Snack's 1967

Các bạn truy cập vào HIM18.COM để đọc truyện MỚI nha. Mong các bạn ủng hộ website mới này!

Hóa ra không phải vì “cấm nợ” mà vắng khách. Những gương mặt nông dân trong làng vẫn ra quán, những bàn tay lóng ngóng cầm cốc bia lạnh thay cho chén rượu quốc lủi truyền thống, một hình ảnh đổi mới khá là đẹp. Mỗi bàn dăm bác, vài cốc bia, đĩa lạc luộc, tiêu phí hết một buổi chiều. Thời gian ở cái làng này bây giờ nhiều vô kể, những người vô công rỗi nghề ngồi uống bia và nói chuyện tào lao với nhau vẫn hơn những hành vi bất thiện.

Tễu cầm cốc bia giao lưu với khách, bàn nào cũng gọi, toàn là người quen, mọi người thi nhau nhận anh là họ là hàng, ít ra cũng là bạn học với con mình hồi cấp 1. Kể cũng vui, dân ta có tật thấy người sang bắt quàng làm họ, Tễu thì đã có gì sang? Chuyện ở đời là thế. Ông Hòa người xóm Đông xởi lởi:

- Con gái tôi mới tìm được việc làm trên phố nhớn các ông ạ, hình như nó làm thơ ký giám đốc, mỗi tháng 5 triệu, cơm nuôi cả ngày… Nào xin mời uống trăm phần trăm. Hôm nay tôi mời mọi người… Vui quá các ông ơi. Mẹ kiếp, cứ bám mấy sào ruộng thì tướp xơ mướp suốt đời.

- Mời thì uống, mừng cho ông. Mà sao tôi thấy ngờ lắm các ông ạ. Con ông Hòa xinh thì có xinh, nhưng mới học hết lớp 5 mà làm thơ ký giám đốc sao được. Trên thành phố tiến sĩ còn ế dài ế rạc ra kia?

- Nghe nói thằng Thành Béo lên thành phố mát xa mát gần gì đó đã gặp mấy đứa con gái làng mình làm ở trong đó rồi. Đứa nào cũng bảo lên đó làm thơ ký giám đốc cho oai thôi…

Nhà Thơ tới quán. Nhà Thơ cầm cốc bia hơi đi quanh các bàn:

- Nào uống đi anh em nông dân chân đất của tôi ơi. Cái cốc nước đái bò này là sự văn minh đấy, nó được phát minh tận bên Tây cơ mà. Uống đi! Bao nhiêu đời nay, người dân cái làng này chỉ cắm cổ vào chai quốc lủi độc hại, làm sao văn minh lên được chứ. Bia hơi nhắm với chó chặt, một sự kết hợp truyền thống với hiện đại đấy các cụ ạ, Hay nhỉ, càng nghĩ càng thấy hay. Thịt chó là một thứ ma mị, nó làm cho con người lâng lâng như sắp được siêu thoát, ha ha… Hoan hô thịt chó, hoan hô bia hơi, hoan hô gái đẹp, hoan hô chân dài.

Nhà Thơ đọc: “Vì yêu tha thiết con người / Cho nên mới lánh về nơi không người / Quạnh hiu ngay giữa đất trời / Con hơn hiu quạnh giữa người thân thương”.

Nhà Thơ ở đâu về đây ở ẩn, không ai biết. Người làng chỉ biết có một gã đàn ông ẩm ương, chập mạch làm lều giữa cánh đồng và trú ngụ ở đó. Chưa ai trong làng nhìn thấy nhà thơ chứ chưa nói gì được gặp. Tại quán bia này bà con được uống với Nhà Thơ, một thứ xa xỉ quá đáng. Mỗi khi Nhà Thơ đọc thơ, không gian như im lắng, thời gian ngừng trôi. Lỗ tai bao người chỉ quen nghe những câu tầm thường đất cát, phân do, chuột bọ… những câu chửi nhau. Họ coi Nhà Thơ là thần tượng, là siêu nhân. Điều này báo hiệu một sự thay đổi. Mừng cho dân làng.

