Old school Swatch Watches

Các bạn truy cập vào HIM18.COM để đọc truyện MỚI nha. Mong các bạn ủng hộ website mới này!

Cẩm tú kỳ bào – phần 3

CHƯƠNG 9 - TÁI HIỆN

Ánh trăng mở ảo chiếu qua cửa sổ rải lên mặt sang một màu trắng bạc, khiến tôi nhìn thấy một chiếc áo nằm trên sàn nhà trống trơn. Liên tưởng tới giấc mơ ban nãy, tôi bèn quay đèn bàn về phía đó, nhìn rõ chiếc áo xường xám màu xanh sậm, trên cổ có đính một viên ngọc trai màu vàng tối, chính là chiếc "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào".

Sau khi chon cất Úy Bân, tôi luôn trong trạng thái tinh thần lơ mơ, không thể nào tập trung được. Tôi không thể may xường xám được nữa, mỗi khi nhìn vào những con số ghi trên các bức phác thảo, đầu tôi luôn trống rỗng, đành phải ngừng việc nhận đơn hàng mới, chỉ mở bán những tấm kỳ bào may sẵn. Thế nên khách đến hiểu Cẩm tú kỳ bào vốn đã ít nay lại còn ít hơn.

Phần lớn thời gian tôi thường ngồi đờ đẫn ra trong đó, có lúc Tiểu Lâm ở của hàng bên cạnh tranh thủ lúc vắng khách chạy qua buôn chuyện, tôi cũng đáp lại một cách rời rạc, nói trước quên sau. Những lúc như thế, Tiểu Lâm chỉ lắc đầu, trên mặt lộ ra vẻ thương hại.

Cùng cới đó tôi cũng thường xuyên nằm mộng, cảnh mộng cứ lặp đi lặp lại như một bộ phim truyền hình nhiều tập, đều mơ thấy Úy Bân và Tiểu Cổ.

Hai tháng tăm tối đó dài tựa một năm.

Vân Phong cũng bận rộn với chuyện kinh doanh của gia đình nên không có nhiều thời gian dành cho tôi, hơn nữa anh ấy cũng không biết chuyện chiếc kỳ bào, mà dù có nói thì anh ấy cũng chẳng tin, nên chỉ còn có Thanh Lâm là thường xuyên dành thời gian đến rủ tôi đi dạo phố cho đỡ buồn. Bình thường cô ấy vẫn cẩu thả tùy tiện, nhưng khi gặp chuyện gì đó, thì lại hết sức chu đáo. Từ khi quen biết nhau từ hồi năm nhất, tôi cũng không chơi thân thực sự với ai, chỉ có Thanh Lâm là người duy nhất có thể khiên tôi dốc hết ruột gan. Có lẽ vì tính cô ấy đơn thuần, bất cẩn, làm việc gì cũng không có bụng dạ nên lại khiến người khác thấy yên lòng.

Nhìn thấy bộ dạng như mất trí của tôi, Thanh Lâm luôn hỏi rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì. Mấy năm chơi với nhau, cô ấy hiểu tình trạng của tôi không phải chỉ có việc Úy Bân tự sát, song cũng không cố truy hỏi tôi nguyên nhân thực sự. Từ trước đến nay Thanh Lâm vẫn nhát gan, tôi làm sao có thể đem mấy chuyện đáng sợ đó nói ra cho cô ấy được.

Thanh Lâm khi đó đã bỏ việc quay về làm cho công ty gia đình, đây là việc sớm muộn gì thì cũng phải tiếp quản, chẳng bằng làm luôn từ giờ cho quen. Thức ta cô ấy cũng không quen lắm với ngành kinh doanh của họ Hà, thế nên thường xuyên bận tối mắt tối mũi, mối lần đến chỗ tôi cũng thường phải ôm theo cả đống giấy tờ để đọc. Vừa nói chuyện với tôi, Thanh Lâm dùng máy tính ở cửa hiệu để lên mạng tìm tư liệu. Vì Thanh Lâm không thích lái xe, nên có lúc muộn quá, tôi lại gọi điện cho Vân Phong bảo anh tiện đường đưa cô ấy về nhà. Tính kiên nhẫn của Vân Phong không phải là tốt lắm, song trong việc này anh lại cực kỳ chịu khó, hễ gọi là tới ngay, đến mức có khi tôi còn thấy trong lòng hơi chua sót, chỉ là một chút ghen tỵ thoáng hiện lên rồi tan biến đi ngay, sau đó tự an ủi mình rằng đó có lẽ là cách anh "yêu cả đường đi lối về".

Thanh Lâm hay hỏi Vân Phong mấy việc liên quan đến kinh doanh, nên hay người thường trò chuyện rất tâm đầu ý hợp, khác hẳn với hồi còn ở trường, họ thường xuyên đối đầu với nhau gay gắt. Sau này Vân Phong cũng hình thành thói quen, ngày nào cũng đến cửa hiệu của tôi đón Thanh Lâm rồi mới về nhà. Thanh Lâm đi ra đến hiệu sách bên cạnh, thế nào cũng phải đứng trước tấm gương lớn bên đó chỉnh sửa lại áo quần, lấy tay vuốt tóc hay làm gì đó. Có lúc còn cười với mình trong tấm gương, khi cười đôi môi đỏ như cánh anh đào, hơi hé mở, trông dáng vẻ cực kỳ cinh đẹp. Từ ngày quen cô ấy đến giờ, tôi chưa từng thấy Thanh Lâm tỏ ra nữ tính đến thế, nghĩ chắc chắn con nha đầu này yêu rồi. Tôi cũng từng hỏi, song Thanh Lâm luôn tìm cách lảng tránh, không muốn trả lời, vì chuyện này mà tôi thấy ngứa ngáy trong lòng, bởi tôi gần như chưa từng giấu giếm cô ấy một chuyện gì. Sau cũng vì sự chu đáo của Thanh Lâm với mình, thêm vào đó tinh thần không được ổn lắm, nên tôi cũng chẳng còn lòng dạ đâu mà để tâm đến chuyện đó nữa.

Thực ra, người thấy nặng nề không chỉ có mình tôi, còn có cả bà nội nữa. Tôi phát hiện rằng sau khi Úy Bân chết đi, tinh thần của bà càng ngày càng ủ rũ, hoàn toàn thua xa với vẻ cứng cỏi và mạnh mẽ trước khi tôi đi Lệ Giang. Từ trước đến nay bà vẫn luôn trẻ trung hơn hẳn những người cũng lứa tuổi với mình. Nhất là mái tóc, dù đã bạc phơ, nhưng mỗi sợi đều sáng bóng lên như được quết dầu, buộc thành bó dày, rất ít khi bị rụng. Còn giờ đây, tóc bà như bị hút hết chất dinh dưỡng, dính bết lên da đầu tựa đã héo khô. Sang hôm đó, bà đứng trên ban công chải đầu, tôi đứng ngay phía sau nhìn tấm lưng gày guộc của bà. Khi chiếc lược gỗ chải qua, tóc cứ rơi xuống từng mảng như kéo tơ.

Tôi cầm lấy chiếc lược gỗ, dồn sức vào bàn tay để cố chải thật nhẹ cho bà, song dù tôi có cẩn thận tới mức nào thì tóc vẫn cứ không ngừng rơi xuống, khiến cho người ta thấy chua xót trong lòng. Nghĩ bà cả đời buồn khổ vì cô đơn, rồi lại đến cái chết của Úy Bân, nước mắt tôi bất giác tơi lã chã.

"Ảnh Ảnh, sao lại khóc thế?", bà vẫn đứng xoay lưng lại với tôi, hỏi.

"Không, không có gì!", tôi cố nén những tiếng nức nở, chụp mớ tóc đã được búi lại bằng một chiếc chụp lưới. Chiếc chụp mọi khi vẫn đầy căng lên vì tóc giờ đây xẹp lép, rũ xuống sau gáy khô khốc.

"Ảnh Ảnh, đã mua đất làm mộ cho Úy Bân chưa? Cháu giúp bà đến hỏi bà ngoại thằng bé, xem có đồng ý cho nó mang họ Lý không nhé?"

Cuối cùng thì bà cũng chấp nhận đứa cháu đó. Tôi biết trong lòng bà cũng đau khổ như tôi, điều duy nhất mà bà không thể nào tha thứ chỉ là mẹ Úy Bân đã chen chân vào cuộc đời chúng tôi và sự phản bội của bố tôi. Bà luôn tự trách mình, bà cho rằng việc con trai ngoại tình có lên quan đến việc mình dạy dỗ không nghiêm. Cả đời và hết sức kiên cường, có thể đứng vững sau hết nỗi bất hạnh này đến bất hạnh khác, song đối với một số người hoặc việc gì đó thì lại khó tránh khỏi sự cố chấp tới gần như không còn tình nghĩa. Tuy nhiên khi nhìn những dấu vết của mấy chục năm trôi qua lãng phí hằn in trên cơ thể bà, ai nỡ nhân tâm trách móc bà kia chư?

"Bà nội, bà yên tâm, cháu sẽ đi nói chuyện với bà ngoại Úy Bân. Bà đừng lo lắng nữa nhé? Nghỉ ngơi cho khỏe, còn có cháu nữa mà". Tôi khẽ khàng ôm lấy vai bà, tựa đầu mình vào lưng bà nói.

"Còn nữa, Ảnh Ảnh, hiệu kỳ bào thì thế nào? Chái là con gái, đâu cứ vất vả như vậy mãi? Hơn nữa...". Bà lại nhắc tới chuyện cũ, dù ngữ điệu không cứng rắn nhu bao lần trước nhưng cũng vẫn rất kiên quyết.

"Bà ơi, cháu không đóng cửa đâu. Cửa hàng đó không chỉ là hy vọng của một mình cháu. Còn nữa, nếu không có một ngày ông nội quay về, nhìn thấy nhất định sẽ rất vui lòng!".

Tôi không muốn đóng cửa, hiệu kỳ bào đó không chỉ là tâm huyết của mình tôi, mà còn là kỳ vọng. Trước sau tôi tin chắc rằng có một ngày ông nội lại quay về, nên làm sao có thể đóng cửa được. Tôi không giống như bà nội năm đó đưa tôi rời khỏi trung tâm thành phố náo nhiệt, chọn cách này để có đủ can đăm quên đi những năm tháng đã trôi qua. Nhớ năm đó khi ông nội bỏ đi, có biết bao nhiêu người đã muốn lấy thương hiệu của ông để may xường xám nhưng bà thà sống thanh đạm đến hết đời cũng không chịu thỏa hiệp với những người này.

"Ảnh Ảnh, có hiệu kỳ bào đó bà luôn cảm thấy trong lòng mình không yên ổn, ông cháu đã gặp cái thứ "Tân Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" gì đó, Úy Bân cũng đi rồi... Cháu nói xem, từ khi nhà chúng ta mở cửa hiệu làm xường xám, chình là vì tấm kỳ bào đó, nên ông nội cháu mê đắm không màng thế sự, cuối cùng lặng lẽ bỏ đi không dấu tích, bố cháu từ nhỏ đã không có ai dạy bảo, thời niên thiếu không có chỗ dựa, không biết chịu trách nhiệm và gánh vác mọi việc, nên cuối cùng mới không sống được đến già. Giờ đây Úy Bân cũng... Ba thế hệ đều không ra gì. Hiện giờ chỉ còn có mình cháu ở với bà, cháu nói xem... Nếu như cháu có chuyện gì, cháu bảo bà làm sao sống nổi?".

Bà càng nói càng xúc đông, đến câu cuối cùng thì nước mắt đã trào ra, trên khuôn mặt không còn vẻ quả quyết cứng rắn ngày xưa nữa, chỉ có sự yếu đuối của một bà lão già nua. Lời nói của bà khiến tôi chua xót không sao kể xiết, nhưng rõ ràng tôi chưa từng nhắc đến nguyên do vì sao Úy Bân lại ra đi với bà, nên không thể không hỏi:

"Làm sao bà biết?".

"Sao bà lại không biết? Rất lâu rồi cháu không hỏi bà chuyện tấm kỳ bào đó, nhưng có một buổi tối khi ở cửa hiệu về cháu có nhắc đến nó, khi đó bà đã hơi lo lắng. Ảnh Ảnh! Cháu vẫn luôn là đứa trẻ hiểu chuyện, cháu biết bà không vui thì không nhắc đến nó nữa, nếu như không phải vì gặp nó thì chắc cháu sẽ không đột nhiên hỏi vậy. Song bà vẫn nuôi hy vọng, không muốn tin rằng cháu đã gặp nó, ngày ngày bà đều thắp hương, cầu bồ tát che chở cho cháu, gần đây ngủ cũng không yên, mỗi đêm đều trở dậy thắp hương đến mấy lần. Bà vốn tưởng rằng tất cả đã qua đi, thế nhưng...", bà hít một hơi rồi nói tiếp:

"Vẫn có người ra đi. Bà không nghĩ người đó lại là Úy Bân, đứa trẻ mà bà vẫn không thể nào chấp nhận được. Tấm kỳ bào đó đã không còn chỉ chọn phụ nữ nữa ư? Ảnh Ảnh, bà không mong sẽ có chuyện xảy ra với cháu, tấm kỳ bào đã liên lụy đến chúng ta quá nhiều rồi. Ngày hôm đó, bà cầm bức phác thảo của cháu lên, trong lòng bà vừa hận vừa đau, mỗi mũi kim đâm xuống, rút lên đều giống như đâm vào chính trái tim mình. Ảnh Ảnh, từ ngày cháu nói muốn mở cửa hiệu xường xám, bà đã mong sẽ có ngày cháu từ bỏ nó, bà chấp nhận để cháu sống một cuộc sống giản đơn, vui vẻ, hoàn toàn không giống như hai thế hệ trước đã trải qua".

"Bà ơi, cháu rất vui mà! Bà cứ để cháu suy nghĩ thêm một thời gian nữa nhé? Cháu đi đến nhà bà ngoại Úy Bân đã". Tôi cầm túi xách lên. Không phải trước đây bà chưa từng đề nghị tôi đóng cửa cửa hiệu xường xám, tuy nhiên từ trước đến nay bà chưa từng nói với tôi những lời gan ruột mà cả hai chúng tôi đều muốn giữ kín không nói ra nhiều đến vậy, từ đó có thể thấy bà đã kiên quyết đến chứng nào. Tôi cũng không muốn từ bỏ, nhưng bị kẹp chặt giữa hai bên, cảm giác như mình bị bức bách tới nỗi không còn thở nổi. Chỉ nghĩ đến việc sẽ mất cửa hiệu xường xám đó, lòng đã đau đến co thắt lại.

Vừa đi ra đến cửa lại nghe tiếng bà nói với theo: "Tiểu Ảnh, đừng trách bà!".

