XtGem Forum catalog

Các bạn truy cập vào HIM18.COM để đọc truyện MỚI nha. Mong các bạn ủng hộ website mới này!

Mới sáng ra đã có đám đông đứng lố nhố ngoài cửa quán. Người nào cũng có vẻ nghiêm túc lắm, vai đeo xà cột, đầu đội mũ lá, có người đội mũ vải lưỡi trai, chân đi giầy. Quen thói, đám chị em tiếp viên váy ngắn chạy ra mời họ vào phòng Sếp Tễu, pha trà mời nước, bật máy lạnh.

- Dạ dạ các bác chờ Sếp một tý ạ. Chắc các bác muốn liên doanh liên kết làm ăn?

- Không, chúng tôi trong ban vận động tiền ủng hộ quỹ xã hội của thôn.

Mấy cô tiếp viên không hiểu các cụ nói gì, chỉ đoán già đoán nói rằng thì rất quan trọng. Điện thoại mời sếp Tễu về khẩn cấp. Một cụ mở sổ ra trình bày:

- Kính thưa cháu Tễu quê ta. Nhân dịp ngày trung thu, đội múa lân thôn nhà tổ chức biểu diễn phục vụ các cháu thiếu nhi ở sân đình. Ban vận động ủng hộ quỹ xã hội thôn đến đây xin anh giúp cho ít kinh phí. Hầu như gia đình nào có quán xá, nhà hàng đều đã ủng hộ cả rồi, tùy tâm thôi.

Tễu đã hiểu tầm quan trọng của câu chuyện, không ngần ngại rút ví lấy ra 50 ngàn đồng. Cụ trưởng ban xua tay:

- Ấy ấy, nói là tùy tâm nhưng sao lại chỉ có dăm chục nghìn thế chứ. Bà cụ bán nước ở gốc cây đa còn ủng hộ 100 ngàn. Nhà hàng to thế này cơ mà…

Tễu tiện tay rút tờ 500 ngàn. Các cụ trong ban vận động cười vui vẻ.

- Tên anh Tễu được ghi vào sổ vàng của thôn, chiều chúng tôi sẽ cho đọc tên anh trên đài truyền thanh cho mọi người noi gương học tập.

Cụ trưởng còn cho biết thêm, mỗi năm có rất nhiều cuộc vận động ủng hộ tiền, nào là ủng hộ trẻ em khuyết tật, giúp người chất độc da cam, đồng bào bị thiên tai, ủng hộ người nghèo… Các cụ nhắc thế để mọi người trong cửa hàng quen dần với việc ủng hội đóng góp cho các chương trình xã hội.

Đội hình vận động xin phép ra về, mấy cô tiếp viên ngơ ngác, thế là sáng sớm đã mất 500 ngàn đồng. Một khoảng trống im lặng. Mọi người bật cười rồi vội vàng đi làm, ai vào việc nấy.

Một nhà thơ khật khưỡng bức vào quán, gọi cốc bia hơi, đĩa lạc luộc. Tợp một ngụm rồi gọi mời sếp Tễu ra đàm đạo văn chương. Tiếp viên vây quanh nhà thơ sẵn sàng phục vụ. Nhà thơ nhai hạt lạc, vừa ngâm nga: “Ta đến trong từng mỗi bức đi / Chẳng mơ chỗ đến để làm chi / Dòng thời gian chảy đâu đâu bến / Vũ trụ này chỗ đến là đi…”. Đọc xong thì cằn nhằn:

- Bia hơi uống như nước đái bò!

Cằn nhằn xong nhà thơ cần cốc bia dốc cạn rồi kêu thêm 1 cốc nữa. Khách lục tục kéo vào nhà hàng. Một con ruồi lao vào cuộc bia của nhà thơ.

- Hay lắm, vậy là hôm nay ta có lộc rồi, ta uống cả con ruồi này cho say quay trời đất.

Nhà thơ lại dốc cạn cốc bia.

- Vẫn như nước đái bò!