Nhà Thơ kéo tiếp viên Nhài ra, ôm vai trần của nàng, đọc một câu thơ: “Nhân loại tiến đã bao xa / Hôn nhau vẫn cũ như là ngày xưa”. Tiếng vỗ tay rầm rập. Đám thanh niên hô: “Hôn đi nhà thơ ơi”. Tiếp viên Nhài nháy mắt bật đèn xanh, Nhà Thơ cúi xuống hôn vào môi cô Nhài, nụ hôn của tình yêu và hy vọng. Mọi người trong bàn hô nhau nâng cốc, uống cạn 100%. Những vại bia lạnh được bưng ra tới tấp. Bia nào, thịt chó nào, hôn nhau đi…

Tễu lặng lẽ kéo chăn đắp cho Tấm, phủ kín đôi chân dài trắng ngần của nàng. Tấm đa tình quá, ai đã dạy nàng những chiêu làm tình tinh quái thế nhỉ? Tễu thấy dằn vặt một cách vô lý, mặc kệ, cần gì phải biết, miễn sao nàng làm cho mình sướng, cho mình lên tiên là được rồi.

Tễu ra sân chân thuốc hút. Có lẽ đây là điếu thuốc cuối cùng, Tấm van xin anh bỏ thuốc. Nàng không chịu được mùi thuốc lá. Tối qua nàng đã nôn thốc tháo khi anh thò lưỡi vào miệng nàng. Điều thỉnh cầu của vợ là điều linh thiêng nhất. Hỏi ai trên đời đã làm ta sung sướng được hơn nàng?

Tễu quăng mẩu thuốc lá xuống ao bèo trong vườn. Đôi ếch đang ôm eo nhau giật mình tan tác. Tễu cười. Một mẩu thuốc tàn cũng đủ làm tan tành hạnh phúc lứa đôi, cắt đứt chuỗi tình sung sướng, vậy thì anh chẳng còn lý do gì để hút thuốc nữa.

Tễu suy nghĩ miên man điều dăn dạy của Nhà Thơ. Với anh Nhà Thơ là một vị thánh sống. Mấy hôm nay nhờ thơ mà bán được rất nhiều bia hơi, thịt chó. Anh mộng mơ sẽ biến cái quán ẩm thực bình dân này thành một nơi cao đạo, ở đây uống bia là uống tình, ăn miếng thị chó là ăn miếng lộc thánh. Chỉ có như thế thôi thì cái quán này mới tồn tại được. Đã ai nghĩ được như chàng không?

Làm một điều gì đó mất dạy ư? Làm gì bây giờ nhỉ?

Tễu đã thấm bao nhiêu trò mất dạy nơi trần gian này, sự thật thà quá đáng cũng là trò mất dạy. Tuy nhiên để làm một điều gì đó mất dạy thì anh vẫn chưa nghĩ ra. Giết người ư, hiếp dâm ư, ăn cắp lừa đảo ư... Ta không thể!

Không thể nhưng vẫn cần làm một việc gì đó thật tồi tệ, có như thế ta mới hiểu được đời, hiểu được người và hiểu chính ta. Sự mất dạy sẽ làm ta hiểu được sự cao thượng và thánh thiện ở đời. Tễu đã quyết và chuẩn bị hành động.

Tễu chạy tới quán lúc nửa đêm, linh tính cho anh biết đang có chuyện gì đó xảy ra thật tồi tệ.

Chú Phụng say quay quắt, quần ao tả tơi, nằm trong quán, mồm nói lảm nhảm như một kẻ điên. Chú khóc rống lên thảm thiết, tiếng khóc của kẻ thất tình. Mấy cô tiếp viên đang chữa say cho chú. Chú Phụng xé quần áo, để hở hết cả “nội thất” ra ngoài. Mấy cô tiếp viên được bữa nhìn sướng mắt, hay hơn xem xi nê. Chú chửi đời, chửi bất cứ ai tới gần chú, hình ảnh Chí Phèo. Nhà Thơ tỉnh giấc, can ngăn mọi người, không nên cữu chữa cho chú Phụng làm gì. Nỗi đau trong tin, tâm hồn bị cho đớp mất rồi thì mấy cốc nước cam kia giải quyết được gì chứ.