Giọng bà nghe mong manh tới mứa không có chút sức nặng nào, xem ra bà cũng không tới nỗi căm ghét kỳ bào như bà từng thể hiện ra. Thực ra từ sau hôm nhìn thấy bà đang khâu áo, tôi nghĩ có lẽ bà cũng từng có thời gian yêu thích xường xám không kém gì ông nội, nhưng không dám hỏi thẳng bà, sợ sẽ lại gợi lên những chuyện đau lòng cũ mà bà đã dần quên. Suy cho cùng thì con người ra sẽ không thể căm ghét những thứ gợn lên dư vị về hạnh phúc đã qua của mình.

"Bà ơi, cháu hiểu tấm lòng của bà mà".

Tôi tới nhà họ An, tôi đứng bên ngoài lưỡng lự hồi lâu rồi mới gõ cửa. Người ra mở cửa là cô giúp việc. Căn biệt thự này là của nhà họ An do mẹ Úy Bân mua từ hồi còn trẻ.

Thực ra trong khi gia đình chúng tôi căm hận mẹ Úy Bân, thì người nhà họ An cũng hận chúng tôi đến tận xương tủy. Nếu như không có bố tôi, thì con gái họ đã có tiền đồ xán lạn, chắc chắn sẽ không chết và thời điểm đang ở đỉnh cao sáng chói như vậy, thế nên hai nhà chưa bao giờ qua lại với nhau. Khi biết tôi là ai, người giúp việc đó sững ra một lát, cánh cổng đã mở ra liền khép vào đến ba phần, "Cô chờ một chút, để tôi đi hỏi bà".

"Xin chị chuyển lời đến An tiên sinh và An phu nhân, tôi chủ muốn bàn với họ mấy chuyện liên quan đến Úy Bân".

Nghe tôi nói xong, chị giúp việc liền đóng xuỳnh cánh cổng vào. Tôi đứng chờ bên ngoài chừng ba phút, cánh cổng mới lại tiếp túc mở ra: "Phu nhân nhà chúng tôi mời cô vào".

Trên các mặt tường trong phòng khách của nhà họ An treo đầy những bức ảnh chụp phong cảnh, vừa trông qua là biết tác phẩm của Úy Bân. Giờ đây ảnh còn mà người mất, chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi mà chúng tôi đã âm dương cách biệt. Tôi ngồi xuống ghế salon, càng nhìn càng thấy đau lòng, những hình ảnh đầy màu sắc trong quá khứ lại lần lượt hiện về...

"Chào cô, Lý tiểu thư!". Nghe thấy có tiếng người đi xuống, tôi mới nhận ra mình đã hơi thất thố, vội vàng lấy khăn giấy trong túi ra lau đi nước mắt của mình.

An phu nhân trông khoảng ngoài sáu mươi, dù rằng có vẻ hơi tiều tụy, nhưng không hề già chút nào, khuôn mặt hiền từ, đường nét dịu dàng đẹp đẽ, khi còn trẻ chắc chắn phải là một cô gái cực kỳ xinh đẹp. Hai tay đeo vòng mã não, bà mặc trang phục ở nhà. Vành mắt đỏ lựng lên, thấy ngay là bà vừa mới khóc. Tôi đứng dậy: "Chào An phu nhân!".

"Cô cũng gọi tôi là bà như Úy Bân đi", bà ra hiệu cho tôi ngồi xuống.

"Hôm nay cô đến đây là vì...?". Chắc là khi còn sống thường ngày Úy Bân cũng nhắc đến tôi nên An phu nhân mới để tôi gọi như vậy, chứng tỏ bà ấy thừa nhận quan hệ của tôi với Úy Bân.

"Bà, là thế này. Cháu và bà nội cháu muốn Úy Bân nhận tổ tông, đổi thành họ Lý trên bia mộ. Úy Bân đi rồi, nó thậm chí còn mong được nhà họ Lý thừa nhận hơn cả mẹ mình khi trước. Đề nghị này giờ đây có lẽ đã quá muộn, nhà cháu cũng cảm thấy có lỗi với em, là chị em với nhau bao nhiêu năm như vậy, cháu vẫn luôn biết được tâm nguyện của Úy Bân, cũng hy vọng ông bà có thể chấp nhận để làm tròn tâm nguyện của em ấy khi còn sống. Cháu nghĩ được như vậy Úy Bân dưới suối vàng cũng sẽ rất vui mừng". Tôi sợ mình nói không đủ chân thành sẽ khiến bà ngoại Úy Bân không đồng ý, cũng sợ hễ dừng lại thì sẽ không nói tiếp được nữa, thế nên dồn hết một hơi nói ra toàn bộ những điều mình muốn nói.

"Nhà họ Lý các người rốt cuộc có coi nhà họ An chúng tôi ra gì không? Khi mẹ Úy Bân chết vẫn trong tình trạng danh không chính ngôn không thuận, gia đình chúng tôi đã cầu xin gia đình bên đó cho chúng một chút danh phận để làm tròn tâm nguyện của chúng khi còn sống, dù gì thì cũng chết cùng giờ cùng tháng cùng năm. Chúng tôi đã cầu xin dù gì người cũng đã mất, hãy tha thứ cho chúng nó, cho phép chon cùng nhau, coi như là một chút an ủi cho người còn sống. Khi ấy bên nhà các người đã nói gì? Những điều bà cô nói đời này kiếp này tôi sẽ không bao giờ quên được!". An phu nhân kích động đứng dậy đập bàn, giọng run lên.

Tôi nhớ mang máng có người nói, hồi đó bà nội cũng rất tuyệt tình, khi biết mong mỏi đó của nhà họ An, bà thậm chí còn hất cả bàn ra, giẫm lên linh vị bố tôi nói: "Nó sống là con tôi, chết cũng là con tôi, là tôi dạy dỗ nó không nên thân mới khiên nó đi nhầm đường, dù chết rồi cũng phải sửa chữa nỗi lầm cho nó. Kỷ Yên Như nếu như không cải giá thì sẽ là con dâu duy nhất của nhà họ Lý chúng tôi, nếu có cải giá thì song huyệt của con trai chúng tôi cũng sẽ để trống một bên, không thể chôn theo người nào khác, tôi chấp nhận để nó làm người cô quả dưới đất sâu, coi như đó là một sự trừng phạt đối với nó. Còn nữa, tôi chấp nhận để nhà họ Lý đứt đường hương hỏa, cũng không để cho nghiệt chủng mà nghịch tử có được với đứa con gái bên ngoài bước chân vào cửa nhà họ Lý."

Những câu nói đó chẳng khác nào một cái tát vào mặt nhà họ An, chuyện con gái quan hệ với một người đàn ông đã có vợ chẳng lấy gì làm vinh quang, sau khi chết cũng vẫn bị người ta làm nhục, nhà họ An làm sao có thể nhẫn nhịn nổi, lập tức bỏ đi trong căm hận.

Tôi không biết phải nói thế nào, nhưng cũng không dễ dàng từ bỏ:

"Bà, bà nội cháu cũng nói năm đó bà cháu cứng nhắc quá, nếu đổi chỗ cho nhau bà thử nghĩ xem, ai có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh đó chứ? Năm đó cả hai nhà đều trong cảnh đau lòng muốn chết, nhưng cháu, mẹ cháu và Úy Bân có gì sai chứ? Cháu với Úy Bân lớn lên cùng nhau, ban đầu cháu không thể chấp nhận nổi nó. Bà ơi, đôi khi sự tổn thương giống như lưỡi kiếm đôi, làm người đau mười thì mình cũng tự làm mình đau đến tám phấn, cả hai bên cũng đánh thì không ai trách được nổi đau. Giờ đây tất cả bọn họ đều không còn nữa, bọn cháu cũng đã quên hết những ân oán trước kia. Úy Bân không có lỗi, nó còn trẻ như vậy mà đã chết, nếu như nó không có ý muốn được quay về nhà họ Lý, thì hôn nay cháu cũng chẳng muốn nhắc đến việc này. Úy Bân vẫn luôn nghĩ đến thân phận không được chấp nhận của mình, bà nói xem, chúng ra sống như vậy làm sao có thể không thay nó thực hiện nguyện vọng khi còn sống kia chứ? Nhất là khi đó cũng chẳng phải là việc gì khó khăn đối với chúng ta".

"Phải đấy, Tiểu Vân! Chúng ta hay để Úy Bân màn họ Lý đi, chẳng phải thằng bé vẫn luôn muốn vậy hay sao?". An tiên sinh khi đó cũng đã đến ngồi bên cạnh từ bao giờ, nhẹ nhàng ôm lấy vợ, khẽ nói. Có thể thấy tính cách của Úy Bân đã chịu ảnh hưởng rất nhiêu từ ông ngoại.

"Nhưng mà...", An phu nhân cừa lên tiếng đã bị chồng cắt ngang.

"Tiểu Vân, là Úy Bân muốn như vậy, cũng là việc chúng ta có thể làm được, chẳng phải hay sao? Thằng bé đã đi rồi, chúng ra có thể làm gì cho nó nữa? Chúng ta cứ đi so đo với những lời nói trong lúc tức giận liệu còn ý nghĩa gì? Con gái đã đi rồi, giờ đây cháu ngoại cũng đi rồi, chỉ còn lại hai người già chúng ta, sống đến mấy chục năm còn quan tâm đến thể diện nữa ư?".

An tiên sinh khẽ vỗ lên vai vợ với vẻ đau buồn vô hạn. An phu nhân nghe vậy cũng không còn đau lòng tới mức không nói thành lời, song cũng không phản đối như trước nữa.

Phải rồi, trong mới bòng bong ái hận tình thù này, chúng ra cứ đi so đo với lỗi lầm của người chết thì có nghĩa lý gì kia chứ? Phải chăng tôi cũng nên vứt bỏ mối oán hận trong lòng với bố mình để có thể sống vui vẻ? Cũng không dễ, tôi có thể tha thứ cho Úy Bân và mẹ nó, song người duy nhất tôi không thể tha thứ chính là bố tôi.

Khi tôi ra khỏi nhà họ An thì phố đã lên đèn. Lúc về tới nhà, bà nội đã ngủ. Rất ít khi bà ngủ sớm thế này, có lẽ là vì gần đây phải chịu gánh nặng về tư tưởng quá lớn. Tôi rón rén đi về phòng mình, nằm duỗi trên giường. Bên ngoài cửa sổ là vầng trăng non đầu tháng trong veo, đường viền cong cong dần trở nên mơ hồ, gió đêm rì rào, dễ chịu tới mức chỉ một lát tôi đã chìm vào giấc mộng...

"Tiểu Ảnh, Tiểu Ảnh...". Giọng nói quen thuộc đến vậy song tôi lại không thể nhớ ra nổi đó là ai, là ai đang gọi tôi kia? Mở miệng ra nhưng không nói được tiếng nào, tôi mở to mắt ngồi bật dậy theo tiếng kêu thét, chỉ thấy một người đang đứng dưới ánh trằn. Nhìn vóc dáng hơi gày gò có thể đoán được đó là một người già, song vì ngược sáng nên tôi không nhìn rõ mặt. Đang định bật đèn, thì ánh trăng bên ngoài cửa sổ bỗng sáng lên như hiểu được lòng rôi, khuôn mặt của người đó sáng dần lên trong bóng tối, mỗi lúc một rõ hơn. Khuôn mặt mới quen thuộc làm sao, là ông nội ư? Tôi không dám tin, ra sức chớp mắt để xác thực lại hình ảnh trong ký ức.

"Ông nội!", tôi nhào xuống khỏi giường, cảm thấy người mình nhẹ tựa một đóa hoa bông vậy, chạy đến nơi đó cầm lấy tay trái của ông khẽ dụi lên má mình:

"Ông nôi, có đúng là ông không? Tiểu Ảnh nhớ ông lắm!".

"Con bé ngốc!". Ông nội khẽ vuốt ve mái đầu tôi, anh mắt cực kỳ ấm áp. Tôi tựa vào lòng ông, trái tim cứ treo lơ lửng trong sự bất an bao nhiêu năm cuối cùng cũng tìm được nơi ký thác.

"Ha ha ha ha!". Âm thanh nghe sắc nhọn đến chói tai vang lên trên đầy, tiếp đó là hơi lạnh phun vào cô tôi, lạnh ghê người. Ngẩng đầu lên chỉ thấy một khuôn mặt trắng nhợt, đôi mắt trống rỗng và chiếc răng nanh u ám. Mái tóc dài rối bời xóa trên bờ vai, nhìn xuống bên dưới, cô ta mặc chiếc áo ngủ màu trắng, ống quần trống không, mà, mà... không có chân!

Tôi giật mình, tưởng được tựa vào ký ức, nào ngờ lại hẫng người trong không khí, còn ông nội đâu? Ngoài cửa sổ trống tênh, đã không còn bóng người quen thuộc đó nữa, nỗi sợ hãi cứ đẩy dần tôi về phía sau, cho đến khi chạm vào thành giường. Muốn nhắm mắt lại không nhìn nữa, nhưng không dám nhắm mắt, thậm chí còn sợ hễ nhắm mắt lại thì "người" đó sẽ lao lên.

Tôi càng lùi về sau, cô ta lại càng tiến đến gần, từ mép giường tôi lùi đến kịch đầu giường, tường lạnh tựa như những viên gạch làm bằng bang, lạnh tới mức đâm vào lưng tôi đau nhói.

Trên khuôn mặt của cô ta vẫn là nụ cười đông cứng ở đó, miệng phát ra những tiến ha ha ha rít qua kẽ răng.

"Không được đến đây cô đừng có đến đây!". Tôi sợ hãi hét lên.

Cô ta không tiến đến nữa, nhưng trong phòng lập tức xuất hiện thêm mấy bóng người, một là thiếu phụ họ Lạc, một là Tiểu Cổ, một là Úy Bân!

Những "người" vừa rồi tập hợp lại thiếu phụ họ Lạc thành một, tất cả bọn họ đều vừa cười vừa đưa tay về phía tôi, trong miệng vang lên những tiếng ha ha ha ghê rợn.

"Úy Bân!". Tôi gọi tên đứa em trong đau khổ, đồng thời đưa tay lên bịt tai để không phải nghe thấy những tiếng cười chói tai đó nữa, song dù tôi có bị đến đau cả hai tai, những âm thanh ấy vẫn xuyên vào tận trong màng nhĩ.

"Ha ha! Trả cho cô! Trả cho cô! Cùng đi thôi...". Trên tay mỗi người có thêm một tấm áo màu xanh sẫm nữa, trông lờ mờ đúng là kiểu dáng của chiếc Tần Hoàng đăng ảnh thanh kỳ bào đó, sau đó đồng loạt ném về phía tôi. Tôi hoảng loạn lắc đầu, xua tay muốn đuổi họ đi, nhưng họ vẫn không ngừng tiến đến gần tôi. Đột nhiên tôi thấy cổ mình lạnh ngắt, một đôi tay lạnh lẽo đã siết chặt lấy nó. Tôi ra sức giẫy giụa, thở mỗi lúc một khó khăn hơn, trong ý thức mơ hồ còn sót laj, tôi cảm thấy bọn họ ùa vào kéo mình ra ngoài, cho đến lúc cơ thể tôi sắp rơi vào không khí...

