Insane

Các bạn truy cập vào HIM18.COM để đọc truyện MỚI nha. Mong các bạn ủng hộ website mới này!

CHƯƠNG 4

Họ đưa bà tới nơi an nghĩ cuối cùng trong một nghĩa trang mà các bia mộ phải kêu khóc vì không đủ chỗ thở.

Thánh lễ cũng trơ trọi như cuộc đời bà. Mấy người anh của bà từ Brooklyn tới. Ông chủ tiệm tạp hoá ở góc phố, kẻ vẫn bán chịu cho bà. Nhìn người ta ròng bà xuống cõi tối tăm của một thế giới không còn cửa sổ, Damien Karras khóc nức nở vì một nỗi buồn đau mà đã từ lâu ông đặt không đúng chỗ.

" A, Dimmy, Dimmy... "

Một người cậu vòng tay quanh vai ông.

" Đừng lo, bà cụ bây giờ đã ở thiên đàng rồi, Dimmy ạ, bà được hưởng ân phúc." Ôi Chúa, cầu cho điều ấy được nên! Chúa ơi! Tôi xin Ngài, cầu cho điều ấy được nên!

Họ đợi ngoài xe lúc ông còn lần lữa bên nấm mộ. Ông không chịu nỗi cái ý tưởng bỏ mẹ lại một mình.

Lúc ngồi xe đến ga Pensylvania, ông đã nghe mấy người cậu kể lể các bệnh tật của họ bằng một thứ Anh ngữ rặt giọng dân di cư, đứt khúc.

" ... chứng khí thũng... phải bỏ hút thuốc... năm ngoái, cậu suýt chết... cháu có biết không?"

Những cơn co giật vì giận dữ cứ chực bùng phát trên môi ông, nhưng ông trấn áp chúng xuống và cảm thấy xấu hổ. Ông nhìn ra cửa sổ, họ đang đi qua trạm Cứu tế Quốc nội, nơi mà những sáng chủ nhật giữa mùa đông tháng giá, mẹ ông thường đến lãnh sữa và những bị khoai tây, trong khi ông còn nằm trên giường; Sở Thú công viên trung tâm, nơi mà mùa hè bà thường bỏ ông lại đó chơi, còn bà thì đi xin ăn bên vòi phun trước quảng trường. Lúc ngang qua khách sạn, Karras bật khóc nức nở, rồi cố chận lại những hồi ức, ông lau lên sự ướt át của những niềm tiếc nuối nhói đau. Ông thắc mắc là tại sao tình yêu lại đợi cái khoảng khắc xa vời này, đợi cái khoảng khắc khi ông không cần phải sờ vào, khi những giới hạn của sự tiếp xúc và sự đầu hàng của con người đã thu nhỏ lại chỉ còn bằng cỡ của tấm thẻ in nội dung thánh lễ mà ông nhét trong ví: Để tưởng nhớ...

Ông biết. Nỗi đau thương này đã xưa cũ.

Ông đến Georgetown đúng giờ ăn tối, nhưng ông không buồn ăn. Ông bách bộ trong ngôi nhà nhỏ của mình. Các bạn hữu Dòng Tên đến thăm chia buồn. Họ lưu lại chốc lát, hứa giúp lời cầu nguyện.

Quá mười giờ đôi chút, Joe Dyer xuất hiện với một chai Scoth. Ông ta hãnh diện chưng ra: " Chivas Regal đàng hoàng đấy nhé!" " Cha lấy tiền đâu ra mà mua rượu vậy, thó ở hộp tiền bố thí chắc?" " Đừng có bậy bạ, làm thế là đi đứt lời phát nguyện nghèo khổ của tôi rồi còn gì."

" Thế thì ở đâu cha có rượu nào?"

Karras mỉm cười, lắc đầu lúc đi lấy mang lại một cái ly và một cái ca uống cà phê bằng thiếc. Ông rửa ly chén trong chiếc bồn rửa mặt nhỏ xíu ở phòng tắm và nói: " Tôi tin cha."

" Tôi chưa hề thấy một đức tin nào lớn hơn thế."

Karras cảm nhận một cú đau nhói quen thuộc. Ông cố xua nó đi và trở lại với Dyer lúc ấy đang ngồi trên chiếc giường con của ông, gỡ khăn chai rượu. Ông ngồi xuống cạnh bạn.

" Cha muốn giải tội cho tôi bây giờ hay chốc nữa?"

