Các bạn truy cập vào HIM18.COM để đọc truyện MỚI nha. Mong các bạn ủng hộ website mới này!
Phụ hồ phiêu lưu kí (p4)
Tôi bị đánh thức bởi chuông điện thoại của Hưng, cu cậu hẹn chiều nay cùng bạn đến để nhận phòng.
Qua màn thủ tục báo cáo với chỉ huy dãy phòng trọ, tôi dẫn hai người lên phòng. Căn phòng diện tích chưa đầy 5m2 nay có thêm một thành viên mới.
_Đây là Hiếu, ở cùng quê gần nhà tao. – Đây là H, bạn học tao. – Hưng giới thiệu.
_Chào bạn! Rất vui được gặp? – Hiếu lịch sự cất lời.
_Ok! Bao nhiêu tuổi vậy?
_Mình sinh năm 8x.
_ô, vậy lệch nhau có 1 tuổi. Bạn biếc gì cho nó khách sáo, kêu tao mày đi. – Tôi thân thiện.
_Ok!
_Bây giờ ông soạn đồ ra đi rồi ta đi mua ít mồi ít rượu làm cái lễ nhập phòng.
Qua ánh mắt sáng rực lên, tôi biết cha này cũng là dân nhậu.
Ba đứa chúng tôi tản bộ ra chợ mua 2 chiếc má heo, một ít bún, ít rau thơm, rau sốngvà 2 lít rượu về làm gỏi.
Chương trình CHÚNG TÔI LÀ CHIẾN HỮU được bắt đầu với đồng chí Hưng rửa và làm má heo, đồng chí Hiếu rửa nhặt rau. Tôi lo phần vệ sinh phòng ốc và chuẩn bị luộc má heo.
Hai chiếc má heo hơi nghi ngút bốc lên là khi Hưng đưa con dao ra thoăn thoắt những lát thái nhịp nhàng. Bày bẹn xong xuôi, mâm nhậu gồm 2 dĩa tai heo thái mỏng, hai dĩa rau thơm, 1 rổ rau sống, 4 xấp bánh tráng, 2 bát nước chấm, 2 dĩa bún, 2 lít rượu, 1 ca nước đá, thấy thèm không các bác?
Má heo luộc thái mỏng cuộn với bún, rau thơm, rau sống rồi chấm ăn mang lại cảm giác sần sật bùi bùi. Hay thanh tao hơn thì chỉ lấy rau sống chấm với nước mắm ớt mà nhậu thì cũng thuộc hàng thanh lương mỹ vị. Bàn nhậu đơn giản nhưng khá là ngon miệng, từng chén rượu được rót ra là khi chúng tôi lại ca bài cuộc sống.
Hiếu hơn tôi một tuổi nhưng trông khá xì teen với tóc để 1 mái dài kiểu tóc Khánh Phương, móng tay dài, và một chiếc cup trông qua có vẻ khá bụi.
Cu cậu bị mất 2 năm tuổi trẻ nên bây giờ trước mắt là chơi cho đã rồi tính sau.
Ngày mới bắt đầu với công việc, hôm nay công trình đổ bê tông móng. Nghe nổi da à nhưng thực tế đơn giản hơn nhiều, chủ thi công thuê nguyên đội ngũ đổ bê tông với những nhân viên cao to đen sì hùng dũng đảm nhận công việc.
Đội ngũ đổ bê tông chuyên nên trộn bằng máy, bắt đầu từ móng đầu tiên máy ghé ở đầu móng mỗi lần trộn xong là xả xuống, chúng tôi ở dưới dùng xẻng và cào để ban bê tông ra cuối móng.
Tiếng máy nổ ầm ầm, tiếng người nói xôn xao, ở dưới móng, bùn nước nhão nhoẹt, chúng tôi cố gắng đưa bê tông phân bố đều và đi sâu vào trong khung sắt.
Bì bõm hối hả, mấy chục con người mỗi người mỗi việc ai cũng thoăn thoắt cho kịp tiến độ.
Mặt trời đứng bóng, công trình đã hoàn thành xong. Thêm người thêm máy móc có khác, tốc độ thi công như thần, 120 bao xi măng đã được những con người lao động chân chính đúc kết nó nên thành một nền móng cho đời.
Ngày hôm sau, nhiệm vụ của chúng tôi là san lấp đất cho bằng mặt móng, xe rùa được điều động đến khoảng vài chục chiếc.
Người xúc lên xe, người đẩy ra đổ vào chỗ trũng. Ban đầu nếu ai chưa từng đẩy cái loại xe một bánh này chắc có thể gặp chút khó khăn, loại này để điều khiển nhẹ nhàng thì ban đầu phải tác dụng một lực mạnh cho xe chuyển động nhanh thì khi đó lực đè lên hai tay lái sẽ nhẹ hơn và bạn sẽ dễ điều khiển hơn.
Thi công cũng được mấy hôm rồi nên anh em cũng thân nhau hơn, mệt thì sẻ chia với nhau những điếu thuốc những tiếng cười.
Lao động mà không có tiếng cười thì khó ai mà làm việc hiệu quả được. Bởi thế nên mọi người bắt đầu kể chuyện hài, ai có chuyện gì kể chuyện nấy.
Bắt đầu là Sang, ku này cũng tầm tuổi tôi và xem ra khá vui tính. Ảnh đang hồi tưởng đến câu chuyện và cười hí hí.
_Để sang kể chuyện này cho mọi người nghe, câu chuyện có tên là Chúa sơn lâm.
Ok! Lên đi em! Tất cả đồng thanh.
_”..ngày xưa có một khu rừng nọ có một con hổ vô cùng hung dữ và dũng mãnh, tất cả mọi loài vật ở trong rừng đó khi nghe đến tiếng gầm của hổ thì tìm đường chạy toán loạn.
Không có loài nào địch lại nổi nên hổ được phong làm chúa sơn lâm.
Nghe thế hổ khoái lắm, đi dạo hiên ngang trong rừng, thỉnh thoảng lại gầm lên man rợ.
Nhưng thống lãnh một phương mãi rồi cũng chán, một hôm hổ quyết định sẽ đi ra khỏi rừng để tìm hiểu về thế giới bên ngoài.
Đêm hôm đó, hổ ra khỏi rừng. Đi được một đoạn xa xa thì thấy một căn nhà, hổ liền mò vào để rình.
Căn nhà là của đôi vợ chồng mới cưới, hai anh chị đang nằm ôm nhau chim chuột.
_Hí hí! Anh này kì quớ à. Còn sớm mà lỡ ai đến thì sao.
_Ai đến giờ này nữa, mà kệ ai đến anh cũng không sợ.
_Anh gan ghê. Thế bây giờ nếu lỡ có con hổ hay thú gì chui vào nhà anh có sợ không?
_Sợ gì chứ, Sợ cái con c..c
Nghe thấy thế hổ giật mình lùi lại, trước giờ nó vốn làm chúa sơn lâm, muôn loài sợ nó, giờ đâu ra một loài mới mà đến người không sợ hổ mà đi sợ nó. Chắc hẳn phải ghê lắm đây. Hổ lại lắng nghe vợ chồng này nói chuyện tiếp, lúc này ông chồng và bà vợ đang đong đưa tình ái rồi..
_Em nè, thế giả sử bây giờ thế này mà con hổ nó vào, em có sợ mà dừng lại không?
_Hí hí! Con c..c em còn không sợ nữa là hổ với báo.
Nghe đến đây, Hổ hoảng quá co chân chạy một mạch về rừng.
Sáng hôm sau, muốn biết cho ra lẽ con c..c là con gì mà ghê như vậy, hổ đi dọc bìa rừng toan kiếm người để hỏi.
Thấy một phụ nữ đang lượm củi, hổ vồ lấy đè xuống và gầm lên.
_Ngươi nói cho ta biết con c..c là con gì? Nếu không ta sẽ ăn thịt ngươi.
Người phụ nữ ấy van xin:
_Xin ngài thả con đứng dậy rồi con nói cho, con ko chạy thoát được ngài đâu.
Thấy có lý nên hổ thả cho người phụ nữ đứng dậy.
_Ngươi nói đi, nó là con gì mà ghê vậy? hình dáng ra làm sao?
Người phụ nữ thực thà mô tả:
_Thưa chúa sơn lâm, đầu nó tròn tròn bóng bóng.
_Thế thì sao mà nguy hiểm hơn ta được – hổ gầm lên.
Người phụ nữ không nói gì, lẳng lặng vén váy lên và chỉ vào chỗ đó.
_Ngài nhìn xem, 10 năm trước nó đâm tôi một phát đến giờ vẫn chưa lành. Hàng tháng máu vẫn chảy ra đây.
Nhìn vào vết thương nham nhở thâm sầm, hổ rú lên một tiếng rồi ba chân bốn cẳng chạy vào rừng.
Đêm đó họp muông thú, hổ nói với muôn loài từ nay về sau không còn là chúa được nữa.
Có một con nguy hiểm hơn đã thống trị, hình dáng nó có cái đầu tròn tròn bóng bóng, các ngươi biết mà tránh.
Chiều hôm sau, có một anh dân chơi đầu cạo trọc lóc đẫm mồ hôi đi qua rừng, đi đến đâu thì muông thú toán loạn cả lên, tiếng hú tiếng hét rợp trời..
_Chạy điii! Chạy mau..con c..c tới..con c..c tới.”
Cả đội cười nghiêng ngả, nhất là các chị em phụ nữ ai cũng cười khoái chí. Nụ cười đã xoa dịu đi bao nỗi nhọc nhằn trên những gương mặt. Đến lượt tôi cũng hăng hái kể cho mọi người nghe…
Tôi kể câu chuyện “Hai vợ chồng già cao thủ”..
“..có một ngôi làng nọ có hai vợ chồng già sống với nhau, con cái của họ đi xuất khẩu lao động hết, đứa thì đi Pháp, đứa đi Liên Xô, đứa đi Nhật, thỉnh thoảng chúng có gửi tiền về nên cuộc sống của ông bà cũng có phần khá giả.
Cuộc sống của cả làng êm đềm diễn ra với những buổi sáng sương phủ đầy, buổi trưa nắng chói chang và buổi chiều mây lam khói. Bỗng một ngày làng xuất hiện hai tên trộm, các nhà trong làng liên tục mất đồ nhưng mãi không bắt được thủ phạm. Trai tráng trong làng bàn nhau thức để mai phục nhưng cũng vô ích. Trộm quá cao tay, chúng đi không tiếng động, không một cái bóng, không ai có thể phát hiện ra sự xuất hiện của chúng.
Một đêm nọ, chúng bàn nhau đột nhập vào nhà hai ông bà già có con cái đi nước ngoài này. Quan sát vị trí xong xuôi chúng chọn thời điểm 1h sáng để đột nhập.
Đêm không trăng không sao, bầu trời một màu đen kịt, chỉ có tiếng gió kéo những nhánh cây va vào nhau xào xạc, tiếng dế tiếng ếch nhái trộn lẫn vào nhau như một bản giao hưởng thính phòng làm cho người nghe có những cảm giác xôn xao bất tận. Cảm giác đứng trước thiên nhiên, hỏi ta, hỏi người, ta là ai, người là ai trong cái trần thế xông xênh này? Tất nhiên hai thằng này là ăn trộm chứ là ai nữa. Đúng 1h, thằng có khả năng đi không tiếng động đột nhập vào từ cửa sau.
Sau một phút lắng nghe vào trong ngôi nhà, thấy yên ắng hắn bắt đầu dùng đồ nghề nhích dần chốt cửa. Hắn tự tin vào đôi tai của mình biết bao nhiêu lần nhưng lần này hắn nhầm.
Bên trong nhà, hai cụ già đang ong bướm với nhau mãnh liệt, chẳng qua già rồi sức yếu nên họ không bật volume để tiết kiệm điện mà thôi.
Vì tuổi cao nên cảm giác và năng lực không còn được như thời trai trẻ nữa, cụ ông cứ nhoi mãi mà vẫn chưa vào được nơi tình yêu bắt đầu.
Bên ngoài, tên trộm đã tháo được chốt cửa đang bước một chân nhẹ vào…
Bên trong, cụ ông bắt đầu có cảm giác và hổn hển hỏi:
_Nó.. vào chưa bà?
