? Bà ơi, bà biết Tần Tịnh à?"
"Ai là Tần Tịnh? Bà không biết!", bà nội đẩy tôi ra, đứng lên rồi đi về phòng mình.
Đây là lần đầu tiên trong đời tôi thấy bà tỏ ra chán ghét, hay là... sợ hãi?
Nhìn vào chiếc áo màu phấn hồng đó, trong đầu tôi hiện lên hình ảnh Úy Bân, Tiểu Cổ, cuối cùng là Thanh Lâm và Vân Phong.
Đột nhiên một ý nghĩ ác độc lóe lên trong đầu, giống như một con ác quỷ đã ẩn nhẫn lâu ngày giờ đây lặng lẽ thò nanh độc của nó ra.
Từ bao giờ cô ta đã nói dối không đỏ mặt thế nhỉ? Nhìn khuôn mặt tưởng như ngây thơ vô tội đó, tôi cười mỉa một tiếng trong lòng, đằng sau khuôn mặt đó cất giấu bao nhiêu tâm cơ? Sự chần chừ ban nãy hoàn toàn tan biến, tôi cười một tiếng lạnh lẽo trong lòng, đưa chiếc hộp ra trước mặt cô ta, cũng học cách cố làm ra vẻ thoải mái nói: "Thanh Lâm, đây là chiếc xường xám mình tặng cậu!".
Tôi vuốt phẳng chiếc áo xường xám đã bị bà nội vò nhàu nhĩ rồi đặt lên bàn.
Tôi hình dung ra dáng vẻ của Tần Tịnh, màu hồng phấn này rất hợp với cô ta vì làn da trắng đó, khi còn sống chắc phải trắng mịn như nước vậy. Trước ngực áo có thêu một cành lan thảo, chỉ có một cành, một cành xanh biếc gầy gò, kéo dài từ bên dưới bầu ngực phải đến sát eo lưng, tạo thành một đường cong mềm mại khác thường. Cách đó mười phân còn thêu một bông hoa lan nhỏ, cách điểm cao nhất của ngực chừng một ngón tay, nhìn vừa đoan trang vừa gợi cảm một cách tế nhị. Mẫu hoa này nếu như trong thời buổi bây giờ chắc chắn là rất thịnh hành, song ở thời điểm mấy chục năm trước chỉ e sẽ khiến người ta cảm thấy hơi phóng túng. Hóa ra một bông hoa tao nhã đến vậy cũng có thể thêu thành dáng vẻ quyến rũ thế này. Nếu được may theo kiểu sát nách, chắc chắn chiếc xường xám này trông sẽ cực kỳ phong tình, nhưng nó lại để tay lỡ nên vẻ gợi cảm cũng giảm đi mấy phần.
Tôi ngồi xuống giường, lấy một chiếc xường xám khác trong túi ra. Cùng một kiểu dáng, song hình hoa thêu lại khác nhau. Dù chiếc xanh sậm đã hơi cũ, nhưng thời gian lại càng khiến nó trở nên thanh nhã hơn mấy phần, cộng thêm phong vị cổ xưa vốn có, những đường kim tuyến ẩn bên trong lại đều là vàng sợi có giá trị thực, thế nên dù cũ cũng không khiến cho người ta cảm thấy nó mất đi giá trị. Nhất là hiện giờ đang có một phục cổ, lại càng được người ta thích thú. Tôi bật cười, tấm gương trên bàn phản chiếu khuôn mặt đẹp đẽ nhưng hơi ma mị khác thường.
Đây, là tôi ư?
Tôi lấy từ trong ngăn kéo tầng dưới cùng ra một cuốn album, mở ra là có thể trông ngay thấy những bức ảnh màu hay đen trắng khác nhau, góc ảnh đều đã hơi ố vàng. Trong các bức ảnh đó đều là một người phụ nữ. Người ấy rất đẹp, khuôn mặt trái xoan, mắt phượng, hàm răng đều tăm tắp, một người đẹp theo phong cách cổ điển truyền thống của Trung Quốc. Trong mỗi bức ảnh còn ghi ngày tháng từ khi bà mười tám tuổi đến ngoài ba mươi.
Khi bà cười, để lộ hàm răng trắng nuột nà. Đó là năm mười tám tuổi, khi bà còn trẻ. Người chụp những bức ảnh đó chính là bố tôi.
Giở tiếp những tấm ảnh của mấy năm sau nữa, vẫn đẹp như thế, nhưng trên vầng trán đã phảng phất nỗi buồn thương nhàn nhạt. Nơi chụp đều là trong tiệm ảnh với phông nền khô khan. Vì chịu ảnh hưởng của một người nên bà cũng thích chụp hình, cuối cùng người đó lại vác máy ảnh đi chụp cho người khác, thế nên bà chỉ có thể đến tiệm ngồi chụp đơn độc một mình, nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp trong ký ức qua tiếng bấm máy và ánh đèn flash lóe lên.
Bà là một nghệ nhân trà.
Còn nhớ khi đó tôi mới cao bằng chiếc bàn lớn trong trà quán, thường một mình trốn sau chiếc cột nhà của quán trà cổ xưa đó, nhìn bàn tay trắng muốt thon dài cảu bà cầm ấm trà rót cho ẩm khách. Bà thường nói với tôi, làm một nghệ nhân trà thì quan trọng nhất là phải nắm vững được tinh thần của trà đạo, đó là thuần, nhã, lễ, hòa, có thể thì mới nói tường tận được về bản, vận, đức, đạo của trà. Khi pha trà nếu thiếu hoặc sai trình tự của bất kỳ vị nào đều sẽ thiếu đi lễ tiết. Song trình tự của mỗi vị trà lại không giống nhau, ví dụ như trà công phu triều Châu phải trải qua mười chín đạo, còn trà Long Tĩnh Tây Hồ lại chỉ cần có mười đạo mà thôi.
Cũng không quan tâm đến việc tôi có hiểu hay không, nhưng hễ nhàn rỗi là bà lại nói cho tôi biết những điều này. Về điểm đó thì bà giống hệt ông nội. Ông cũng không quan tâm đến việc tôi nghe có hiểu hay không, ngày nào cũng nói với tôi không biết nhàm chán về những chuyện liên quan đến kỳ bào.
Chỉ có điều khi nói những chuyện ấy với tôi, bà mới giãn đôi lông mày là liễu luôn cau lại đó ra. Hồi đó bà là con gái độc nhất của một ông chủ trà quán, từ nhỏ đã được tiếp xúc với trà, sau khi lớn lên thì tự mình mở một quán trà nho nhỏ, làm ăn cũng ở mức vừa phải, ở giữa thành phố náo nhiệt quán trà đó tỏ rõ vẻ u tịch khác thường. Có lẽ vì sự khác thường đó nên mới thu hút được ánh mắt của bố tôi. Cũng vì bà luôn giữ vẻ điềm nhiên lãnh đạm, nên mới bị người mình yêu phản bội.
Hồi đó bà bán quán trà nhỏ của mình đi để đến làm công theo giờ cố định cho một trà lâu lớn, dành thời gian ở bên cạnh bố tôi. Ai biết được rằng cuối cùng ông không còn cần bà ở bên mình nữa. Khi cảm thấy cô đơn bà thường đến quán trà nhỏ khi xưa ngồi mội lát, sau này chỗ đó bị dỡ bỏ để mở một hiệu ảnh, vậy là bà thường đến để chụp ảnh một mình.