" Cứ rót đã", Karras bảo, " rồi chúng ta sẽ giải tội cho nhau."

Dyer rót rõ nhiều vào ly, vào tách. " Các vị viện trưởng đại học không nên uống rượu," ông thì thầm. " Làm thế sẽ tạo gương xấu. Tôi nghĩ là tôi đã cất hộ cho ông ấy khỏi cái chước cám dỗ kinh khủng đó."

Karras nuốt rượu Scoth, nhưng không nuốt trôi nổi câu chuyện đó. Ông biết quá rõ cung cách của cha Viện trưởng. Một con người tế nhị và nhạy bén, ông luôn luôn ban cho bằng hình thức gián tiếp. Dyer đã đến, ông biết, với tư cách là một người bạn, nhưng cũng với tư cách sứ giả riêng của vị viện trưởng nữa. Cho nên Dyer xa xôi đề cập đến việc Karras cần phải được "nghỉ ngơi", nhà tâm thần học Dòng Tên xem đó như một điềm lành cho tương lai và cảm thấy trong khoảnh khắc chứa chan nhẹ nhõm.

Dyer rất tốt với ông, chọc cho ông cười, kể cho ông nghe về bữa tiệc tại nhà Chris MacNeil, cung cấp cho ông những giai thoại mới về Cha Giám thị phụ trách kỹ luật Dòng Tên. Ông ta uống rất ít, nhưng cứ liên tục rót đầy ly của Karras, và lúc ông cho là Karras đã đủ lịm vào giấc ngủ, ông đứng dậy khỏi giường, duỗi thẳng người Karras ra, còn ông ngồi xuống bàn giấy tiếp tục cà kê cho đến lúc mắt Karras ríu lại và lời lẽ cha chỉ còn là những tiếng lúng búng trong miệng.

Dyer đứng lên cởi giầy cho Karras. Ông tuột giày ra.

" Bây giờ định ăn cắp giày của tôi đấy hả?" Karras lắp bắp, giọng nhừa nhựa.

" Đâu có, tôi chỉ xem chỉ chân của cha để đoán hậu vận đấy chứ. Nào, bây giờ câm mồm lại và ngủ đi."

" Cha đúng là tên ăn trộm mèo Dòng Tên."

Dyer cười khẽ rồi đắp lên người Karras chiếc áo khoác mà ông vừa lấy trong tủ quần áo. " Nghe đây, người ta phải lo lắng về mấy cái hoá đơn thúc trả tiền ở cái trường đại học này. Còn tất cả các ông chỉ có mỗi việc lần chuỗi và cầu nguyện ấy tên hip-pi ở dưới phố Một đấy thôi."

Karras không trả lời. Hơi thở ông đều và sâu. Dyer lặng lẽ ra cửa, tắt đèn.

" Trộm cắp là một tội lỗi," Karras lẩm bẩm trong cõi tối.

" Lỗi tại tôi mọi đàng", Dyer nói khẽ.

Ông chờ đợi giây lát, sau đó tin chắc là Karras đã ngủ say, ông rời ngôi nhà.

Nửa đêm, Karras thức giấc, mắt đẩm lệ. Ông vừa mơ thấy mẹ ông. Đứng bên cửa sổ cao bên trên Manhattan, ông trông thấy bà từ một ki-ốt xe điện ngầm ló mặt ra. Bà đứng trên lề đường với một chiếc túi đi chợ bằng giấy nâu, đang dáo dác tìm ông. Ông vẫy tay. Bà không trông thấy ông. Bà lang thang suốt con phố. Giữa dòng xe buýt, xe tải, đám đông xa lạ.. Bà đâm hoảng hốt. Karras phát điên lên, chạy ra đường vừa khóc vừa gọi tên mẹ vì không còn tìm thấy bà, vì ông hình dung ra bà đang lao đao, chới với giữa mê cung của những đường hầm ngầm dưới đất.

Ông đợi cho cơn nức nở lắng xuống, rồi mò mẫm tìm chai Scoth. Ông ngồi trên giường và uống trong bóng tối. Nước mắt ràn rụa. Chúng không chịu thôi. Điều này giống như ngày ông còn bé, cái nỗi đau thương này.

Ông nhớ lại một cú điện thoại của cậu ông.