Cụ bà nhỏ nhẹ:
_Chư..a, nó chưa vào hết đâu ông ơi.
Bên ngoài, tên trộm bị một luồng điện chạy dọc sống lưng, đứng như trời trồng.
Cả sự nghiệp trộm cắp trước giờ chưa bao giờ bị phát hiện của hắn nay đã thất bại dưới tay của hai cao nhân. Nghĩ đoạn, hắn bay như gió về phía tên còn lại.
_Bị lộ rồi.
_Sao thế?
_Không biết.
_Chắc tại mày động, chờ lát cho ông bà kia ngủ đi rồi tao vào.
Hai tên trộm lại tiếp tục chờ, gió đã thổi nhẹ hơn, tiếng nhái ếch cũng thưa dần, màn đêm trả tất cả về với sự hoang sơ tự nhiên sẵn có..
2h sáng, tên thứ hai với tuyệt kỹ leo trèo quyết tâm đột nhập nhà bằng mái.
Hắn chèo lên được mái, yên vị nghe ngóng một lát cũng thấy không có tiếng động gì, yên chí hắn bắt đầu dỡ từng viên ngói..
Phía trong buồng, phút cao trào của hai người tình già mới diễn ra được một lát chứ đâu.
Màn đêm đã đưa tất cả thực sự dấu đi trong màu đen, hiện ra trước mắt đôi tình nhân lúc này là những phút đắm say của tuổi trẻ, những tháng ngày hoa bướm ngày xưa được cụ ông nhịp nhàng đưa đến cho cụ bà.
Rồi cũng đến giây phút cao trào, cụ ông sung sướng hì hục như chàng thanh niên mới cưới, ông phì phò rồi hét lên:
_Bà ơi! Tôi bắn đây!
Ở trên mái nhà, thằng trộm nghe vậy trượt chân té cái rầm xuống đất. Hai thằng chạy lại ôm nhau rồi biến mất trong màn đêm.
Kể từ đó về sau chúng nó không dám bén mảng đến ngôi làng nữa, và ngôi làng lại trở lại sự yên bình như xưa. Không ai biết đến chiến công âm thầm của hai cụ.”
Nói về chuyện trạng thì phải nhắc đến những người làm hồ, người này tạo cảm hứng cho người kia, rồi những câu chuyện cười giân dan nối dài bất tận.
Công trình thi công với tốc độ chóng mặt, thấm thoắt đã đổ tấm thứ nhất rồi đến tấm thứ 2, tấm thứ 3, thứ 4. Cả ba căn liền kề 4 tấm đồ sộ được thi công xong phần thô trong vòng chưa đầy hai tháng.
Trong thời gian này, tôi cũng đã từng xin ông cai nghỉ một thời gian để lo việc thi cử đoàng hoàng rồi lại tiếp tục chinh chiến.
Hồi đó công phụ là 120k/ ngày, công thợ là 180k/ngày trở lên, thấy thợ xây công việc nhẹ nhàng với quyền lợi cao hơn, tôi dự định học làm thợ xây.
Nói là làm, lĩnh lương tôi đi mua 1 chiếc thước bảng, 1 chiếc bay, 1 chiếc bàn chà, 1 cục lạp lòn. Tuần sau tôi sẽ vừa học vừa làm.
Phụ hồ phiêu lưu kí (p5)
Chủ nhật đến mang cho con người cảm giác tuyệt vời nhất. Một ngày được ngủ chán chê, những tế bào sẽ được tái sinh cho một sức sống trẻ. Tôi cuộn tròn mình cho thân nhiệt ít hao phí với mặt thoáng ít nhất, trước đây tôi từng đọc một bài báo viết về các tư thế khi ngủ, đúng cái tư thế này là tư thế của kẻ cô đơn rồi.
Bên cạnh, thằng Hiếu đã dậy từ lúc nào, tay đang cầm chiếc 1280 đeo tai phone nghe FM. Tôi lắng nghe qua bên kia phòng, hôm nay ba con chim bay đi đâu không hót, thiếu đi một nét thú vị khoái lạc của căn nhà này.
Tôi dậy đánh răng rửa mặt, chải tóc chải tai, ăn mặc gọn gang rồi rủ ku Hiếu qua quán cây bàng làm ly nước mía.
Ban mai, những tia nắng rọi xuyên qua những tán lá đong đưa, ánh nắng biến thành giọt, từng chấm chấm xuống nền đất. Trên cành cây, những con chim sẻ chuyền cành ríu rít.
Trong cảnh thanh bình này, đọc một tờ báo, uống ngụm nước mía rồi thả hồn phiêu lãng.
Quả thật cái cao sang nó là từ tâm hồn, sự yên bình thư thái đâu có phải có tiền là có được. Nó chỉ xuất phát ở những cái tâm biết mất biết được, biết theo biết bỏ, biết mình là ai, như thế nào là ổn, thế thôi.
Tờ báo hôm thông tin về sự bất ổn trung đông đang leo thang cao độ. Máu và lửa liên tục đổ xuống vùng đất trung đông giàu tài nguyên dầu mỏ. Điều gì đang diễn ra? Họ đang chiến với nhau vì điều gì? Văn minh là gì? Freud đã từng viết cuốn “Nền văn minh và những bất ổn” để rồi đặt câu hỏi: Ai được hưởng lợi nhiều nhất từ những nền văn minh?
“..về cơ bản con người có xu hướng hưởng thụ lạc thú, nhưng nhu cầu cao nhất vẫn là sự an toàn, bởi thế con người sẵn sàng hi sinh lạc thú để đổi lại một xã hội mang đến cho họ thực tại ít khổ đau hơn”
Ai chưa đọc cuốn “Binh Pháp Tôn Tử” thì có dịp xin hãy cứ mua về, để biết thêm rằng mình đang là gì trong mắt của những vị sếp hay để biết dân của cả thế giới là gì trong mắt của những nhà tài phiệt.
Không gì thiện bằng con người nhưng cũng không có gì tởm lợm hơn con người.
Ai trong chúng ta từng một ngày quan sát tự nhiên rồi đủ tinh tế sẽ nhận ra cung đàn của thiên nhiên là bản nhạc êm đềm bất tận, nơi đó có sinh có diệt, có tối có sáng nhưng tất cả đều có giới hạn, giới hạn đó là nguyên tắc cân bằng sắc thái thiên nhiên.
Chẳng có con thú nào no mà đi săn mồi cả. Có những trường hợp đặc biệt, sư tử nuôi linh dương con là minh chứng cho cảm xúc nguyên khôi là thứ xa xỉ đối với con người.
Cuốn “Đắc Nhân Tâm” là phương pháp sản xuất ra những chiếc mặt nạ bỉ ổi cho mỗi con người muốn sự dụng nó. Hiểu lòng người rồi dùng những thủ đoạn manh nha đạt được mục đích, nơi thành phố này phản ánh sâu sắc cái “đắc nhân tâm” ấy. Đắc đến nỗi thiên hạ ngày ngày một vô cảm!
Chúng tôi, những người nhà quê chân chất thì bị các “người thành phố” miệt thị như miệt dịch đói nghèo. Xin thưa, vật chất được tạo ra đa phần là do những người lao động, những người quê như chúng tôi tạo ra đấy, mấy người chỉ là may mắn hơn về thiên thời địa lợi mà thôi.
Không thể phủ nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật, nhưng nếu chỉ những người đó hưởng cái thành quả của trí tuệ thì trên trái đất này chữ bất công đã tan biến lâu rồi.
Đến gần trưa, tôi về đi chợ nấu cơm. Tôi cũng lịch sự hỏi Hiếu xì ten có ăn cùng không để chung mà nấu. Nhưng phong cách của ông cậu nửa mùa này muốn hướng tới thiếu gia thiếu thịt nên từ chối và bảo ăn cơm tiệm cho tiện. Kệ mày! Tao nấu tao ăn.
Phong cách được mấy hôm thôi các bác, mấy bữa sau hết tiền nó mua mì gói về nhờ bếp mình pha rồi húp như heo khát sữa suốt mấy ngày.
Ngày chủ nhật trôi qua với tôi như ngày nạp năng lượng của Gát-Cô trọng truyện Dũng sĩ Héc man ấy.
Thứ hai, tôi hào hứng với dự định học nghề lúc tới công trình. Đương nhiên là có sự đồng ý của ông cai, tôi phụ đầy đủ vật liệu cho thợ thì được phép học trong lúc thợ làm.
Hiện tại công trình đang xây phòng trong mỗi tấm, tôi phụ hai ông thợ cũng khá vui tính với lại tôi ngoại giao bài bản lắm, hễ thấy thợ chép miệng là tôi rút điếu thuốc nhét vào mồm ổng liền, châm lửa điếu đóm đầy đủ thế thì bảo sao mà không nhiệt tình với tôi được.
Gạch, cát, xi măng được tời từ căn chính giữa rồi vận chuyển ra các căn bên cạnh. Vì công trình khá lớn nên có phụ đảm đương việc tời vận chuyển vật tư riêng, tôi chỉ chú tâm vào việc trộn vữa, bê gạch cho thợ làm mà thôi.
Trước đây tôi bê một lần khoảng 12 viên gạch thì hôm nay tôi bê tới 18 viên, tốc độ thế nên tôi được rảnh tay nhìn ngắm kỹ thuật công phu của mấy thợ.
Để xây một bức tường, ban đầu chưa cứng tay thì phải dùng lạp lòn lấy phương đứng rồi dùng dây căng phương ngang cho bức tường thật đứng.
Những viên đầu tiên xây từ nên bê tông lên thì phải tưới qua ít hồ dầu, sau đó dùng bay múc một ít vữa đủ làm mạch, chưa quen thì sau khi để lên mạch có thể dùng bay miết cho phẳng dễ cân hơn, nhưng tôi được chỉ là khỏi cần, chỉ cần đặt vữa đều, đặt viên gạch lên gõ một cái ở giữa cho cân là được.
Đến hàng tiếp theo thì phải dùng 1 viên gạch nửa làm đầu hàng, mục đích là để xen kẽ các mạch hồ theo hình zíc zắc, nếu không các mạch từ dưới lên trên sẽ thẳng mạch, như thế là sai kết cấu, tường dễ bị đổ.
Thoăn thoắt tay thợ làm, tôi ngồi nhìn rồi cũng học được kĩ thuật cơ bản. Xúc vữa đầy máng và gạch đầy cho hai ông, tôi cũng xin phép được xây. Ban đầu hơi khó ở cái kỹ thuật cân bằng viên gạch, tôi lóng ngóng nhưng rồi cũng dần quen khi có sự trợ giúp chỉ bảo của hai ông thợ bên cạnh. Xây xong bức tường thứ nhất tôi tự tin hẳn, lòng thầm mơ về những ngày lĩnh lương 180k X 6 = 1080k/tuần.
Những ngày tiếp theo êm đềm trôi qua theo mong muốn, tôi bắt đầu biết xây. Sau đó học qua tô tường. Nếu như xây cần cân bằng gạch và ngắm chuẩn thì tô tường cần một bàn tay khéo léo mới làm được. Tô tường 2cm vữa thì cũng dễ, bỏ vữa lên bàn kéo kéo lên tường, bàn kéo nghiêng dần vào mặt tường theo lớp vữa vơi dần ở trên. Tiếp kéo ở khoảng tường khác cho đến khi phủ kín diện tích định sẵn, đợi gạch hút vữa chút rồi dùng thước bảng lấy mặt phẳng, gạt những chỗ hồ dư lồi ra và đắp vào những nơi hồ còn ít lõm xuống. Sau đó lấy bàn chà, xoa đi xoa lại cho mặt của bức tường thật phẳng, không có lỗ hay vết nứt nào là ok. Khó nhất là tô tường 5cm, đoạn tường cầu thang, có khi xoa xong rồi thì nguyên mảng nó rớt xuống lại phải bắt đầu lại từ đầu. Mãi sau này tôi mới có tuyệt chiêu để tô tường 5cm, ban đầu sau khi phủ nhẹ ít xi măng lên làm chất keo, tôi kéo vung vãi lên bức tường khoảng 2cm hồ sau đó để yên cho nó nằm đó, ra hút thuốc ngắm cảnh chút. Chừng 15p sau, khi lớp hồ 2cm bắt đầu bám vào tường, tồi phủ tiếp một lớp nữa cho bằng mặt ghém, sau đó lại đợi rồi bắt đầu xoa.