Nếu như dùng trà để hình dung về bà, thì có lẽ nên dùng bạch trà nhỉ? Thanh đạm, không có mùi hương nồng đậm, vị không thấm vào dạ dày, cũng không làm đắng miệng, khi đã uống xong phải cảm nhận một cách tinh tế mới nắm bắt được mùi hương thanh khiết như có như không.
So với những thứ mà bà đã học được, thì những điều tôi biết về trà chỉ là mấy ngón trà hời hợt mà thôi.
Hồi ấy tôi cũng chỉ mới lên bốn lên năm, song đã tỏ ra điềm đạm hơn nhiều sô với mấy đứa trẻ cùng trang lứa. Hàng ngày bà đều giảng giải cho tôi nghe về trà đạo, nhưng có lẽ bà nói nhiều mà tôi thì chỉ có thể nhớ được rất ít. Đến khi lớn hơn, tôi đi mua mấy cuốn sách chuyên viết về trà đạo để đọc. Mỗi lần giở một trang, đều cảm thấy như mình đã biết rồi.
Bà là người Tô Châu, nói năng cực kỳ nhỏ nhẹ, nghe như gió thoảng qua tai, thêm vào đó là ngoại hình nổi bật, thế nên những ẩm khách thường xuyên đến trà lâu uống trà thế nào cũng goi điện cho bà hẹn trước. Bà luôn bận rộn từ lúc đến làm đến lúc ra về vì thế không cho tôi quấn lấy mình. Tôi thường trốn sau chiếc cột lớn, nghe bà khẽ khàng giảng giải cho khách về trà đạo, luôn là một vẻ điềm đạm không thay đổi. Tôi cứ luôn tưởng rằng bà yếu đuối tới mức không có cá tính, đối mặt với sự phản bội của chồng bà chỉ giữ một vẻ bàng quan lạnh lùng. Tôi tưởng bà không yêu, thế nên cũng không nghe, không hỏi. Thế nhưng khi ông ấy đi, trong suốt hai năm trời bà đã không thể nào nói chuyện về trà đạo được nữa, chỉ lặng lẽ ngồi một mình ở nhà, lôi hết những món đồ dùng trong trà đạo ra rửa sạch, rồi lại rửa, pha trà hết lần này đến lần khác, song không hề uống bao giờ. Cuối cùng còn không còn nghe bà nói một lời nào nữa.
Bà đi rất nhanh, nhanh tới mức tôi còn chưa kịp hỏi xem bà có hận họ không, có bao giờ nghĩ đến chuyện trả thù họ không?
Bà tên là Kỷ Yên Như, mẹ tôi. Con người cũng mềm mại như cái tên, song phận cũng mỏng như cái tên vậy.
Tôi không thể chỉ biết nhẫn nhịn giống như bà.
Tôi đóng mạnh cuốn album vào rồi nhét trở lại ngăn kéo.
Trong lòng tôi chỉ có duy nhất một giọng nói, không thể, không thể lặp lại sai lầm tương tự.
Tôi gấp chiếc xường xám màu xanh sẫm lại rồi đặt trong một chiếc hộp đẹp đẽ. Trong lòng đã quyết tâm...
Hôm sau là ngày cuối tuần, tôi gọi điện cho Thanh Lâm: "Thanh Lâm, hôm nay cậu có rảnh không? Ra ngoài chơi đi, mình có thứ này tặng cậu".
"Hả... rảnh mà! Tặng mình thứ gì thế?".
"Xường xám, hiệu may của mình đã đóng cửa rồi, giờ còn tồn lại bao nhiêu là hàng mẫu. Mình chọn chiếc đẹp nhất tặng cậu đấy. Là một món đồ được truyền lại từ thời bà nội mình . Mình không trắng bằng cậu, mặc vào trông hơi tối. Cậu mặc nhất định là rất đẹp".
Tôi kẹp điện thoại vào giữa cằm với vai, vừa chải mascara vừa nói, nhìn vào gương thấy ánh mắt mình lạnh tanh.
"Hay quá! Mình tin vào con mắt cậu, tuy nhiên Tiểu Ảnh à, cậu cũng trắng lắm mà, đừng có lúc nào cũng tự ti như thế đuọc không?".
"Được rồi được rồi, cậu đừng phỉnh nịnh mình nữa. Vậy chiều nay gặp nhé, bọn mình đi ăn cơm Hồ Nam nhé. Hay là đến nhà hàng Tây Sương Ký ở đường Trung Sơn?".
"Được, được, tùy cậu đấy! Được chưa?".
Dập máy xong, tôi thấy bà nội đang đứng ngay trước cửa nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên vô cùng.
Tôi vội vàng thu lại nụ cười lạnh lẽo trên môi, cúi đầu để giấu đi sự chột dạ của mình, gọi một tiếng "bà nội", nhưng trong tiếng gọi chứa đầy sự hoảng loạn, liệu bà có nghe thấy không?
"Tiểu Ảnh, cháu làm sao thế? Cháu và Thanh Lâm?". Bà nội nhìn thẳng vào tôi, ánh mắt bà sắc sảo tới nổi khiến tôi không có chỗ nào mà trốn tránh.
"Bà ơi, không có gì đâu, chỉ là lâu rồi bọn cháu không gặp nhau thôi, cùng ăn một bữa cơm ấy mà". Tôi cầm thỏi son lên rồi quay sang gương, không dám nhìn bà nữa.
"Mới rồi cháu nói tặng con bé áo dài xường xám, cháu định tặng cho nó chiếc "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" đó à?". Tôi nhìn qua gương, thấy vẻ không thể nào tin nổi trên khuôn mặt bà.
"Đâu có, đâu có, cháu sao có thể làm như vậy được!", bị phơi bày bí mật ở tận đáy lòng, tôi vội vàng phẩy tay phủ nhận:
"Nó là bạn thân nhất của cháu, sao cháu có thể làm như vậy? Cháu chỉ nói đùa với nó thôi. Bà ơi, bà đừng nói bừa như vậy, việc này ngay đến nghĩ cháu còn không dám nghĩ tới nữa ấy! Cháu tặng cho Thanh Lâm món đồ khác mà".
"Thật không?".
"Bà ơi, bà không tin cháu hay sao? Bà không tin cháu gái mình à?".
Thấy trong cổ họng đắng ngắt, tôi bỏ thỏi son xuống, hít một hơi thật sâu rồi quay sang nhìn thẳng vào mắt bà:
"Bà thực sự nghĩ rằng cháu gái mình lại có dã tâm như rắn độc thế à?".
"Tiểu Ảnh, là bà nội không tốt, đã trách nhầm cháu". Bà nội đột nhiên đi đến ôm lấy tôi, tôi tựa đầu vào lòng bà mà thấy trong đầu mù mịt, cảm nhận cơ thể bà đang run lên khe khẽ, dù qua làn tóc tôi vẫn có thể cảm nhận thấy bàn tay bà đang vuốt ve trên đầu mình lạnh ngắt. Bà đang sợ điều gì?
Đến nhà hàng Tây Sương Ký, chúng tôi gọi mấy món đồ ăn, vì tâm trạng đang rối bời nên không nhớ được tên món, có mấy món còn không biết vị gì.