Nhà thơ gọi một cốc nữa. Cốc bia mới được mang ra, nhà thơ đứng dậy túm tay cô tiếp viên mà quát:

- Bà con nhìn xem, láo đến thế này là cùng, một phần ba cốc toàn là bọt. Ông uống bia mất tiền mà chúng mày bán thế này à?

Đán đông uống bia trong nhà hàng hưởng ứng sự thăng hoa của nhà thơ, sự ngẫu hứng nhưng vẫn tỉnh táo. Nhà hàng bị một phen bẽ mặt. Nhà thơ tức khí đọc thêm một câu rồi ra về: “Thiên hạ điên hết cả rồi / Chỉ cách dở chứng mỗi người khác nhau”.

Giám đốc Tễu kéo cô tiếp viên rót bia vào phòng chỉnh huấn:

- Ai bảo cô rót bia thế hả? Muốn phá nhà hàng à? Tôi sẽ đuổi việc cô!

Cô tiếp viên trình bầy hoàn cảnh:

- Thưa Sếp, em làm theo chỉ đạo của chị Nở đấy ạ. Chị ấy bảo cốc thứ ba thì khách lơ mơ rồi, cứ đong bọt nhiều vào. Không ngờ lão nhà thơ này tỉnh quá nên…

Tễu buồn quá, không còn mặt mũi nào vui với khách nữa. Lão nhà thơ chết tiệt bóc mẽ ác thật. Sự cố xảy ra thật bất ngờ. Nếu không chấn chỉnh lại chắc chắn sẽ sập tiệm. Tễu ôm đầu mà chẳng biết trách ai. Một ngày tồi tệ.


Một gói gì đó đen sì nằm chềnh ềnh sát nhà hàng, cô tiếp viên kêu thất thanh khi mở cửa:

- Ối ối, có mìn các anh các chị ơi!

Mọi người không ai nhúc nhích, ngồi nguyên chỗ. Giám đốc Tễu có vẻ hoảng sợ thực sự. Sau mấy tiếng đồng hồ mà không ai dám ra ngoài. Rất có thể đây là một quả mìn sát thương, thậm chí một khối bộc phá tiêu diệt lô cốt. Nhà hàng mới nho nhe làm ăn được vào hôm đã có kẻ gây sự rồi, nhục thật. Bây giờ Tễu mới thấy mình cô đơn, nhân viên nhà hàng toàn là gái nhà quê, nhát như thỏ đế. Làm thế nào bây giờ, chỉ còn mấy tiếng nữa là khách tới uống bia rồi. Tễu chỉ lệch cho chị em thu dọn đồ nghề ra ngoài sân hết, nếu quả mìn phát nổ cũng bớt thiệt hại.

Có nên báo công an xã không nhỉ? Tễu mấy lần rút điện thoại ra rồi lại ngập ngừng. Không khí trong nhà hàng như có đám tang, chị em túm lấy nhau khóc rú. Tình hình trở lên nghiêm trọng. Từ xa có một người khật khưỡng tiến tới nhà hàng, chân loạng quạng, mồm lẩm bẩm gì đó. Nhà Thơ rồi, đúng là vị Nhà Thơ hôm qua. Bia hơi như nước đái bò! Nhà Thơ đi vào cửa chính nhà hàng, mọi người thót tim. Tiện chân, ông đá một phát vào đúng cái gói đen sì kia nghe “bộp”. Gói đen tung lên rồi rơi xuống, cứt trâu tung tóe khắp sân.

Mọi người sung sướng quá, chạy vội ra ngoài. Tễu ra lệnh cho chị em khẩn trương dọn cứt trâu, lau chùi cẩn thận, dùng nước hoa xịn nhất của Pháp phun tứ tung khử mùi. Không gian nhà hàng thơm lừng ngay tức thì. Chị em tiếp viên được bữa cười hết cỡ. Riêng với Tễu thì thực sự là tai họa, là nỗi buồn thấu tim.

Nhà Thơ được mời vào quán tiếp đón long trọng. Giám đóc Tễu cho mang bia chai ra nhưng Nhà Thơ gạt đi. Không được, bia chai thì tao đến đây làm gì, ông đập bàn quát:

- Cho một cốc nước đái bò chính hiệu, đĩa lạc luộc!