Tôi siêng hơn khi chưa học, buổi trưa tôi xuống trễ hơn, ngồi mê tô tô xoa xoa, buổi tối cũng thế tôi về sau mọi người 1 tiếng.
Độ tầm một tháng thì cái cơ bản của làm hồ tôi đã nắm được.
Trong khoảng thời gian này, Hiếu thiếu gia đã rút về quê sau một thời gian hoang dã.
Cu cậu vẫn xin được việc phụ bán cà phê với mức lương 1tr500k/tháng, tưởng cũng ổn nào ngờ mỗi lần tôi đi làm về đều thấy cậu ta ngồi chiễm chệ ở quán nước trước nhà với một chai đóc tơ Thanh, một gói Zet hệt như dân chủ cả. Tiêu xài hoang phí thế nên khủng hoảng kinh tế, không trụ được nên đã lên đường theo tiếng gọi của quê hương.
Cậu này đi thì cậu khác tới, thằng bạn này tên Tùng, hơn mình hai tuổi là bạn của Hưng.
Anh em trước đây cũng nhậu với nhau mấy lần rồi, trước đây nó cũng từng ghé phòng mình ở một thời gian ngắn nên thủ tục nhập phòng chẳng có gì khó khăn cả.
Tùng làm bên giám sát xây dựng, công việc của nó là bắt lỗi người khác nên cũng có phần hơi nhiễm bệnh nghề nghiệp. Ở với nó tôi cũng chả vấn đề gì, tính tôi thì khá dễ sống, một câu thôi: Tôn trọng nhau là được.
Nhưng rồi cũng có biến, Tùng đã lọt vào mắt của H râm phòng bên cạnh, không biết hai đứa đã thề trăng hẹn biển gì thì tôi không biết. Nhưng thấy thái độ hí hí của chúng là tôi hơi hơi bị ức chế, chẳng phải ghen ăn tức ở gì. Căn phòng nhỏ như lỗ mũi, ngày nào nhỏ cũng qua chơi rồi hai đứa nhẹ nhàng du dương tình ái, tôi như người thừa trong phòng, mỗi lần thế tôi chủ động đi dạo, không chủ động thì nó cũng đá long nheo ra hiệu tôi nhường không gian cho nó. Ừ thì cũng không là vấn đề, tôi ra ngoài đường đi dạo tiện có thể thấy các em chân dài quần ngắn dù sao thì cũng thanh thản.
Nhưng quay trở về thì nhỏ H vẫn chưa về, các bác thấy có lộn máu không?
Nó nằm chơi rồi ngủ lại đó luôn, căn phòng tí xíu thế mà nó ngủ rồi chim chuột với nhau chắc cả đêm nay tôi không chợp mắt nổi vì nhìn quá.
Nó lại tiếp tục đá long nheo với tôi. Bà mẹ chứ, chiều một lần vậy. Tôi mang gối và mền ra ngoài hành lang ngủ. Các bác có thấy em nghĩa hiệp không?
Thằng bạn vì ồn mà tâm hồn nó sẽ khó ngủ, nên tôi ra ngoài để tránh ồn cũng được.
Tưởng chỉ một ngày rồi thôi, đêm sau chúng lại tiếp tục như thế. Điên quá không thèm nói, tao cứ nằm thế đấy, tụi mày làm gì thì làm.
À quên nữa em chưa khoe với các bác, sau một thời gian, em cũng ngoại giao trên trường để mua máy tính. Em được bà cô dạy tin bán cho một chiếc máy tính chip Celeron, ram 512, màn hình CRT siêu dày, với giá 950k cũng rẻ các bác nhỉ. Kệ, có cũng hơn không, dù không có in tơ nét nhưng em ra mạng down phim, nhạc và game về, giải trí cũng khoái ra trò các bác ạ. Hôm nọ thằng quỷ Hiếu ra tiệm điện thoại cóp về một đống phim xiếc làm đêm đó em coi mãi ngủ không được. Bực mình nhưng em không xóa.
Tụi nó nằm ôm nhau thì em ngồi dậy ôm máy tính, kệ chúng mày, chúng mày không thèm coi tao ra gì thì tao coi máy tính ra gì vậy. Em ôm chơi một lát, mỏi lưng quá em lại nằm nhưng không tắt máy tính. Thằng Tùng có vẻ tức mình lắm, nó bảo:
_Mày bật máy tính lên làm gì vậy?
_Tao thích – tôi trả lời.
Lập tức nó nện mình một đấm choáng váng, em bật dậy, nắm cái đầu nó ném mạnh một phát vào tường cái bốp. Nó cũng choáng váng và nhìn em hằm hằm. Tính em hiền thì thì nhưng khi đã điên lên rồi thì em không biết gì cả. Mỗi thằng một chiêu xong rồi qua đấu võ mồm. Nó bảo:
_ Sống chung mà không có ý thức.
_Ý thức cái …! Coi lại tụi mày đi.
_Mày thích đánh nhau không?
_Tao ngán mày chắc?
_Tao chấp may nguyên con dao đấy.
_Tôi cười khẩy - Tay bo chắc gì đã hơn nhau mà bày đặt chấp.
Nói đoạn tôi ra ban công hút thuốc. Tình trạng này chịu không nổi nữa rồi.
Hôm sau, Hưng đến giải hòa rồi Tùng nó cũng xin lỗi. Ừ thì uống thôi, có gì đâu, nhưng sắp tới tôi sẽ không ở đây nữa.
Cũng là ông nội Hưng thiếu quyết đoán, lần thứ hai cũng hứa chắc sẽ ở cùng tôi rồi thuê một phòng khác. Chuyển đồ tới ở chung khí thế lắm, nhưng được một tháng lại về nhà. Bố thằng quỷ, phòng tiếp 1tr100k/tháng, sao mà tôi kham nổi.
Hết tháng tiền phòng đầu tiên, Hưng về với nhà thì tôi cũng trả phòng luôn.
Trước đó tôi đã xin chú cai cho dọn đến công trình ở để tiết kiệm tiền và cũng tiện đi làm luôn.
Công trình đón tôi với vòng tay âu yếm nhất, đó là những làn muỗi bay tung tăng ngợp căn nhà. Nguyên nhân nhiều muỗi là do ngoài ban công mỗi lầu đều chứa nước để tiện cho việc trộn vữa, nước nhiều như thế nên bọn muỗi vô tư kéo nhau đến và ung dung đẻ.
Ban ngày thi công vừa làm vừa chụp muỗi thì nói gì đến đêm.
Tôi gép những tấm tôn lại với nhau làm thành một chiếc giường, mùng mắc cố định xong xuôi rồi tôi kê bếp, xoong chảo, bát đũa gọn gang, viên gạch lát lớn tôi dùng làm bàn ăn cơm. Cứ mỗi tối đến, tôi không còn một mình nữa. Bọn muỗi nó kéo nhau đến ồn ã ngoài mùng, chúng thét gào bám chi chi vào như muốn cắn rách chiếc mùng, bên trong là con mồi thơm lừng đang lắng từng cảm xúc với những tháng ngày cơ cực nhất trong đời.
Mỗi khi dậy đi vệ sinh, nếu không nhanh tay che mùng thì đêm đó tôi bị chúng hôn lén khắp người, sáng mai người đầy vết muỗi đốt. Muỗi công trình xây dựng có khác, vòi của chúng có lẽ được cấu tạo bắt chước những chiếc khoan bê tông hay sao mà chúng chích xuyên qua vải, đau và ngứa muốn điên lên được.
Tôi vẫn đi chợ nấu ăn như thường, những bữa ăn có thêm những cây nhang muỗi, nhang khói bốc lên nghi ngút, khung cảnh trở nên ảo mờ nên thơ. Tôi ra nét tải những bài về chí làm trai, tôi mở nó lên để ngăn những dòng nước mắt mỗi lần sắp sửa rớt ra trên gượng mặt đã cố lắm để rắn rỏi. Tôi cô đơn và buồn.
Ban ngày làm việc mệt nhọc, đến đêm những giấc ngủ cũng không được ngon lành gì. Mùi vữa ru tôi vào giấc ngủ như những bài tập luyện tăng cường nghị lực.
Tôi bắt đầu rành về xây tô nhưng chưa được cất nhắc lên làm thợ, tôi vẫn cố gắng như thế cho đến hè. Hoàn thành xong chuyện học, tôi xin phép ông cai để về quê một thời gian ngắn.
Chap 14: Hành Trình Về Quê Hương.
Tôi thu dọn hành trang chuẩn bị lên đường về với quê hương, không quên nhậu một bữa với các chiến hữu và nhậu với các anh em trong hàng ngũ xây dựng công trình.
Dặn dò các anh em giữ gìn sức khỏe, cẩn thận trong lao động, nếu có việc gì thì cứ gọi cho mình. Tất nhiên là mình chỉ nghe thôi chứ
Sài Gòn thiếu mình thì chắc là trời vẫn nắng, các dòng xe vẫn tấp nập trên các con đường, những cô chân dài quần ngắn vẫn tung tăng trên các con phố. Không biết thiếu mình các cô có thấy trống vắng điều gì không nhỉ? Rõ là mình đa lo quá đi mà.
Chiếc xe chất cao rời bến xe Miền Đông rồi theo quốc lộ 13 đến quốc lộ 1A rồi từ từ xa dần Sài Gòn. Nói là xe chất cao bởi vì nó thiếu mất chữ lượng, trên xe thì toàn là hàng hóa chất đầy thùng xe rồi chất vào các gầm ghế. Hành khách thì đã đầy tưởng như không thể thêm người nào được nữa thế nhưng qua mỗi điểm có người đón khách thì tay lơ xe vẫn vẫy vẫy: Hà lội không em ơi, Ninh bình Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Huế Quảng Bình Quảng Trị Đà Nẵng về không em ơi!!
Thỉnh thoảng lại có vài hành khách lên xe chịu chung cái cảnh nhồi nhét kinh khủng, 2 ghế được nén thành ba ghế, vãi thật mấy ông tay nghề cao thật, tưởng chừng như không thể thêm được nữa nhưng chỉ chưa đầy 30p đã nhét thêm được 10 người
Tôi may mắn được lão lơ ghép một cô gái trẻ ngồi ngay bên cạnh, thế nên tôi mới ngồi im mà chả có ý kiến gì, kệ ngồi chật chút cho vui cũng được.
Xe chạy qua thành phố Biên Hòa, cảm xúc trong tôi bắt đầu lắng lại, giống như công đoạn cô đặc của nước mắm kho quẹt, sền sệt từng giây từng giây, từng hình ảnh, từng cảm xúc nó tời chầm chậm qua tâm trí. Đất trời nơi đây đã từng in dấu chân tôi, những giây phút khó khăn cực khổ, những tủi thân cay đắng, tan vỡ đau thương, nó mãi là một chốn kỉ niệm buồn trong tâm trí của kẻ lãng du này.
Ngồi ngắm cảnh chán thì quay sang ngắm người, em kia cũng không còn đeo cái rọ ở miệng nữa, khẩu trang được tháo ra lộ diện nhan sắc cũng khá và mùi thơm từ tóc với người cô ấy thi thoảng lại bay sang mũi tôi như cảnh yêu quái gọi mời Đường Tăng trong Tây Du Kí. Tôi cũng thế, gương mặt chả biểu cảm gì mặc dù trong lòng khá là khoan khoái dễ chịu, mùi thơm mà ai chả khoái, có ai nói khoái mùi thối bao giờ đâu?
Nhân tiện đây cũng xin nhắn tìm em:
Họ và tên: Là gì lâu quá anh không nhớ.
Năm sinh: 1990.
Địa điểm học tập lúc ấy: Bình Thuận.
Nếu em đọc tiếp và nhận ra anh thì xin cứ liên lạc với anh nha. Với anh thì dù một giây thôi cũng đáng trân trọng nếu nó là giây phút chân tình.
Anh bây giờ vẫn thế, nhưng đẹp trai hơn xưa. Vợ anh chưa có, con thì hình như cũng vậy.
Hiện tại cũng chưa yêu ai mặc dù cốt cách đào hoa phong nhã như xưa anh vẫn giữ, nhưng mà hình như cỗi rồi nên mấy năm nay chẳng thấy ra hoa gì cả, anh FA em à. hic. Chẳng bù cho hồi học cấp 3 con gái nó bu anh như ruồi bu mật, hàng chục cô xin chết mà anh không cho chết.