"Ai đang ôm đàn tỳ bà gảy khúc nhạc làm vỡ vụn gió đông, lá phong nhuốm màu lên câu chuyện mà anh vừa mở ra đoạn kết...". Tiếng nhạc chuông điện thoại vang lên, đầu tôi như bị quất một nhát roi đau điếng, đau tới mức tôi mở choàng mắt ra.

Trên trán thấy một vùng lạnh ngắt, mồ hôi vã ra như mưa. Tôi thở gấp, bật đèn lên, nhìn thấy bên góc gối là tấm bùa mà Đường Triệu đã cho mình, sợi dây không biết đã bị đứt từ lúc nào. Tôi vuốt ngực, mãi sau mới bình tĩnh lại được.

Ánh trăng mở ảo chiếu qua cửa sổ rải lên mặt sang một màu trắng bạc, khiến tôi nhìn thấy một chiếc áo nằm trên sàn nhà trống trơn. Liên tưởng tới giấc mơ ban nãy, tôi bèn quay đèn bàn về phía đó, nhìn rõ chiếc áo xường xám màu xanh sậm, trên cổ có đính một viên ngọc trai màu vàng tối, chính là chiếc "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào".

CHƯƠNG 10 - TÌM KIẾM

Đường Triệu đưa tay khẽ chạm vào cánh tay tôi rồi chỉ ra phía quả cầu thủy tinh. Tôi nhìn theo hướng tay anh ta, phát hiện ra chiếc kim bên trong đã bắt đầu chuyển động theo tiếng cười, sau khi xoay mấy vòng liền chỉ về hướng tây nam rồi sau đó dừng hẳn lại không xoay nữa, đứng nguyên đó khẽ rung lên.

Đúng, đó chính xác là chiếc "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào", nó nằm trải rộng ra dưới đất, như đang nhạo bang tôi. Tôi siết chặt lá bùa hộ mệnh trong tay, còn không dám chớp mắt, chỉ sợ nó đột nhiên bay đến, hoặc hó thành thiếu phụ họ Lạc, Tiểu Cổ hay Úy Bân. Tôi và nó cứ nhìn nhau bằng phương thức kỳ dị kia, tôi hy vọng nó sẽ đột nhiên biến mất, lạ lung như khi nó xuất hiện vậy, hy vọng rằng tất cả đều chỉ là mộng cảnh.

Nghĩ đến Úy Bân, tôi không khỏi thắc mắc xem bàn tay lạnh giá siết cổ tôi trong giấc mơ kia thuộc về ai. Tôi hoang mang không biết phải làm gì, áo ngủ ướt đầm dính chặt lấy người, gió thôi vào từ cánh cửa sổ chưa đóng kín, khiến cơ thể tôi lạnh ngắt, tôi rất muốn đi thay quần áo, hơi dịch chuyển người, nhưng nhận ra chân mềm nhũn như một sợi bún, tê dại như không phải là chân mình nữa vậy.

Khi ấy trong lòng tôi thấp thỏm không yên, sợ tất cả những thứ trong giấc mộng vừa rồi sẽ xuất hiện ngay trong thực tại.

Điện thoại lại vang lên ca khúc "Phá gió đông" của Châu Kiệt Luân, tôi hít sâu một hơi, cầm lên xem, hóa ra là cuộc gọi của Đường Triêu: "Alo, Đường Triêu à?".

"Ừm, Tiểu Ảnh, cô không sao chứ?"

"Sao anh biết là tôi có chuyện?". Lẽ nào đó là cảm ứng? Nếu quả thực như vậy, thế thì vì sao Vân Phong lại không nhận thấy điều gì? Trong lòng vừa cảm động vừa hơi hiu quạnh, xong lại thấy mình hơi có dấu hiệu thần kinh mà không rõ vì sao.

"Tôi nằm đến nửa đêm thì cảm thấy lo lắng sốt ruột đến phát hoảng, lật đi lật lại không ngủ được, đột nhiên cảm thấy đầu đau như kim châm, trước đây chưa từng có bệnh kiểu này. Cũng không nghĩ nhiều, chỉ cảm thấy có lẽ có chuyện, nên mới gọi điện đến. Gọi ba lần mà máy không có người nghe, nếu cô còn không nhận nữa thì chắc tôi sẽ báo cảnh sát đến nhà cô ngay mất".

Nghe anh ta nói, tôi chợt ngẩn ngơ vì xúc động.

"Vì sao chỉ có mình anh là cảm nhận được?", tôi thì thầm hỏi.

"Gì kia? Cô nói gì kia?, Đường Triêu nói ở máy bên kia.

Có lẽ Đường Triêu sẽ giúp tôi thao gỡ được tất cả bí ẩn trong giấc mộng kia: "Đường Triêu, tôi mơ thấy ông nội, cả thiếu phụ họ Lạc, Tiểu Cổ và Úy Bân. Nhưng đáng sợ là tấm xường xám đó đã quay lại rồi! Tôi mơ thấy có người bóp cổ tôi, khi tỉnh dậy cổ vẫn còn thấy hơi đau".

"Sao? Quay lại rồi ư? Cô có chắc chắn thế không? Liệu có nhìn lầm không?" Đường Triêu hỏi.

"Không thể nhầm được, đúng là nó. Nó đang nằm ngay trên sàn đây. Khi ở Lệ Giang rõ ràng tôi đã vứt nó xuống sông, nhưng trước khi Úy Bân chết lại nhìn thấy nó ở nhà Úy Bân. Hôm ấy Úy Bân cũng thừa nhận đã treo nó lên mắc, nhưng khi chúng ta quay lại thì lại không thấy đâu nữa. Còn hiện giờ nó đã quay lại thật rồi!".

Tôi nhìn tấm kỳ bào đó, quả thực rất muốn nói với Đường Triêu rằng mình nhìn nhầm, nhưng vì sao sau khi Úy Bân chết chúng tôi lại không nhìn thấy nó đâu nữa? Giờ đây dưới ánh đèn mờ ảo, trông nó rõ rệt dến thế kia, màu xanh sậm, tay lỡ, nhất là viên ngọc trai ở cổ áo, từ trước đến nay tôi chưa từng nhìn thấy viên ngọc trai nào có màu đỏ, rõ ràng một tram phần tram là nó.

"Tiểu Ảnh, cô đừng sợ, có tôi ở đây rồi. Vì sao cô lại nằm mơ? Tấm bùa hộ mệnh tôi cho cô đâu? Có cái đó, những thứ bẩn thỉu không dám đến gần cô kia mà".

Tôi mở tay ra nhìn tấm bùa, mặt lụa màu đỏ nhạt đã bị mồ hôi thẫm ướt thành đỏ đậm. Hình bát quái rõ ràng, hai đầu sợi dây bị đứt buông thong. Tôi không khỏi hoài nghi, thứ đồ vật bé xíu này thực sự có thể giúp mình hay sao?

"Không biết thế nào mà sợi dây buộc lá bùa bị đứt, khi tỉnh dậy tôi đã thấy nó rơi ở đầu giường".

"Thảo nào, bùa hộ mệnh khi rời khỏi thân thể sẽ không còn linh ứng nữa. Làm sao mà dây lại đứt được nhỉ, bình thường nó vẫn chắc lắm mà. Tiểu Ảnh, cô cứ nối tạm dây lại đã, đợi trời sáng hãy đến cửa hàng của tôi".

Tôi làm theo lời Đường Triêu, nối sợi dây bị đứt lại rồi đeo vào cổ.

"Đường Triêu, tôi không sao rồi, anh hãy nghỉ sớm đi!".

Tôi thậm chí còn thấy ngạc nhiên vì sự bình tĩnh của mình, thực ra khi đã bình tâm lại tôi thường không dám nghĩ sâu hơn về những chuyện đó, sợ rằng sẽ phá hủy mất sự kiên cường mà mình khó khăn lắm mới ngụy trang được trong lòng. Còn sự trấn tĩnh bây giờ có lẽ nhờ hệ miễn dịch được sản sinh sau quá nhiều lần hoảng sợ.

"Tiểu Ảnh, thật sự là không có vẫn đề gì chứ? Cô cũng đừng nghĩ ngơi nhiều quá, cứ bật đèn sáng sẽ không sao cả. Cô cũng nghỉ một lát đi, sáng mai tôi sẽ nghĩ được cách!". Giọng nói của Đường Triêu chứa đầy sự an ủi. Anh ta đúng là một người thực sự chu đáo và nhiệt tình, biết cách quan tâm đến người khác.

"Ừm, anh cũng nghỉ ngơi đi, ngày mai còn phải giúp tôi tìm cách giải quyết nữa". Tôi cố làm ra vẻ thoải mái.

Tắt điện thoại xong, tôi dựa vào đầu giường, không sao ngủ tiếp được, nghĩ chắc chẳng có ai ngủ được trong tình trạnh thế này, bèn dậy thu dọn lại chiếc xường xám trên sàn và để lên bàn.

Mỗi động tác của tôi đều rất khẽ, sợ sẽ làm nó tỉnh dậy. Khi chạm vào mặt sa tanh trơn bóng của nó, một cảm giác lạnh lẽo khiến da tay tôi tê dại.

Liên tưởng đến tất cả những chuyện trong giấc mộng, muốn ngủ nhưng không dám ngủ, cuối cùng tôi đành ngồi tựa vào đầu giường, nhìn nó cho tới khi trời hửng sáng. Tới khi trời sáng hẳn tôi không thể nào chống lại được cơn buồn ngủ, thế là mơ màng thiếp đi.

"Choang!". Một tiếng động lớn làm tôi giật mình tỉnh dậy, ngồi bật thẳng trên giường, nghĩ bụng không biết có phải chiếc áo phiền nhiễu đó lại gây lên chuyện gì nữa không, bèn nhìn lên bàn, không thể không thở phào một tiếng, nó vẫn nằm nguyên tại đó. Khi ấy tôi chỉ mong nó vẫn còn ở đấy, vì đã có Đường Triêu, anh ta giống như một lá bùa hộ mệnh khiến người ta cảm thấy yên tâm, có lẽ anh ta sẽ đủ khả năng giúp tôi giải thoát được tất cả. Nó khiến tôi thấy sợ, nhưng dù sao thì vẫn còn tốt hơn nhiều so với những thứ xuất hiện đêm qua.

Định thần xong, tôi bèn quay sang tìm nguồn gốc của tiếng động vừa rồi. Chỉ thấy bà nội đứng đờ ra ở cửa, hai tay vẫn còn giũ nguyên bộ dạng như đang bưng bát. Nhìn theo hướng mắt bà tôi liên phát hiện bà đang nhìn chằm chằm vào chiếc xường xám đặt trên bàn đó.

"Bà nội!".

Cháo nóng bị đổ dưới sàn vẫn còn đang bốc hơi nghi ngút, bắn cả lên phần chân trần bên ngoài chiếc dép lê đi trong nhà của bà. Tôi vội ngồi xuống lau sạch chỗ cháo dính trên đó, cháo vẫn còn nóng bỏng, nên tôi vừa thổi vừa lau. Đến khi lau sạch mới nhận ra mấy ngón chân bà đã bị bỏng rộp lên. Tôi đỡ và ngồi trên salon ở phòng khách, vừa tìm thuốc vừa trách móc: "Bà, bà chẳng cẩn thận gì cả, cháo nóng như vậy, bà gọi cháu dậy ăn cũng được mà! Xem chân bị bỏng tới mức nào rồi đây".

Bà nội không nói gì mà chỉ ngồi thẫn thờ ra đó. Tôi tìm được lọ dầu hoa hồng chữa vết bỏng bên trong tủ, liền dùng bông thấm dầu rồi cẩn thận từng tý một xoa lên những ngón chân bà, vừa xoa vừa thôi: "Bà có đau không? Đau lắm đấy".

"Ảnh Ảnh, chẳng phải cháu từng nói đã vứt nó đi rồi hay sao?". Cuối cùng bà cũng lên tiếng, vừa mở miệng đã hỏi ngay đến tấm kỳ bào đó.

"Bà, là cháu nhớ nhầm. Cái cháu vứt đi không phải cái này, là một chiếc xường xám trước đây cháu may theo mẫu đó, có thể lúc ấy vì căng thẳng quá nên không để ý. Tối hôm qua khi cháu giở túi của Úy Bân ra mới thấy nó vẫn nằm trong đó". Bộ dạng đờ đẫn của bà làm cho tôi thấy đau lòng, không muốn bà lo lắng nữa, nên nói dối.

"Ảnh Ảnh, cháu đừng dối bà!". Bà nội nhìn tôi, đôi mắt đục mờ ấy như muốn nhìn xuyên thấu tâm can tôi.

Tôi cúi đầu tiếp tục xoa thuốc cho bà: "Cháu lừa bà làm gì? Chẳng phải cháu vẫn ổn hay sao? Bà nội, nhà họ An đã chấp nhận việc cho Úy Bân đổi họ rồi. Hôm qua cháu đến đó, thấy bọn họ cũng rất đang thương, hai lần người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh rồi".

"Bà thì tiễn mấy lần?".

"Bà ơi, chẳng phải bà vẫn còn cháu hay sao?". Trông mặt bà có vẻ hơi giận, tôi thấy bà không còn truy hỏi về chếc xường xám kia nữa nên ngầm thở phào một tiếng.

"Bà ơi, hôm nay cháu sẽ đi ra ngoài một lát. Một người bạn của cháu biết về những chuyện tâm linh, có lẽ anh ấy có thể giúp được chúng ta! Bà, bà yên tâm, cháu sẽ không sao đâu".

"Vân Phong có biết những chuyện này không?". Bà hỏi, bà biết mối quan hệ của tôi và Vân Phong không hề có được dễ dàng, cũng biết đây chính là huyệt tử kỵ nhất của nhà họ Lý.

Tránh ánh mắt của bà, tôi nói nhỏ:

"Bà ơi, cháu cảm thấy cháu và Vân Phong mỗi lúc một cách xa. Có lẽ là vì gần đây tâm trạng không được tốt lắm! Hơn nữa, cháu cũng không muốn anh ấy bị cuốn vào những chuyện này. Càng ít người liên quan tới càng tốt".

"Tiểu Ảnh, Vân Phong là một đứa trẻ tốt. Cháu cố chấp quá, lại hơi độc lập và mạnh mẽ."

"Bà ơi, cháu hiểu hết mà, cháu rất yêu anh ấy! Có điều cháu vẫn luôn không biết cách làm thế nào để biểu đạt một cách rõ ràng, có lúc cũng không dám, sợ khi nói ra những chuyện bất hạnh ở xung quanh mình sẽ khiến cho người ta do dự...".