Chú Phụng vồ lấy Tễu như một kẻ hối hận:

- Cháu ơi, chú chết đi thì hơn, sống trên đời này làm gì cho nhục. Con mụ vợ chú đi ở hẳn với lão Già rồi, con đĩ rầy đĩ rạc. Mụ ta còn về lừa lấy hết số tiền đền bù đất mang đi rồi, nhục quá cháu ơi. Chú chẳng còn đồng nào trả nợ cho cháu nữa. Còn gì nhục hơn bị vợ lừa hả bà con cô bác ơi…

Chú Phụng vớ được con dao cắt vào cổ mình một nhát, máu chảy ròng ròng khiến đám tiếp viên hét lên. Chú giãy đành đạch như một con chó.

Nhà Thơ đúng nhìn cảnh ấy, bình tĩnh như một kẻ đang thiền. Nhà Thơ đọc: “Ngày xưa một cối một chầy / Bây giờ nhiều cối nhiều chầy giã chung / Tiến lên thế giới đại đồng / Chầy ngoại cối nội đều dùng như nhau”.

Nhà Thơ bảo, ngu, đại ngu, bị vợ nó lừa cắm sừng là ngu rồi, giờ lại cắt cổ mình thì ngu như chó. Đầu óc có vấn đề rồi, cứ để cho nó chết đi. Trên thành phố rặt một đám lừa lọc, vậy mà cho vợ lên làm ô sin có ngu không chứ. Có ai ngu như thằng này, tự rưng đặt miếng mỡ vào mõm con mèo già, gái già quê là rau sạch, bọn thành phố thèm nhỏ dãi ra.

Chú Phụng đã hết cơn diễn rồi. Chú vùng dậy lấy hết sức bình sinh đấm một phát vào mồm Nhà Thơ, máu ộc ra đỏ lòm.


Tễu ra gốc đa đầu làng hít thở chút oxy buổi sớm mai. Không gian nhà quê vẫn rất tuyệt vời. Mới 5 giờ sáng mà người đạp xe lũ lượt lên phố tìm việc làm, rồng rắn đi đâu chứ, buồn thật. Tễu chặn thằng cu Tý cháu lão Ngọc Liên hỏi chuyện. Nó bảo phải đi sớm lên chợ người xếp nốt như xếp hàng mua mắm tôm thời bao cấp. Tội lắm, toàn là dân quê. Chủ tới xem người rồi chỉ định đích danh thuê từng người một, toàn là việc tầm thường, bẩn thỉu lắm. Mấy đứa con gái còn bị thằng chủ vỗ cả vào mông bồm bộp. Nhục lắm cơ, nghèo thì hèn, bọn có tiền muốn sao được vậy, chúng coi người nhà quê chỉ hơn súc vật tí thôi.

Tễu nghe chuyện thằng Tý kể thấy buồn tình. Đời có biết bao nhiêu nỗi buồn.

Thằng Tý kể, hôm qua con Yến ở xóm Đoàn Kết bị thằng chủ nhà giả vờ thuê vào nấu cơm. Đang lúi húi nhặt rau muống trong bếp thì bị nó đè ra, may mà la toáng lên, chạy thục mạng thoát thân. Con Yến vẫn còn run như cầy sấy, vẫn đang nằm ở nhà khóc sưng cả mắt. Mẹ nó còn chửi, đầu óc ngu thì phải đi làm thuê cuốc mướn thôi, nhục thì phải chịu, không có tiền thì chết chứ nhục thì không chết được.

Đoàn người gò lưng đạp xe lên dốc đê như đàn kiến tìm mồi. (Bạn đang đọc truyện tại wapsite Haythe.US, hãy lưu lại wapsite và giới thiệu cho bạn bè cùng đọc nhé Những thân hình xiêu vẹo như thể sẵn sàng đổ ấp xuống mặt đường.