Vì anh nghĩ anh đâu phải nghĩa địa, muốn chết thì đi chỗ khác. Giờ nghĩ lại mới thấy muộn màng của Khắc Việt rồi. Thôi anh không lan man nữa, nếu nhận ra thì nhắn cho anh. Anh viết tiếp đây kẻo các bác lại gạch đá như mưa bây giờ.
Xe vẫn tiếp tục lăn bánh qua các tỉnh thành, vẫn như chiếc xe trước xe này cũng lộ gió, cửa sổ mở hết đón nhận những tia nắng và những làn gió của thiên nhiên và con người mang lại, mùi cây cối, mùi khói xe, mùi rác, mùi tôm cá phơi bên đường, nói chung là nhiều mùi lắm nhớ không hết, chỉ biết là ngồi trên xe mà như ngồi trên chiếc mui trần, (Bạn đang đọc truyện tại website: Haythe.us) bên cạnh là người đẹp trong mấy bộ phim Mỹ cảnh các chàng hào hoa rong xe trên xa lộ ấy, đã làm sao. Bác nào nhỏ đến lớn đi xe máy lạnh thì thử một lần đi xe chợ đi, đảm bảo cảm xúc sẽ phong phú bất tận.
Đoạn nào hơi khó đi hoặc hình như có bắn tốc độ thì đâu đó trên xe vang lên tiếng chửi nhè nhẹ: Xe gì mà chạy như rùa.
Có bác thì bắt máy của người thân lên nói chuyện tinh tế lắm:
_Alo con à! ừ cha về đến Nha Trang rồi. Sao? Chậm hả? Ừ, xe mới nên người ta chạy rô đa con ạ. Có gì sắp về tới thì cha gọi cho.
Tôi và cô gái bên cạnh nói chuyện với nhau về học hành, về trái đất, UFO, thiên văn địa lý, nói chung là nhiều lắm, chung tôi mien man bất tận với những tràng cười sảng khoải của cô ấy: Hí hí hí. Các bác thấy em ấy cười có duyên không? Em biết đó là nụ cười không thể kiềm chế sự sung sướng thế nên em tiếp tục kích thích. Đến chiều cô ấy thấm mệt và ngả người vào em ngủ ngon lành. Chao ôi cái cảm giác ấy sao mà nó đã ghê gớm.
Gió lùa làn tóc cô ấy bay bay trước mũi em, nồng nàn những mùi hương thơm của người con gái mới lớn làm lòng em lâng lâng như người say thuốc lào, em cũng nhắm mắt lại thả hồn theo gió, có lẽ em và cô ấy gặp nhau ở bến bờ tưởng tượng, cũng không biết được chắc cho lắm vì cô ấy chẳng có âm thanh gì phát ra từ cổ họng.
Gió ơi cứ thổi mãi cho hồn ai ngất ngây..
Đến tối, trời không trăng không sao, những cơn gió từ biển thổi vào dạt dào, xa xa trên mặt biển là ánh đèn của những chiếc thuyền đánh cá lập lòe trên mặt biển..
Gió đêm thổi từ biển nên mang theo cái lạnh se se, cô ấy hình như đã tỉnh thức rồi, cái đầu thỉnh thoảng ngọ nguậy trên cổ mình làm nhột nhột rân rân khó tả. Em chỉ dám cảm giác thôi chứ tay em vẫn để lên đùi (của em) một cách nghiêm túc, gương mặt vẫn thản nhiên như những tiến sĩ nghiên cứu đề tài khoa học.
Càng về đêm đường càng vắng, chiếc xe chạy với tốc độ nhanh hơn, thỉnh thoảng gặp ổ gà xe lại xóc lên rầm rầm. Đâu đó trên xe lại nghe tiếng chửi nhẹ: Mẹ, chạy gì mà như ăn cướp ấy.
Em không biết có phải mùi xi măng có chất hấp dẫn phái nữ hay không nữa, sau này có điều kiện em sẽ bắt tay vào nghiên cứu, biết đâu lại cho ra loại nước hoa mùi xi măng không chừng. Cô ấy vẫn tựa đầu vào em, cái lành lạnh nó khiến cơ thể ấy sát vào em hơn.
Em chẳng biết nghĩ gì nữa, chỉ một từ thôi: Đã!
Thế rồi em và cô ấy chìm vào giấc ngủ. Em đã ngủ cùng cô gái ấy như thế đấy.
Bình minh đến ròi những tia nắng đầu tiên rồi tia nắng thứ hai rồi sáng hẳn. Em thức giấc và cô gái cũng thức từ lúc nào rồi. Cười với em rồi nói:
_Anh ngủ ngon nhỉ.
_uh, mệt thì phải ngủ thôi.
_em chả ngủ được chút nào.
_ờ, em chả ngủ được chút nào. Từ tối đến sáng mà chưa ngủ đc chút nào sao.
Em ấy cười tươi và cho em một trái chuối.
_Anh ăn đi cho đỡ đói.
Chắc là cô ấy trả công hôm qua làm điểm tựa cho cô ấy ngủ đây mà. Chứ chắc không phải thích em đâu, thích thì người ta tặng trái táo chứ ai lại tặng trái chuối bao giờ.
Nghĩ thế rồi em bóc vỏ và ăn ngon lành.
Đến Đà Nẵng, xe dừng lại bốc hàng khá lâu. Bây giờ quan sát, khách hàng trên xe còn lại vẹn vẹn đúng 15 người.
Bốc hàng xong thì tài xế nó bảo:
Các bác ơi! bây giờ xe có việc phải quay về Sài Gòn, xe đã sắp xếp cho bà con cô bác đi xe khác. Mong các bác thông cảm!
Rồi, thế là bán khách dọc đường chính xác luôn rồi.
Tôi và vài người nữa lên tiếng:
_Thế bác phải cho chúng tôi gặp tài xế của bên kia chứ làm ăn thế này ai chịu nổi?
_Ok! Các bác cứ yên tâm, đảm bảo các bác không bị thu thêm tiền.
Sau khi nói chuyện ba mặt một lời với hai tài xế, 15 người chúng tôi chuyển sang xe bên kia. Chúng tôi được tài xế nó dồn ra phía sau nguyên 15 người một khu vực. Con người Việt Nam chúng ta khi có chung một khó khăn hay kẻ thù thường gắn bó với nhau hơn, bây giờ cũng thế chúng tôi quan tâm đến nhau hơn, chỉ thiếu nước nắm tay ôm nhau thắm thiết nữa thôi.
Rồi thằng lơ xe cũng đi xuống, nó thu tiền các người khách khác xong nó hỏi chúng tôi:
_Hành khách từ xe kia sang, cho hỏi ai có cái xe máy đấy?
_Xe của tôi đấy. có gì không anh? – một hành khách nam trả lời.
_Anh cho em xin thêm 100 ngàn. Chúng em chỉ nhận 15 khách chứ không nhận xe máy!
_Các ông làm ăn thế nào chứ, chúng tôi đã thảo thuận là không thu thêm tiền rồi mà bây giờ sao vẫn thu?
_Thì bọn tôi không thu tiền người, nhưng tiền xe phải thu.
_các ông làm ăn thế sao coi được. Tôi không trả.
_Anh không trả thì lát đến Huế chúng tôi cho anh xuống đấy.
Không khí trên xe nặng nề hẳn..
Một lúc sau thằng lơ lại xuống đòi tiền.
_Sao bây giờ anh có trả không?
Bây giờ ông anh kia mới xuống giọng:
_Các anh thông cảm chứ thực sự em cũng không còn tiền. chỉ còn hai ba chục ngàn trong túi.
_Tôi không biết, anh đừng có nói thế. Anh phải trả cho chúng tôi rồi mới tiếp tục đi được.
Nhìn nét mặt khắc khổ của ông anh kia, tôi biết ảnh không phải nói xạo. Tôi lên tiếng:
_Bây giờ đưa anh 100 ngàn là ok chứ gì?
_ok!
_Nào các bác đi cùng chuyến xe hồi nãy, mỗi người một ít ta ủng hộ ông anh này đi. Dù sao cũng bên nhau một ngày rồi, tình cảm mới là quan trọng. Em trước nha, em ủng hộ 20 ngàn.
Tất cả ai nấy đều móc bóp ra đưa cho tôi, người thì 10 ngàn, người hai chục, có người còn đưa ba chục. Một loáng sau tôi cầm một xấp tiền, tính đủ 100 ngàn đưa cho thằng lơ.
Còn lại dư 120 ngàn. Hóa ra công tác vận động quần chúng của tôi khá được đấy chứ các bác nhỉ.
_Dạ thưa các bác! Còn dư 120 ngàn. Chút nữa xe dừng em sẽ mua trái cây, bánh kẹo và nước lên đây ta uống nha?
_Ok em trai! - Tất cả nhìn tôi với ánh mắt thân mến nhất và tất nhiên trong đó có em gái bên cạnh.
Hôm qua đến nay em đã liêu xiêu như cây gặp bão rồi, bây giờ là đòn nốc ao đây, em chắc là đã đổ hẳn rồi, tôi khẳng định là vậy vì sau khi ăn trưa em lại tựa đầu vào tôi ngủ tiếp.
Tôi mỏi tay rồi đưa lên gối trên đầu, sau đó gác lên vai em, em nhích người nhẹ thế rồi em đã ở trong vòng tay tôi. Cảm giác lúc này là like a boss!
Bữa cơm tối diễn ra ở một quán cơm thuộc một tỉnh miền trung, chúng tôi tất cả đều xuống xe nhắm thẳng tollet mà tiến.
Tôi ngó điện thoại sắp hết bin rồi nên mang cả cục sạc xuống để sạc pin chút để còn gọi người nhà ra đón.
Các bác cũng biết rồi đấy, máy em sạc bằng đa năng mà. Em nhắm được cái ổ điện trống rồi rút pin ra gim vào rồi ngồi xuống canh tiện thể ăn cơm luôn.
Nhưng em quên chưa đi vệ sinh thế nên một chút lưỡng lự em đã buông lơi cái cục sạc trong vòng 1p, vì nhà vệ sinh gần nơi em sạc nên em cũng nghĩ là yên tâm.
Thế mà lúc quay trở lên không hề thấy cục sạc với cục bin kia đâu nữa, em hoảng và tức điên cả người. Hỏi ai cũng không biết người nào lấy. Mẹ nhà nó chứ, có cái cục sạc đa năng với cục pin thôi mà nó cũng cuỗm mất. Đây là mấy người hành khách chứ chả ai vào đây đâu. Tôi điên hết sức, lúc đó mà biết ai lấy là tôi không ngần ngại đấm cho mấy cái rồi.
Nhưng hỏi hoài không được tôi đành nuốt cục tức xuống mà ăn cơm.
Bên cạnh quán cơm cũng có tiệm điện thoại nhưng pin trung quốc thì lấy đâu ra?
Lên xe, tôi mượn điện thoại của em gái bên cạnh gọi về cho nhà báo là bị mất cục bin và sẽ tự đi xe ôm về, mẹ đừng có lo. Hồi đó nhà em dùng điện thoại bàn chứ không thì em cũng không đến nỗi mất liên lạc với em gái này đâu.
Tôi ngả người nhớ lại những lời mẹ dặn mỗi khi đi xa và nhớ kỉ niệm lần đầu tiên tôi đi ra ngoài tỉnh cười chảy nước mắt…
Hồi ấy là hè năm học lớp 10, tôi xin phép mẹ để vào Đắc Lắc chơi hè, nhân tiện coi cậu có việc gì làm hè kiếm tiền luôn. Mẹ tôi đồng ý và hành trang khăn gói cho tôi lên đường.
Mẹ dặn dò kĩ lưỡng thế này: Con đi xe không được nói chuyện với người lạ. Không được ăn đồ dễ bị đau bụng, nếu không cứ đòi xe dừng là tụi nó đập chết. Tiền bạc phải cất thật cẩn thận kẻo tụi móc túi nó móc mất.
Tôi vâng dạ rồi nhẩm những lời mẹ dặn trong lòng rồi lên đường đi vào Đắc Lắc.