Giám đó Tễu đích thân ngồi tiếp Nhà Thơ:

- Hôm nay chúng em xin tiếp Nhà Thơ vô tư, miễn phí hoàn toàn. Kể từ hôm nay Nhà Thơ là khách VIP của nhà hàng chúng em!

Nhà Thơ uống một ngụm nước đái bò. Ông bảo, hình như có đứa muốn phá nhà hàng rồi đó, gói cứt trâu kia không phải vô tình nằm ở đó đâu. Muốn làm nhà hàng hay làm bất cứ việc gì thì cũng phải đặt văn hóa lên đầu mới được.

Giám đốc Tễu lĩnh hội ý kiến của Nhà Thơ, rồi bảo nhân viên cầm cuốn sổ ra xin ông một bài thơ. Ông viết: “Hít vào đủ thứ đất trời / Thở ra cho hết những hơi hít vào / Không nợ trời đất chút nào / Thân ta thành cửa ra vào thiên nhiên”.

Tễu đọc to bài thơ lên cho chị em tiếp viên cùng nghe, (Bạn đang đọc truyện tại wapsite Haythe.US, hãy lưu lại wapsite và giới thiệu cho bạn bè cùng đọc nhé vỗ tay đồm độp, tuy nhiên không mấy ai hiểu hết bài thơ nói gì. Giám đốc Tễu trân trọng trao cho nhà thơ cái thẻ “VIP Bia” miễn phí. Nhà Thơ bảo:

- Hay thật, thời đại văn minh nước đái bò này thế mà có hậu, còn nhiều người tốt ra phết.

Nhà Thơ lại khật khưỡng ra cửa, chòm râu ông bay liệng theo chiều gió phương nam, từ phía cánh đồng. Ông từ đâu tới mà tài hoa, thần phật thế không biết. Người làng này bao giờ mới có nhà thơ.

Tễu sai Thị Nở đi theo xem Nhà Thơ ở đâu. Đêm qua Tễu đã mơ thấy bị một thằng ném phân vào mặt, chính Nhà Thơ này đã hóa giải mọi điều rắc rối. Nếu hôm nào Nhà Thơ cũng tới quán thì hay biết mấy. Làng qua này còn nghèo, thậm chí còn đói cơm, nhưng đói thơ thì rõ nhất. Vậy thì tại sao không mời Nhà Thơ tới đây thường xuyên chứ? Đầu óc Tễu đã nghĩ tới điều có lợi. Và có lẽ quan trọng hơn là khi người ta say thơ thì có thể đá một gói cứt lên trời mà không hề sợ.

Thị Nở hóa trang thành cô thôn nữ, đầu đội nón, mặc bộ cánh bà ba, đi theo Nhà Thơ như một kẻ mật vụ. Nhà Thơ hướng ra cánh đồng. Không gian tính khiết đến lạ. Kia rồi, một cái chòi lá dựng trên bờ ao. Nhà Thơ chui vào đó. Thị Nở tiến thẳng tới cái chòi và chui vào trong. Một cái giường nhỏ với hoa cỏ thơm lừng, lũ chuột ngồi chễm chệ ngắm Nhà Thơ. Có một điều gì đó thật kỳ lạ!

Giám đốc Tễu chính thức giao cho Thị Nở phải chính phục trái tim Nhà Thơ.

Bàn số 13 gọi thanh toán. Tiếp viên cầm giấy tính tiền ra thì các cụ bảo ghi sổ nợ, trả sau. Một cụ dáng vẻ cao niên nhất, bảo:

- Cô gọi thằng Tễu ra đây. Nó là cháu chúng tôi. Chúng tôi không quỵt đâu mà sợ, chẳng qua hôm nay không ai mang theo tiền.

Cô tiếp viên ghi tên, ghi địa chỉ, xin các cụ ký vào nhưng không ai ký.

- Cô yên tâm đi, không cần ký tá làm gì cho mệt. Hôm nào có tiền chúng tôi trả ngay. Chiều mai nhà tôi bán đàn chó con, đầy tiền.