" Dimmy à, cái chứng chàm ngoài da ấy đã ảnh hưởng đến bộ óc của bà cụ. Bà không chịu để bác sĩ đến gần. Cứ la hét suốt. Nói chuyện cả với chiếc ra-đi-ô thổ tả ấy. Cậu nghĩ phải đưa bà đến Bellevue thôi, Dimmy ạ. Một bệnh viện thông thường người ta không chịu nổi đâu. Cậu đoán chỉ cần hai tháng là bà cụ lại khỏe như xưa, lúc đó chúng ta sẽ lãnh bà cụ ra. Ổn chứ? Nghe đây Jimmy, cậu cho cháu biết là các cậu đã thực hiện việc đó rồi. Họ chích cho bà một mũi rồi đưa bà đi bằng xe cứu thương sáng nay rồi. Các cậu không muốn làm phiền cháu, trừ phi có một cuộc họp giám định cần phải có mặt cháu để ký vài thứ giấy tờ. Bây giờ. Sao?...Bệnh viện tư à? Ai sẽ trả tiền đây, Dimmy. Cháu ư?"

Ông không còn nhớ là mình đã lăn ra ngủ.

Ông tỉnh dậy trong trạng thái tê lịm, với ký ức về sự mất mát nó đã hút cạn kiệt hết máu ở bao tử ông. Ông loạng choạng vào phòng tắm, tắm hoa sen, cạo mặt, mặc một chiếc áo dòng. Lúc đó là năm giờ ba mươi lăm phút. Ông mở khoá cửa vào Thánh đường Ba Ngôi, khoác áo lễ lên, rồi dâng lễ ở bàn thờ bên cánh trái.

" Memento etiam... " Ông cầu nguyện với nỗi tuyệt vọng trống rỗng. Xin hãy nhớ kẻ đầy tớ ngài là Mary Karras... "

Trên cánh cửa tủ cất Bánh Thánh ông trông thấy khuôn mặt người nữ điều dưỡng ở phòng nhận bệnh viện Bllevue, nghe lại những tiếng thét từ căn phòng cách ly.

" Ông là con trai bà cụ ạ?"

" Vâng, tôi là Damien Karras."

" Chà, tôi không cách nào vào trong đó được. Bà ta đang lên cơn."

Ông nhìn xuyên qua lỗ thông hơi vào căn phòng bít bùng với một bóng đèn trơ trọi treo trên trần, tường được lót bằng các vật liệu êm để chống gây thương tích, trần trụi, không bàn ghế, trừ một chiếc giường nhỏ mà bà đang mê sảng, điên loạn trên đó.

"... Chúng tôi cầu xin ngài hãy ban cho bà một nơi an nghỉ, đầy ánh sáng và sự bình yên... "

Lúc bà bắt gặp tia nhìn của ông, bà chợt lặng yên đưa đôi mắt bị ngáng trở về phía lỗ thông hơi.

" Sao con lại làm điều này hở Dimmy? Sao vậy?"

Đôi mắt ấy còn nhu mì hơn mắt của chiên con.

" Agnus Dei... " Ông lẩm nhẩm lúc cúi đầu và đấm ngực. Lúc ông nhắm mắt và cầm Bánh Thánh lên, ông trông thấy mẹ ông trong phòng định bệnh, tay bà chắp lại để vào lòng, nét mặt ngoan ngoãn và bối rối lúc viên chức giám định giải thích cho bà nghe về báo cáo của bác sĩ tâm thần ở bệnh viện Bellevue.

" Bà có hiểu điều đó không, Mary?"

Bà đã gật đầu, không hề mở miệng, họ đã tháo hàm răng giả của bà ra. " Sao, bà có ý kiến gì về điều đó không, Mary?"

Bà hãnh diện trả lời viên chức giám định.

" Có con trai tôi đây phát biểu thay cho tôi."

Một tiếng rên đau đớn thoát ra từ môi Karras lúc ông cúi đầu trên Bánh Thánh. Ông đấm ngực như thể ngực ông là thời gian, và lắp bắp, " Domine, no sum dignus... Tôi chẳng xứng đáng... xin chỉ nói một lời thì linh hồn tôi sẽ được lành mạnh." Cưỡng lại mọi lý luận, cưỡng lại mọi kiến thức, ông cầu xin có một Đấng Nào Đó chịu lắng nghe lới cầu nguyện của ông.

Ông không nghĩ như vậy.

Sau Thánh lễ, ông trở về nhà, cố dỗ giấc ngủ. Không ăn thua gì. Lúc gần trưa, một linh mục còn trẻ, ông chưa bao giờ gặp, bất thần đến. Ông ta gõ rồi nhìn vào cửa.