Lên xe tôi được xếp ngồi cạnh một bà cô bịt một mắt thế nên phải cảnh giác cao độ hơn. Nhìn bà mà giống như mấy cướp biển vùng Caribe thế này cộng với lời mẹ dặn nên tôi không dám hé nửa lời từ nhà vào đến Đắc Lắc luôn.
Lúc xe dừng vệ sinh, để cho an toàn tôi nhét mấy trăm ngàn tiền dằn túi vào trong quần sịp cho chắc ăn. Thế là yên tâm đi tiếp.
Qua Hà Tĩnh người ta lên xe rao bán cu đơ, hồi đó 5 ngàn 1 bịch 5 cái to tướng, tôi cũng thèm nên mua 1 bịch. Ngồi trên xe buồn mồm thế là lấy cu đơ ra nhai, nhai rồi uống nước. Một lát lại nhai, lại uống nước. Bịch cu đơ trên tay và chai nước hết sạch là xe bắt đầu dừng ăn cơm. Tôi ngốn cả bịch cu đơ thế thì bụng đâu mà ăn. Ngồi like a boss làm 1 lon bia thế mới chất chứ.
Xe chạy tiếp được tầm 5km thì tôi buồn tiểu kinh khủng. Nhưng tôi đâu dám nói xe dừng đâu, hồi nãy xe dừng ăn cơm tôi không buồn nên chỉ ra đước mấy giọt, giờ mới là lúc bàng quang xả lũ.
Nhăn nhó được 5 phút vã cả mồ hôi hột, tôi thấy chiếc chai Thạch Bích rỗng thế là niềm hi vọng lóe lên. Vội cầm lấy nó sau đó lấy dao gọi trái cây gọt cái cổ chai đi cho nó rộng mới vừa được. Đoạn tôi kẹp vào đùi, lấy cái khăn đậy lên trên. Cũng may là mọi người trên xe đa số là ngủ, tôi vừa huýt sáo vừa cho những làn nước ra một cách nhẹ nhàng nhất. Xong xuôi cũng hơn nửa chai, tôi canh me đoạn nào có ruộng rồi mở cửa xe ngó trước ngó sau rồi vứt xuống. Đúng là một kỷ niệm đáng nhớ. Và thầm cảm ơn hãng nước suối đã cứu em chứ không hôm đó chắc bể bàng quang mà chết thôi.
Miên man với kỉ niệm, xe cũng chạy gần tới quê em. Tất nhiên là những người trong nhóm 15 người biết điều này, chúng tôi chào nhau thắm thiết, em bên cạnh cũng không quên siết bàn tay. Tôi không có pin điện thoại nữa nên đành phải cho mọi người số bằng miệng và lưu số bằng giấy, công đoạn chào hỏi thắm thiết vô cùng, tay nắm tay như không muốn rời xa. Nhưng rồi cũng phải chào, tôi xuống xe và về với quê nhà..
Chap 15: Quê Hương và những hồi ức.
Ngôi nhà nhỏ đón tôi với tình yêu thương bao la của cha mẹ. Bữa cơm đạm bạc diễn ra đón thằng út từ Sài Gòn về, tôi hạnh phúc khi được tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ, anh chị.
Không đâu bằng gia đình mình cả, gia đình là tất cả với tôi, tuy tôi ít khi nào thể hiện nhưng nhìn ánh mắt vui mừng khi thấy tôi trở về, trong trái tim tôi được vỗ về an ủi biết chừng nào.
Cảnh quê vẫn thế, không có sự thay đổi gì lớn lao. Với những nét thanh bình ấy đáng lẽ tâm hồn trở nên nhẹ nhàng thanh tịnh nhưng đằng sau sự thanh bình ấy là những bon chen ngấm ngầm mà chỉ có những người sống trong nó mới biết được.
Làng tôi ở có một cái chợ quê, chọ trung tâm của mấy xã lân cận, hai ngày họp 1 lần, người ta trao đổi buôn bán hàng hóa với nhau. Có lẽ vì vậy mà dân trong làng tôi bon chen ích kỉ. Mấy trăm hộ dân thì đa số có người đi xuất khẩu lao động ở các nước Đài Loan, Malaysia, Hàn quốc, kinh tế của làng nói chung ở mức khá giả.
Trước đây nhà tôi thuộc trong những gia đình nghèo nhất xóm, vì cha mẹ tôi chỉ làm nông, mẹ thì có đi chợ bán rau nhưng quần quật lắm cũng chỉ đủ tần tảo nuôi chúng tôi ăn học.
Nhớ những ngày đi học, cứ mỗi khi cô giáo nhắc đến tiền học phí là tôi lặng lẽ không biết nói gì. Tôi thuộc vào hàng ngũ đóng học phí trễ nhất lớp, có những năm cô phải bắt mấy đứa chạy về nhà xin tiền. Rồi mẹ lại chuẩn bị bán thứ gì đó, khi thì mấy con gà hay khất chờ bán con heo. Chỉ đến khi tôi học cấp 2 thì mới được học bổng, đó là ánh hào quang rực rỡ nhất từ trước đến giờ đối với tôi và gia đình. Hồi trước tôi học giỏi lắm đi đâu người ta cũng lấy tôi ra để nói với con cái noi theo. Cũng vì những ánh hào quang ấy cũng là con dao hai lưỡi, chà đạp tâm hồn tôi khi tôi trượt đại học.
Cái chợ cách nhà tôi khoảng 100m, nơi đây chứa nhiều kí ức tuổi thơ đáng nhớ.
Bắt đầu từ những ngày nhỏ nhất, tôi theo anh trai cùng đám con nít trong xóm đi nhặt những cây con nó nảy mầm nơi những bãi rác hay bãi đât trống về nhà ươm trồng.
Lớn hơn một chút thì đi đá banh trong mái đình mỗi buổi trưa, buổi chiều. Cái chợ lưu giữ tuổi thơ của tôi nơi đó. Những tháng ngày hồn nhiên nhất..
Lớn lên một chút tầm học lớp 2, tôi bắt đầu business ở chợ theo vài đứa bạn.
Bắt đầu từ những lá chè xanh, những tiểu thương lá chè chở từ vùng cao xuống bán sỉ bán lẻ nơi chở. Số lượng rơi vãi cũng kha khá, chúng tôi thi nhau nhặt những lá chè rơi rồi đến cuối buổi bán lại cho người trong chợ. Mỗi lần như thế cũng kiếm được vài ngàn đồng. Hồi đó vài ngàn đồng cũng bằng được 20 ngàn bây giờ đấy.
Nhặt chè cáo thành thì chuyển sang bán nước. Mẹ tôi mua chè xanh ở chợ nấu 1 nồi nước to đùng, tôi và chị tôi mỗi đứa một ấm xách đi vào chợ. Ai khát nước là tôi rót tận nơi, phục vụ tận tình chu đáo. 200 đồng một bát nước chè, mỗi buổi chợ tôi bán được khoảng 5 đến 10 ngàn tùy vào thời tiết lúc ấy nắng hay mưa.
Hồi đó tôi trắng trẻo và ngoan lắm, ai cũng thương nên thi thoảng tôi được bo đấy. Người thì bo 100 đồng, người bo 200 đồng, có người thoáng thì bo hẳn 500. Nhữnôi tg lúc như thế thích lắm. Đi bán mỏi chân thì ngồi nghỉ, hễ thấy tờ báo nào là tôi cầm lên đọc.
Tôi mê đọc từ hồi bé tí , vanh vách mạch lạc lắm. Đôi khi còn đọc giùm người ta thư nữa.
Có hôm đang mải tiếp thị nước, tôi thấy dưới nền đất 1 tờ 5000 màu xanh tuyệt đẹp.
Người đi chợ thì mải miết mua bán chứ có ai để ý dưới đất đâu. Tôi lặng lẽ đi lại tờ tiền, dẫm chân lên nó rồi đứng như Nữ thần Tự Do khoảng 5 phút, ai hỏi cũng không nói gì cả, sau đó mới thò tay xuống nhặt. Cái cảm giác nhặt được tiền nó sung sướng và hồi hộp vô cùng. 5000 lúc ấy bằng cả buổi tôi bán nước rã cả chân đấy các bác ạ.
Tuổi thơ tôi cũng như những người khác được học nhặt được của rơi tìm người trả lại nhưng tôi chỉ trả khi biết được ai vừa rơi thôi. Chứ cái chợ hàng ngàn người như thế này thì mình cho phép bản thân mình lụm, biết ai đâu mà trả cơ chứ.
Lớn thêm một chút, mỗi buổi không đi học thì tôi đi chăn bò. Hồi ấy mỗi lần đi chăn bò thì chả khác gì phim dã sử, các anh hùng hào kiệt quy tụ đâu các bác.
Quê tôi chỉ nuôi bò lấy sức kéo nên mỗi nhà một con bò đực dùng cho việc cày kéo, chừng nào nó bự quá thì lại bán mua con nhỏ hơn, bớt chút tiền trang trải cho cuộc sống.
Cưỡi bò ra bờ kênh, chúng tôi gặp nhau như các lộ anh hùng đứa nào đứa nấy tươi và sung sướng khi thấy nhau lắm.
Quản bò kĩ càng thì chúng tôi bày trò, khi thì xuống kênh bắt cá, khi thì đi nhặt những củ đậu phộng rơi nếu đến mùa. Nhặt đậu phộng cũng thú lắm các bác ạ. Nhặt rồi về nhà góp lại, đến cuối mùa thì nói mẹ mang ra chợ bán, thế là có tiền mua một bộ quần áo thể thao mới để thỏa chí thần tượng.
Hồi đó nổi trên bầu trời bóng đá thế giới là Ronandol 9, Didan, sau này có Ronaldinho và một số ngôi sao nữa, tôi thì mê Ronandol lắm, bán được đậu phộng thì tôi chọn bộ quần áo thể thao số 9, cứ chiều chiều là cùng an hem trong xóm mang bóng ra ruộng trống rồi chạy hớn hở: Ronandol anh đang làm gì, Ronandol anh sút…không vào..dm.
Đá thì không có giỏi nhưng mê lắm, mỗi trận xong xuôi là đứa nào cũng nhìn không ra nữa, đất cát lấm lem hết cả mặt. Xong rồi về nhà tắm, đi coi phim truyện 18h sau về ăn cơm học bài chút rồi coi phim chuyện 21h.
Hôi đó làng tôi cũng mới có mấy nhà có tivi thôi nên đi coi phim thì chả khác gì đi coi phim rạp đâu, thậm chí là còn vui hơn đi coi rạp nữa chứ.
Chúng tôi độ 5 đến 7 đứa tụ tập tới nhà có tivi, ngồi ngóng đến giờ phim truyện 21h rồi bàn tán như đúng rồi:
_mẹ, thằng kia ngu khiếp. Gặp tau là tau chém đứt rồi.
_mi biết chi mà ngu. Hắn đang chờ quân.
_Không ngu chi nữa, đoạn nớ đáng lẽ hắn giết được thằng kia rồi.
Chúng tôi coi mà bàn luận sôi nổi lắm, con nít mà, chúng tôi chỉ khoái mỗi phim chưởng thôi, mấy phim mà chỉ thấy người ta nói chứ không làm thì chúng tôi chỉ dòm qua cái rồi đi chơi kiếm trò phá làng phá xóm.
Tôi nhớ hồi đó tivi chiếu bộ phim Bao Thanh Thiên, anh hùng trong truyện là Triển chiêu võ nghệ cao cường, Trương Long Triệu Hổ, Vương Triều Mã Hán không biết tôi viết đúng chính tả hay không nữa Đù, coi nhập tâm đến nỗi mà thằng nào thằng nấy về đẽo cho mình 1 cây kiếm gỗ, đi đâu cũng mang kè kè bên mình giống các cao thủ võ lâm ấy.
Nhưng thằng nào cũng đòi làm Triển Chiêu, rồi chia phe ra đánh nhau vui lắm. Không ai bảo ai, chúng tôi chỉ đánh cho kiếm trúng nhau thôi, kiếm thằng nào gãy thì thằng đó thua
Rồi những buổi trưa hè, chúng tôi chơi trò chơi thì theo mùa, mùa bi, mùa gù(con quay), mùa bao (bao giấy), tụ tập dưới mái đình chợ tránh nắng, mồ hôi nhễ nhại chúng tôi ra sức chiến đấu với đối thủ, tiếng la tiếng hò ầm ĩ một góc trời. Có nhà bên cạnh chịu không được xách gậy ra rượt chúng tôi chạy té khói.