Bàn số 15 toàn thanh niên choai choai, mặt đỏ phừng phừng cũng xin ghi sổ nợ. Riêng bia chúng đã uống hết gần 2 triệu đồng, không kể thịt chó, xôi dừa.

Cuối ngày. Cuốn sổ nợ đã ghi dày chi chít gần 10 trang, toàn người quen trong làng. Thị Nở làm quyết toán báo cáo cho sếp Tễu biết. Tình hình có vẻ cấp bách rồi đây. Thật là quá khó xử. Sếp Tễu thở than:

- Trong thôn này đã có không biết bao nhiêu người phá sản vì sổ nợ chết tiệt này rồi. Làm sao bây giờ. Mới có mấy ngày thôi mà tiền nợ đã lên gần 10 triệu đồng. Dấu hiệu của sự đổ vỡ.

Làm sao bây giờ nhỉ? Câu hỏi rất khó trả lời. Tễu triệu tập cuộc họp gấp với các cô tiếp viên bàn mưu tính kế nhằm chấm dứt tình trạng ghi sổ nợ. Ở cái làng này thì Tễu còn lạ gì chứ, nhiều khi có tiền nhưng dân vẫn cứ nợ, vui thật. Tiếp viên Hồng phát kiến:

- Nếu anh Tễu làm giám đốc thì rất khó, toàn người quen, người làng, thậm chí anh em trong họ thì làm sao từ chối được chứ.

Cuộc họp kéo dài tới tận sáng nhưng vẫn không đưa ra được giải pháp gì. Nếu Tễu không làm giám đốc nữa thì cũng nguy, người làng sẽ phá phách, không ủng hộ, đám thanh niên sẵn sàng bắt nạt người lạ, cũng chết. Mọi sáng kiến đều bế tắc. Thôi thì đành chịu trận thêm một thời gian nữa vậy. Trước đây bà con mua chịu, ăn chịu tới mùa thì bán thóc đi trả nợ. Bây giờ mất hết ruộng rồi, chưa ai tìm được việc làm thì lấy gì trả nợ chứ! Càng suy nghĩ Tễu càng thấy đau đầu.

Kế thúc cuộc họp, Tễu có vài lời chia sẻ với các cô tiếp viên:

- Tôi thấy cô nào cũng quý tôi, xin cám ơi các em nhiều lắm. Tuy nhiên tôi xin thống báo với mọi người, mẹ tôi đã tìm vợ cho tôi rồi, tháng sau sẽ cưới. Trong làm ăn nếu Sếp mà dây dưa tình ái với nhân viên thì sập tiệm ngay, kinh nghiệm này tôi đã học được trên thành phố. Vậy nên, kể từ nay tôi đề nghị không cô nào có ý định yêu đương gì với tôi nữa, nhất trí không?

Các cô cười ré lên. Có lẽ thông báo của Tễu nghe lạ tai thì phải. Cô Nhài phản ứng lại:

- Em không đồng ý thế đâu. Yêu đương là chuyện riêng tư, thích thì cứ nói, không phải giữ gìn làm gì cho khổ thân. Gì thì gì chứ em là em cứ yêu sếp Tễu. Em xin tuyên bố sẽ yêu bằng được sếp Tễu mới thôi. Em đi xem thầy bói rồi, số em là phải lấy sếp Tễu làm chồng. Kẻ nào cướp mấy Sếp của em thì em tạt chết.

Cô Nhài nói xong liền đứng dậy, tiến lên ôm hôn sếp Tễu hôn chút chít trước mặt mọi người. Cả đám tiếp viên được mẻ cười như chợ vỡ. Cô Nhài kể từ sau vụ bị khách hàng bóp nắn thì mạnh bạo hẳn lên, thấy con trai là sán vào như thể nghênh chiến. Thời kỳ đổi mới, cọc đi tìm trâu.