Thanh Lâm cũng có vẻ hơi lơ đãng, khác xa so với tính cách thường ngày của cô ấy. Hai người chúng tôi, kẻ nào cũng đang có tâm sự trong lòng nên nói chuyện nhát gừng.
Tôi nhìn khuôn mặt quen thuộc đó, người bạn thân thiết suốt bao năm. Chúng tôi biết rõ đến từng sở thích của nhau, từng thích tất cả những thứ mà đứa kia thích, ghét tất cả những thứ mà đứa kia ghét, thân nhau như thể liền thân, nhớ lại hồi đại học còn thường xuyên chui trong chăn thì thụt nói chuyện với nhau.
Chúng tôi đã cùng nhau đi qua bao nhiêu chặng đường, đã có bao nhiêu sở thích giống nhau, đã từng cùng hát trên một sân khấu, từng nắm tay nhau đi... Rốt cuộc là thứ gì đã khiến chúng tôi thành ra thế này?
Nhớ lại tất cả những chuyện khi trước, mắt tôi dần trở nên mờ nhòa. Khẽ chạm vào chiếc hộp để bên phía bên phải, tôi gần như đã thay đổi quyết định của mình, cho Thanh Lâm thêm một cơ hội nữa được không? Tôi thầm hỏi và trái tim trả lời: "Được, được, được!"
"Thanh Lâm, gần đây Vân Phong hẹn hò với người khác đúng không?". Tôi làm bộ như vô tình hỏi, hy vọng Thanh Lâm sẽ phủ định điều này.
"Tiểu Ảnh, cậu yên tâm, Vân Phong đối với cậu quả thực rất tốt. Cậu ấy thường xuyên nói với mình rằng cảm thấy có lỗi vì đã lạnh nhạt với cậu. Cô gái hẹp hòi, cậu ấy yêu cậu mà!".
Thanh Lâm gắp đồ ăn vào bát cho tôi, trông vẻ mặt hết sức tự nhiên, giọng nói cố làm ra vẻ thoải mái.
Từ bao giờ cô ta đã nói dối không đỏ mặt thế nhỉ? Nhìn khuôn mặt tưởng như ngây thơ vô tội đó, tôi cười mỉa một tiếng trong lòng, đằng sau khuôn mặt đó cất giấu bao nhiêu tâm cơ? Sự chần chừ ban nãy hoàn toàn tan biến, tôi cười một tiếng lạnh lẽo trong lòng, đưa chiếc hộp ra trước mặt cô ta, cũng học cách cố làm ra vẻ thoải mái nói: "Thanh Lâm, đây là chiếc xường xám mình tặng cậu!".
"Cám ơn cậu Tiểu Ảnh, cậu lúc nào cũng tốt nhất với mình".
Thanh Lâm đón lấy chiếc hộp, nở nụ cười ngọt ngào rồi nói với tôi.
Tôi còn muốn nói với cô ta mấy câu nữa, nhưng chuông điện thoại bất chợt vang lên, là Đường Triêu.
"Tiểu Ảnh, cô đến đây nhé, mang cả chiếc xường xám đó nữa, sư phụ của tôi đã giúp chúng ta tìm ra được một chút manh mối rồi". Đường Triêu nói gấp gáp trong điện thoại.
"Mang chiếc nào?".
"Đương nhiên là chiếc màu xanh xẫm đó rồi".
"Ừm". Dập máy xong, tôi ngẩn ra một chút, do dự không quyết giữa việc muốn biết chân tướng sự việc với chuyện trả thù, song cuối cùng tôi vẫn hạ quyết tâm, quay lại nói với Thanh Lâm: "Thanh Lâm, mình có việc phải đi đây!".
"Được!".
Thanh Lâm gọi nhân viên phục vụ đến tính tiền. Khi ra khỏi nhà hàng, cô ta đi về bên trái, tôi đi bên phải, chúng tôi xoay lưng lại với nhau, càng đi càng xa...
Cuối cùng tôi đã không lấy lại tấm kỳ bào dù rằng tôi luôn giằng co về nó. Sau khi cho nó đi rồi lại thấy lo lắng, sẽ có kết cục như thế nào? Trong lòng tôi cầu khấn: "Một sự trừng phạt nho nhỏ cho bọn họ để bỏ tức thôi".
Từ đằng xa đã nhìn thấy Đường Triêu đứng ngoài cửa hàng đợi tôi, vừa thấy tôi đã vội vàng hỏi: "Áo xường xám đâu?".
Tôi cuối đầu nói nhỏ: "Không thấy đâu nữa! Tôi về nhà tìm hết một lượt mà không thấy".
"Không thấy ư? Sao lại như thế được?". Đường Triêu chau mày nói.
"Nó đã có thể xuất hiện bất ngờ không có nguyên do, thì cũng có thể biến mất mà không hiểu vì đâu chứ! Lẽ nào anh muốn nó sẽ ngày đêm ở bên tôi, khiến tôi sợ đến chết đi được?"
Câu nói của Đường Triêu làm tôi thấy phiền phức vô cùng, nên không kìm được hét lên như vậy với anh ta. Đay là lần đàu tiên tôi tỏ ra thất thố như vậy.
"Xin lỗi cô, Tiểu Ảnh!". Rõ ràng Đường Triêu bị tôi làm cho hết hồn, ôm lấy vai tôi xin lỗi. Tôi thuận thế tựa vào lòng anh để che dấu đi sự hoảng loạn của mình. Thật đáng tiếc cho tình cảm mà anh dành cho tôi, hóa ra cảm giác tội lỗi khi lừa gạt một người lương thiện trong sáng như anh lại nặng nề đến như vậy.
"Tôi không sao, chỉ là gần đây trông thấy cô ta nhiều quá thôi. Tôi sợ lắm!". Tôi gục đầu và vai Đường Triêu nói khẽ, vì căng thẳng nên cơ thể run lên từng chặp. Đường Triêu lại cho rằng vì tôi sợ, nên nhẹ nhàng vỗ vỗ lên tôi như an ủi.
"Vậy còn chiếc chúng ta lấy trong linh đường ra có còn không?"
"Có", tôi lấy chiếc xường xám đó ra khỏi túi.
Đường Triêu cầm lấy chiếc áo, thở dài một tiếng: "Chẳng có cách nào, không có cái kia thì dùng tạm cái này, cứ để sư phụ tôi thử xem thế nào. Theo suy diễn thông thường thì chắc là dùng được".
Vào bên trong, thấy sư phụ của Đường Triêu đã mặc một bộ áo của đạo sỹ, trông ông ấy vừa thấp vừa bé, cảm giác như hơi quái dị lại hơi khôi hài. Tôi thấy buồn cười nhưng không dám cười.
Ông ấy đặt chiếc xường xám trước bát gương, nói với tôi:
"Hai người các con ngồi trên ghế, ta sẽ làm cho hồn các con thoát xác, cái gọi là hồn lìa khỏi xác cũng không có gì khác biệt so với nằm mơ trong giấc ngủ, sau đó các con sẽ nhìn thấy một số việc. Song không thể khẳng định tất cả những việc đó đều là thật, cũng không thể khẳng định là giả, có lẽ sẽ giúp được chúng ta phần nào, nhưng cũng có thể hoàn toàn không tác dụng". Sư phụ của Đường Triêu nói cả một đống từ ngữ nghe cao siêu.