Lên cấp 3, sau chuyến đi Đắc Lắc về cũng có được chút vốn nhỏ. Tôi nhớ là gần 1 triệu, tôi bắt đầu xin mẹ nuôi gà. Mẹ tôi và cha tôi thì cực lực phản đối nhưng tôi quyết tâm làm. Mua ít gạch đóng (táp lô) về tự tay xây 1 cái chuồn, có sự giúp đỡ của cha và ông hàng xóm thì cuối cùng tôi cũng xây xong được một cái chuồng đủ để nuôi mấy chục con. Tôi đạp xe lên chỗ đại lý cung cấp con giống, mua 100 con gà con về chăm bẵm, mua thêm vài cuốn sách về nghiên cứu, nhiệt huyết là như thế nhưng lứa đầu tiên tỉ lệ sống sót 15%.
100 con mà nó chết quèn quẹt đến khi bán được chỉ còn 15 con. Tôi nuôi theo lối bán công nghiệp nên cũng coi như hòa vốn. Lúc này nhà tôi cũng có tivi rồi, bán gà xong thì tôi sung sướng sắm được cái đầu đĩa DVD tàu. Đó là sự sung sướng nhất khi mình mua được thứ giải trí đầu tiên, đĩa phim chưởng, đĩa ca nhạc mua về mở lên ca hát suốt.
Lứa đầu tiên không làm nản chí tôi được. Tôi tiếp tục nuôi lứa thứ 2, lúc này tôi đang học lớp 11. Lứa thứ 2 thì tôi chăm còn hơn chăm con mọn, chuồng tôi dọn 3 ngày 1 lần, quét hết trấu nền thì đưa vòi nước vào dội rồi lấy bàn chải chải nền sạch tinh. Cũng vào mùa nắng nên gà tôi khỏe mạnh và tăng kí bình thường. 110 con mà sống 106 con là các biết tôi thành công như thế nào rồi đấy. Cũng một phần do tôi đi vào tìm hiểu sâu về đặc tính sinh lý con gà và các bệnh tật thường gặp nên cũng mang lại thành quả đáng mừng.
Bán xong lứa ấy tôi tiếp nuôi lứa khác. Tôi lên chỗ cổng chợ viết 1 cái bảng bán gà thịt và gà giống. Thế là sự nghiệp chăn nuôi gà của tôi bắt đầu từ lúc ấy.
Tôi xây thêm 1 chuồng nữa rộng hơn chuồng cũ, mua giống về mỗi lần là 300 con.
Nuôi được hơn 1 tuần thì tôi bắt đầu bán con giống dần dần đến một nửa.
Việc buôn bán của tôi hài hước lắm, chủ yếu là các bà các mẹ đi chợ rồi vào mua người mấy đôi về nuôi. Tôi bán có bảo hành luôn các bác ạ. Trong vòng một tuần nếu gà tự nhiên chết thì mang đến tôi đổi lại con khác. Tôi cũng phòng dịch khi úm hết rồi nên người ta mua gà tôi về đều khỏe mạnh cả.
Tiếng lành đồn xa, dân trong vùng đến mua gà của tôi mỗi ngày một nhiều.
Lúc đó tôi chuyên về úm gà con và cung cấp gà thịt cho các đám cưới. Đám cưới ở quê là gia đình tự tổ chức nên mỗi lần có đám là cần lượng thịt rất nhiều.
Tôi cung cấp không đủ thì bắt đầu liên kết với cậu, chủ yếu là cậu gom gà cỏ giùm mỗi khi có đám. Còn nếu khách muốn các loại gà gô, gà chọi tôi cũng có danh sách bạn hàng để cung cấp đủ hết. Khách tới đặt cọc là đúng ngày tôi sẽ chở gà đến.
Hồi đó nức tiếng gà luôn các bác ạ. Các dì các mẹ khen nức khen nở, vào mua gà rồi nói bác có hai cô con gái đó, con thích cô nào thì đến nhà bác chơi bác gả
Nghe bùi tai và vui tính nên dì nào tôi cũng bớt cho10 ngàn để chúc các dì nuôi hay ăn chóng lớn. Công việc chăn nuôi buôn bán của tôi diễn ra cho đến năm tôi vào Sài Gòn luôn các bác.
Chính vì cũng có thu nhập nên tôi từng kể với các bác là tôi có chơi xã giao cũng khá rộng, tuy nhiên anh em cũng toàn là trùm chân chính thôi chứ không phải tệ nạn gì cả.
Kể các bác nghe chút về một số lần chinh chiến nơi quê em nhé.
Không biết ở quê các bác thế nào chứ quê em, trường cấp 3 thực chất là một nơi rèn luyện không chỉ ở văn hóa mà còn luyện cách sống, cách cư xử và quan hệ. Không cần thận là ăn đập liền.
Năm tôi vừa lên lớp 10 cũng trải qua mấy trận đánh nhau quyết liệt mới có chút uy sau này đó các bác. Trường cấp 3 cách nhà khoảng hơn 2km, thuộc một xã bên cạnh. Nhưng không vì thế mà xã em lại lép vế được, từ hồi trường mới thành lập, các anh chị đi trước đã dẫn dắt đàn em theo sao với khẩu lệnh đoàn kết một lòng. Vì thế nên tạm tính cái trường em có hai xã có uy lực nhất là xã em và xã chủ nhà.
Thời đó đánh lộn thì chỉ có con trai thôi chứ không tha hóa gái cũng loạn như bây giờ.
Đi học thi thoảng lại chứng kiến những vụ tranh tài quyết liệt chẳng khác gì phim hành động đâu. Em xin kể vài chuyện liên quan đến bản thân em.
Chuyện thứ nhất, năm em học lớp 10, khi ấy trường em đa số con trai đội mũ cối nhìn khí thế chiến đấu lắm. Giờ ra chơi, (Bạn đang đọc truyện tại website: Haythe.us) em với thằng bạn đang đi từ trên lầu xuống thì cái thằng chết tiệt nhà nó gần trường nó đập vào tán mũ em 1 cái bốp, hoa hết cả mắt.
Nhặt nón lên điên quá:
_M làm cái cc gì đó.
_Sao à?
_Sao sao cc.
_M thích không?
_Thích thì thích chứ tao ngán chắc.
Rồi buổi học trôi qua nhanh chóng, em biết chắc ra về nó cũng chận đường nên vừa đi vừa quan sát cũng kĩ. Học sinh ra về đông quá, bất ngờ nó chạy đến vung cái ổ khóa dây lên vút em hai phát. Tay em đỡ được nhưng cái dây nó vẫn trúng vào đầu, đau điếng các bác ạ. Nhưng cận chiến mà, lúc đó sao nghĩ được nhiều, phát thứ 2 thì em chụp được cái ổ khóa nó rồi dí nó vào tường. Nện được hai đấm thì em bị thằng nào đó xông phi một phát lăn ra đất. Nhưng may cho em lúc đó có thằng bạn tên Bảo gần nhà nó nhảy vào tham gia, thằng bạn này thì nó có ông anh chất nhất trường lúc đó nên tụi nó cũng tản ra hết.
Trên đường về em không tức cái thằng đánh nhau với em mà tức cái thằng nhảy vào đạp em lúc đó. Nó cùng quê với em nhưng lại chơi với cái thằng kia.
Rồi thằng bạn em lên tiếng:
_Mày có bị gì không?
_đm, đau.
_Để đó t xử cho, mày đi với tao.
Rồi nó và em đến nhà ông anh họ nó. Em kể chút xíu về ông anh họ nó cho các bác nghe nha. Ông tên là Nhân, thân hình hộ pháp, cao khoảng hơn 1m7, người đen ngăm lực lưỡng và độ lỳ thì vô đối. Ông anh này trước đây học trường thị xã ven biển, cái độ bạo lực của thị xã biển này nó gấp mấy lần khu vực tụi em nữa.
Đánh nhau dùng kiếm chém bay tai đối phương, đút ngón, đứt cánh tay là chuyện xảy ra như thường. Dân biển nó còn chơi sốc hàng là dùng cả thuốc nổ mỗi khi băng đụng băng, nói chung là xã hội đen thứ thiệt. Hồi ông anh còn đi học, có 1 trùm khu thị xã ấy nổi tiếng với sự lì lợm và lắm tiền, đàn em cả trăm người, đi đánh nhau đưa cả xe ô tô tải đi chở người là các bác biết sự quy mô thế nào rồi đấy.
Thế rồi một ngày anh Nhân đụng tới một đàn em của ông này, tụi nó kéo đến trả thù đông lắm, vây đánh anh Nhân túi bụi, anh ấy chạy vào quán gần đó lôi được cây gậy, đập rớt kiếm 1 thằng gần nhất rồi cầm kiếm truy sát cả đám. Thuộc trường hợp sẵn sàng chết nếu tụi mày chết cùng đấy, hăng máu lắm. Sau đó thì giảng hòa thế nào không rõ lắm, nhưng uy danh anh Nhân nổi từ đấy.
Đến nhà anh Nhân cũng đã gần tối, thằng bạn nói là nó bị thằng Nam đánh. Anh Nhân nói các em yên tâm về, để nó anh xử.
Vài hôm sau, được nghe trong một dịp sinh nhật thì anh Nhân gặp thằng Nam. Các bác biết chuyện gì rồi đấy, thằng N bị anh Nhân đập cho một trận đứng không nổi nữa. Chừa cái tội hội đồng hội đảng.
Bọn chúng sau lên trường vẫn hăm he em nhưng chẳng dám làm gì cả. Kể từ đó thì em bắt đầu biết anh Nhân, lát em kể thêm nghe cũng thú vị lắm.
Năm học lớp 11 thì cũng xảy ra mấy trận nhưng cũng chỉ là đối kháng thử sức lì của nhau thôi chứ cũng không đáng để kể.
Năm học 12 em đụng tới 1 đàn em của 1 trùm gần trường, chuyện xảy ra như thế này..
Giờ ra chơi, em và một số học sinh cá biệt có đi hút thuốc ở khu vực nhà vệ sinh, trong đó có thằng V. An hem hút thuốc với nhau vui vẻ đến giờ vào học. Nó đi trước em đi sau, thì cũng tiện tay cho nó 1 chưởng dạng giống Như Lai thần chưởng đó các bác, nhẹ thôi chứ có đau lắm đâu. Nó quay lại chưởi em tơi bời, em xungc nói là t giỡn.
Nó không chịu còn đòi đánh em. Em nói:
_Được chứ, m thích thì t chơi với m.
Thằng V này thì đừng hỏi về cái độ ngông nghênh của nó các bác ạ. Ăn mặc thì kiểu cách, đi đứng thì khệnh khạng nói chung là ra bộ dân chất lắm.
Giờ ra chơi, em gọi mấy thằng bạn đi cùng rồi kêu nó ra nhà để xe. Lúc này em không xác định đánh nhau đâu. Học sinh thấy có biến là tập trung đông lắm, che chúc nhau hóng. Đối diện nó em hỏi:
_Hồi này t có sai chút, t đã xin lỗi rồi. m còn muốn chơi à?
Nó không thèm trả lời luôn. Nó chỉ nói là ra về rồi tính.
Em biết là không thể giảng hòa được rồi, ra về liền là em nhà đứa bạn học khác ca đang chơi gần trường chở em lên nhà thằng bạn tên Thọ vừa đi Tiệp về rủ nó xuống chống cho biết anh em. Nó là thằng bạn học hồi cấp 2, học xong nó sang Tiệp làm ăn với ba nó, về gặp nhau thì nó cũng hổ báo ra hẳn, nghe em nói vậy nó xách xe xông ra luôn.
Tới nơi trường thì học sinh ra về gần hết, một vài đứa chạy lại bảo hồi nãy trùm lên kiếm em đấy. Đúng như những gì em tính, nếu hồi nãy em đơn phương thi đấu thì chắc nằm viện rồi, cha trùm này đập người tàn sát lắm.
Em hỏi tụi nó thì biết thằng V ra về rồi. Xách cây gậy gỗ dài tầm hơn 1m, em nói thằng bạn chạy xe đuổi theo, vụ này không đụng nó thì nó cũng sẽ đụng mình..