Thị Nở thông báo với sếp Tễu:

- Chiều nay có mấy thằng thanh niên choai choai đi đi lại lại trước nhà hàng, trông mặt chúng nghi lắm. Em đoán chúng đang có âm mưu gì đen tối…

Tễu thấy buồn. Đứng ngoài cuộc thấy đơn giản quá, bắt tay vào làm rồi mới thấu “thị trường là chiến trường”. Câu chuyện của Thị Nở không thể bỏ qua. Rất có thể chính bọn chúng đã ném bọc cứt trâu vào sân nhà hàng. Đã có chuyện gì xảy ra nhỉ? Tễu thấy đuối sức ngay trong suy nghĩ. Đầu óc nông dân của Tễu còn tăm tối lắm, cần tìm một người có đủ trí tuệ giúp đỡ mới xong. Tễu nghĩ tới Nhà Thơ. Đúng, chỉ có thơ mới giúp được anh vượt qua những cửa ải chông gai cuộc đời.

Trời đổ hoàng hôn. Tễu đi lang thang ra bờ sông vắng. Nhài bí mật đi theo, một lúc sau cô bất ngờ xông lên ôm thắt lưng Tễu. Sự va chạm với phụ nữ không làm cho Tễu hưng phấn lên. Tình yêu ư, là cái quái gì thế nhỉ?


Một đêm dài Tễu không hề chợp mắt. Trước mắt anh là biển cả mênh mông, không bờ bến, tối đen như mực. Tễu một mình lần mò tìm cho mình một cây bèo tây nhằm định hướng cho cái sự trôi này. Dòng nước vô định cứ cuốn những cây bèo đi.

Mặt trời lên tỏ tự khi nào. Tễu vùng dậy đi tìm Nhà Thơ. Chỉ có Nhà Thơ mới giúp anh thoát hiểm.

Theo chỉ dẫn của Thị Nở, Tễu tìm tới cái chòi lá chơ vơ giữa cánh đồng. Nhà Thơ ngồi xếp chéo chân thiền tự do, một lối tu thân tùy hứng. Tễu quỳ xuống chân Nhà Thơ cầu cạnh.

- Ta biết nhà ngươi cần gì rồi. Ở đời ai thiếu cái gì thì cần cái đó. Nhà người thiếu một thứ căn bản nhất ở đời này, sự chế định văn hóa. Kẻ thù nào cũng sợ cái sâu sắc vô thường. Điều này hiện lên nét mặt kẻ hiểu biết. Muốn có nó cần một sự tu luyện khổ hạnh, không thể sở hữu một sớm một chiều. Không có bất cứ cái gì có thể đổi được, mua được văn hóa của con người đâu chú em ạ. Nhớ lấy điều này. Văn hóa nhà quê là chỉ số tối thượng.

Tễu không hiểu gì cả, chỉ biết rằng mình đang thiếu một thứ rất quan trọng. Chỉ còn cách mời Nhà Thơ tới nhà hàng để đóng vai một biểu tượng như một thứ trừ tà. Đấy là phép phù thủy.

- Mong Nhà Thơ nhận lời cứu giúp. Sự hiện diện của ngài sẽ được đền đáp xứng đáng theo thỏa thuận. Linh cảm báo cho tôi biết rằng rất cần cái vía của ngài.

Nhà Thơ không gật cũng không lắc.

- Được, ta hiểu ý của ông chủ nhà hàng rồi. Thịt chó là thứ tầm thường… Ta không thể hiện diện thường xuyên ở một nơi như thế. Khi nào vượng khí ta sẽ tới. Thật tình, cái thứ nước đái bò quyến rũ đó…

Nhà Thơ đứng bật dậy đi một đường quyền, gió vù vù thổi.

Tễu rời cánh đồng, Nhà Thơ không tiễn. Mắt Tễu sáng lên. Cuộc tiếp xúc ngắn ngủi với Nhà Thơ khiến Tễu ngộ ra nhiều điều. Đời là một ẩn số, chỉ có kẻ nào ngộ ra một thứ ánh sáng văn hóa mới tồn tại được. Một thứ văn hóa chỉ có ăn mày mới có được.

Tễu đi về cửa hàng, chân bước như bay. Có một cái gì đó thôi thúc trong lòng khiến anh nhẹ bẫng. Rất có thể anh đang ấp ủ một vần thơ.