"Ảnh Ảnh, tuổi bà cũng đã cao rồi, không biết đến ngày nào sẽ ra đi, điều duy nhất khiến cho bà không yên lòng chính là cháu. Bà luôn cảm thấy Vân Phong cũng không thực sự phù hợp với cháu, cháu cần một người đàn ông lớn tuổi hơn hẳn mình để yêu thương chăm sóc cho mình. Vân Phong cùng độ tuổi với cháu, gia đình lại giàu có nên từ nhỏ đã lớn lên trong sự nâng nịu chiều chuộng của người khác, dù thường ngày cũng tạm coi là chu đáo, nhưng nếu như làm chồng, vẫn cứ khiến bà không yên lòng được".

"Thôi mà, bà nội. Chúng ta không nói những chuyện này nữa được không?". Tôi yêu Vân Phong, và tôi cũng yêu bà nội. Tôi không muốn hai người bọn họ có bất cú điều gì phủ nhận về người kia.

"Được rồi, không nói thì không nói. Con gái là còn là con người ta, huống chi là cháu gái. Cháu đi lấy một chút cháo ăn đi". Bà tự mình thu dọn hộp thuốc, vừa đẩy tôi ra ngoài.

Bà còn trêu cháu nữa à! Phạt bà hôm nay không được bước chân ra khỏi cửa, ngoan ngoãn nằm yên ở nhà cho cháu đấy".

"Hứ! Bây giờ cháu gái lại còn quản lý bà nữa hử?"

"Ai bảo bà không cẩn thận chút nào".

Khoảng ba giờ tôi mới đến cửa hàng của Đường Triêu. Trước khi đi, tôi còn nhét chiếc xường xám đó vào túi mang theo.

Khi đi ra đến cửa, bất giác quay đầu lại, vẫn thấy bà nội đứng đó với vẻ mặt đầy lo lắng. Tôi đang định lên tiếng thì bà vội vàng xoay lưng lại. Vì vội đi nên tôi không hỏi nhiều, chỉ cảm thấy hơi nghi hoặc trong lòng.

Đến cửa hàng của Đường Triêu, anh ta đang pha trà, lần này là trà Hoa Diệp. Trong mùi hương thoang thoảng, tôi ngửi thấy cả vị thơm mát của lá bạc hà. Mắt Đường Triêu có vẻ hơi quầng, chắc sau khi tắt máy anh ta cũng ngủ không yên giấc.

"Đến rồi à? Ngồi xuống đây!". Nhìn thấy tôi, Đường Triêu lấy một chén rót trà cho tôi:

"Uống một chén đi, để đầu óc tỉnh táo!".

"Tôi ngửi thấy mùi lá bạc hà". Tôi đón lấy chén trà uống một ngụm, trà vẫn còn nóng nên cũng giảm bớt đi vị thanh mát của bạc hà.

"Cô uống vội quá, chứng tỏ trong lòng cô không đủ yên tĩnh". Đường Triêu cũng cầm một chén lên, khẽ khàng thổi một lát cho tới khi không còn khói nóng bốc lên nữa mới chậm rãi uống một hơi hết chén trà.

"Tôi cảm thấy anh nên mở một phòng khám tâm lý thì hơn". Tôi cười, khi ở bên Đường Triêu luôn khiến tôi cảm thấy một sự an lòng không hiểu vì sao, dù rằng chúng tôi không thực sự quen thân lắm. Hơi thở của anh ta, những động tác cử chỉ nhàn nhã của anh ta, cho đến những lời nói đầy dí dỏm nhưng lại không hề mất đi phong độ của anh ta đều giống như vị bạc hà, khiến người ta thấy tâm mình tĩnh tại.

"Ha ha... Nếu như mà mở thật, thì chắc sẽ có người kiện tôi là kẻ giả danh lừa bịp. Không chừng cô chính là người đầu tiên ấy". Đường Triêu cười, khóe miệng hằn sâu một nếp nhăn.

"Có thể lắm. Dưới sự cám dỗ của đồng tiền mà!" Tôi xoay xoay chiếc chén trong tay, trêu Đường Triêu với vẻ thờ ơ.

"Vậy cô đừng làm thế vội, chúng ta ăn chia năm mươi năm mươi là được chứ gì, chắc chắn là cao hơn mức tiền thưởng nhận được nhờ tố cáo tôi rồi".

Đường Triêu đặt chén trà xuống, lấy từ trong tủ trà ra một quả cầu pha lê. Kỳ lạ là bên trong có một cây kim bạc rung lên cùng động tác của Đường Triêu. Trục đối xứng màu đen, chia bên trong quả cầu thành hai phần rõ rệt, nơi hai phần tiếp xúc với nhau hình thành nên một hình bát quái thường thấy trong Đạo gia.

"Hiện giờ tâm trạng của cô thả lỏng chưa? Chúng ra đi vào vấn đề chính nhé", Đường Triêu đặt quả cầu pha lê vào tay tôi, nhìn tôi và hỏi: "Có biết đây là cái gì không?".

Người đàn ông này thật tinh tế và chu đáo, nếu Vân Phong cũng thế này thì chắc chắn bà tôi sẽ cho điểm tối đa.

"Đương nhiên... là không biết". Ở bên anh ta thật thoải mái, khiến một con người vốn ít nói như tôi cũng trở nên hài hước dí dỏm hẳn lên.

"Ha hà! Tôi không nhận ra là cô cũng có tế bào hài hước đấy. Đây là máy dò tung tích do sư phụ tôi chế tạo ra. Sư phụ tôi đã làm phép cho nó rồi, chuyên dùng để dò tìm manh mối về những thứ đồ mà chúng ta không tìm thấy. Rất linh đấy".

Tôi giật mình: "Tìm tung tích của những thứ bẩn thỉu ư?"

"Đây là việc mà hiện nay chúng ta phải làm, đầu tiên là phải tìm được thiếu phụ họ Lạc đó, như vậy mới có thể tìm ra được căn nguyên, sau đó nghĩ ra biện pháp để giải trừ. Nếu như tôi đoán không sai thì tấm kỳ bào này đã từng bị niêm phong, những vật dữ bên trong nó vì bị phong kín lâu năm nên bây giờ oán khí mới càng mạnh hơn như vậy. Chúng ta tạm coi đây là nguyên nhân khiến cho thiếu phụ họ Lạc kia báo thì đi".

"Thế nhưng làm sao chúng ta tìm cô ta được?".

"Có mang chiếc xường xám đó đến không?", Đường Triêu lại lấy trong tủ ra một chiếc máy ghi âm.

"Có đây!". Tôi lấy chiệc xường xám trong túi ra đưa cho anh ta. Đường Triêu đứng lên lấy ra một lư hương nhỏ, thắp ba nén hương vào đó rồi đặt chiếc xường xám lên phía trước lư hương. Sau đó anh ta lại mở máy ghi âm, mở trạng thái ghi, cuối cùng đặt một ngón tay lên môi ra hiệu cho tôi im lặng.

Chờ hương cháy hết, anh ta liền tắt máy ghi âm đi, thu chiếc xường xám lại, sau đó cầm quả cầu thủy tinh miệng lầm rầm đọc điều gì đó.

"Biết tôi vừa làm gì không?". Để quả cầu xuống, Đường Triêu lên tiếng hỏi tôi. Thấy tôi lắc đầu, anh ta nói tiếp: "Ghi âm!".

"Ghi âm ư?".

"Đúng, ghi lại âm thanh riêng của cô ta, chiếc máy dò tung tích này sẽ căn cứ vào tiếng nói của cô ta để dẫn chúng ta đi tìm".

"Thế nhưng còn Tiểu Cổ, Úy Bân và thậm chí người đầu tiên chết nữa! Vậy thì chúng ta phải điều tra đến lúc nào?".

"Người cô nhìn thấy đầu tiên là ai? Cô ta đến tìm cô chắc chắn là vì có mối liên hệ nào đó với cô, còn những người đã chết trướ kia, phần lớn là vì oán khí, còn kẻ có thể hại người chính là người đầu tiên cô nhìn thấy. Tiểu Cổ là người thế thân cho cô, còn Úy Bân lại bị Tiểu Cổ gọi đi, bọn họ đều không làm hại cô đâu".

"Vậy những đêm qua tôi nằm mơ thấy họ, bọn họ còn vứt chiếc xường xám này về phía tôi nữa".

"Chỉ là xuất hiện kèm theo thôi, còn nguồn gốc của chiếc áo này với bọn họ khộng nặng nề lắm. Bọn họ bị khống chế nên mới xuất hiện, dù sao cũng chỉ là ảo ảnh, không thể hại người được. Cũng có thể vì nguyên nhân nào đó hết sức đặc biệt nên bọn họ mới thành một thể cá biệt, song Tiểu Cổ và Úy Bân đều chết rồi, bọn họ có gì mà oán hận cô? Nhất là Úy Bân, cứ cho là có thể hại người khác, nhưng như cô nói từ nhỏ cậu ấy đã đối tốt với cô như vậy, tuyệt đối sẽ không làm chuyện gì gây tổn hại đến cô đâu. Nếu như có hại cô, thì tất cả những việc cậu ấy đối tốt với cô trước đây đều là giả tạo". Đường Triêu nói với vẻ nghiêm túc.

"Bây giờ chúng ta cùng nghe nào!". Anh ta đặt quả cầu thủy tinh bên cạnh chiếc máy ghi âm, sau đó ấn nút phát.

"Rè rè... rè rè...", tiếng băng ghi âm chạy trong máy, phải mất một lúc sau mới thấy tiếng cười ha ha nghe âm u vẳng đến. Hệt như tiếng cười tôi đã nghe thấy trong giấc mộng đêm qua.

Đường Triêu đưa tay chạm khẽ chạm vào cánh tay tôi rồi chỉ ra phía quả cầu thủy tinh. Tôi nhìn theo hướng tay anh ra, phát hiện ra chiếc kim bên trong đó đã bắt đầu chuyển động theo tiếng cười, sau khi xoay mấy vòng liền chỉ về hướng tây nam rồi sau đó đứng hẳn lại không xoay nữa, đứng nguyên đó khẽ rung lên.

"Tốt rồi, tìm thấy rồi!", Đường Triêu tắt máy ghi âm, sau đó cầm quả cầu lên nhìn theo hướng chỉ của chiếc kim, mày hơi cau lại: "Aizz, không đúng rồi. Ở phía tây nam làm gì có nghĩa trang nào. Sao có thể như thế được?".

"Sao?". Tôi không hiểu câu đó của anh ra có ý gì.

"Sư phụ tôi nói thiết bị dò tung tích tuyệt đối không bao giờ sai được. Nếu như ba ngày sau chiếc kim chỉ hường vẫn không thay đổi, vậy thì chúng ta có thể tìm theo hướng đó. Thông thường mà nói, nơi có âm khi mạnh nhất chính là nghĩa địa, hiện giờ chiếc kim chỉ về hướng tây nam, theo trí nhớ của tôi thì hướng này không có nghĩa địa nào thì phải. Có lẽ bât giờ cũng chưa đúng lắm, chờ ba ngày sau xem lại kết quả rồi quyết định đi".

CHƯƠNG 11 - NHÀ HỌ HÀ

Chúng tôi tiếp tục đi về phía trước, cung độ lắc của chiếc kim mỗi lúc một nhỏ, đến lúc đi qua giả sơn, chiếc kim dừng hẳn lại không di chuyển nữa. Đối diện với ngọn giả sơn là một gian phòng nhỏ, tôi thấy xung quanh không có ai bèn đẩy cửa đi vào. Bên trong được trang trí bằng hai màu trắng đen, trên chiếc bàn ở giữa có đặt mấy bông cúc trắng làm bằng nhựa, không gian tràn ngập mùa đàn hương nồng đậm, phía trước chiếc bàn màu trắng là một lư hương hình vuông, trong đó cắm rất nhiều chân hương đủ loại, còn có cả ba que hương đang cháy dở. Que hương to chừng bằng ngón tay út, thảo nào mùi đậm đặc thế. Nhìn toàn cảnh thì nơi đây giống một... linh đường(11) hơn.

Đường Triêu để quả cầu thủy tinh lên trên bát hương bình tĩnh chờ đúng ba ngày. Anh ta vẫn bảo tôi mang chiếc áo xường xám đó về, ngoài ra còn cho tôi thêm một lá bùa nữa để dính lên đó. Giấy vàng mựa đen, chữ viết bên trên ngoằn ngoèo như con giun đất, nhìn lâu khiến đầu có cảm giác hơi choáng váng.

Về tới nhà, vừa mở cửa ra một mùi đàn hương đậm đặc đã xộc ngay vào mũi tôi. Khói bay nghi ngút, tới khi mắt đã có thể thích nghi được với làn khói mờ ảo ấy, tôi nhìn thấy bà nội đang ngồi tựa nghiêng trên ghế salon, miệng hơi hơi hé mở, bất động như đã đông cứng lại, trông không khác gì pho tượng.

Tim tôi bỗng chùng hẳn xuống, tay mềm nhũn tới nỗi chiếc túi rơi tuột xuống đất, từng hình ảnh bi thương của việc mất mát người thân trong suốt hai mươi năm qua theo nhau chớp lóe lên trong đầu. Tôi cứ đứng như khúc gỗ ngây ra đó, mắt còn không chớp lấy một lần, cũng không dám đi tới gần, chỉ sở mình sẽ phải đối mặt với kết quả mà mình không mong muốn, nên trong làn khói hương ấy, tôi cũng biến thành pho tượng.

Dường như rất lâu sau đó, tôi đột nhiên thấy cánh tay gày gò đặt trên ghế của bà nội khẽ động đậy. Tim suýt nữa thì nhảy vọt ra ngoài lồng ngực, tôi lập tức chạy đến quỳ xuống trước ghế salon, trên đường chạy đến đó chân đi giày cao gót bị trẹo mà tôi cũng không cảm thấy đau. Tôi nhẹ nhàng vỗ vỗ vào khuôn mặt bà, cố nén giọng lại cho đỡ khàn:

Bà ơi!".

"Hử?". Bà nội hơi hé mắt ra, trông khuôn mặt hoang mang và mệt mỏi, mái tóc đã chải gọn gàng hồi sáng nay giờ xõa ra rối bời, trên tráng loáng thoáng vệt mồ hôi.

"Bà làm sao thế? Làm cháu sợ chết khiếp!". Tôi ôm lấy và, thần kinh đang căng ra bỗng nhiên được thả lỏng, một cảm giác tìm lại được sau khi đã mất. Khi vừa vào đến cửa, tôi còn tưởng rằng bà... Vừa ôm bà tôi vừa nghĩ, nếu như bà đi thật... Vội vàng xua đi cái ý nghĩ đó của mình, tôi không thể chấp nhận được việc bà gặp bất cứ sự cố nào, không cho phép bà bị nguy hiểm một chút nào, dù chỉ là trong suy nghĩ.

"Sao hả? Con bé ngốc! Chỉ là bà mệt quá nên dựa vào salon ngủ thiếp đi thôi". Bà nội vò vò tóc tôi rồi mỉm cười. Trong mắt bà là niềm vui, nhưng cũng có cả một nỗi bi thương thoáng vụt qua.