Tễu kể lại chuyện những người trong làng đi thành phố làm thuê cho Nhà Thơ nghe. Nhà Thơ bảo đó là quy luật đèn cù của sự sống, kiếp người sinh ra phải chịu khổ đau, nhìn thấy ánh sáng một cái là bẹp mồm ra mà khóc, có ai cười được đâu. Tiếng khóc sẽ theo con người suốt cuộc đời, mỗi người khóc một kiểu, khóc cho tới chết mới thôi. Thoát xác!

Nhà Thơ tiện mồm lại đọc: “ Ta ra lại gặp mình vào / Mình ra lại gặp ta vào chỗ không / Càn khôn mù mịt mênh mông / Vào ra một lối hóa không không đường”.

Tễu bỗng thấy mình trở thành một người hoàn toàn khác kể từ khi tiếp xúc với Nhà Thơ. Ông ta từ đâu đến, là người như thế nào, tại sao thơ lại là sức mạnh hủy diệt… Một con người bí ấn. Kể từ khi Nhà Thơ tới quán ngồi uống bia, nói chuyện lảm nhảm thì khách tới khá là đông. Chả nhẽ người nhà quê đói thơ thật hay sao?

Đám tiếp viên chân dài thì si mê Nhà Thơ như bị thôi miên. Lũ đàn bà này lên cơn mỗi khi nhà thơ nói một điều gì đó, thậm chí là một điều nhảm nhí. Đã có cô mê mệt Nhà Thơ, phát cuồng lên, rất có thể còn hiến dâng cả trinh tiết cho gã nữa. Sự hiện diện của Nhà Thơ liệu có thực sự mang lại cho nhà hàng niềm vui, có thu nhập, hay chính là điềm họa đây. Tễu cứ luẩn quẩn với suy nghĩ vẩn vơ của mình. Đời đã dạy anh phải nghĩ đi nghĩ lại, suy xét nhiều góc độ trước một sự kiện, một vấn đề.

Tễu lững thững trở về nhà hàng, trong lòng rỗng tuếch, tâm hồn cũng lãng du như đám mây mờ. Những câu hỏi về Nhà Thơ cứ lởm vởn trong đầu. Anh dẫm phải bãi phân chó. Dẫm phải phân là điều hên, gặp may, điểm lành. Tễu cứ để phân dính vào dép mà đi dọc theo con đường làng, mùi thối theo anh vào nhà hàng.

Tễu ghé mắt nhìn vào phòng ngủ của tiếp viên, Nhà Thơ đang ôm hôn, sờ soạng khắp người cô Nhài. Họ hôn nhau chộp choạp như đôi ếch dưới đêm mưa, không có dấu hiệu gì là tình yêu cả. Cần gì yêu nhau mới hôn, đàn ông đàn bà là hay luồng điện âm dương, gặp nhau là chập phát ra tia lửa, thậm chí sét đáng chết người được mà.  Nhà Thơ hôn như ngoạm miếng thịt lợn luộc, nhìn thấy trần tục một cách thô thiển quá. Tiếp viên Nhài thì dại đi như đang lên đồng, hai người ghì lấy nhau mà ngoạm vào má vào cổ vào lưỡi nhau như hành xác.

Một tiếng sấm vang lên, ánh lửa như lưỡi hái cát ngang bầu trời mới khiến Nhà Thơ buông cô tiếp viên ra. Cả hai mất sức ngồi bệt xuống như vừa bị cơn dịch tả. Đây là sự thật phong cách Nhà Thơ hay chỉ là một phút bị hồn ma siêu nhập?


Tễu quyết định mời bác sĩ giỏi nhất bệnh viện huyện về nhà khám cho mẹ. Ông thầy này khám suốt buổi chiều mà chẳng tìm ra bệnh gì. Người già mệt vì nhiều lý do vớ vẩn, khó phán đoán lắm. Ông bác sĩ truyền nước cho cụ, một buổi chiều truyền mấy chai liền, chả biết loại nước gì. Đến nửa đêm thì cụ chết.