Quá trưa rồi mà cửa hàng vắng teo. Thị Nở báo cáo vừa xảy ra chuyện. Một đám phụ nữ vào quán, gọi bia và mẹt thịt chó chặt. Thịt chó hôm nay bị dai như đỉa già, lại có mùi thum thủm nữa. Đám đàn bà hất tung mẹt thịt chó ra sân, vung vãi khắp nơi. Những con chó hoang ngoài đường chạy vào ăn thịt chó vương vãi. Không ai dám đuổi chúng đi. Một cảnh tượng rùng rợn.

Tễu chạy ra kiểm tra thịt chó chặt, vẫn ngon đấy chứ. Kẻ nào đã đưa mẹt thị chó đểu này vào nhà hàng? Cô gái bán thịt chó khóc tu lên như một kẻ thật tình. Lý Thông nhận được tin chạy đến. Nhà hàng hoang tàn như sau cơm động đất.

Lý Thông khẳng định:

- Chắc chắn là thằng Bờm đã làm chuyện này. Thịt chó của tôi thuộc diện đẳng cấp nhất vùng. Thằng bạn nối khố của tôi có quyển sách chế biến thịt chó do cụ nó để lại, quyển sách này được viết ra cách đây gần 4 nghìn năm. Tôi đã học thuộc lòng quyền sách này rồi, không thể có mẹt thịt chó dai như đỉa hoặc có mùi thum thủm được. Phải điều tra ra kẻ nào đã hại tôi, đánh vào danh dự và uy tín làm ăn của tôi. Tôi đang ấp ủ dự án xuất khẩu chó chặt sang nhiều nước trên thế giới. Thế là nó giết tôi rồi.

Lý Thông ôm mặt khó tu lên. Đàn ông mà khóc là nghiêm trọng lắm. Giám đốc Tễu hứa sẽ thuê thám tử tư trên thành phố về điều tra vụ việc.

Lý Thông đau khổ ra về, vừa đi vừa chửi:

- Khốn nạn thật. Muốn làm ăn chân chính cũng không xong!


Sau một ngày lần mò, tay xe ôm đã đưa Tễu tới công ty thám tử tư. Hợp đồng được ký kết. Anh em thám tử vê làng bắt tay điều tra ngay. Chuyện cấp bách lắm rồi. Lý Thông nghi đại nhân Bờm chơi đểu mình thì nghe không ổn. Tới đây cuộc họp với các bên liên kết liên doanh rất có thể xảy ra xung đột, đánh nhau.

Nhóm thám tử thu thập chứng cứ. Mấy cục xương chó còn sót lại trong thùng rác được các thám tử gói vào túi vật phẩm. Thám tử đã lấy búa tạ đập xương chó nhưng không hề bị vỡ. Kết hợp với những kinh nghiệm nghiên cứu khuyển học thì con chó già này có tuổi trên 30. Chó cụ rồi.

Một chiến dịch rà soát trên địa bàn được các thám tử tiến hành. Gần 100 cháu nhỏ được cho tiền đi xác minh, nếu cung cấp được thông tin trong tuần qua có nhà nào mổ chó ăn thì cấp báo, sẽ có trọng thưởng. Phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm. Ngay trong ngày đầu tiên đã có mấy chục thông tin được cung cấp về cho tổ thám tử tư. Một tin đặc biệt có giá trị, gia đình bà Thị Mầu ở cuối xóm có con chó già hiện đã biến mất. Lập tức tổ thám tử tư tiếp cận gia đình bà Thị Mầu. Đúng như nhận định, con cho già đã được gia đình bà Thị Mầu giết thịt nhân dịp làm lễ tân gia. Bà Thị Mầu đã xác nhận những cục xương chó do thám tử mang tới chính là xương con chó già nhà bà rồi. Con chó được nấu rất kỹ nhưng vẫn dai, không thể ăn được. Vậy thì sao thịt con chó này lại được mang vào quán bia Tễu? Theo lời khai của bà Thị Mầu, gia đình đã đổ hết số thịt chó dai vào thùng rác công cộng ngay hôm đó.