" Cha bận ạ? Tôi gặp cha chốc lát được không?"

Trong ánh mắt đó là cả một gánh nặng bồn chồn, trong giọng nói kia là cả một lời thỉnh cầu níu kéo.

Trong thoáng chốc, Karras thấy ghét người khách này.

" Mời vào", Ông dịu dàng nói. Trong lòng bừng bừng giận dữ vì cái phần này của bản ngã ông nó đã làm cho ông lúng túng, bất an, cái phần mà ông không kiểm soát nổi, cái phần nó nằm cuộn tròn trong ông như một sợi dây thừng, lúc nào cũng chực bùng ra không ai khiển, khi có tiếng ai đó kêu cầu giúp đỡ. Cái phần đó không chịu để ông yên. Ngay cả trong giấc ngủ. Bên những bến bờ của cõi mộng mơ ông, thường vẫn có một âm thanh nghe như một tiếng kêu ngắn, yếu mòn của ai đó đang gặp cơn bĩ cực. Cái âm thanh đó gần như không nghe thấy được từ xa. Luôn luôn là cái âm thanh đó. Hằng mấy phút sau khi thức giấc, ông thường cảm thấy bứt rứt về một nhiệm vụ nào đó chưa hoàn tất.

Người tu sĩ trẻ cứ lóng ngóng, dao động, có vẻ rụt rè. Karras kiên nhẫn dẫn dắt ông ta. Mời thuốc lá, cà phê. Xong cố tạo ra một vẻ quan tâm lúc vị khách trẻ ảm đạm kia lần hồi bộc bạch một vấn đề quen thuộc: nỗi cô đơn khủng khiếp của đời tu sĩ. Trong tất cả những nỗi u uẩn, xao xuyến mà cha Karras thường gặp trong cộng đồng này, đây là một vấn đề gần đây đã nổi cộm lên nhất. Bị cách ly hoàn toàn với gia đình và phụ nữ, nhiều linh mục Dòng Tên đâm ra sợ cả việc bộc lộ tình cảm với các linh mục đồng liêu, sợ hình thành những tình bạn trìu mến và sâu đậm.

" Chẳng hạn như tôi muốn khoác vai một người bạn khác, nhưng ngay lập tức, tôi lại sợ anh ta cho tôi là kẻ đồng tính luyến ái. Ý tôi muốn nói, cha có nghe tất cả những lý thuyết về biết bao nhiêu những chứng bệnh tiềm ẩn thường hút lấy giới tu hành. Cho nên đơn giản là tôi tránh làm việc ấy. Ngay cả việc đến phòng ai đó chỉ để nghe vài đĩa nhạc, tôi cũng không dám, kể cả trò chuyện hay hút thuốc với nhau. Không phải là tôi sợ gì anh ta, tôi chỉ ngại một nỗi là anh ta lại ngại tôi thôi."

Karras cảm thấy gánh nặng lây dần từ người kia sang ông. Ông cứ để cho nó đến, cứ để cho người tu sĩ trẻ dốc tận can tràng. Karras biết thế nào ông ta cũng còn trở lại, trở lại nữa, ông ta cũng cảm thấy được khuây khoả khỏi trũng cô đơn, thế nào ông ta cũng kết bạn với cha Karras và đến khi ông ta nhận ra được rằng ông đã làm điều đó không chút sợ sệt và nghi ngờ, có lẽ ông sẽ tiếp tục làm bạn với những linh mục khác nữa.

Nhà tâm thần học đâm ra mệt mỏi rã rời. Ông thấy mình lãng đãng trôi vào nỗi sầu muộn riêng tư. Ông liếc nhìn tấm lắc mà ai đó đã tặng ông dịp Nô-en năm ngoái, NGƯỜI ANH EM TÔI ĐAU KHỔ, TÔI CHIA XẺ NỖI ĐAU CỦA ANH, TÔI GẶP THIÊN CHÚA NƠI ANH, ông đọc. Một cuộc gặp gỡ bất thành, ông thống trách mình. Ông đã vẽ bàn đồ, vạch ra đường lối cho nỗi giày vò quặn thắt của anh em mình, vậy mà chưa bao giờ ông bước chân trên những nẻo đường đó, hoặc giả ông tin tưởng như vậy. Ông cho rằng niềm đau mà ông cảm thấy chính là niềm đau của riêng ông.