Đuổi đến con đê nối vào làng nó thì thấy một đám đi xe đạp trong đó có nó, thằng bạn em chạy lên trước, thắng xe cháy đường 1 đoạn rồi dừng lại.
Tay nó cầm cái vòng sắt xỏ mấy ngón vào để tăng lực đấm, em cầm cây gậy dơ thẳng ra và chỉ về phía thằng V.
Lúc này mấy thằng đi cùng nó thả xa chạy dáo dác, thằng V cũng vậy nhưng biết chạy đi đâu trong khi hai bên là nước.
Túm được nó em phang cho nó mấy gậy, thằng bạn em nắm cổ áo nó dốc lên:
_Mày biết tao là ai không?:
_Dạ anh tha cho em. Em không biết.
_Đm mày chứ đi học mà đòi lấy số à. Thích tao giết ngay bây giờ không?
_Dạ em xin anh.
Tôi nóng thì nóng thế chứ thực tình cũng thương người, nói với thằng bạn nương tay tha cho nó. Đang chưa kịp nói gì thì nó giựt chạy mất.
Tôi nói thằng bạn rút nhanh kẻo nó phản công, y như rằng nghe kể lại chưa đầy 5p sau thì làng nó kéo lên cả chục xe truy đuổi.
Nó vừa nhà giàu vừa là em của trùm gần trường nên thế lực mạnh lắm. Xong hôm đó là đến tết nên mọi chuyện cũng lắng xuống. Nhưng em biết thế nào thì sau tết cũng có chuyện..
Sau tết linh tính và trực giác mách bảo sắp có một cuộc huyết chiến xảy ra, đến gần tiết cuối phía cổng đã thấy mấy tên tóc đỏ tóc xanh lạ hoắc đứng gần cổng trường.
Buộc phải gọi chi viện, em gọi cho Thọ:
_Cái thằng V hôm bữa tao mày đập giờ nó kéo quân lên trả thù tao Thọ ơi!
_Đm! Tụi nó muốn chết rồi. Giờ mày tính sao?
_Mày gọi vài anh em, sau đó gọi cho anh Nhân nói anh kéo thêm anh em lên đi.
_Ok! Mày đợi tụi tao lên thì hãy ra, đừng ra bây giờ.
_Ok!
Chưa tan học, đúng ở trên lầu nhìn ra ngoài đường là bóng dáng Thọ, anh Nhân cùng anh em tổng cộng 6 xe máy, mỗi xe chở 3, trên mỗi xe đều có tip và kiếm đầy đủ. Riêng ku Thọ thì vác thêm khẩu súng hơi 12 kí yểm trợ.
Phải nói là cái khí thế ấy thì học sinh trong trường nhìn ra chỉ có nước đái ra quần.
Tuy anh Nhân thuộc khu thị xã nhưng trường tôi không ai là không biết đến anh ấy.
Thọ gọi cho tôi:
_Mày hỏi ý thằng V là giờ muốn chết hay là muốn sống?
Muốn sống thì nói anh em của nó rút hết, mình nó xuống đây xin lỗi.
_ừ, để t qua lớp nó.
Nói thật với các bác là em cũng không muốn chuyện xảy ra lớn gì. Băng anh Nhân và Thọ kéo lên không hề vừa một chút nào, cỡ này đủ chiến với lực lượng đông gấp đôi chứ đừng nói là mấy thằng lèo tèo. Ngay cả mấy tướng khu trường này nghe đến tiếng anh Nhân còn nép nữa là mấy tên này.
Tôi đến trước cửa lớp gọi thằng V ra, lúc này mặt nó không còn một giọt máu nào. Mấy thằng cùng lớp tôi gần nhà nó cũng đi cùng tôi và năn nỉ giùm nó đừng để anh em đập nó, sợ nó chết mất.
_Giờ mày định sao V? Mày gọi người lên tính chém tao phải không?
_Đâu có, tao đâu có gọi.
_Đ m! mày đừng có chối nữa. Bây giờ nếu m không muốn chết thì điện cho mấy người kia kiếm đường mà lặn đi, sau đó theo tao ra.
_Tao không dám ra, ra tao chết mất.
_Tao hứa với mày là không bị gì hết, chỉ cần mày xin lỗi đàng hoàng là ổn.
_Ừ, đợi chút rồi t ra.
Tôi ra trước, hút cùng anh em điếu thuốc rồi mời các bác vào quán nhậu gần trường.
Phải nói cái phong thái của các bác này thật khác người, bản lĩnh nhưng cực kì gần gũi và vui tính. Nếu không có những cây hàng trên tay thì chẳng ai nghĩ đây là những nhân vật dám 1 chọi 5 cả.
Một lát sau thì thằng V cùng thằng bạn cùng lớp mình cũng ra tới quán. Nhìn nó đi mà như kiểu người đi giữa bãi mìn, khác hẳn với cái tướng đi khệnh khạng trước.
_Ngồi xuống!
Một anh trong nhóm cất tiếng.
_Dạ! em chào các anh.
_Mày biết sao tụi tao lên không?
_Dạ em biết!
_Mày biết thằng H là em kết nghĩa của tao không?
_Dạ không?
_Ừ! Nhậu đi, chút tao cho mày biết.
Đến đoạn này thằng V nó muốn khóc, vừa nói vừa run:
_Dạ! em không biết nên em lỡ gây. Mong các anh tha thứ cho em một lần.
_Mày nói chuyện với thằng H đi, sao lại xin tao?
_H ơi! V biết lỗi rồi! Mong H tha cho V lần này.
Tôi nhìn nó với ánh mắt cũng thương. Cái thái độ nó chỉ cần nạt một tiếng chắc nó đái ra quần thật đấy chứ không đùa đâu.
_Ừ, T chẳng muốn gây gì cả. Chẳng qua là mày muốn thể hiện nên tao mới cho mày biết thôi.
Chưa tan cuộc nhậu, thằng V và thằng bạn học cùng lớp xin phép trả tiền rồi về trước.
Tuy nhiên tôi không cho phép, trước giờ ở trường cấp 3 đánh nhau giảng hòa thì bên nào thua phải mời nhưng tôi thì ngược lại. Không muốn mang tiếng lợi dụng một ai cả.
Bữa nhậu hôm đó tôi mời an hem, Thọ cũng phụ với tôi một ít.
Nhậu xong thì chúng tôi đi dạo chơi ít vòng rồi tản ra ai về nhà nãy, không quên cảm ơn các anh.
Sau đợt đó, tôi có tiếng mạnh hơn trước. Thằng V gặp tôi cũng chỉ biết cười chào gượng ép mà thôi. Tôi cũng không vì thế mà trở nên khệnh khạng, vẫn học và chơi với anh em một cách bình thường như ngày nào. Tưởng mọi chuyện đã êm nhưng chưa dừng lại ở đó.
Ngày 30/4 năm ấy, tôi cùng anh của thằng Bảo và mấy đứa con gái con trai trong xóm đi tắm biển nơi thị xã. Làng tôi cách biển tầm 3km theo đường chim bay nên đi xe đạp thỏa chí rong chơi cũng thú vị.
Anh thằng bảo tên Cường, như hồi nãy tôi kể cũng là một tay chất lừ đấy các bác.
Tắm rửa kì cọ vui đùa mò cua bắt ốc xong, chúng tôi lên đường quay lại bãi lấy xe..tôi và anh Cường đang đi song song thì có thằng chạy lại bắt tay tôi ríu rít:
_Anh có phải anh H không?
_Dạ đúng rồi, có gì không anh?
_Em nè, anh không nhớ ra em à.
Tôi đang lưỡng lự không biết thằng này là thằng nào thì anh Cường vẫn tiếp tục đi, chắc nghĩ nó là bạn tôi.
_Thật tình là không nhớ.
_Không nhớ cũng chả sao, vào đây làm với em một ly đi. Rồi em nhắc là anh nhớ thôi mà.
Tôi đang lưỡng lự thì thằng kia nắm tay tôi kéo vào, tôi gọi anh Cường một tiếng nhưng anh ấy đã đi xa rồi.
Vào ngồi chào hỏi thì toàn thằng lạ hoắc, rót rượu cho tôi rồi hỏi thăm sức khỏe, thằng nào thằng nấy cũng gần xỉn rồi.
Ban đầu thì tụi nó xưng anh, đến ly thứ 2 thì nó nói:
_Tụi em nghe nói ở trên trường XY anh chất lắm phải không?
_Dạ không có anh. Em bình thường mà.
_Mày đừng có cãi.
A đm, chết thật, tụi này không phải bạn. Thêm một ly nữa mình xin cáo thì bị giữ lại:
_Mày ngồi đó đi, trên trường XY mày đã đụng đến thằng em tao rồi.
Đến lúc này thì tôi đã xác minh được diễn biến tiếp theo, thấy tụi nõ cũng ngà ngà rồi tôi cố uống cho tụi nó xỉn mong sao có thể chống dễ hơn.
_Dạ, nếu em có sai gì thì cho em xin tạ lỗi với các anh ba ly được không ạ.
_Ừ, uồng đi.
Quê tôi uống rượu là mỗi người 1 ly nên tôi uống 3 ly thì tụi kia cũng uống ba ly.
Uống xong thì thằng đối diện tôi cất giọng lè nhè:
_Hôm nay mày mọc cánh cũng không thoát khỏi đây được.
_Dạ, em đâu dám ạ.
Lập tức nó cầm cái chai Number one đập em 1 phát, em phản xạ lấy tay lên đỡ đúng cổ tay nó. Chiếc cai trượt khỏi tay nó bay ra ngoài “Xoảng”
_Đm mày có võ à?
_Dạ không. Có gì mấy anh tha cho em.
Vút.. một chiếc chai khác lại đập xuống, nhưng cũng như lần trước tôi đỡ được và chiếc chai lại bay ra ngoài.
Thằng bên cạnh tôi thấy vậy mới lấy cái ly cối thủy tinh đập vào sau đầu tôi 1 cái, cự ly quá gần và trái chiều ko để ý nên tôi dính nguyên cái ly.
Máu bắt đầu chảy..
Chủ quán chạy ra đưa nắm lá dặt lên đầu tôi. Lợi dụng lúc chủ quán đang chửi tụi nó thì tôi lần dần lại bếp đứng, sau này mới biết quán đó là một trong những quán của trùm nên hôm đó tôi cũng đỡ được phần nào.
Tôi đứng một chút cho máu đỡ chạy và để ý hai con dao trong bếp. Tôi nói thật lúc đó nếu tụi nó chạy lại đập nữa thì nó bị đâm là cái chắc, nhưng hên là không có chuyện đó.
Anh Cường chạy lại thì cũng bị tụi nó đuổi:
_Mày là thằng nào? Không liên quan. Cút.
_Dạ. em cút.
5 phút sau chiếc xe máy bạn anh Cường đậu trước quán và ra hiệu tôi chạy ra, nhờ thế tôi chạy ra leo lên xe để tới với anh Cường và mấy đứa trong xóm.
Nhìn thấy cái áo tôi toàn máu, anh Cường điên lên chửi:
_Sao mày đi không kêu tao?
_Em cũng đâu có biết.
Lúc này ở xa xa tụi nó ló ra nhìn. Anh Cường chỉ tay:
_Đm tụi mày, lên đây hết đi.
Ngay lúc đó tôi nhận ra bóng dáng của thằng V ngó ra. Thì ra là mày.
Bọn con gái đi cùng thì cứ nói tôi và a Cường về đi, ừ thì cùng về. Chưa kịp đạp xe thì tụi nó kéo tới 2 xe dạng xe cup ấy, mỗi xe chở 3. Nhanh quá nên chỉ kịp nhìn thấy có thế, tôi và anh Cường buôn xe ra chạy lại vớ mấy cục đá thì vừa lúc xe tụi nó đến nơi.
Bốp bốp, hai cục đá trúng vào người và xe của bọn chúng. 1 thằng nằm ngay tại chỗ. Tụi phía sau đuổi tiếp, tôi và a Cường chạy vào một ngôi nhà gần đó. Xuống bếp cầm mỗi người 1 con dao rồi chạy ra phía sau, vào nhà bên cạnh khóa trái cửa lại. Cũng hên lúc đó cả hai nhà đều mở cửa hậu.