Hỏi ra mới biết ông bác sĩ này nguyên chỉ là y tá trạm xá, mới đi học chuyên tu về nên trình độ kém lắm, bắt đền hay kiện ông ấy thì cũng thế thôi. Tấm bảo mọi người không nên khóc lóc thảm thiết làm gì, thọ tới 80 tuổi là đại phúc rồi. Tễu nhất trí với quan điểm của vợ, cấm mọi người khóc lóc, cho mở nhạc sập sình, và hát toàn bài “đi cùng năm tháng”. Thanh niên tới có thể hát hò vui vẻ vô tư, không kiêng kỵ, sống gửi thác về. Trước khi chết mẹ anh dặn thế.

Ông trưởng ban Mặt trận đọc điếu văn, đại thể: “Cụ là người phụ nữ việt Nam chân quê nhất mọi thời đại, là tấm gương trong xóm làng. Mấy chục năm làm vợ mà không bao giờ cãi chồng một câu, không nói xấu chồng một câu. Thậm chí chồng còn đi gái gú nhưng vẫn cắn răng chịu đựng, hy sinh hết thảy vì con cái, vì làng quê. Mặc dù được ông bác sĩ chuyên tu hết lòng cứu chữa, con cháu không tiếc tiền, nhưng vì tuổi cao sức yếu nên cụ đã ra đi theo tiên tổ. Âu đó cũng là quy luật”.

Đêm khuya. Mọi người trong làng về hết. Mùi hương khói khiến Tễu buồn rầu. Anh bảo vợ mang chai rượu ra ngồi uống một mình. Tấm tráng đĩa trứng gà, cắt quả dưa chuột cho chồng nhâm nhi. Tễu thấy đau nhói trong lồng ngực, đau như có ai đó đâm mũi lao vào. Thế là từ nay mất mẹ vĩnh viễn rồi, không thể nào bù đắp được.

Tễu nghĩ tới cuộc đời mẹ, lam lũ và nhạt nhẽo vô cùng, 80 năm sống trên cõi đời nhanh như một thoáng. Cả đời vật lộn với mấy sào ruộng, đỉa cắn tím chân, nắng mưa dội xuống đầu cũng chỉ vì kiếm miếng cơm duy trì sự sống. Một ngôi nhà bẹp dúm, một cái ao tù, một vườn cây đủ loại, ở đó người ta gọi là nhà quê, là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mà Tễu đang ngồi khóc mẹ ở đây. Tễu khóc thành tiếng, nước mắt đàn ông thiêng liêng và ao oán lắm.

Tấm cứ để mặc cho chồng khóc. Cô biết chồng mình không chỉ khóc mẹ mà còn khóc cho nhân gian, khóc vì bao nhiều người nhà quê chân đất. Số phận một con người, chẳng có gì để nhớ. Tễu muốn làm một bài thơ về mẹ mà chẳng thể nghĩ ra lúc này.

Chú Phụng cầm tiền sang trả cho Tễu trong lúc đau thương. Chú bảo sắp ra toà ly hôn rồi. Vợ chú nhất quyết dứt áo ra đi, lên thành phố ở với lão Già. Chú kể, lão Già giầu lắm, nó cứ khen bà là rau sạch, chả hiểu thế nào. Bọn trên thành phố nói chuyện rất khó hiểu, người hẳn hoi mà lại ví với rau, có là rau lợn thì có.

Tễu rót rượu mời chú Phụng. hai người đàn ông uống với nhau vì một sự buồn. Tễu bỗng thấy ấm áp hẳn lên, chú Phụng là người tốt. Thế là người tốt sắp mất vợ rồi, không có vợ thì chú sống ra sao?