Rốt cuộc, vị khách nhìn đồng hồ tay. Đã đến giờ ăn trưa tại nhà ăn trường đại học. Ông khách đứng dậy, chuẩn bị cáo từ, sau đó dừng lại nhìn một cuốn tiểu thuyết thời thượng nằm trên bàn giấy của Karras.

" Cha đã đọc nó chưa?"

Người khách lắc đầu. " Thưa chưa. Có nên đọc không ạ?" " Tôi cũng không biết. Tôi vừa đọc xong và cũng không dám chắc là thật sự hiểu." Karras nói dối.

Ông nhặt quyển sách lên trao cho khách." Cha muốn, cứ cầm về đọc. Cha biết đấy, tôi rất muốn biết ý kiến của một người khác." " Vâng, rất muốn", vị tu sĩ trẻ vừa ngắm nghía chiếc bìa áo bọc ngoài sách đầy bụi, vừa nói. " Tôi sẽ cố đọc xong và hoàn lại cha trong hai ngày."

Trông thần thái khách đã có vẻ tươi tỉnh hơn.

Lúc cánh cửa sắt "kịch" đóng lại sau lưng khách, Karras cảm thấy bình yên trong giây lát. Ông cầm quyển sách kinh lên bước ra sân, rồi cứ thong thả bách bộ trên sân và đọc kinh.

Vào xế trưa, ông lại tiếp một vị khách khác, vị linh mục chánh xứ Thánh đường Ba Ngôi, đã trọng tuổi. Vị linh mục này ngồi xuống ghế cạnh bàn giấy và ngỏ lời chia buồn về cái chết của mẹ Karras. " Hãy dâng hai Lễ cho bà cụ, Damien ạ, và một Thánh lễ cho chính cha." Ông nói hơi khò khè với chút xíu hơi hướng phát âm của người Ái Nhĩ Lan nói tiếng Anh.

" Rất đa tạ sự quan tâm của cha."

" Bà cụ niên kỷ bao nhiêu rồi?"

" Bảy mươi."

" Thế là thọ lắm."

Karras xoắn tia nhìn lên tấm thẻ thường đặt trên bàn thờ mà vị cha xứ đã mang theo mình. Đó là một trong ba tấm bìa cứng dùng trong Thánh lễ, được bọc plastic và có ghi một đoạn kinh nguyện cho cha dâng lễ xướng. Nhà tâm thần học thắc mắc không hiểu vị khách của mình đang làm gì với tấm thẻ ấy.

" Này, Damien, ta lại mới có thêm một vụ đó nữa ngày hôm nay đây. Cha biết rồi đó, xảy ra trong nhà thờ. Một vụ phạm thánh nữa."

Một tượng Thánh nữ Đồng Trinh ở sau lưng nhà thờ đã bị sơn phết trông giống như một gái điếm, vị cha xứ thuật cho ông nghe. Sau đó, cha xứ trao tấm thẻ bàn thờ cho Karras. " Còn cái này thì xảy ra vào buổi sáng sau khi cha đi New York. Thứ Bảy phải không? Đúng rồi, thứ Bảy. Này, cha hãy nhìn đây. Tôi vừa nói chuyện với một trung sĩ cảnh sát,và này... này, cha hãy nhìn thử tấm thẻ này xem. Damien."

Lúc Karras xem xét tấm thẻ, vị cha xứ cắt nghĩa rằng có một kẻ nào đó đã đút một tờ giấy có chữ đánh mày vào giữa tấm thẻ nguyên bản và bìa bọc thẻ. Nội dung của bản thứ phẩm này, mặc dù có vài chỗ gạch bỏ và nhiều lỗi đánh máy, về căn bản được viết bằng một thứ tiếng la-tinh dễ hiểu và lưu loát, mô tả bằng những chi tiết khêu gợi và sống động một cuộc tiếp xúc đồng tính luyến ái tưởng tượng giữa Thánh nữ Đòng Trinh Maria và Thánh nữ Marie Madeleine.

" Thế đủ rồi, cha cũng không cần phải đọc hết." Cha xứ nói, giật phắt lại tấm thẻ, như sợ nó gây ra tội lỗi. " Đó là một thứ văn la-tinh trác tuyệt; tôi muốn nói là nó có một văn phong, một văn phong la-tinh của giáo hội. Chà, người trung sĩ cảnh sát cho biết ông ta có thảo luận với một nhà tâm lý học, và ông ta bảo rằng con người làm mọi việc này- hừ, rất có thể là một linh mục, cha biết đó, một linh mục vô cùng bệnh hoạn. Cha có nghĩ thế không ?"