Cuộc xác minh tiếp theo có vẻ sẽ rất khó khăn. Mặc dù các thám tử đã vận dụng nhiều thủ pháp điều tra xác minh nhưng không tìm ra manh mối kẻ nào đã đem những miếng thịt chó già này vào nhà hàng. Giám đốc Tễu đã thông báo cho Lý Thông biết kết quả vụ việc. Để đảm bảo tuyệt đối an toàn món thịt chó chặt gia truyền, người của Lý Thông trực tiếp bưng vào tận mâm giao cho khách, không chuyển qua bất kỳ một khâu trung gian nào. Tiếp viên thịt chó phải mặc trang phục đồng bộ, áo vàng quần xanh, trên ngực áo bên trái có thêu hình mõm chó bằng chỉ màu nâu thẫm. Lý Thông đồng ý với kế hoạch như vậy. Kể từ nay chính Lý Thông phải chịu trách nhiệm với người ăn về chất lượng chó chặt của mình.

Tình hình hoạt động của nhà hàng liên tiếp xẩy ra những vụ việc đáng tiếc. Tễu quyết định cử Thị Nở đi học một lớp ngắn hạn về quản lý nhà hàng. Thời buổi kinh tế thị trường không thể làm ăn theo kiểu bắt chước được. Đây cũng là điều Tễu học được trong chuyến lên thành phố. Có những nhà hàng chỉ bán cháo sườn thôi mà thuê hẳn một thạc sĩ về làm quản lý, điều hành. Tuy nhiên Thị Nở từ chối không muốn đi học:

- Thưa giám đốc, tôi đã học hết cấp một đâu mà đi học quản lý chứ. Đầu óc tôi ngu lắm, chỉ làm theo sự sai kiến của người khác thôi.

Thị Nở từ chối cũng phải. Tễu không ép nữa. Có lẽ phải thuê người quản lý thôi.

Buổi trưa khách tới khá đông, mừng về điều đó, (Bạn đang đọc truyện tại wapsite Haythe.US, hãy lưu lại wapsite và giới thiệu cho bạn bè cùng đọc nhé tuy nhiên với Tễu thì vừa mừng vừa lo, khách mâm nào cũng mời chủ nhà hàng ra giao lưu. Có ngày Tễu phải uống gần 30 cuốc bia hơi, nhức đầu như búa bổ. Nếu tiếp tục chiều khách kiểu này thì Tễu sẽ chết trước khi thành đạt.

Tâm lý chán xuất hiện trong tâm trạng Tễu. Bao nhiêu vốn liếng đầu tư thuê đất, xây dựng nhà hàng, sắm sửa dụng cụ, nếu không cẩn thận sẽ phá sản ngay. Chỉ mới bán bia hơi với lạc luộc mà đã phức tạp quá rồi. Nhiều hôm nhân viên mua phải lạc thôi đổ đi cả tạ, phí bao nhiêu là tiền.

Tễu mơ được một ngày thanh thản, không phải nghĩ gợi gì, ngủ một giấc từ tối tới sáng. Tiền ơi là tiền… Tễu muốn chửi một câu cho hết cơn tức tối.

- Không được, tuyệt đối không thể yếu đuối như thế này được, làm ăn mà cứ vị nể vị tha thì tự sát. Chết đến nơi rồi! Cuốn sổ nợ đã ghi hết hơn 100 trang.

Tễu rót cốc rượu ra uống một hơn, cầm cái chai đập vào tường tung tóe mảnh. Tễu bắt chước Chí Phèo lấy mảnh chai cào vào mặt, máu chảy ròng ròng:

- Mẹ kiếp, kể từ hôm nay, thân sơ gì cũng phải giả tiền, thằng nào cùn bố mày cào nát mặt! Chí Phèo, he he, bố mày sẽ là Chí Phèo tân thời!

Đọc tiếp: Nhà quê lên phố - Phần 10
Home » Truyện » Truyện Teen » Nhà quê lên phố
↑ Trên cùng
Trang chủ
Copyright © Thich123.net
Liên kết © Uhm123.net - HIM18.COM