"Nhưng sao bà lại thắp nhiều hương thế? Nghẹt thở lắm!", tôi đứng dậy ngồi xuống cạnh bà.

"Không sao, chỉ vì bà thấy hơi buồn phiền, nên thắp vài nén thôi", khi bà nói câu đó, tôi rõ ràng thấy trán bà hơi cau lại. Song khi quay sang thấy tôi nhìn chăm chú, bà lại khẽ cười:

"Con à, gần đây con căng thẳng quá đấy. Cứ thoải mái một chút đi, được không?".

Tôi gật gật đầu, làm động tác duỗi lưng rồi cố ý nói với vẻ thoải mái:

"Mệt quá, cháu đi tắm đã nhé. Bà ơi, hình như gần đây bà không còn ưa sạch sẽ nữa hay sao ấy!".

"Con bé ngốc!". Bà gõ lên trán tôi.

Về phòng lấu quần áo ngủ rồi quay ra, khi cánh cửa phòng tắm khép lại sau lưng, tôi còn nghe thấy một tiếng thở dài già nua. Bà nội làm sao thế nhỉ?

Con ngõ chật hẹp, nước cống bộc lên mùi rau lá thối rữa, mùi nội tạng động vật và cả những thứ rác rưởi có người lười mang đi đổ, tiện tay vứt bừa ra. Mùi nước thối ấy lan tỏa trong cả con ngõ, làm người ta phát buồn nôn.

Nhà chúng tôi từng sống ở đây, một căn phòng cũ ở đường Cổ Bắc phía bắc thành phố. Tất cả ký ức đối với nó đều dừng lại năm tôi mười lăm tuổi. Sau này tôi thường lặng lẽ quay trở lại, đứng ở trên đường nhìn vào chiếc cửa sổ nhỏ mở ta ngoài mặt ngõ.

Căn phòng nhở tới mức u ám đó là phòng tôi, cầu thang dốc và hẹp, còn nhớ hồi nhỏ tôi thường bị lăn từ trên đó xuống. Mỗi lần như vậy ông tôi lại bế tôi lên rồi xoa xoa chỗ đau với vẻ thương xót: "Tiểu Ảnh, không đau nhỉ. Ngã một lần sẽ lớn lên một lần!". Tôi thực sự đã lớn lên rồi, nhưng ông thì lại đi mất tích.

Giờ đâu khu nhà đó sắp bị dỡ bỏ rồi, sau này cũng sẽ không còn được nhìn thấy nữa. Hóa ra chủ hộ sống ở đây đã chuyển đi, đó là một đôi vợ chồng già, trước đây cũng là hàng xóm của chúng tôi, mười năm trước bà đã bán căn hộ cho họ.

Cửa không khóa, đẩy ra là có thể bước vào bên trong. Ở góc tường có hai chiếc ghế bang nho nhỏ, mặt ghế quét sơn dầu màu đen trơn bóng, trông giống như mặt gương mờ ảm đạm trong đêm. Ở đây gần như gia đình nào cũng đều có những chiếc ghế thấp như vậy, dùng để ngồi hóng mát trong mùa hè nóng nực. Khi còn nhở, trời vừa rối là tôi đã mang chiếc ghế đó ra ngồi trước cửa, còn bà nội thì mang quạt cói ra ngồi bên cạnh quạt muỗi cho tôi. Trước đây còn có một người kể chuyển sống ngay sát vách nhà tôi, những Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Hồng lâu mộng đều được nghe từ ông ấy cả.

Tường đã có những vết loang lổ, màu vôi chỗ đậm chỗ nhạt, góc tường đầy mạng nhện. Đây từng là nơi chúng tôi đã sống hay sao? Người ưa sạch sẽ như bà năm đó làm sao chịu nổi chỗ này? Đi qua phòng chính, tôi lên cầu thang, vì đã nhiều năm nên cầu thang bằng gỗ phát ra những tiếng cọt kẹt khi giẫm chân lên, thậm chí còn hơi rung nhẹ, dường như bất kể lúc nào cũng có thể gãy ra vì không chịu nổi sức nặng, khiến người ta ngã chổng vó lên trời vậy.

Tay tôi đặt lên tay vịn cầu thang để giữ thăng bằng, khi còn hai bậc nữa, tôi chợt nghe thấy sau lưng có một tiếng thở dài khe khẽ, như có như không, song lại già nua và dài dằng dặc, nghe như âm cuối trong một giai điệu đầy bi thương được tấu lên bằng nhạc khí cổ xưa, mang theo nỗi buồn đau bất tận. Tôi quay đầu lại, không thấy có ai ở phía sau. Đến khi xoay người chuẩn bị đi lên tiếp thì tiếng thở dài ấy lại vang lên, lần này nghe rõ hơn lần trước. Vì mới rồi quay lại không nhìn thấy ai, nên tôi không tránh khỏi hoảng sợ trong lòng, bước chân trở lên bấn loạn, không để ý lên lăn từ cầu thang xuống...

Chật vật mãi mới đứng lên được, ngoài cái lưng đau điếng, ngón tay út cũng bị chà trên mặt sàn thô ráp nên xước thành mấy vệt, vài giọt máu rịn ra trên đó. Vết thương đó là đau nhất, như có gai đâm vào các vết nứt trong xương. Tôi hít một hơi khí lạnh, lại đi lên cầu thang, lần này thì cẩn thận hơn. Sau khi lập cập lên được trên tầng, thấy ánh sáng đang ùa vào qua cánh cửa sổ nhỏ xíu khiến không gian trong phòng sáng rõ hơn một chút.

Tôi chạm vào chiếc bàn học đã bị gãy mất một chân, trên mặt bàn vẫn còn hình mỹ nhân thời cổ mà tôi đã khắc lên đó. Ngón tay đặt trên khuôn mặt mỹ nhân rồi thuận chiều đi xuống dưới lướt qua từng nét một. Những ký ức thời thơ ấu giống như những đợt song công cào đã bị chộn vùi xuống lâu ngày chợt trào lên như tìm được lối thoát ra, ào ào cuộn lên trên mặt bể.

Đi tới bên cửa sổ, tôi cúi người xuống như hồi còn nhỏ vẫn hay thò đầu qua khung cửa sổ để nhìn bầu trời ở bên ngoài, chỉ có một vầng mặt trời cô đơn nhưng lại rạng ngoài đến chói mắt treo trên vòm trời ngoài đó. Tiếng thở dài khe khẽ lại vang lên, quen thuộc đến vậy. Tôi nhanh chóng thụt đầu vào, sợ nếu chậm sẽ bỏ lỡ điều gì đó. Vừa quay đầu đã nhìn thấy một ông già gày gò đứng ở đầu cầu thang, nhìn tôi với vẻ buồn thương khôn xiết.

Tôi nhớ ông là ai, dù rằng nhiều năm trôi qua nhưng vẫn nhớ ông là ai. Một niềm vui sướng bất ngờ ập đến tỏa lan đến từng góc nhỏ nhất trên cơ thể, tôi hét lên: "Ông nội!".

Song ông không đáp lại, chỉ cau mày, rồi đột nhiên giãn đôi mày đang cau lại đó ra, đưa hai cánh tay về phía tôi, trong miệng khàn khàn như muốn nói điều gì nhưng chỉ phát ra được mấy tiếng "A...a...". nhìn khẩu hình thì tôi biết là ông đang gọi tên tôi.

Tôi không thể kìm nổi ý muốn đi đến bên ông, lên tiếng hỏi: "Ông nội, ông sao thế?", nhưng khi tôi vội vàng chạy tới đó thì ông lại đột nhiên biến mất. Tôi đứng nguyên tại chỗ hoảng hốt nhìn quanh tứ phía, đồ đạc trong phòng ít đến mức đáng thương, cũng không có chỗ nào có thể trốn vào, căn gác nhỏ xíu đã không còn hình bóng ông. Ông biến mất hoàn toàn như vây, dường như thứ mà tôi nhìn thấy mời rồi chỉ là cảnh ảo.

Khi biết không thể tìm thấy ông được nữa, tôi thấy đau lòng tới mức tuyệt vọng, ngồi sụp xuống ôm lấy thân mình muốn khóc nhưng không sao khóc được. Mắt vô tình nhìn lại nơi ông vừa đứng, thấy trên mặt đất có một mảnh giấy đã hơi ố vàng, bên trên là bảy chữ được viết theo lối chữ Khải trông mạnh mẽ "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào". Ở góc bên phải còn có hai chữ "Tần Tịnh" viết bằng bút chì nhạt tới mức gần như không thấy. So với bày chữ cứng cỏi viết bên trên thì hai chữ này được viết hết sức mềm mại, mềm tới mức khiến người ta cảm thấy có dư vị của một tình cảm dịu dàng, dù mềm mại nhưng nét bút vẫn cho thấy có cùng mạch nối với bảy chữ kia, do tay một người viết.

Lại một tiếng thở dàu, lần này không còn dài nữa mà ngắn và khàn. Tôi cầm mảnh giấy quay đầu lại, phát hiện ra ông nội lại đứng bên cửa sổ, vì ngược sáng nên tôi không thể nào nhìn rõ biểu cảm trên khuôn mặt ông.

Tôi bất giác nheo mắt lại, nhìn kỹ mới thấy những đường nét co rút lại vì đau khổ trên mặ ông, hai tay ông để trên cổ đang cố gắng kéo thứ gì đó ra ngoài, dần dần hai cánh tay đó bất lực buông thõng xuống, lưỡi cũng thè ra, ánh mắt nhìn tôi bắt đầu rời rạc. Tôi hoảng sợ chạy đến đỡ lấy cơ thể đã bắt đầu rũ xuống của ông. Vóc dáng ông vốn cao gày, khi đó nhẹ tới mức gần như không còn trọng lượng, ngã xoài ra đất, cơ thể chỉ mới một giây trước đó thôi còn ấm áp đã lập tức trở lên lạnh ngặt, cứng đờ. Dưới ánh sáng mặt trời, sắc mặt ông trắng nhợt và vàng ệch không còn sức sống.

Tôi ôm lấy đầu ông đau lòng khóc ầm lên, nỗi đau đớn đến đứt ruột nát gan khi bị mất người thân vĩnh viễn đó không cần kêu lên thành tiếng nhưng vẫn cứ khiến cho trái tim quặn thắt. Cổ họng tôi đắng ngắt tới mức gần như ngạt thờ, không sao kêu lên nổi, nước mắt cứ trào ra như suối.

Tôi siết chặt mảnh giấy đó trong tay, đầu chợt tỉnh táo hẳn. Những chữ bên trên đó đều do ông nội viết, vì cả nhà tôi chỉ có nét chữ của ông mới mạnh mẽ như vậy...

Không biết khóc trong mơ bao lâu, đến khi tỉnh dậy, trong cổ họng tôi vẫn không thể nào kìm nổi những tiếng nức nở nghẹn ngào. Lần mò bật đèn lên, da trên mặt căng tới mức khó chịu. Hơi xoay người, thấy lưng mình đau điếng.

Nhớ lại tất cả những chuyện xảy ra trong mộng, tôi đưa tay lên xem, thấy trên ngón út quả nhiên có vết thương, một giọt máu đã đông đặc lại đó, mang một mày đỏ sẫm. Đó là thực ư? Tôi đã về căn nhà cũ đó ư? Mở bàn tay phải đang nắm chặt ra, bên trong đó rõ ràng là một mảnh giấy nhàu tới nỗi chỉ cần vuốt khẽ cũng có thể rách tan ra. Mồ hôi thấm ướt trên đó, song chữ viết bên trên vẫn chưa bị nhòe đi. Tuy vậy, chỉ có bảy chữ "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào", còn hai chữ "Tần Tịnh thì không thấy nữa.

Tôi lần giở lại từng chi tiết, nhớ rõ ràng căn nhà cũ ở đường Cổ Bắc đã bị phá dỡ từ nửa năm trước đây, mới hai tháng trước tôi còn qua đó và thấy đúng là như vậy. Tường đã đổ hết, những thứ còn sót lại giờ đây chỉ là tàn tích của một đống đổ nát, thậm chí có khi đống đổ nát cũng không còn vì người ta đã khởi công xây dựng một công trình lớn nào đó ở đấy rồi.

Vì sao tôi liên tục nằm mơ thấy ông nội? Mà lần nào trông ông cũng vô cùng đau khổ, lẽ nào bây giờ ông đang bị đe dọa hoặc đã gặp phải nguy hiểm gì rồi?

Tôi ngồi dậy rồi chạy ra phòng bà nội gõ cửa: "Bà ơi, bà ơi, bà đã ngủ chưa?".

Ông là người thân của hai bà cháu chúng tôi, đối với một giấc mơ mà nếu giải thích không rõ ràng sẽ khiến cho người ta sợ hãi thì bà nội là đối tượng duy nhất tôi có thể dốc bầu tậm sự.

Trong phòng lặng như tờ, ánh trăng chiếu vào soi rõ chiếc đồng hồ quả lắc cổ để bên cửa sổ, quả chuông lắc qua lắc lại, kim giờ đang dừng giữa số ba và bốn, còn kim phút đứng ngay trên số sáu, mới có ba rưỡi sáng. Thấy vậy, tôi không dám đánh thức bà nữa.

Nhún nhún vai chuẩn bị quay về phòng, cánh cửa phòng bà nội chợt lặng lẽ mở ra không tiếng động. Bà đứng tựa nghiêng vào thành cửa, trông sắc mặt vô cùng mệt mỏi:

"Có chuyện gì thế, Tiểu Ảnh, sao cháu không bật đèn?".

"Bà ơi, cháu lại mơ thấy ông nội. Trông ông đau khổ lắm. Cháu đã mơ thấy ông chết". Tôi quay lại bám lấy tay bà nói với vẻ kích động.

"Lại mơ thấy ông ấy ư? Ở đâu?". Trông vẻ mặt bà trở lên căng thẳng, một nỗi xót xa dâng lên trên khóe mắt. Nhìn thấy bà như vậy, đột nhiên tôi lại không nhẫn tâm kể cho bà nghe tất cả những gì mình mơ thấy. Dù bà vẫn luôn hận ông, nhưng trong lòng tôi biết rõ bà rất yêu chồng, và cũng mong chờ một ngày kia ông có thể trở về chẳng kém gì tôi. Mười năm sau ngày ông đi, tôi làm sao có thể kể cho bà nghe những điểm dữ trong giấc mơ của mình như vậy, để hủy hoại những hy vọng mà bà bám víu lấy suốt ngần ấy năm?

"Ở trong một vườn hoa đẹp nhưng xa lạ, tuy nhiên bà đừng lo lắng. Chẳng phải mọi người vẫn hay nói giấc mơ trái ngược với thực tế hay sao? Chắc là không có chuyện gì với ông đâu".

"Ừ!", bà thở phào một hơi nhẹ nhõm. Thấy vậy, tôi không khỏi mừng vì mình đã không nói ra sự thực.