Nhà tâm thần học cân nhắc giây lâu, rồi gật đầu. " Vâng, vâng, có thể như thế lắm. Ông ta hành động như thế để phản kháng, có lẽ, đang lúc trong một trạng thái mộng du hoàn toàn. Tôi cũng không biết nữa. Có thể lắm. Có lẽ là như vậy."

" Cha có nghĩ một kẻ nào đó không, Damien?"

" Tôi không hiểu ý cha."

" Thế này đây, trước sau gì những kẻ nào đó cũng tìm đến cha, đúng không? Tôi muốn nói đến những kẻ bệnh hoạn đó, nếu quả thật có những kẻ như vậy trong khuôn viên trường đại học này. Cha có biết một kẻ nào giống như vậy không? Một kẻ mắc chứng bệnh loại đó?"

" Không, tôi không biết."

" Phải, tôi đã nghĩ là cha chẳng tiết lộ cho tôi biết đâu."

" Thưa cha, dù gì đi nữa, tôi cũng không biết gì cả. Chứng mộng du là một cách giải quyết một số tình huống xung đột có thể xảy ra, và hình thức giải quyết thường thấy thường là có tính cách tượng trưng. Do đó, thực sự là tôi không biết. Và nếu chính đó là một kẻ mắc chứng mộng du, thì có thể y đã hoàn toàn quên hết những gì y làm, cho nên thậm chí chính bản thân y cũng không còn biết lối nào mà lần ra nữa."

" Còn nếu cha có trách nhiệm phải tiết lộ y ra thì sao?" Vị cha xứ láu lỉnh hỏi. Karras nhận thấy cha xứ cứ ngắt vào trái tai, một cử chỉ do thói quen mỗi khi ông cho rằng mình ranh ma lắm.

" Quả thực tôi không biết," nhà tâm thần học nhắc lại.

" Phải rồi, phải rồi, tôi đã nghĩ là có đời nào cha lại cho tôi biết đâu," vị cha xứ đứng dậy bước ra phía cửa. " Cha có biết là các cha giống như cái gì không? Giống hệt như các ông thầy tu ấy !" Ông ta phàn nàn.

Karras khẽ cười, còn vị cha xứ quay lại ném tấm thẻ bàn thờ lên bàn giấy. " Tôi nghĩ là cha nên nghiên cứu cái này," ông lầu bầu. " Có thể cha sẽ khám phá ra một điều gì đó."

Vị cha xứ đi ra cửa.

" Họ đã kiểm tra vết dấu tay trên đó chưa ?" Karras hỏi.

Vị cha xứ dừng bước, khẽ quay lại. " Hừ, tôi không tin tưởng gì chuyện đó. Vả lại, có phải là ta đang theo dõi một đối tượng hình sự nào đâu, đúng không? Đúng hơn, đó có lẽ chỉ là một giáo dân trong xứ đạo bị điên loạn đấy thôi. Cha nghĩ sao về điều ấy, hở Damien? Cha có nghĩ có thể đó là một người trong giáo xứ không? Cha biết không, tôi thì tôi nghĩ như vậy đó. Nhất định không phải là một linh mục nào cả, mà là một người trong giáo xứ thôi." Ông ta kéo trái tai. " Cha không nghĩ thế sao?"

" Quả thật tôi không biết," ông lập lại lần nữa.

" Phải, tôi nghĩ cha có đời nào chịu nói đâu."

Khoảng cuối ngày hôm ấy, cha Karras được bãi nhiệm chức cố vấn và được bổ nhiệm làm giảng viên môn tâm thần học tại trường Y khoa thuộc Viện Đại học Georgetown. Ông nhận được lệnh "nghỉ ngơi".


CHƯƠNG 5

Regan nằm ngửa trên bàn khám của bác sĩ Klein, tay và chân khuỳnh ra ngoài. Nắm lấy bàn chân cô bé bằng cả hai tay, bác sĩ gập nó về phía mắt cá. Trong một thời gian, ông cứ giữ cho bàn chân căng thẳng, rồi thình lình buông nó ra. Bàn chân xuôi trở lại vị trì bình thường.