Chú Phụng uống với Tễu tới sáng. Lần dầu tiên Tễu uống nhiều mà không thấy say, nỗi đau trong lòng quá lớn đã trung hòa hết cồn trong rượu hay sao ấy. Vợ chú ăn mặc diêm dúa như diễn viên sang tìm chú:

- Này, tôi nhất quyết rồi, không cần hòa giải nữa đâu. Quá nửa đời tôi sống với ông, bị coi như súc vật. Bây giờ tôi mới được biết làm người là thế nào, sướng lắm, sướng rên lên. Đàn ông nhà quê như các người ngu lắm, làm tình như thể đánh nhau.

Thím ngoe nguẩy ra đi. Chiếc xe con bóng lộn đang chờ thím ngoài ngõ. Phải công nhận là thím đẹp ra rất nhiều, người đẹp về lụa. Lên thành phố mấy tháng thôi mà vịt hóa thiên nga, da trắng ngần, hai núm đồng tiền duyên quá, lão Già chết mê chết mệt là đúng thôi. Thương thân cho chú Phụng.


Ai thế nhỉ, sang trọng, quý phải và cũng vô cùng đẹp, bà ta ngồi vắt vẻo hút thuốc, ngón tay gạt tàn điệu nghệ. Những người đàn bà sang trọng thế này có nhiều trên thành phố. Tễu thấy may mắn, nhà hàng bia hơi thịt chó bắt đầu có khách sang trọng.

Bà chị vẫy Tễu lại gần, này chủ nhà mà không ra tiếp chị ha, khi rẻ chị quá thể. Người đàn bà bỏ kính râm:

- Chị Thị Mầu đây, nhận ra chưa?

Tễu giật mình nhận ra người làng, nét mặt hơi quen quen. Thị Mầu bỏ làng đi gần 30 năm nay, cả làng không biết chị đi đâu.

- Em giỏi lắm Tễu ạ. Hồi chị bỏ đi em còn bé tí, hình như mới chập chững bước thôi. Phải có  những người như em thì dân quê mới ngẩng mặt lên được.

Thị Mầu chiêu đãi mọi người một chầu bia mới. Tễu vẫn nhớ như in câu chuyện mọi người vẫn kể về chị, bị chửa hoang nên mới phải bỏ làng mà đi.

- Thằng con chị chửa hoang ấy, bây giờ nó làm tiễn sĩ ở Úc rồi.

Thị Mầu kể, hồi bỏ làng đi lang thanh lên phố, may gặp được một giang hồ chuyên đâm thuê chém mướn. Thấy Thị Mầu hoàn cảnh, hắn cưu mang. Hắn nuôi hai mẹ con, còn Thị Nở thì phụ vụ nhu cầu làm tình miễn phí cho hắn. Bọn giang hồ có máu nghĩa hiệp nên cưu mang kẻ sa chân, Thị Nở có ngày nay là như thế.

- Chị có nhà hàng mát xa lớn nhất phố thị này. Khách bây giờ chỉ thích gái quê, đứa nào thích đi với chị thì đi. Chỉ cần học một hôm là làm việc được hết. Bọn say xỉn chỉ thích sờ soạng, đứa nào biết chiều thì tha hồ nhận tiền bo, vui lắm. Mấy con làm cho chị đều mua được xe SH đàng hoàng. Bưng mấy cốc bia phục vụ đám nhà quê nghèo lõ đít bao giờ khá được. Phí một cái đời gái quê.

Nhà Thơ tới quán. Thị Mầu nhìn Nhà Thơ với ánh mắt không thiện cảm.

- Đời chị hả, nghét nhất mấy thằng làm thơ. Đã nghèo lại còn yêu thơ mới bỏ mẹ chứ. Bọn làm thơ này chính là bọn hủ nho biến tướng đây. Giá như có phép nhiệm mầu của Tôn Hành Giả thì chị phất tay một nhát cho chết hết hết bọn làm thơ đi.

Nhà Thơ đã nghe hết những gì Thị mầu nói, quả là bạo mồm. Đấu khẩu với loại người này chắc khó phân thắng bại. Nhà Thơ chắp tay trước mặt thị:

- Nam mô a di đà Phật!