Ttoi và Đường Triêu bèn ngồi xuống ghế, sư phụ của anh ấy bắt đầu đọc kinh, tôi nghe không hiểu một chữ nào, chỉ thấy lầm rà lầm rầm khiến đàu óc choáng váng, thầm nghĩ, thảo nào hồi nhỏ mỗi khi nghe thấy ai nói nhiều là bọn tôi lại bịt tai và hét lên: "Không nghe, không nghe, không nghe hòa thượng đọc kinh!".
Nghĩ ngợi một lúc đã thấy đầu óc trở nên mơ hồ, trong làn khói hương vấn vít, ý thức dần dần biến mất...
Lạnh quá, đây là nơi nào? Chỉ có một vầng trăng cô đơn quạnh quẽ giữa trời, càng khiến màn đêm lạnh lẽo hơn.
Quay đầu lại, nhìn thấy Đường Triêu đứng ngay đằng sau nên tôi cảm thấy yên tâm hơn, muốn lên tiếng gọi anh ấy, nhưng lại không bật ra được một tiếng nào. Anh ấy thích ứng với hoàn cảnh đó trước tôi, thong thả đi đến nắm tay tôi rồi đi trong làn sương mịt mù.
Đi được một đoạn, chợt phát hiện ra nơi đây hết sức thân quen, là con ngõ nhỏ đông người, còn có cả những đống rác bốc mùi hôi thối.
Trong mờ ảo, tôi thấy một tấm biển chỉ đường hơi cũ: "Đường Cổ Bắc". Tôi quen đường nên tiến lên trước dẫn Đường Triêu đi, rẽ sang bên trái. Ở bên cạnh bậc thềm đá của một căn nhà, tôi tìm thấy một chiếc ghế gỗ nhỏ xinh, đó là nơi tôi thường ngồi ngày bé.
Đây là căn nhà cũ của tôi ở đường Cổ Bắc, tuy nhiên trông nó cũ kỹ hơn so với trong miền ký ức. Tôi quay lại nhìn Đường Triêu cười, kéo anh ấy chạy vào cửa nhà mình, chuẩn bị gõ lên cánh cửa.
"Cót két...".
Còn chưa kịp chạm vào, cánh cửa đã mở toang, một người đàn ông đứng tuổi đi từ bên trong ra. Đúng lúc ánh trăng bị mây che khuất, không gian đột nhiên bị bóng tối bao trùm khiến tôi không nhìn rõ mặt người. Chỉ có thể loáng thoáng trông thấy ông ấy khẽ khàng đóng cảnh cửa vào, rồi vội vàng đi ra khỏi ngõ. Lưng ông rất rộng, bước chân ổn định và vững chãi, trông quen thuộc vô cùng. Ai thế nhỉ?
Thấy ông ấy sắp mất hút nơi đầu ngõ, tôi quên cả việc về nhà, vội vàng kéo Đường Triêu bám sát theo sau, chỉ thấy người đàn ông đó đi xuyên qua con ngõ rồi vẫy một chiếc xe kéo tôi mới chỉ được thấy trong những bộ phim về chiến tranh giải phóng. Phải, đúng là loại xe kéo chỉ có trong phim đó. Tôi cũng muốn vẫy một chiếc xe như thế, nhưng chợt nhận ra không có phu xe nào để ý đến chúng tôi. Bọn họ không nhìn thấy chúng tôi ư?
Tôi và Đường Triêu sợ để mất dấu ông ấy nên đành chạy sát theo sau, nhưng dù lạ là có chạy nhanh hay chậm thì chúng tôi vẫn cứ ở phía sau ông ấy, thậm chí khi xe đã dừng lại thì cũng có thể nhìn từ khoảng cách xa.
Cuối cùng, ông ấy cũng xuống xe trước một tòa nhà lớn, nhưng không gõ cửa mà vòng ra bức tường vườn sau. Khi đi qua cánh cổng lớn, tôi nhìn thấy trên tấm bảng ở cửa viết ba chữ: "Nhà họ Hà". Tôi thò đầu nhìn vào trong, thấy trong sân chỉ có bóng tối dày đặc, lắng tai nghe còn thấy tiếng xào xạc như rừng trúc Tương Phi nhà Thanh Lâm. Lẽ nào đây là nhà Thanh Lâm? Tường nhà, hàng rào đều khác hẳn mà.
Chúng tôi đi theo người đàn ông đó ra sân sau, thấy ông ấy đứng tựa vào cửa, chúm môi huýt một tiếng sáo. Trong màn đêm thanh vắng đó, tiếng huýt sáo nghe đến chói tai.
Một lát sau, cánh cửa chầm chậm mở. Một người phụ nữ mặc áo trắng trông dáng thon thả lén lút bước ra. Người đàn ông đó đứng xoay lưng che khuất nên tôi không thể nào nhìn rõ khuôn mặt người phụ nữ ấy. Vừa ra đến bên ngoài, người phụ nữ đã ôm ghì lấy ông ta rồi gục đầu lên vai khóc rấm rứt.
Khi đó tôi nhìn thấy đôi tay người phụ nữ đó quàng quanh lưng ông ấy, mười ngón tay thon dài, đầu ngón tay được sơn màu đỏ chói. Trông quen quá! Cuối cùng cô ta cũng ngẩng đầu lên, thẳng đúng tầm nhìn của tôi. Mắt dài mặt trái xoan, làn da trắng mịn màng, cằm hơi nhọn, ngấn nước mắt vẫn còn đọng lại trên má. Tần Tịnh ư?
Duòng như nhìn thấy chúng tôi, cô ta đột nhiên nhếch mép cười, nụ cười vương trên khóe miệng đó trông đầy tà khí và quái dị, những chiếc răng lộ ra bên ngoài còn dính cả vết máu, khuôn mặt thoáng chốc đã chuyển từ màu trắng sáng sang tím xanh, môi trở thành màu đen kịt. Nhìn đôi tay cô ta quàng quanh lưng người đàn ông đó bắt đầu xuất hiện những vết loang khiến người ta thất buồn nôn, dạ dày trộn trạo tới mức tôi thấy mình như đang phát hoảng, vội bám siết lấy tay Đường Triêu, từ từ lùi lại phía sau. Người phụ nữ đó cũng tiến đến gần chúng tôi hơn... Đúng lúc cô ta sắp sửa áp sát chúng tôi thì người đàn ông vẫn xoay lưng lại từ nãy giờ từ từ quay người lại. Đó là một khuôn mặt đẹp trai và trẻ trung, dường như tôi có quen, bởi trông ngoại hình khá giống bố tôi, chỉ khác là ở giữa lông mày có một nốt ruồi lớn.
Nhìn thấy tôi, người đàn ông đó mỉm cười, các cơ trên khuôn mặt lập tức co rúm lại, trong khoảnh khắc đã trở nên già cỗi nhăn nheo, những nếp nhăn hằn sâu ngay cả lúc không cười, tóc trở nên bạc trắng, đúng bóng hình tôi lưu lại trong ký ức của mình.
Ông đưa tay về phía tôi, miệng gọi: "Tiểu Ảnh!".
Ông nội, chính là ông nội! Tôi cũng đưa tay về phía ông, tay chúng tôi đan xen vào nhau giữa không trung, xuyên qua rồi hẫng trong không khí.