"Bà ơi, bà cứ yên tâm đi ngủ nhé! Cháu cũng đi ngủ lại đây". Lúc quay mặt đi, tôi liếc thấy vẻ mặt bà trở nên rất khác thường là sợ hãi hay sao? Tôi lắc đầu để xua đi ý nghĩ ấy, bà chắc chắn chỉ đang lo đã xảy ra chuyện gì với ông thôi.

Nằm trên giường, tôi giở đi giở lại mảnh giấy đõ. Dù từ mười năm trước trong nhà đã không còn lưu lại bất cứ bút tích nào của ông nội, nhưng sống cùng ông bao nhiêu năm như vậy, món đồ nào cũng lưu lại những dấu tích đậm sâu, làm sao tôi có thể quên đi một cách dễ dàng, nên có thể khẳng định đây chính là chữ do ông viết. Lẽ nào thực sự ông đã...? Sao món đồ trong mơ lại xuất hiện được trong tay tôi? Đột nhiên xuất hiệm một mảnh giấy với dòng chữ mập mờ không rõ nghĩa, là ám chỉ điều gì? Hai chữ "Tần Tình" viết trong đó là tên người hay chỉ thứ gì khác? Trước khi đi ngủ tôi còn kiểm tra lại cửa sổ một lượt, cửa chống trộm bên ngoài cũng được đóng chặt, không thể nào có người lén lút vào đây được.

Từ sau khi chiếc xường xám đó xuấ hiện, tất cả đều trở nên quái đản, cái nào là thực, cái gì là hư không sao phân biệt nổi. Những điều khiến người ta không sao tim được, không sao giải thích rõ được lại không thể nào phản bác được. Làm sao để gạt lớp mây mù dày đặc này ra đây?

Ba ngày sau.

Tôi với Đường Triêu cầm theo quả cầu thủy tinh đi về phía tây nam. Phương hướng mà quả cầu đó chỉ không hề thay đổi suốt mấy ngày qua, chiếc kim vẫn cứ rung lắc ở quanh quanh cung độ đó. Chúng tôi đi dưới ánh nắng mặt trời gần ba tiếng đồng hồ, có lẽ vì căng thẳng quá nên không hề thấy nóng.

Khi đến khi biệt thự ở Giang Lăng, cung độ dịch chuyển của chiếc kim mỗi lúc một nhỏ hơn. Tôi đột nhiên cảm thấy nơi này hơi quen, khi nhìn lại thì phát hiện ra chỗ đõ chỉ cách nhà Thanh Lâm chưa tới hai tram mét. Nghĩ bụng, chắc không phải nhà Thanh Lâm chứ?

Đi tiếp về phía trước, chiếc kim chỉ hơi dao động gần như không nhận ra được. Cuối cùng, khi chúng tôi đứng trước cổng nhà Thanh Lâm, chiếc kim dừng hẳn lại. Tôi nhìn Đường Triêu: "Không thể nào chứ?"

"Vậy chúng ra thử đi hướng khác xem sao!". Đường Triêu cầm quả cầu thủy tinh rồi đi tiếp, chiếc kim lại bắt đầu rung lắc, vẫn chỉ về hướng nhà Thanh Lâm. Khi chúng tôi quay lại, nó liền đứng im không di chuyển nữa. Mấy lần thử, kết quả đều y như vậy, Đường Triêu nhìn tôi khẳng định: "Chính là ở đây, không sai!".

Người mở cổng là má Hà, người giúp việc trong nhà Thanh Lâm. Thấy tôi má Hà liền mỉm cười:

"Lý tiểu thư à? Lâu rồi không thấy cô đến chơi, bà cụ nhớ cô lắm đấy! Mỗi lần gặp tiểu thư nhà chúng tôi cụ đều dặn phải đưa cô về nhà uống trà, đánh cờ".

Tính Thanh Lâm không ngồi yên được một chỗ, cũng không biết chơi cờ vây, sau lần đầu tiên tôi đến nhà chơi với bà ngoại Thanh Lâm, thỉnh thoảng lại ghé qua giải khuây cho bà. Bà ngoại Thanh Lâm nói khó thấy ai ở lứa tuổi này mà tính tình trầm tĩnh và kín đáo như tôi, lại rất hợp với bà, thế nên lần nào đến cũng ngỗi chơi rất lâu, Thanh Lân thường nói đùa rằng những điều mà tôi với bà ngoại cô ấy nói với nhau trong một ngày còn nhiều hơn cả hai bà cháu họ chuyện trò cả năm. Tình cảm ấy hơi có phần giống tình cảm giữa hai người bạn vong niên.

"Vú Hà, Thanh Lâm có nhà không?", ở những nhà giàu thường nhiều quy định, nhiều điều kiêng kỵ. Nếu như Thanh Lâm ở nhà, việc tìm hiểu sẽ danh chính ngôn thuận hơn.

"Vừa sớm tiểu thư đã ra ngoài rồi, cô không gọi điện cho cô ấy à? Vị này là...?". Vú Hà vừa hỏi vửa nhìn Đường Triêu với vẻ xét nét.

"Là bạn cháu, Đường Triêu. Đường Triêu, đây là vú Hà. Vú ấy tốt lắm!".

Đường Triêu nhìn vú Hà gật đầu. Có lẽ vì phong cách của Đường Triêu hơi đặc biệt, nên vú Hà cứ nhìn trộm ngầm đánh giá anh ta mấy lần liền.

"Bà ngoại Thanh Lâm đâu rồi ạ?". Chúng tôi đi vào phòng khách, trong lúc vú Hà rót trà, tôi liên hỏi.

"Cụ vừa ngủ rồi, gần đây cụ ngủ không tốt lắm. Hay là để tôi đi đánh thức cụ, cụ mà biết cô đến chắc chắn sẽ vui lắm đấy!". Vú Hà nói thế nhưng vẫn đứng yên không động đậy, rõ ràng là chờ tôi từ chối.

"Không cần đâu, vú đừng đánh thức bà. Cứ kệ cháu ngồi đây đợi Thanh Lâm về cũng được". Tôi cũng hiểu ý, lại nóng ruột muốn sớm tìm ra lời giải, đang buồn bực vì không tìm được cớ thoái thác.

"Thế cũng được, nếu thấy buồn thì cô cứ ra vườn đi dạo nhé!", câu này của vú Hà đúng hợp ý tôi, nên tôi lập tức gật đầu rồi dẫn Đường Triêu đi ra ngoài.

Từ sau khi vào trong nhà họ Hà, chiếc kim trong quả cầu thủy tinh lại khẽ rung lên. Lúc đi xuyên qua rừng trúc Tương Phi, Đường Triêu giữ tay tôi lại: "Rừng trúc này không tốt. Âm khí nặng quá!"

Rừng trúc vốn mát mẻ với những cơn gió nhẹ thổi qua đột nhiên trở lên âm u lạnh lẽo vì những câu nói mới rồi của Đường Triêu. Nhớ đến hiện tượng là lùng xảy ra hôm tôi cùng Vân Phong đến đây dự sinh nhật, tôi không khỏi rung mình:

"Tôi từng trông thấy một bóng người ở đây, nghe Thanh Lâm nói hồi nhỏ nó cũng nhìn thấy một lần".

"Vậy thì đúng rồi, xem này, chiếc kim không ngừng run rẩy, hơi chậm hơn nãy giờ một chút". Đường Triêu lấy quả cầu thủy tinh ra cho tôi xem, quả nhiên độ rung của chiếc đồng hồ ít đi hẳn.

Chúng tôi tiếp tục đi về phía trước, cung độ lắc của chiếc kim mỗi lúc một nhỏ, đến lúc đi qua giả sơn, chiếc kim dừng hẳn lại không di chuyển nữa. Đối diện với ngọn giả sơn là một gian phòng nhỏ, tôi thấy xung quanh không có ai bèn đẩy cửa đi vào.

Bên trong được trang trí bằng hai màu trắng đen, trên chiếc bàn ở giữa có đặt mấy bông cúc trắng làm bằng nhựa, không gian tràn ngập mùa đàn hương nồng đậm, phía trước chiếc bàn màu trắng là một lư hương hình vuông, trong đó cắm rất nhiều chân hương đủ loại, còn có cả ba que hương đang cháy dở. Que hương to chừng bằng ngón tay út, thảo nào mùi đậm đặc thế. Nhìn toàn cảnh thì nơi đây giống một... linh đường(12) hơn.

Tôi ngẩng đầu nhìn lên trên, ở bên dưới câu đối trắng đen là bức hình một người phụ nữ chừng ba mươi tuổi treo ngay ngắn ở chính đường, mắt phượng mày ngài, sống mũi cao, môi hé cười, để lộ ra hàm răng trắng muốt đều tăm tắp. Đây chẳng phải là thiếu phụ họ Lạc hay sao? Tôi túm lấy tay Đường Triêu, run rẩy nói:"Chính là cô ta, thiếu phụ họ Lạc!".

"Đứng sợ!", Đường Triêu vỗ vỗ lên tay tôi, rồi đột nhiên nói với vẻ ngạc nhiên: "Không phải! Trên linh vị còn ghi rõ ràng đây là Tần Tịnh của nhà họ Hà mà".

"Gì kia? Tần Tịnh ư?". Đó chẳng phải là cái tên tôi nhìn thấy trong tờ giấy của giấc mộng còn gì?

"Sao? Cô bảo người này tự giới thiệu mình là Lạc phu nhân à?". Đường Triêu hỏi lại.

"Phải, cô ta nói mình là Lạc phu nhân".

Vì sao người này lại là thiếu phụ họ Lạc? Lẽ nào chỉ là hai người có khuôn mặt giống nhau? Nhưng tên của người phụ nữ này giống hệt cái tên xuất hiện trong giấc mộng của tôi, vì sao lại như vậy? Mới đó mà chúng tôi đã lại vướng thêm vào một mê cung khác.

"Cô Lý, cô Lý...", tiếng vú Hà từ xa xa vặng lại. Tôi và Đường Triêu vội vàng đi ra khỏi gian phòng, vừa đi tới chỗ hòn non bộ đã thấy vú Hà đi từ trong rừng trúc Tương Phi lại.

"Vú Hà, cháu ở đây!", tôi lên tiếng gọi.

"Cụ đã dậy rồi, nghe nói cô đến chơi cụ vui lắm, bảo tôi đi gọi cô về".

"Vâng, vậy để cháu đến chào bà".

Tôi quay đầu lại nhìn Đường Triêu nhăn mặt với vẻ tiếc nuối. Khi gần vào đến nhà, chợt nghe thấy một tiếng phanh xe ở bên ngoài cổng chính. Tôi thò đầu ra nhìn, vì ở xa nên không trông rõ là ai, chỉ thấp thoáng thấy một chiếc BMW màu đỏ đun, trông cực kỳ quen thuộc, giống hệt màu chiếc xe của Vân Phong.

Vú Hà nghe thấy tiếng phanh xe cũng quay lại, nheo mắt rồi lầm bẩm: "Đúng lúc tiểu thư cũng về rồi. Không cần đợi cô ấy đâu, chúng ra vào trước đi!".

(11), (12) Nơi để quan tài người chết cho mọi người đến viếng, thường thì chỉ duy trì trong suốt đám tang.

CHƯƠNG 12 - NGUY HIỂM

Cố gắng giãy giụa, song trong cổ chỉ phát ra những tiếng rên rỉ mà mình tôi nghe thấy đươc. Tay tôi cố nới bàn tay siết trên cổ mình ra, nhưng đôi tay ấy chắc như gong xiếng. Tôi bất lực không ngừng khua tay tìm kiếm trong bồn nước, muốn tìm một thức gì đó để mình có thể bám vào. Đột nhiên tôi với được thứ gì đó mềm mềm, liền tóm lấy theo tiềm thức.

Khi tôi sắp sửa ngạt thở đến nơi, tiếng khóc của thiếu phụ họ Lạc đột nhiên im bặt, sau đó bàn tay siết chặt trên cổ cũng bến mất.

Vừa tới phòng khách, đã thấy bà ngoại Thanh Lâm mặc bộ đồ màu trắng sữa ngồi trên ghế salon nhắm mắt dưỡng thần. Phụ nữ nhà họ Hà đều thích những màu nhàn nhạt đương nhiên là trừ Thanh Lâm. Mái tóc bạc của bà được búi lại thành một búi phía sau gáy, tóc trên trán cũng chải lật hết về đằng sau không để lòa xòa một sợi nào, toàn thân không có biểu hiện nào của sự cẩu thả, trông rất gọn gàng chỉnh tề.

Nghe thấy tiếng bước chân, bà mở mắt ra, mỉm cười rồi nhoài về phía trước kéo tay tôi:

"Tiểu Ảnh, lâu lắm rồi không thấy đến thăm bà, làm bà nhớ chết đi được! Mau ngồi xuống đây!"

"Cháu cũng nhớ bà. Cũng lâu rồi không gặp, trông bà vẫn tuyệt lắm!". Tôi kéo Đường Triêu ra trước mặt bà giới thiệu: "Bà ơi, đây là bạn cháu, Đường Triêu".

Chưa chờ tôi giới thiệu ngược lại, Đường Triêu đã lên tiếng: "Cháu chào bà!"

"Chào cháu, mau ngồi xuống đây!".

Bà ngoại Thanh Lâm đánh giá nhanh Đường Triêu, trong mắt đầy vẻ khen ngợi, rõ ràng là thấy vừa ý với vẻ nhanh nhẹn và lễ phép của anh ta.

Tranh thủ lúc ổn định chỗ ngồi, tôi ghé vào tai Đường Triêu nói nhỏ: "Miệng lưỡi ngọt thật đấy!". Anh ta cười, cũng không phản đối.

Vừa mới ngồi xuống đã nghe thấy tiếng giày cao gót của Thanh Lâm vang lên lộp cộp, liền sau đó là giọng nữ lanh lảnh của cô ấy:

"Bà ơi, cháu về rồi đây. Vú Hà, mau lấy cho con một cốc dưa hấu ép đi, khát chết mất thôi. Đây...". Câu còn chưa nói hết, đã thấy cánh cửa bị đẩy bật ra. Nhìn thấy chúng tôi, Thanh Lâm liền im bặt, mặt hơi đỏ ửng lên, xấu hổ gãi gãi đầu, cười ngượng nghịu:

"Bà đúng thật là, có người đến chơi mà không nói một tiếng. Để cháu thất thố thế này!".