Thị mầu phân phát các vi-zít cho đám con gái tiếp viên. Mặt đứa nào cũng hớn hở như bắt được vàng. Tễu thấy nguy cơ tới nơi rồi, bọn tiếp viên chân dài này mà bỏ đi thì sập tiệm. Có lẽ phải tăng lương mới giữ được chân nhân viên.

Thị mầu tự tay lái xe con bóng lộn lướt trên đường làng. Hình như chị ta về thăm chùa, thăm thầy Tiểu. Hình ảnh Thị Mầu đã làm cho bao cô gái quê nao lòng, bởi chị dám yêu, dám sống và không ngại hàng động.

Thị Mầu đi rồi, mấy cô tiếp viên như bị bắt mất hồn, không ai muốn làm việc nữa. Mức đãi ngộ mỗi tháng 2 triệu tiền lương, cơm 3 bữa, quần áo mặc cả ngày đã không đủ sức mạnh níu kéo chị em ở lại với cái quán bia hơi chó chặt này.

Tễu thấy lo sợ thực sự. Khách tới gọi bia mà cô tiếp nào cũng lững thững đi bước một, trông mất hết nhuệ khí. Báo hiệu một sự tan rã rồi.

Tễu gọi quản lý Thị Nở họp gấp tuyên bố tăng lương cho tiếp viên. Kế toán báo cáo với Tễu tình hình kinh doanh èo uột, lỗ vốn, không có tiền để tăng lương. Kể từ khi không bán chịu nữa, hàng họ ế ẩm vô cùng. Khách vào thì đông đấy nhưng chỉ uống dăm cốc bia, gọi đĩa lạc luộc thôi, doanh thu kém lắm. Thịt chó chặt cũng ít người ăn, xôi Bờm càng ế, chất lượng mọi thứ cứ kém dần đi, điều quan trọng hơn là người dân không có tiền tiêu xài.

Đám thanh niên  ham đập phá thì lại không đạp ứng được nhu cầu. Chúng thích hát karaoke, uống rượu tây, ăn đặc sản… Đám gái này chân thì dài thật nhưng quê một cục, chả biết hò hát gì, nói năng lí nhí chả nghe ra thế nào… Chán.

Tễu chợt nhớ tới câu chuyện của Thị Mầu, mở quán mát xa có khi lại hay hơn đấy, chẳng mất vốn đầu tư mà lại có thu!


Dạo này Tễu hay mơ độc, báo hiệu điềm gở nhiều hơn là lành. Tấm khuyên chồng giải tán cửa hàng bia hơi chó chắt, về nhà làm vườn, vợ chồng sớm tối bên nhau. Tấm sợ một ngày nào đó bọn gái chân dài sẽ cướp mất chồng.

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Là phụ nữ, Tấm có linh cảm rất chính xác. Đàn ông là một loại động vật lúc nào cũng sẵn sàng phản bội vợ, điều này thì trong sổ của Nam Tào cũng đã ghi rồi.

Mặt trời mọc. Tễu ra cửa hàng, vắng tẻo tèo teo. Thị Nở chạy ra khóc nức nở:

- Đi hết rồi anh Tễu ơi. Bọn tiếp viên chân dài đi lên phố hết rồi. Thế là mất bao nhiêu công đào tạo.

Tễu đã linh cảm thấy điều đó rồi. Quan trọng là phải tìm ngay người thay thế. Tấm được giao nhiệm vụ về làng tìm tuyển nhân viên khẩn cấp. Con gái làng bây giờ còn mấy đứa ở nhà đâu.

Hiện tượng “chảy máu chất gái” diễn ra trầm trọng kể từ khi bị thu hồi hết ruộng cày. Đứa nào xinh thì đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc. Đứa nào trung bình thì lên phố “làm ăn”, thậm chí làm vợ hờ kiếm tiền.

Đứa nào xấu thì đi làm ô sin. Một trong những tiêu chuẩn chọn ô sin bây giờ của các bà chủ là phải xấu gái, thậm chí hơi ngu ngu một tý để tránh nguy cơ chiếm mất ông chủ.