Đột nhiên ông đưa tay bám lấy cổ mình, ngã vật ra đất rồi bắt đầu giãy giụa, khuôn mặt phồng lên thành màu đỏ tía, đường gân xanh ở huyệt Thái dương vì đau đớn nên giật liên hồi, cảm giác như bất cứ lúc nào cũng có thể phá vỡ rồi nổ tung ra vậy.
Tôi thấy nghẹn cứng trong lòng, khó chịu tới mức bật khóc lên thành tiếng, muốn nhào đến đó để giúp ông, nhưng cánh tay tôi đưa ra vẫn chỉ bắt vào không khí. Tôi chỉ có thể ngồi xuống bên cạnh, nhìn ông giãy giụa trong đau đớn, không thể làm gì.
"Ông ơi, ông ơi!". Tôi hét lên, song tiếng hét khi ra khỏi miệng lại là tiếng nấc nghẹn ngào... Sao linh hồn vẫn chưa quay trở lại, tôi không muốn tiếp tục nằm mơ nữa, giấc mơ này quá đau đớn. Tôi nắm chặt tay Đường Triêu, ;ăc mạnh tay anh rồi nói bằng tâm tưởng: "Tôi muốn đi khỏi chỗ này, tôi muốn quay về, muốn quay về!".
Khi đó ông nội đã nằm im không động đậy trên mặt đất, vẻ mặt đông cứng ở một trạng thái cảm xúc cực kỳ quái đản, vừa đau khổ, lại vừa... thỏa mãn.
"Á...ông nội ơi!". Tôi mở bừng mắt, thở dốc từng hồi. Trên trán lạnh ngắt, lấm tấm mồ hôi, cổ họng vẫn còn nghẹn ngào.
"Các con đã nhìn thấy những gì?". Sư phụ Đường Triêu không nhìn chúng tôi lấy một cái, hỏi thẳng luôn.
"Tần Tịnh và một người đàn ông, mới đầu bọn họ còn rất trẻ, nhưng cuối cùng người đàn ông đó trở nên già nua, ngã vật ra đất". Đường Triêu nói.
"Người đó có lẽ là nhân tình của Tần Tịnh mà vú Hà đã kể".
"Nhưng, nhưng mà người đó là ông nội tôi!".
Tần Tịnh là người tình cuả ông nội ư? Nhưng vì sao mà ông nội lại ngã vật ra đất đớn đau như vậy? Lẽ nào ông nội...?
Làm cho tới khi con trai lấy vợ, sinh cháu, vẫn làm.
Làm cho tới khi con trai chết trẻ, con dâu cũng chết, cháu nội lớn lên, vẫn làm.
Bà những tưởng ông sẽ làm kỳ bào cho tới khi chết, bà chấp nhận ở bên cạnh một người sống mà như đã chết đó, cũng không sao. Nhưng mà cuối cùng ông vẫn cứ ra đi, ra đi mà không để lại một dòng chữ, một câu dặn dò nào cả...
Sau khi từ cửa hàng của Đường Triêu ra về, trong đầu tôi toàn là những hình ảnh trong giấc mộng mới rồi, thậm chí còn dự cảm ông nội đã không còn trên thế gian này nữa. Nhưng mà... áp lực nặng nề trong tim khiến tôi không sao thở nổi, nên không dám nghĩ tiếp nữa.
Tâm niệm suốt mười năm qua của mình bỗng chốc bị đánh đổ hoàn toàn, làm sao tôi có thể tin được? Tôi và bà nội vẫn đang đợi ông về kia mà! Mười năm, bà nội đã già đi nhanh chóng, tôi trước sau vẫn cho là vì bà nhớ thương ông, làm sao lại có thể cắt đứt tất cả hy vọng của chúng tôi như vậy? Lẽ nào tất cả chúng tôi chờ đợi bấy lâu nay chỉ là dối mình lừa người? Trong tiềm thức của chúng tôi, thực sự là chưa bao giờ nghĩ đến kết quả tồi tệ nhất đó ư? Chỉ là, chưa nhận được câu trả lời chính thức cuối cùng, thì chúng tôi vẫn cứ tiếp tục sống trong ảo tưởng.
Đường Triêu đi đến bên cạnh, không nói một lời mà chỉ lặng lẽ nắm lấy tay tôi. Từ khi ra khỏi giấc mộng kia, anh ấy vẫn luôn nắm chặt tay tôi như vậy.
Chúng tôi đi dưới ánh đèn rực rỡ nhưng lạnh lẽo, không nói với nhau câu nào. Đường Triêu cuối đầu, tôi nhìn khuôn mặt xoay nghiêng của anh, đó là bên khuất ánh sáng đèn, song vẫn thấy sắc mặt nặng nề. Đôi lông mày rõ nét như được chạm khắc của anh cau siết lại, đôi môi mím chặt trông đầy cương nghị. Hơi ấm truyền từ tay anh lan tới tận đáy tim. Trước mắt tôi chợt lóe lên hình ảnh Vân Phong và Thanh Lâm thân mật với nhau, sau đó lại nhìn bàn tay nắm chặt lấy nhau của chúng tôi, khi trách móc hai người bọn họ, cũng không khỏi tự hỏi chính mình, còn tôi hiện giờ thì sao? Như thế này thì coi là gì? Tôi đột nhiên thấy hoảng hốt trong lòng, đứng trước sự trầm mặc của anh, dường như bí mật của tôi bị bóc dỡ ra, phơi bày ra dưới ánh sáng mặt trời vậy.
Trên con đường vắng vẻ trong khu chung cư, chỉ nghe thấy tiếng thở của chúng tôi và cả tiếng bước chân đi một cách cực kỳ thận trọng.
Cuối cùng cũng đến trước khu nhà tôi ở, Đường Triêu đột nhiên ôm lấy tôi, ôm thật chặt, dường như muốn nhập cơ thể tôi hòa vào với cơ thể anh. Lần này không chỉ đơn thuần như lần trước anh ôm tôi vào để an ủi cho vơi bớt nỗi sợ hãi trong lòng, mà nó có cả sự xót thương, sự tôn thờ, có tình yêu, ham muốn...
Cái cảm giác an toàn và dễ chịu khi đứng trong vòng một vòng tay như vậy khiến người ta không nỡ rời ra. Tôi vùi đầu vào vai anh, sự mệt mỏi lập tức tìm được nơi dừng chân nghỉ. Giọng anh nghe đầy sự giằng co, hơi khàn lại:
"Tiểu Ảnh, đừng làm bản thân mình khó chịu, đừng tự trói buộc chính mình".
Tôi cắn môi cố gắng gật đầu, không dám nói gì, sợ rằng nếu lên tiếng sẽ không kìm chế nổi mà nói hết mọi chuyện ra. Rời khỏi vòng tay anh, tôi miễn cưỡng nở nụ cười:
"Đường Triêu, chỉ là vì tôi mệt mỏi quá thôi. Đã có bao nhiêu chuyện xảy ra như vậy, quả thật rất khó để tươi cười mà đối mặt với nó. Hiện lại điều tôi muốn nhất là biết được chân tướng của chuyện này, còn nguy hiểm thế nào thì tôi cũng không thấy sợ. Nói không chừng, ngày mai anh sẽ nhìn thấy tôi là một xác chết đầy máu me ấy chứ. Tôi thậm chí còn mong tất cả sẽ đến nhanh hơn một chút, chứ không phải giày vò từng tí một như lúc này, nó khiến tôi chỉ có thể không ngừng chạy trốn trong hoảng loạn. Nếu cứ tiếp tục thế này, tôi nghĩ rồi cuối cùng mình cũng sẽ suy sụp tinh thần mất thôi".