"Haizzzz, Tiểu Ảnh cháu xem đấy, nó không biết xấu hổ lại còn quay sang đổ lỗi cho chúng ta kìa", bà ngoại Thanh Lâm nói với tôi rồi tiếp tục quay đầu sang Thanh Lâm thuyết giáo:

"Xem Tiểu Anh mà học hỏi đây này. Đã bảo cháu bao nhiêu lần rồi, vẫn cứ không có phép tắc gì cả, sau này..."/

"Sau này ve nhà người ta mà vẫn vậy thì coi sao được. Vẫn bảo nhà họ Hà chúng ta là gia tộc lớn , như vậy chẳng phải sẽ khiến người ta cười nhà mình không biết dạy dỗ sao?", Thanh Lâm tiếp lời bà, nói một lèo hệt như đọc thuộc lòng, sau khi nói hết còn nhăn mặt nghịch ngợm:

"Bà ơi, cháu ghen đấy, bà quý Tiểu Anh hơn cháu đúng không. Cháu luôn nghi ngờ không biết có phải Tiểu Ảnh mới là cháu ngoại của bà hay không, còn cháu thì đúng là bà với mẹ cháu nhặt được bên sông Hoang Phố rồi".

"Lại còn phá đám như vậy hả, ai chẳng biết bà ngoại thương cậu đến tận xương ấy?'. Tôi quệt qua mũi Thanh Lân rồi cười nói. Con nha đầu này, được chiều chuộng tới mức nhõng nhẽo quá rồi. Từ trước đến nay tôi vẫn không hiểu vì sao một đưa bỗ bã như vậy, đến khi nũng nịu vẫn có thể khiến cho người ta mềm lòng ngay lập tức, không nỡ nói nặng lời nữa. Có lẽ nhõng nhẽo đúng là một sở trường của con gái Thượng Hải.

"Ấy. vị này là ai?", Thanh Lâm đẩy người tôi rồi bĩu mỗi về phía Đường Triêu, hai mắt nhìn xoáy vào anh ta. Vừa lúc Đường Triêu nghe thấy tiếng hỏi cũng ngẩng đầu lên, gặp ngay ánh mắt đang nhìn mình chằm chằm, mặt hơi ửng hồng, khẽ cúi đầu ho khan hai tiếng để giấu đi sự lúng túng.

"Có ai nhìn người ta kiểu như cậu không? Anh ấy là Đường Triêu, chữ Triêu trong từ Triêu Dương". Tôi khẽ tát yêu Thanh Lâm rồi quay đầu lại nhìn Đường Triêu:

"Con bé này anh cứ gọi là nha đầu điên cũng được, nếu nói tên nó ra thì chỉ e lại tiếc cho một cái tên hay như vậy- Thanh Lâm".

Thanh Lâm làm bộ bất mãn đẩy tôi một cái, "Này này, có ai giới thiệu kiểu như cậu không hả? Người ta dù gì cũng là một thục nữ mà!".

"Đường Triêu chào anh!". Thanh Lâm ngượng nghịu lên tiếng chào Đường Triêu, ngừng lại một chút rồi vẻ như không thể nhịn được: "Về cơ bản tôi cho rằng gọi anh là Đường Triều nghe sẽ hay hơn, lại thuận miệng".

"Chào cô, Thanh Lâm. Rất nhiều bạn bè của tôi cũng gọi như vậy. Tùy cô gọi thế nào cho tiện cũng được". Đường Triêu gật đầu với Thanh Lâm.

Lúc Thanh Lâm nói mình là thục nữ, tôi mới chú ý đến cách ăn mặc của cô ấy. Bên trên mặc áo dây bằng voan màu hồng, dưới là chiếc váy trắng cùng chất liệu, gấu váy cắt xéo, vừa dài qua đầu gối, còn chân thì đi đôi xăng đan cao gót màu bạc, đúng kiểu dáng đang thịnh hành trong mùa hè này, quả thực trông như đã biến thành một người hoàn toàn khác. Trước đây cô ây thường thích ăn mặc giống kiểu búp bê, dù xinh xắn nhưng trông không nữ tính.

Con nhỏ này chắc chắn đã yêu rồi, nghĩ đến những cử chỉ trước đây của cô ấy khác hẳn với cách ăn mặc hiện này, tôi không thể không bật cười.

"Cậu cười cái gì? Cười cái gì hả?". Thanh Lâm vốn đã bối rối vì ánh nhìn của tôi, lúc đó lại thấy tôi cười nữa nên càng xấu hổ, vươn tay nhào về phía tôi. Cù là chiêu sở trường nhất của Thanh Lâm, dù có tránh thế nào cũng không sao tránh được những ngón tay của nó, nên cũng là chiêu mà tôi sợ nhất.

"Ây da, mình có cười gì đâu... Ha ha ha...". Tôi cười tới nỗi muốn đứt hơi, bèn van xin nó: "Tha cho mình đi, tha cho mình đi, mình cười vì thấy vui trước sự thây đổi của cậu, đúng là thục nữ, đích thị đã trở thành thục nữ rồi!".

"Cười trông giản xảo thế, chắc chắn là không phải!", miệng Thanh Lâm nói vậy, song vẫn buông tha cho tôi.

"Yêu rồi chứ gì? Ai mới đưa cậu về thế?", nghe tôi hỏi, trông vẻ mặt Thanh lâm trở nên hết sức mất tự nhiên, cắn cắn môi rồi đáp: "Đâu có? Mới rồi là Vân Phong đưa mình về, nếu như biết cậu ở đây mình đã bảo cậu ấy vào rồi. Vừa nãy cậu ấy còn nói với mình là nhớ cậu, đến mấy ngày rồi không gặp nhau, nhiều lần gọi điện cậu cũng chỉ nói vài câu rồi gác máy".

"À! Gần đây mình baanh quá!". Dù biết Thanh Lâm và Vân Phong chỉ là bạn tốt của nhau, nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy có điều gì đó không thoải mái, nhất là khi thấy Thanh Lâm thay đổi về ngoại hình.

Sauk hi Thanh Lâm về, tôi và Đường Triệu không còn cơ hội đi vào gian linh đường đó nữa. Chơi mấy ván cờ với bà ngoại Thanh Lâm xong, tôi và Đường Triệu cáo từ ra về.

Khi ra khỏi nhà họ Hà trời đã tối, suốt dọc đường tôi và Đường Triêu không nói gì. Tôi chán nản đá viên đã ven đường:

"Làm thế nào bây giờ? Cũng không tiện hỏi thẳng, nếu như nói cho bọn họ tất cả những chuyện mà tôi đã gặp phải, họ không sợ chết khiếp thì cũng tưởng tôi bị thần kinh, song tôi nghĩ khả năng tưởng tôi bị thần kinh lớn hơn. Nếu như không phải chính bản thân mình gặp những chuyện cổ quái hiếm thấy đó, thì có đánh chết tôi cũng không tin vào những chuyện quỷ thần".

Đường Triệu im lặng hồi lâu rồi mới nói:" Cũng không phải vội, hay là tối mau cô hãy gọi cho Thanh Lâm, hỏi xem người tên Tần Tịnh đó là ai".

"Cô ấy lắm mồm như vậy, thế nào cũng nói lại với bà ngoại cho mà xem. Nếu như bọn họ biết tôi lẻn vào gian linh đường kỳ quái đó của nhà họ thì sẽ nhìn tôi thế nào? Rồi còn cho tôi luôn là một đứa con gái không biết phép tắc gì ấy chứ! Tuy nhiên nhà họ Hà đúng là kỳ quái, theo cách thờ cúng thông thường thì không ai lại làm từ đường như thể có người mới chết vậy cả".

Đường Triêu cũng lắc đầu tỏ vẻ không lỹ giải nổi:

"Quan hệ của cô với Thanh Lâm tốt như vậy, cũng đã quen nhau bao nhiêu năm rồi, liệu có vấn đề gì không? Cô ấy trông dáng vẻ thì giống cô một cô gái bất cẩn, tùy tiện, chắc cũng không ngốc đến mức không biết chừng mức chứ?"

"Ừm, phải rồi!", tôi gật đầu, đột nhiên nhớ ra một việc, không thể kìm nổi ý muốn trêu chọc Đường Triêu: "Anh đã có bạn gái chưa?".

"Sao?", Đường Triêu lúng túng, khuôn mặt lập tức hơi ửng đỏ lên, cánh mắt nhìn tôi hấp háy, nói lắp bắp: "Chưa, chưa có...".

"Này, anh thấy Thanh Lâm thế nào?" tôi cho rằng Đường Triêu đã hiểu ý mình, liên tục nói tốt cho Thanh Lâm: "Dù cô ấy có vẻ hơi tùy tiện, nhưng bản tính rất tốt, lại xinh đẹp, gia thế cũng ổn. Thực ra tính cách như vậy rất hay, luôn vui vẻ, nếu ở bên cạnh chắc sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu, một tình yêu đơn giản và bình thường nhưng lại yên ổn trong hạnh phúc".

"Sao? Thôi, không cần cô phải bận tâm!". Nghe tôi nói như vậy, vẻ bối rối mới rồi của Đường Triêu lập tức biến mất không còn dấu vết, thậm chí anh ta còn bực bội nhìn tôi hai cái.

Tôi chẳng hiểu anh mắt đó là thế nào: "Vậy mới rồi vì sao anh đỏ mặt?"

"Đỏ bao giờ?", Đường Triêu chau mày nghĩ.

"Là lúc Thanh Lâm nhìn chằm chằm ấy".

"Tôi chết mất! Từ trước đến nay chưa từng thấy người con gái nào nhìn xoáy vào ngước khác như cô ta cả, không ý tứ một chút nào. Một người con gái thì nên dịu dàng như hồ nước, điềm đạm, tao nhã như hoa sen, chỉ liếc nhìn một cái cũng khiến người ra rung động, khiến người ta không sao rời mắt được". Đường Triêu nhìn trân trối vào tôi, trong đáy mắt chất chưa những điều gì đó mà tôi không hiểu được.

"Ha ha...", cách so sánh của anh ta khiến mặt tôi nóng bừng, bối rối tránh anh mắt đang nhìn mình chăm chú đó rồi cười khan mấy tiếng để hóa giải cái không khí lúng túng đó đi.

Đường Triệu đưa tôi về đến cửa nhà rồi mới đi. Khi anh ta vừa mới quay lưng lại, ánh đèn đường vàng vọt chiếu vào hành lang trông mờ tối gây lên cảm giác sợ hãi, thêm vào đó là cả những lo lắng về bí mật chưa giải đáp được như đang dâng đầy trong ngực, tim tôi đột nhiên đập thình thịch, bất giác gọi anh ta: "Đường Triêu, tôi sợ!".

Anh ra quay lại chăm chú nhìn tôi một lát, sau đó thở dài một tiếng, đi từng bước vững chãi đến bên tôi, hai tay khẽ khàng đặt lên vai tôi, những ngón tay vẫn còn đầy do dự, ngừng lại một chút như hạ quyết tâm rồi sau đó kéo tôi vào lòng, nói nhẹ nhàng: "Tiểu Ảnh, đừng sợ. Có tôi thì sẽ không xảy ra chuyện gì nữa đâu. Hãy tin tôi đi, tất cả rồi sẽ qua thôi!".

Tôi không thể cưỡng lại, khẽ dựa vào lòng Đường Triêu, ở đó an toàn, yên ổn biết bao và cũng chân thực biết bao. Lời nói của anh ra khiến tôi trở lên kiên cường hơn nhiều, bèn gật đầu đáp lại:

"Ừm, chắc chắn sẽ không có chuyện gì đâu!".

Người đàn ông này khiến tôi an tâm, ít nhất là cũng không khiến cho tôi có cảm giác phức tạp mà đến bản thân tôi cũng không nói cho rõ được, có lẽ vì hơi thở của anh ta, cũng có lẽ bởi anh ta là người duy nhất có thể giúp được tôi, là cái phao cứu sinh duy nhất khi tôi rơi xuống nước, hoặc là anh ta giống như một đồng minh sát cánh bên tôi, khi ở bên cạnh anh ta, tôi có cảm giác như đang có người cùng hội cùng thuyền.

Đường Triêu là một người đàn ông mang đến cho người khác cảm giác nếu như trời có sụp xuống bây giờ thì anh ta cũng sẽ chống lên giúp họ. Nó hoàn toàn khác với cảm giác mà Vân Phong mang đến, khi ở bên Vân Phong, dù anh ấy chu đáo, song dường như chỉ là một người đàn ông hời hợt bên ngoài, tôi cũng không thể bộc lộ dù là một chút yếu đuối trước mặt anh, có rất nhiều chuyện tôi vẫn phải tự giải quyết lấy một mình, còn anh không quan tâm đến việc tôi nghĩ gì, tôi muốn làm gì, nên nhiều lúc khiến tôi thấy mệt mỏi vô cùng.

Bà nội nói đúng, tôi hoàn toàn không kiên cường như những gì bản thân tôi bộc lộ ra.

Khi vào trong nhà, tôi gọi điện đến nhà Thanh Lâm, không ngờ máy liên tục bận, còn điện thoại di động thì trong trạng thái tắt nguồn.

Nhớ đến những điều cô ấy nói ngày hôm nay, tôi bèn gọi cho Vân Phong, nhưng cũng trong tình trạng tương tự.

Tôi dập máy với một nỗi lo lắng lạ thường, sau đó đi mở nước nóng để tắm. Vì sợ làm ướt lá bùa đeo trên cô nên tôi cởi nó ra đặt trên thành bồn thắm. Nằm ngâm mình trong nước ấm quả là dễ chịu, thêm vào đó cả ngày cũng quá mêt mỏi, thế nên khi tôi vừa đặt đầu vào một vị trí thoải mái trên thành bồn, cơn buồn ngủ liền ập đến...

Tấm rèm cửa sổ nhà tắm bắt đầu nhảy múa điên loạn trong gió đêm, đèn đột nhiên tắt ngúm, tôi kinh hoàng nhìn quanh bốn phía tối đen như mực. Bên ngoài trời đêm đen sẫm loáng thoáng nghe thấy tiếng rên khe khẽ, âm thanh đó trong đêm vắng nghe quá cô đơn thê thảm, "hu hu... hu hu".

"Ai?", giọng tôi run lên nghe như âm vang của kim loại rơi trên mặt đất.

"Ha ha", tiếng cười vang lên ngay phía sau tôi. Quay đầu lại, qua anh trăng tôi nhìn thấy khuôn mặt trắng bợt của thiếu phụ họ Lạc. Cô ta ngồi trên thành bồn tắm cười ha ha, hai tay tùm lấy ngọn tóc, một dáng vẻ ngây thơ vốn không hợp chút nào với tuổi tác.

"Á! Cô... không được đến đây". Tôi lấy khăn tắm quấn quanh mình, không ngừng lùi về phía sau, lập tức chạm vào mặ tường lạnh ngắt, không rõ là do cái lạnh hay vì sợ hãi mà tôi kiên tục rùng mình.

"Wu... ha ha", mắt tôi tính cờ thấy màu sơn đỏ như máu ở mười ngón tay thon dài của cô ta, trong bóng tối mười ngón tay đó trông giống hệt như những con rắn ma đang khát máu ngoằn ngoèo chuyển động. Cô ta chỉ ở nguyên đó nhìn tôi cười chứ không đến gần hơn.