Thế là bao nhiêu gái xấu trong làng đều đi làm ô sin hết, kiếm khá lắm, đứa nào cũng mua được xe đẹp. Mà lạ lắm cơ, tuy xấu nhưng gái quê vẫn được ông chủ chiều ngầm, giấu vợ cho tiền mới hay chứ.

Tễu cùng Thị Nở xuống làng đi một vòng nhưng không tìm được đứa con gái nào hết. Chỉ con lại một số bà sồn sồn, gái già bỏ chồng. Tễu quyết định tuyển đội hình này thôi, không có tiếp viên thì sập tiệm. Sau một buổi sáng tuyển chọn, đã có 5 bà sồn sồn trúng tuyển về làm tiếp viên.

Thị Nở trực tiếp mở một lớp đào tạo ngắn hạn cấp tốc cho các bà nắm được kiến thức cơ bản như bưng bê, dọn bàn, ghi tiền, trả lời khách… Thậm chí Thị Nở còn dạy:

- Nếu khách uống bia say quá mà có quá đà các chị tí cũng phải cố chịu đựng. Nếu chửi lại thì mất hết khách.

Một bà cười te tởn:

- Ôi dào, cho nó thoải mái. Chúng tôi đều bị chồng bỏ, sợ quái gì.

Thị Nở đưa 5 bà ra phố may quần áo cấp tốc, mỗi bà 2 bộ. Chỉ 1 ngày sau mọi việc hoàn tất, chị em tiếp viên mới đã sẵn sàng làm việc. Nhà hàng lại tiếp tục mở. Khách hàng có vẻ thích thú với nhóm tiếp viên mới này hơn.

Các ông trong làng ra uống bia nhìn thấy các bà tiếp viên mới thì vui lắm, mặc đồ mới trông cũng được ra phết. Bàn nào mời bia các bà cũng chiều hết, chả mấy khi được uống thoải mái thế này.

Một ngày làm việc vất vả nhưng chị em tiếp viên sồn sồn này rất vui, tự nhiên lại có việc làm, thu nhập 1 triệu một tháng, ăn 3 bữa là được rồi. Các bà bảo nhau còn sướng hơn đi cấy, nhổ mạ, gánh phân nhiều lần.

Đêm các bà lại được ngủ với nhau trong phòng, có quạt mát rượi, tha hồ “buôn dưa lê”. Được cái bà nào cũng khỏe, chạy bàn suốt ngày mà chả ai kêu mệt mỏi gì. Bà Cơ có vẻ vui lắm:

- Này các mụ ơi, sao bảo bọn uống bia là hay sàm sỡ nhân viên lắm mà chờ mãi không thấy nhỉ.

Cả đám lại cười ha há. Các chị thật vui. Không còn ruộng nữa các chị chẳng biết làm gì, có công việc thế này là vui lắm. Kể từ khi tuyển dụng tốp tiếp viên sồn sồn này khách tới có vẻ đông hơn, mọi người đùa với nhau thoải mái không cần giữ kẽ làm gì.

Thị Nở mang về trang phục mới. Chị em mặc vào thấy trẻ ra nhiều. Cổ áo hơi rộng khiến hàng họ chị em thoải mái khoe ra, cũng không đến nỗi nào, nhiều bộ còn ngon ra phết. Đội hình này mà được ăn trắng mặc trơn thì kém gì các mợ trên phố nhớn.

Bà Cơ mặc đồ mới, xoay đi xoay lại ngắm mình trong gương với vẻ mãn nhãn:

- Này các bà ơi, tôi nghe nói trên phố có dịch vụ sửa lại vòng một đấy. Hôm nào mát trời bảo giám đốc Tễu cho tiền chúng mình đi tân trang lại bộ ngực cho khách lác hết mắt ra.

Đọc tiếp: Nhà quê lên phố - Phần 12
Home » Truyện » Truyện Teen » Nhà quê lên phố
↑ Trên cùng
Trang chủ
Copyright © Thich123.net
Liên kết © Uhm123.net - HIM18.COM