"Tiểu Ảnh, sẽ không sao đâu. Chúng ta rồi sẽ ổn cả thôi. Hãy tin anh đi, Tiểu Ảnh!". Đường Triêu ôm ghì lấy tôi một lần nữa, mùi xà phòng mộc mạc trên chiếc áo sơ mi anh mặc khiến tôi thấy yên tâm. Nhưng lúc ấy đột nhiên tôi lại nhớ đến mùi nước hoa Eau de Cologne.
Sống mũi cay cay, nước mắt trào mi thả sức tuôn rơi trên má.
"Ừm, tôi tin anh. Tôi mệt quá, anh cũng về nhà nghỉ sớm đi!".
Tôi hít một hơi thật sâu, đẩy Đường Triêu ra rồi đi lên nhà. Trong bóng tối, dù không nhìn thấy khuôn mặt tôi, nhưng chắc chắn anh ấy có thể cảm nhận thấy mùi mặn chát trong không khí. Song nước mắt của tôi có thật là chỉ rơi vì nhớ tiếc đến mùi nước hoa xưa cũ hay không?
Vừa mở cửa ra lại ngửi thấy mùi hương đậm đặc, mùi hương nồng tới mức khiến nước mắt tôi lại tuôn ra. Ánh đèn màu vàng cam trở nên yếu ớt trong màn sương dày đó, tôi lần mò đi đến chỗ kê ghế salon"
"Bà ơi! Bà nội ơi, bà ở đâu thế?".
Không có tiếng bà nội trả lời, tôi chỉ nghe thấy tiếng khóc rền rĩ nghe già nua và đầy ức chế. Đi theo hướng âm thanh đó, tôi thấy bà ngồi co ro trên chiếc ghế sa lon đơn kê ở cạnh cửa sổ, hai vai đang không ngừng run lên. Không biết vì quá mỏi mệt hay vì đã đau lòng tới cực điểm, nên khi nhìn thấy bà nội khóc tôi lại hết sức thản nhiên, chầm chậm cuối người xuống, giúp bà lau đi những vệt nước tuôn rơi trên má. Đôi mắt bà nhắm nghiền, trông có vẻ như đang nằm ngủ mơ. Tôi khẽ vỗ vỗ vào má bà gọi: "Bà ơi, bà sao thế? Bà sao thế này?".
Sau khi mở mắt trông thấy tôi, bà vội vàng đưa tay lên quệt quệt nước trên khuôn mặt, sau đó cố nén những tiếng nức nở trong cổ họng lại, mất một lúc sau mới nói được:
"Tiểu Ảnh, cháu về rồi à? Không sao đâu, chỉ là bà nằm mơ thôi. Bà mơ thấy mẹ cháu".
Chắc chắn bà đang giấu diếm điều gì đằng sau những giọt nước mắt đang long lanh ấy. Tôi mang một chiếc khăn ướt đến cho bà, khi đón lấy chiếc khăn, tay bà run dữ dội, run tới mức dường như không cầm nổi chiếc khăn. Tôi bèn giữ lại rồi lau giúp bà mồ hôi trên trán. Nghĩ ngợi hồi lâu, tôi cuối cùng cũng lấy đủ dũng khí để lên tiếng hỏi:
"Bà ơi, thật ra bà có biết Tần Tịnh đúng không?".
Tôi cuối xuống nhìn, thấy các cơ trên khuôn mặt bà giật giật mấy cái, trông thần sắc lại trở nên căng thẳng, môi run rẩy:
"Tần Tịnh ư, Tiểu Ảnh, cháu đã biết những gì rồi?".
"Cháu nằm mơ thấy ông nội. Ông đi đến nhà họ Hà. Cháu còn nhìn thấy Tần Tịnh, hai người bọn họ ôm lấy nhau khóc. Bà ơi, bà có biết đúng không?".
"Phải, bà có biết". Bà nội thở dài một hơi, cảm giác nhẹ nhõm như đã cất được gánh nặng phải mang trên vai suốt từng ấy năm qua. Bà lấy lại vẻ bình tĩnh rồi nói: "Tiểu Ảnh, có một số chuyện bà chưa bao giờ nói cho cháu biết. Bây giờ bà sẽ nói với cháu, được không?".
Giọng bà nội nghe bình thản: "Thực ra, nghề may xường xám của ông nội cháu là do bà dạy".
"Bà dạy ư?". Từ nhỏ tới lớn tôi chỉ biết việc ông nội tất bật với kim chỉ vải vóc, vẫn nghĩ rằng bà không biết may xường xám, có bao giờ lại tưởng tượng được rằng chính bà là người dạy nghề cho ông nội.
"Từ nhỏ bà đã theo học nghề may xường xám của cụ cháu, thời đó chiến tranh loạn lạc, những cửa hiệu may xường xám không có tiếng tăm được mở đầy rẫy khắp nơi, thêm vào đó thế cục rối ren, nên chỉ có thể lần hồi kiếm đủ miếng cơm sống qua ngày.
Sau khi cụ qua đời, viẹc làm ăn của cửa hiệu càng vắng vẻ. Cũng may mà dù là trong thời kỳ chiến tranh, nhưng Thượng Hải là vì cách một con sông nên bên kia khỏi lửa ngút trời, thì bên này vẫn cũng ca múa thanh bình.
Hàng ngày bà đều gắng sức để bận rộn với việc may xường xám, bán những chiếc áo đã hoàn thành cho mấy đoàn ca múa với giá rẻ, thậm chí có khi còn không đủ vốn. Những người khác thấy bà bận tíu tít nên cho rằng vì tay nghề của bà vượt trội, dần dần việc làm ăn mua bán cũng ngày càng khấm khá lên.
Hồi đó bà mười tám tuổi nhưng vẫn chưa xuất giá, ban đầu cũng có người đến cầu thân, nhưng vì từ chối mấy đám nên ngày càng ít người giới thiệu, họ đều nói yêu cầu của bà cao quá, cũng phải, mỗi lần gặp gỡ bà chỉ có thể bới móc ra những tật này tật nọ của người kia. Những người chuyên làm mai thôi không đến nữa, vì khi ấy còn trẻ nên bà cũng không coi chuyện đó ra gì, trái lại còn thấy yên thân.
Đầu xuân năm 20 tuổi, bà nhận ra mỗi khi mở cửa hiệu đều có một thanh niên áo quần rách rưới đứng ngay trước cửa. Khi bà cắt may, anh ta đều đứng ngay chỗ đó nhìn vào, có lúc tay còn mô phỏng theo động tác đưa kéo của bà. Ban đầu bà cũng không để ý lắm, tưởng anh ta là ăn mày, có lần kiếm được một món tiền kha khá, còn cho anh ta năm xu, không ngờ là anh ta không nhận.
Sau này bà mới phát hiện ra mỗi khi đến buổi trưa anh ta đều bỏ đi, ngày hôm sau lại đến rất đúng giờ.
Một hôm khi anh ta vừa bỏ đi, bà liền nhờ người hàng xóm trông cửa hiệu giúp rồi lẳng lặng bám theo muốn xem anh ta làm gì. Người đó đi thẳng đến bến tàu, hóa ra anh ta làm phu khuân vác ở đây.