Một cơn gió lạnh bỗng thổi lại từ đằng sau gáy, vô cùng lạnh lẽo. Quay đầu lại, tôi thấy bên ngoài của sổ nhà tắm đã xuất hiện một khuôn mặt bị nát bét không còn nhìn rõ mắt mũi gì, chính là khuôn mặt Tiểu Cổ mà tôi nhìn thấy trong nhà xác ở bệnh viện Lệ Giang. Vết thương trên má trái con bé vẫn không ngừng rịn máu, dòng máu làm thành một đường cong ngoằn ngoèo trên mặt, cuối cùng tơi tách một tiếng xuống thành bồn tắm, bắn tóe ra thành một đóa hoa máu nhỏ. Máu chảy dường như mỗi lúc một nhanh hơn, những bông hoa máu cũng nở ra mỗi lúc một nhiều hơn, hai bông, ba bông... vô số những bông hoa ấy tập hợp lại thành một bông hoa lớn, nhìn thấy giật mình. Tiếng máu rơi trên thành bồn tắm trở nên hết sức rõ ràng trong đêm khuya vắng, nối tiếp nhau, hòa vào với tiếng cười ảm đạm của thiếu phụ họ Lạc triền mien không dứt.

Tôi hoảng sợ ôm lấy đầu mình, vùi sâu đầu vào hai cánh tay rồi thấp giọng rên rỉ, cảm thấy đau đớn vì muốn hét lên mà không hét lên được. Đột nhiên tiếng máu rơi không còn vang lên nữa, tiếng cười của thiếu phụ họ Lạc cũng không còn.

Bọn họ đi đâu rồi? Tôi thử mở mắt ra xem, thấy Tiểu Cổ không còn bên ngoài cửa sổ nữa. Còn đang nghi hoặc, một tôi tay lạnh ngắt dần dần siết chặt... Tiếng khóc buồn thương cô tịch của thiếu phụ họ Lạc lại vang lên.

Cố gắng giãy giụa, song trong cổ chỉ phát ra những tiếng rên rỉ mà mình tôi nghe thấy đươc. Tay tôi cố nới bàn tay siết trên cổ mình ra, nhưng đôi tay ấy chắc như gong xiếng. Tôi bất lực không ngừng khua tay tìm kiếm trong bồn nước, muốn tìm một thức gì đó để mình có thể bám vào. Đột nhiên tôi với được thứ gì đó mềm mềm, liền tóm lấy theo tiềm thức.

Khi tôi sắp sửa ngạt thở đến nơi, tiếng khóc của thiếu phụ họ Lạc đột nhiên im bặt, sau đó bàn tay siết chặt trên cổ cũng bến mất.

Tôi mở mắt ra, cổ vẫn còn ngấm ngầm đau, trong họng tắc nghẹn như bị một cục bông nút lại, không sao thở bình thường được.

Chiếc khăn tắm nổi trên mặt nước, tay phải vì dùng quá nhiều lực để siết chặt lên khi buông lỏng vẫn còn cảm giác mỏi như. Tôi từ từ mở nắm tay ra, lòng bàn tay là một thức màu đỏ sậm đã bị nước làm cho nhòe nhoẹt, chính là tấm bùa hộ thận mà Đường Triêu cho.

Tôi thở đứt quãng, trong đầu trống rỗng, cảm thấy mờ mịt một lúc lâu vì thiếu dưỡng khí. Hởi thở hổn hển, sự nhẹ nhõm vì như vừa sống lại sau tình huống nguy hiểm khiến cho tôi bình tĩnh hơn một chút, mắt hơi nheo lại để buông lỏng tinh thần, nhưng vẫn nhìn quanh tứ phía để soi xét gian phòng mà bình thường nhắm mắt tôi cũng có thể lấy chính xác bất cứ thứ gì đó.

Dưới ánh đèn vàng trong phòng tắm, tôi đột nhiên phát hiện ra trên thành bồn ngay bên dưới cửa sổ là một vũng máu lớn. Tôi hốt hoảng mở vòi hoa sen, xoay về mức nước mạnh nhất rồi xối thẳng vào nơi đó một lúc lâu...

Ngâm thêm một lúc nữa, nước trong vòi hoa sen cũng để mở liên tục, xối liên tục, áng chừng đã thay nước trong bồn tới ba lần, tôi mới dám rời khỏi bồn tắm đứng lên. Hai chân mềm nhũn như vừa chạy xong một chập marathon, tôi run rẩy tựa vào tường lần về đến phòng mình, sau đó gọi điện cho Đường Triêu, khi vừa cất lời nghe giọng khàn đến khác thường: "Đường Triêu, tôi lại vừa thấy cô ta!".

Trong giọng nói của Đường Triệu là một vẻ lo lắng khiến người ta cảm thấy mềm lòng: "Không thể nào chứ! Cô còn đeo tấm bùa hộ thân đó không đấy? Tấm bùa đó sẽ khiến cô tạm thời không xảy ra chuyện gì? Cô không sao chứ? Mau nói đi".

"Khi tắm tôi sợ nó bị ướt nên đã tháo ra để trên thành bồn tắm, tôi nghĩ chỉ trong một thời gian ngắn như vậy sẽ không có chuyện gì, ai ngờ vừa nằm xuống đã ngủ thiếp đi".

"Ai bảo cô tháo nó ra?", ở máy bên kia Đường Triêu gần như hét lên.

"Nhưng mà bên trong là giấy, nếu không bỏ ra nó bị thấm ướt thì cũng mất linh! Chẳng phải anh nói thế hay sao?"

"Tiểu Ảnh, nói tóm lại là hiện giờ cô đừng có mà ngâm nước, khi tắm cũng có thể tránh không làm nó ướt kia mà, ví dụ như lấy màng nilon bọc nó lại. Đừng có tùy tiện tháo ra, sẽ rất nguy hiểm đấy. Oán khí tích tục lại ở đời này quá nặng nề rồi, nếu chúng ta không cẩn thận một chút thôi thì có thể...", Đường Triêu nói với vẻ tận tình hết nước hết cái. Từ trước đến nay tôi luôn thấy ở anh ta vẻ bình thản không gấp gáp vội vàng, chưa bao giờ thấy anh ta lại bị kích động như lúc này.

Tôi liền xoa diu: "Ừm, tôi biết rồi, sau này tôi sẽ chú ý hơn, bây giờ không sao rồi. Anh hãy nghỉ ngơi đi nhé!".

"Cô gọi điện thoại cho Thanh Lâm hỏi chuyện kia luôn nhé!".

"Ừm".

Sau khi tắt máy tôi nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường, vừa vặn mười hai giờ. Giằng co mất bao nhiêu trong giấc mộng đó, vậy mà mới có hơn tiếng trôi qua.

Lần này điện thoại của Thanh Lâm cuối cùng cũng thông.

"Alo, ai thế?", Thanh Lâm bên kia hỏi với vẻ buồn ngủ.

"Thanh Lâm, là mình đây, Tiểu Ảnh đây!".

Dường như Thanh Lâm tỉnh táo hơn một chút, giọng nói cũng cao lên mấy tông: "Muộn thế này rồi còn có chuyện gì vậy?"

"Thanh Lâm., mình muốn hỏi một chút, cậu có biết Tần Tịnh là ai không?".

"Tần Tịnh á? Tần Tịnh nào? Làm gì có ai?". Thanh Lâm trả lời luôn không cần suy nghĩ.

"Chính là cái người mà gia đình cậu thờ trong gian linh đường nhỏ phía sau hòn non bộ trong vườn ấy".

"Thôi cho mình xin đi, mình nhát gan như vậy, nửa đêm gà gáy cậu nhắc đến linh đường gì chứ?". Âm điệu lại tiếp tục cao thêm một chút nữa, chứng tỏ hiện giờ Thanh Lâm đã tỉnh ngủ hoàn toàn.

"Hôm nay mình đi dạo trọng vườn tình cờ đi vào nơi đó đã nhìn thấy nên muốn hỏi cậu. Cậu nói cho mình biết đi! Cậu biết là mình rất tò mò rồi đấy".

"À!", Thanh Lâm đột nhiên nhớ ra: "Cậu nói là người phụ nữ ấy à? Nghe bà ngoại mình nói thì hình như đó là vợ của ông cậu mình, bà ấy chết từ khi rất trẻ! Nghe nói linh đường đó vẫn giữ nguyên không hề thay đổi kể từ khi bà ấy chết đi. Nói cho cậu biết, ở đó đầy âm khí, mỗi lần bà ngoại bảo mình ra đó thắp hương, mình đều cảm thấy nó âm u ảm đạm chết khiếp, nếu bảo đi một mình chắc mình không dám đi đâu. Mỗi lần ra đó đều cảm giác như không phải bà ấy đã chết được mấy chục năm rồi mà chỉ mới chết thôi. Ôi, dù gì thì gian phòng đó cũng thật kỳ quái, vào từ đường thờ linh vị tổ tiên còn thấy dễ chịu hơn nhiều".

"Vợ của ông cậu sao? Bà ngoại cậu có em trai à?".

"Là anh của bà ngoại mình! Nghe bà ngoại kể, ông cậu mình lấy bà mợ về chưa được bao lâu thì bà mợ chết. Khi đó bà ngoại mình đang du học ở Anh nên cũng không rõ lắm".

"Du học á?"

"Bà ngoại minh lớn lên ở nước ngoài mà! Thấy bói từng nói nhà họ Hà nhà mình không thể có con trai nối dõi, đến đời bà ngoại, sau khi cụ mình sinh được ông cậu lại có thêm bà ngoại mình nữa. Cụ ông vừa mừng vừa lo, thế nên có mời về một ông thầy bói, thấy bói đó phán rằng bà ngoại mình cao số, không thể có anh chị em. Thêm vào đó giờ sinh của ông cậu lại cũng không tốt, yếu ớt khó mà trường thọ được, nên cụ ông vừa đau lòng vừa lo lắng, lại vẫn cố gắng tìm mọi cách để giữ được chút giống nòi độc nhất của gia tộc cuối cùng quyết định nhẫn tâm giử bà ngoại mình sang Anh. Cũng không nhớ được năm đó bà ngoại bao nhiêu tuổi, nhưng hình như còn rất nhỏ. Vậy mà cuối cùng ông cậu mình vẫn chết. Nghe nói bà mợ sau khi được lấy về tới hai năm sau cũng vẫn không có con, đến hai tháng trước khi ông cậu qua đời mới mang thai. Sau này bà mợ cũng chết non".

"Sao? Vì sao bà ấy lại chết?". Tôi không tìm được manh mối nào trong những câu chuyện mà Thanh Lâm kể tràng giang đó. Một thiếu phu nhân trong gia đình giàu có, không phải lo chuyện cơm ăn áo mặc, liệu còn có oán hận gì?

"Băng huyết. Bà mợ chết lúc sinh con". Tôi nhớ đến lời thiếu phụ họ Lạc nói trong lần đâu tiên đến cửa hàng xường xám. Băng huyết, về điểm này thì phù hợp.

"Chẳng phải ông của cậu chết rồi hay sao? Làm sao lại có con được? Vậy còn đứa bé đó thì thế nào, còn sống được không?" Tôi hỏi xong mới thấy thừa, nhà họ Hà tổng cộng chỉ có bấy nhiêu người, nếu đứa bé đó còn sống thì chắc chắc tôi đã gặp nó rồi.

Quả nhiên Thanh Lâm nói: "Là đứa bé mồ côi từ trong bụng, đã hiểu chưa? Ông cậu mình chết ngay sau khi bà mợ có thai. Cho đến hai tháng sau mới biết. Đứa bé đó cũng chết sau khi trào đời được khoảng nửa giờ. Nghe nói là một đứa con trai. Có lẽ vì sức khỏe của bà mợ không tốt, nên đẻ xong đã chết, còn đứa bé thì cũng yếu, lại còn là con trai nữa nên khả năng sống sót đương nhiên là thấp rồi". Hai câu sau cũng rõ ràng cho thấy Than Lâm tin vào só phận bất hạnh của dòng họ nhà mình.

"À! Nhưng vì sao bà ấy lại nói với mình bà ấy là Lạc phu nhân nhỉ?". Tôi không hiểu nguyên nhân vì sao bà ta lại dùng cái tên này.

Thanh Lam truy hở: "Cái gì? Cái gì mà Lạc phu nhân?".

"Không có gì, mình nói với mình thôi. Cũng không còn sớm nữa, cậu hãy đi ngủ đi nhé!"

"Chờ chút, Tiểu Anh, mình muốn hỏi cậu một câu này". Giọng nói của Thanh Lâm thấp xuống rất nhiều, lại còn mang một chút ngập ngừng do dự,

"Câu gì?".

Thanh Lâm ở máy bên kia im lặng mấy giây, sau đó nói vội vàng: "Cậu sẽ làm gì nếu như bị người yêu phản bội?". Nó nói nhanh tới mức như sợ nếu ngắt giữa chứng thì sẽ không nói tiếp được vậy.

"Sao đột nhiên cậu lại hỏi mình điều này? Cậu nói Văn Phong ấy hả? Lẽ nào anh ấy đã làm điều gì?".

"Không phải, không phải, là mình lấy vị dụ thế thôi. Coi như cậu làm một câu trắc nghiệm, giả dụ cậu gặp chuyện như vậy, cậu sẽ thế nào?". Thanh Lâm vội vàng giải thích, lẽ nào con bé này... đã yêu một người không được phép yêu?

"Còn có thể làm gì chứ? Chỉ đành buông tay thôi!". Không khỏi nghĩ đến việc nếu như giả thiết này rơi trúng vào mình thì sao, tôi thấy lòng lạnh ngắt. Thực ra điều tôi nói với Thanh Lâm không thành thật chút nào. Nếu như Vân Phong Thực sự... Tôi siết chặt bàn tay lại, ngón tay cái ấn chặt bốn ngón còn lại vào lòng bàn tay đến mức ngón út đau như bị kim đâm. Vội vàng buông tay ra, thấy vết thương trên ngón út đã lại mở toác vì dùng lực mạnh quá, một giọt máu rịn ra, đậu trên đầu ngón tay trắng muốt, màu đỏ hệt như những bông hoa thạch lưu mà ba đứa chúng tôi đã thấy khi cũng nhau đi dã ngoại mùa hè năm đó.

Nghĩ đến đây tôi mở cuốn album ra xem. Trong bức hình ba chúng tôi đứng dưới gôc cây gạo, Thanh Lâm mặc một chiếc váy công chúa dễ thương khoác tay tôi và Vân Phong nụ cười hồn nhiên không chút vẫn vương.

Tôi làm sao vậy nhỉ? Sao đột nhiên lại mở cuốn album này ra xem ảnh cũ? Một cảm giác gì đó trào lên mà chính tôi cũng không nói được là cảm giác gì.

Đọc tiếp: Cẩm tú kỳ bào - Phần 4
Home » Truyện » Truyện Ma » Cẩm tú kỳ bào
↑ Trên cùng
Trang chủ
Copyright © Thich123.net
Liên kết © Uhm123.net - HIM18.COM