A Cường điện cho mấy thằng bạn tới, một lúc sau thì bạn anh ấy gọi bảo là bên ngoài chẳng thấy mống nào cả. Chúng tôi ra về..
Nguyên một tuần sau thằng V không dám đặt chân tới trường. Đến tối sau đó thì nó và thằng bạn cùng lớp tôi đến nhà xin lỗi tôi.
Chẳng nói gì, tôi vào phòng lấy cái áo đầy máu hôm bữa ném vào mặt nó.
_Mày nhìn đi? Xin lỗi đủ không? Tao đã tha cho mày sao mày lại gây?
Nó cau mày tội nghiệp.
_Thật tình là thế này, hôm bữa tao nhậu với mấy người đó cũng có nói về chuyện tao với mày đánh nhau. Cùng lúc thì mày đi qua nên mấy anh kia mới ra kéo mày vào, tao cản mãi mà không được.
_Mày nói thì tao nghe chứ tao biết tụi mày tính cái gì. Thôi được rồi, tao thì có thể tha chứ anh Cường tao không chắc đâu.
_Mày dẫn tao qua nhà a Cường xin lỗi được không?
_Được rồi đi với tao.
Đến nhà anh Cường thì anh đang coi tivi, qua giới thiệu thì sắc mặt anh thay đổi. Đứng dậy tắt ti vi rồi bảo ra ngã ba nói chuyện.
4 người đi ra ngã ba, đến nơi lập tức 1 cú tát như trời giáng “bốp”.
_Quỳ xuống! – anh Cường hét lên!
Lập tức hai thằng rối rít van xin và quỳ xuống xin tha thứ.
_Đm cái loại như mày là con tép nghe chưa?
Bốp lại thêm một cú đấm nhoài cả người thằng V sang một bên, nó khóc
_Hu hu! Anh ơi tha cho em! Em không cố ý đâu.
_Đm, một thằng chạy xuống gọi tụi nó lên đây đi, lên đây mà chơi với tao nè chứ cái loại cắn lén thì đéo làm cc gì cho đời đâu con.
_Dạ em cũng không quen tụi nó lắm, anh tha cho em..hu hu.
Thấy tội nghiệp tôi cũng cản anh Cường rồi nói:
_Anh bỏ qua cho nó đi, em cũng đã đánh nó rồi.
Anh Cường vẫn chưa hết giận, chỉ mặt thằng V nói:
_Tao định mai xuống tận nhà mày đó. Mày về hỏi dân tụi mày biết thằng này là ai không?
_Dạ. em biết rồi.
_Tao tha cho một lần này, đừng để tao gặp lại.
Rồi hai thằng khép nép đi về..
Tôi và anh Cường thì ở cùng xóm với nhau, còn anh Nhân thì ở xã khác. Anh Nhân là em con cậu của anh Cường. (Bạn đang đọc truyện tại website: Haythe.us) Chúng tôi lúc bình thường thì chơi với nhau vui lắm.
Trong những anh em thì đa số là quan võ, chỉ riêng tôi và một anh tên Thắng thì nhận trách nhiệm là quan văn. Hài thì vô đối các bác ạ.
Mỗi lần anh Thắng nhậu say là nói chuyện hoa mỹ và mắc cười vô cùng.
Hôm nọ tôi với anh Cường sang bên xóm anh Nhân chơi, gặp mấy anh vừa nhậu xong đang ngồi nói chuyện ở nhà văn hóa.
Thấy chúng tôi, a Thắng lên tiếng:
_Thằng nào đấy, thằng nào dám xâm phạm lãnh địa vậy?
_Đập! đập hết – anh Cường vừa cười vừa nói.
Liền ngay anh Thắng đứng dậy nhảy vào đòi đấm anh Cường, trời tối đâu nhận ra đâu.
Nhưng anh Thắng đấm sao nổi a Cường, bị khóa tay ngay lập tức. Anh em bên cạnh bảo là anh Cường và thằng H đấy. lập tức a Thắng chửi:
_A thằng ml Cường. Thằng bạn vào sinh ra tử của tao ở mái trường XY đây mà.
Thế rồi a Thắng huyên thuyên kể về những tháng ngày huy hoàng ấy…
Đm chứ hồi xưa tao và Cường này là bộ đôi oanh tạc trường XY đấy. Hồi đó tao nổi như cồn, thằng nào dám đụng?
_Thế thằng nào quỳ dưới chân thằng Đào Chất thế?
_à..tao.
Anh em cười sặc sụa.
_Cái vụ ấy để tao kể cho mà nghe, hồi đó tao học lớp 10 đi lao động trường. Tao thì nghĩa hiệp với bạn bè, đang ngồi lấy cái căm xe đạp xâm xâm lá cây thì bọn trong lớp chạy lại gọi: Thắng ơi thắng, bọn chúng đập thằng bạn.
Tao đứng dậy liền, qua đám kia hỏi thằng nào? Thằng nào đập bạn tao? Tự nhiên một thằng bước ra thế là tao xiên 1 phát trúng vào tay hắn liền. Sau rồi tao vẫn ung dung làm tiếp. Một lát sau bọn bạn nó nói: Mày nguy rồi Thắng ạ? Nó là em của thằng Đào Chất mới đi tù ra.
_Hồi đó tao nghe đến đi tù ra là tao rụng rời tay chân hết thế nên tao đâu dám chống.
Có mặt thằng Nhân đây kìa, tao nói nó kéo hội lên, nó bảo tao kéo thì kéo được nhưng chỉ được một vài ngày còn mày thì đi học đó nhiều. Mà nước xa lại không cứu được lửa gần. Thằng nhân nó vỗ vai tao một cái: _Thôi bạn à, nhịn một lúc tránh mối lo trăm ngày.
Tao ngẫm thấy nó nói cũng đúng nên tao mới nhịn đó chớ.
_Nhưng sau bữa ấy, nó lên trường xin tiền tao. Nó bảo anh có việc đi Hà Nội, chú có không cho anh mượn ít. Thế là tao rút ví ra đưa 100 ngàn. Sau rồi nó vỗ vay tao:
_Từ nay trở đi thằng nào đụng đến chú gọi anh một tiếng.
Thế là đợt đó tao nổi như cồn.
Ông Thắng đang liên thuyên kể thì thằng T nó đánh rắm một cái rõ to. Liền quay sang chửi:
_Cái thằng chó này nó bị thối ruột thì phải.
Anh em lại ôm bụng lăn ra cười.
Rồi đến chuyện tình nghĩa an hem, ổng mới kể.
_Đm chứ sống với an hem thằng Thắng này là chuẩn nhất. Nhớ cái mùa hè năm học lớp 12 tao tán được con em rành đẹp, đưa đi dạo biển thì gặp tụi mày đang nhậu. Tao rủ nó vào chơi mà nó không chịu thế là tao nói với nó:
_Vậy em chịu khó về một mình đi nha, chứ anh làm trai phải có nghĩa khí, anh đang bận vui bạn vui bè.
Thế là hai hàng lệ nó rơi, đm tao nhìn thấy thế tao chịu không nổi nên phải cáo tụi bây mà đạp xe chở nó về thôi. Chứ thằng nào sống chó đâu.
Nó chở tao ngồi đằng sau ôm, mẹ chứ sướng ghê gớm, tay tao ôm với xoa nó. Định rủ nó nào nhà nghỉ nhưng đi được nửa đường thì tao bắn pháo hoa mẹ rồi. Tiếc.
_Thế đấy, Thắng này không bao giờ sống chó. Mà sống chó là thằng Đức Nhật này nè.
_Sao sao, kể đi – anh em nháo nhào.
_Mẹ chứ, hồi trước tao mua được cái điện thoại chưa kịp nói với anh em. Thế là nó rêu rao: _Thằng Thắng mua được điện thoại nên giờ nó coi anh em không ra gì nữa đâu.
_Ma, đang ngồi nhậu mà tao nghẹn ngào nuốt ly bia không trôi được.
Rồi ít bữa sau tao hết tiền nên cầm điện thoại. Đang buồn phiền không biết làm cách nào để chuộc ra thì gặp nó. Kể cho nó nghe xong nó vỗ vai tao một phát: - Mày muốn có tiền chuộc nó ra không?
_Có chứ.
_Đi theo tao. Chiều nay 1h hẹn mày ở cổng khách sạn X.
Tao nghe được mà mừng rỡ, về nhà tắm rửa ăn cơm, mặc quần đen áo trắng sơ vin lịch sự ra cổng khách sạn X chờ nó.
Gặp nó tao hỏi:
_Giờ đi đâu?
_Đi phụ hồ.
Cha trời tao cay đắng nhưng cũng đành theo nó thôi. Vào làm với nó thì nó sai liên tiếp:
_Thắng lấy cái bay, Thắng lấy cục gạch…Thắng gsgggggg xách nước.
Tao ê chề nhục nhã.
Thằng T lại đánh rắm một quả to, ổng lại quay sang chửi.
_Cái đm mày đúng là thúi ruột rồi.
………………….
Đêm đó là đêm mà em cười đau hết cả ruột, tình anh em cũng càng ngày thắm thiết hơn.
Rồi có một hôm liên hoan thằng kia đi bộ đội, anh em nâng li chúc mừng đã rồi chuyển qua tăng 2.
Hôm đó đi khoảng 6 chiếc xuyên màn đêm, cũng là kỉ niệm đáng nhớ.
Nhậu xong thì anh em lên thành phố kiếm chỗ vui thú, lên tới nơi thì các quán karaoke đều đóng cửa sạch. Đang phân vân chưa biết đi đâu thì a Thắng chỉ tay nói lớn:
_Phong định Cảng, tiến!!
Lập tức an hem quay đầu xe nhắm thẳng đường Phong Định Cảng mà tới. Đến nơi hỏi:
_Giờ đi đâu Thắng?
_Về chứ đi đâu.
Uhm, cũng thống nhất về cảng nhậu. Anh em chạy qua bệnh viện đa khoa thì a Thắng và một người nữa dừng lại để mua thuốc. Còn lại thì đứng chờ ở đèn xanh đèn đỏ cách đó mấy chục mét.
Một lát sau a Thắng chạy lại nói:
_Anh em còn tiền không đưa thêm ít đi, mẹ nó tao mới nút được 2 quả trứng mà nó tính 3 quả. Giờ thiếu tiền rồi.
_Hốt nó luôn đi, vừa nói anh kia đưa tiền.
_Ok chắc tao xử luôn quá.
Anh em quan sát thì thấy ổng lại trả tiền xong rồi quay lại bình thường.
_Mẹ nó nhát lắm bây ơi! Tao đá cái ghế một cái, bảo tụi bây thích vào viện nằm hết không? Thế mà tụi nó im re nên tao tha thứ.
Anh em ôm bụng cười rồi chạy xe về, trên đường về gặp hai con chó con bé xíu nằm trong cái giỏ, chắc của bọn kẻ trộm làm rớt thế nên nhặt mang về.
Trước khi đi nhậu thì cũng nói rõ rang, ai muốn nuôi con chó thì bỏ ra 100k hùn vào chầu nhậu tiếp theo.
Có thằng bạn kia nhận một con, a Thắng cùng nó mang về nhà. Anh em chờ, Anh Nhân cũng nhận 1 con và mang về.
Anh Nhân nhà gần hơn nên quay lại sớm hơn. A Thắng không thấy chó đâu nữa mới hỏi:
_Con kia đâu rồi?
_Mẹ nó cắn tao một miếng rồi nó chạy xuống ruộng rồi. – Anh nhân sốt sắng.
_Mi đúng là mi ngu như con chó! Bật đèn pha xe máy lên..!!!
Anh em cũng đề máy soi xuống ruộng, lúc đó có một con mèo đi ngang ở dưới, mắt nó phản lên xanh lè..
_Đây rồi đây rồi! nó đây rồi..Nói đoạn hai người xắn quần lên đuổi con mèo chạy ré khói.
…………………
Nói chúng kỷ niệm vui thì rất nhiều nhưng có lẽ em nên dừng ở đây.
Em ở nhà gần một tháng cho thỏa nỗi nhớ quê rồi tạm biệt gia đình, bạn bè để vào lại SG.
Lần này em mang theo chiếc xe chiến mã của em vào để tiện cho công việc và học tập…