Sau này anh ta vẫn đến cửa hiệu nhiều lần, thỉnh thoảng còn chuyện trò mấy câu, nên bà mới biết anh ta là người Nam Kinh chạy nạn đến đây. Bà thấy anh ta làm phu khuân vác rất vất vả, thêm và đó công việc trong cửa hiệu cũng ngày một nhiều hơn, một người làm không xuể nên bảo anh ta đến làm cùng.
Anh ta có vẻ rất say mê với việc may xường xám, học cũng rất nhanh, sau này còn thiết kế được những chiếc áo dài đẹp hơn cả của bà, khiến những khách hàng nghe danh tìm đến ngày càng nhiều. Trai đơn gái chiếc làm việc cùng nhau, những người hàng xóm bắt đầu bàn ra tán vào, nói biết bao nhiêu chuyện khó nghe. Khi đó bà đã hai mươi mốt tuổi, cũng phải nghĩ đến chuyện hôn nhân đại sự rồi. Hơn nửa năm trời gần gũi với anh ta, cũng cảm thấy anh ta là người thật thà, ngoại hình không đến nỗi, nên cũng có cảm tình, bèn nhờ người tỏ ý với anh ta. Anh ta còn không nói một lời, gật đầu chấp nhận ngay.
Anh ta làm xường xám rất đẹp, con người cũng tốt, việc làm ăn của cửa hiệu ngày càng phát đạt, trong cùng ngành cũng có người ghen ghét nói những điều bóng gió nọ kia. Có người sau khi tìm hiểu được xuất thân của anh ta, liền nói ra những điều khó nghe, rằng anh ta bám lấy phụ nữ để kiếm đuọc miếng ăn. Những năm ấy thể diện của người đàn ông rất quan trọng, với lại cũng làm gì có người đàn ông nào chấp nhận để mình bị người khác nói ra nói vào như vậy chứ? Thế là bà bèn để anh ta đổi họ thành Lý nhà mình, chính thức trở thành ông chủ Lý hữu danh vô thực.
Sau khi con trai ra đời, bà giao hẳn việc làm ăn cho ông, danh tiếng của "Hiệu kỳ bào Lý Ký" ngày càng vang xa. Mọi người đều gọi ông ấy là "Lý thần bào".
Chỉ có điều, bà không ngờ rằng ông lại là một kẻ vong ân phụ nghĩa. Khi con trai lên ba tuổi, ông ấy đã vụng trộm đi lại với góa phụ nhà họ Hà, thậm chí còn sinh nghiệt chủng. Bà căm hận biết bao. Thực ra nếu là người nào thì cũng thấy hận như vậy, bà đã dốc hết lòng dạ mình để ông có được danh tiếng, được nở mày nở mặt như vậy, bảo vệ cho ông, yêu thương, chăm sóc, kính trọng ông, cuối cùng thì ông lại đối xử như vậy với bà.
Bà cũng không biết là làm thế nào mà ông lại kiếm được tấm "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" đó, bởi lần đầu tiên khi bà nói chuyện về tấm kỳ bào đó với ông, ông còn tỏ ra không tin. Cũng không hiểu vì sao ông lại say mê đến vậy với tấm áo bị nguyền rủa ấy, bao nhiêu của cải tích lũy được trong nhà đều bỏ ra để mua nó về, sau đó đem tặng cho Tần Tịnh. Khi ấy trái tim bà đã nguội lạnh, song cá tính vẫn mạnh mẽ, không muốn nói chuyện của mình với bất cứ ai nên không ai biết chuyện ông qua lại với Tần Tịnh cả.
Ác giả ác báo, cuối cùng ả Tần Tịnh đó chết non, chết khi sinh con, đứa con tội lỗi của ông.
Đó là báo ứng, cô ta cướp chồng của bà, kỳ bào là sinh mệnh thứ hai mà bà cho ông, nhưng cũng vì kỳ bào mà cô ta phải chết. Chiếc xường xám trong truyền thuyết vốn chỉ lấy mạng các cô dâu, nhưng bà nghĩ Tần Tịnh chết chắc chắn là vì ông trời đã trừng phạt bọn họ. Ông cũng nghĩ như vậy.
Ông ở lại trong bệnh viện ba ngày. Bà nghĩ nếu như ông không quay về nữa cũng được, gia đình này không cần đến ông. Song sau ngày thứ ba ông quay về, bắt đầu từ ngày đó ông may xường xám liên tục, làm ngày làm đêm. Ngoài việc nhận các đơn đặt hàng, ông chỉ làm đúng một kiểu xường xám, chính là chiếc "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" đó.
Làm cho tới khi con trai lấy vợ, sinh cháu, vẫn làm.
Làm cho tới khi con trai chết trẻ, con dâu cũng chết, cháu nội lớn lên, vẫn làm.
Bà những tưởng ông sẽ làm kỳ bào cho tới khi chết, bà chấp nhận ở bên cạnh một người sống mà như đã chết đó, cũng không sao. Nhưng mà cuối cùng ông vẫn cứ ra đi, ra đi mà không để lại một dòng chữ, một câu dặn dò nào cả...
Bà nội kể chuyện, thỉnh thoảng lại thở dài. Nước mắt trên má chảy chồng lên nhau đến mấy lần, khô đi lại ướt, ướt lại khô. Trong suốt quá trình bà kể chuyện, tôi vẫn luôn ôm lấy bà, cùng bà hồi tưởng lại, cùng chịu sự tổn thương với bà, cùng đau nỗi đau của bà.
Tới khi bà kể xong, tôi không thể không hỏi: "Vậy thì ông vốn mang họ gì hả bà?".
"Lạc, chữ Lạc trong Lạc Đà". Phải rồi, lần đầu tiên gặp tôi, Tần Tịnh nói chồng cô ta họ Lạc, chữ Lạc trong từ Lạc Đà, hóa ra cô ta vẫn luôn coi ông nội tôi là chồng mình.
Bà nội, mẹ, tôi, không hiểu vì sao cả ba thế hệ phụ nữ trong nhà gia đình chúng tôi đều gặp một chuyện giống nhau. Lẽ nào đây chính là số phận?
Tôi đột nhiên nhớ tới Vân Phong.
Mới rồi khi đứng dưới nhà, lúc tôi nhớ đến mùi nước hoa của anh ấy, liệu anh ấy có từng nhớ đến tôi? Trái tim tôi đã không còn thấy đau như trước, nhưng vì sao khi nghĩ đến Vân Phong, trong đầu tôi lại hiện lên khuôn mặt Đường Triêu?
Đứng bên cửa sổ mặc cho gió lạnh xộc thẳng vào cổ, tôi nghĩ suốt cả đêm cũng không thể nào hiểu được vì sao Tần Tịnh muốn trả thù? Ông nội đã yêu cô ta cả một đời, cô ta đã hạnh phúc đến như vậy, vì sao còn chưa thỏa mãn?
Tôi kể hết những chuyện mà bà nội kể cho Đường Triêu, anh cầm máy yên lặng rất lâu, sau đó mới thở hắt một tiếng, nói:
"Có lẽ vì không được ở bên nhau, lại bị niêm phong lâu như vậy, nên oán khí càng nặng nề hơn, có lẽ chỉ ông nội cô có thể hóa giải được thôi".
"Nhưng mà hiện giờ ông nội ở đâu thì tôi cũng không biết nữa".
"Tiểu Ảnh, cô vẫn tin chắc rằng ông vẫn còn sống trên đời ư?", Đường Triêu hỏi.
Nghe anh nói vậy lòng tôi bỗng chùng hẳn xuống, bỗng chốc lại thấy rối như tơ vò, mãi sau mới ấp úng nói:
"Thực ra tôi vẫn luôn cho rằng ông nội tôi còn sống. Thỉnh thoảng cũng có lúc tôi cảm thấy dường như ông không còn trên đời này nữa, nhưng chỉ cần tôi nghĩ là ông vẫn còn sống thì sẽ thấy lòng mình dễ chịu hơn, bà nội cũng sẽ thấy dễ sống hơn. Tôi không thể nào tin rằng ông không còn trên cõi đời này".
Đường Triêu lại lặng im một lúc, sau đó nói hết sức thận trọng: "Tiểu Ảnh, tôi có cảm giác có lẽ ông nội cô đã không còn nữa. Cô nghĩ xem, cô đã nằm mơ thấy ông mấy lần, mà hai lần gần đây thì trông dáng vẻ của ông đều rất đau khổ. Có lẽ đó cũng là một dấu hiệu ám thị rằng...".
Anh cố gắng cẩn trọng trong việc dùng từ để không làm tôi tổn thương tới mức tối đa.
"Không!". Tôi hét lên phủ nhận, những hình ảnh thời ấu thơ chợt hiện lên ngay trước mắt, khuôn mặt hiền từ đó vẫn còn nguyên vẹn không hề mất đi. Nếu như ngay ngày đầu đã biết kết cục đó thì không nói làm gì, nhưng đã khổ sở chờ đợi mười mấy năm, cuối cùng lại phải đối mặt với cái kết cục tồi tệ nhất đó, bảo tôi làm sao chấp nhận được đây?".
"Tiểu Ảnh, có những chuyện chúng ta bắt buộc phải nhìn thẳng vào nó". Đường Triêu nhẹ nhàng khuyên bảo tôi.
Không muốn nghe thêm nữa, tôi dập máy trước.
Cuộc gọi ấy giống hệt như đã rút mất xương sống trong mình, tôi nằm mềm nhũn trên giường, không còn chút sức lực nào. Thật ra Đường Triêu đã nói đúng suy nghĩ ở nơi sâu thẳm nhất trong lòng tôi, khi vết thương vốn được giấu kín trong bóng tối bị phơi trần ra dưới ánh sáng mặt trời, nỗi đau lập tức trào lên, đau thấu tâm can như chưa từng đau đến vậy.
Trong ánh đèn mông lung, khuôn mặt hơi nhợt nhạt của tôi phản chiếu trong chiếc gương trên bàn.
Ở ngay trước gương là tấm áo xường xám màu hồng phấn mà tôi lấy trộm trong chiếc hòm ở linh đường của Tần Tịnh về, dưới bóng đèn nó bóng láng lên, chữ "Lý" thêu bằng chữ màu đỏ chói ở cửa tay càng lóa mắt.
Tôi nhìn cho đến khi trước mắt bắt đầu trở nên mơ hồ, đầu cảm thấy nặng nề, khuôn mặt trong gương bắt đầu méo mó, song thị giác lại hết sức rõ ràng. Không biết từ lúc nào một khuôn mặt khác đã xuất hiện trong gương, khuôn mặt trắng nhợt mờ mờ ảo ảo. Không phải Tiểu Cổ, cũng không phải Tần Tịnh. Mái tóc dài buông trước trán có thể nhìn thấy rõ mấy lọn vàng, còn cả mấy lọn màu tím. Đây là ai? Ai?
Tôi cố gắng nheo mắt nhìn, muốn nhìn cho rõ hơn, nhưng nét mặt người ấy hết sức mơ hồ. Đột nhiên khuôn mặt đó cử động, mấy lọn tóc xòa trước trán cũng lay động, để lộ ra một đôi mắt to sáng long lanh, ánh mắt vừa nghịch ngợm lại vừa tinh quái, trông quen quá. Chờ chút, chỉ một người có đôi mắt biến hóa đầy phức tạp này, Thanh Lâm, là Thanh Lâm. Hà Thanh Lâm. Sau khi nhận ra Thanh Lâm qua đôi mắt đó, tôi mới phát hiện ra đó cũng là kiểu tóc của cô ấy. Lẽ nào lại là Thanh Lâm?
Tôi sợ tới mức giật thót người, vội vàng quay đầu lại, cánh cửa sau lưng vẫn đóng chặt, không có một ai.
Lẽ nào đã có chuyện gì xảy ra với Thanh Lâm? Tôi vội vàng vồ lấy điện thoại, những ngón tay run rẩy bấm số máy của Thanh Lâm. Điện thoại được kết nối, giọng Thanh Lâm uể oải vang lên trong máy bên kia:
"A lô, ai đấy?".
"Thanh Lâm, là mình đây. Cậu đang làm gì thế?". Nghe thấy tiếng Thanh Lâm, lòng tôi mới yên ổn lại. Trong khoảnh khắc đó tôi đột nhiên không muốn báo thù gì nữa, còn gì quan trọng hơn mạng sống của con người chứ? Trong lòng tôi khi đó chỉ có một ý nghĩ duy nhất, lấy lại tấm kỳ bào đã đưa cho Thanh Lâm.
"Muộn thế này rồi, ai vậy?", một giọng nam vẳng lên trong điện thoại, nghe rất quen tai. Giọng nói đó quen tới mức khiến cho con ác quỷ vốn đang ẩn nấp sẵn trong đáy lòng tôi trỗi dậy, những điều định nói vừa ra đến miệng đã bị nuốt ngược trở vào.
Đã nghe thấy bài hát này bao giờ chưa? Bài "Yêu đến điên cuồng" do Penny Tai hát: "Yêu đến hóa điên, điên tới mức mình đau mà không biết. Có lúc tình yêu khiến người ta muốn hóa điên,. Điên đến mức mình làm gì cũng chẳng hay. Không hẳn hoàn toàn đã là yêu, chỉ là rất nhiều yếu tố, rất nhiều thứ hòa trộn lại với nhau khiến cho người ta mất đi lý trí".
"À à, là Tiểu Ảnh à? Mình đang ở bên ngoài, cậu có chuyện gì thế?", giọng Thanh Lâm nghe hơi hoảng hốt.
"Ai vừa nói đấy, nghe giọng quen thế?", tôi hỏi thử.
"Mình ngủ trong khách sạn quên mất không tắt ti vi, ha ha!", Thanh Lâm cười hai tiếng ngớ ngẩn.
"Vậy à? Mình cũng không có chuyện gì, nằm mơ nên muốn gọi điện thoại cho cậu thôi. Mình dập máy trước đây".
Dập máy xong, thấy nỗi buồn thương tràn ngập cõi lòng, tôi tự nói với mình, nếu như hai người đó nói hết mọi chuyện ra một cách rõ ràng, chắc chắn tôi sẽ cười mà chúc phúc cho bọn họ. Nhưng tại sao bọn họ lại chọn cách lừa dối và giấu diếm?
Song nếu như bọn họ nói thật, thì tôi có mỉm cười và chúc phúc thật không?
Sương mù dày đặc trong đêm, đứng giữa màn sương mù mịt ấy, tôi đã không còn tìm được hướng đi cho tương lai của mình nữa rồi.