Ông lập lại động tác đó nhiều lần, nhưng kết quả không có gì khác. Ông có vẻ bực. Thế rồi Regan ngồi phắt lên nhổ toẹt vào mặt ông. Ông dặn một người điều dưỡng ở lại phòng, còn ông quay lại văn phòng thảo luận với Chris.

Hôm đó nhằm ngày 26 tháng Tư. Bác sĩ không có mặt ở thành phố suốt hai ngày Chủ nhật và Thứ Hai, nên mãi sáng nay Chris mới tiếp xúc được với ông để thuật lại biến cố tại bữa tiệc và vụ giường lắc xảy ra sau đó. " Nó lắc thật không?"

" Lắc thật."

" Bao lâu?"

" Tôi không rõ. Có lẽ mười, mười lăm giây gì đó. Đó là theo chỗ tôi tận mắt chứng kiến. Thế rồi con bé cứng người lại và đái ra giường. Hay có lẽ là nó đã đái dầm trước đó không chừng. Tôi cũng không biết nữa. Thế rồi bất ưng, nó ngủ say như chết và mãi đến xế trưa hôm sau mới thức giấc.

Bác sĩ Klein trầm ngâm ghi chú.

" Vậy thì đó là bệnh gì?" Chris hỏi bằng một giọng bứt rứt.

Lúc Chris mới đến lần đầu tiên, ông đã trình bày sự nghi ngờ của ông rằng việc giường bị lắc gây ra do một cơn co giật, do sự co dãn liên tục của các bắp thịt. Ông đã bảo nàng rằng hình thức mãn tính của một tình trạng như thế là chứng bệnh rung giật, thường là dấu hiệu chỉ cho biết có một tổn thương trong não. " Vâng, cuộc thử nghiệm có kết quả âm tính," ông bảo nàng, vừa mô tả diễn trình thí nghiệm, vừa giải thích rằng trong chứng rung giật, đông tác co duỗi liền tiếp nhau của bàn chân lẽ ra phải làm nảy sinh một loạt các động tác co bóp rung giật. Tuy nhiên lúc ngồi ở bàn giấy, trông ông vẫn có vẻ lo lắng. " Con bé có bị ngã bao giờ không?"

" Ngã xuống bằng đầu ấy à?" Chris hỏi.

" Vâng!"

" Không có, theo chỗ tôi biết thì không."

" Các chứng bệnh trẻ con?"

" Bình thường thôi. Đại loại là lên sởi, quai bị và trái rạ."

" Có tiền sử mắc chứng bệnh mộng du không?"

" Mãi bây giờ mới có."

" Bà nói gì vậy? Con bé đi trong giấc ngủ tại bữa tiệc sao?"

" Đúng vậy. Nó vẫn không biết nó đã làm gì đêm hôm ấy. Lại còn nhiều thứ khác nữa mà nó không nhớ.

" Mới đây thôi à?"

Hôm Chủ nhật. Regan vẫn còn ngủ. Một cú điện thoại của Howard từ hải ngoại gọi đến.

" Rags ra sao?"

" Rất cảm ơn vì cú điện thoại gọi đến chúc sinh nhật nó."

" Tôi kẹt trên du thuyền. Thôi, bây giờ đừng nhiếc móc tôi nữa. Ngay lúc về đến khách sạn, tôi đã gọi cho con ngay."

" Ra thế."

" Con bé không bảo gì em à."

" Anh đã nói chuyện với nó?"

" Đúng. Chính vì thế nên tôi nghĩ là tôi cần phải gọi điện cho em. Có quái quỷ gì xảy ra với con bé vậy?"

" Anh muốn ám chỉ điều gì?"

" Đơn giản là nó đã gọi cho tôi là " thằng bú c... " rồi gác máy."

Thuật lại vụ đó cho bác sĩ Klein nghe. Chris giải thích rằng rốt cuộc khi Regan tỉnh giấc, con bé không còn nhớ chút gì về cú điện thoại của bố hay về bất cứ điều gì xảy ra trong đêm nàng đãi tiệc kia.

" Như vậy có lẽ cô bé đã không nói dối về chuyện đồ đạc di chuyển trong phòng," Klein nêu giả thuyết.

" Tôi không hiểu ý bác sĩ."

" Không nghi ngờ gì nữa, chính cô bé đã di chuyển đồ đạc, nhưng có lẽ trong lúc cô đang lâm vào một tình trạng mà cô không hề biết là mình đang làm gì nữa. Hiện tượng đó được biết dưới tên gọi là hành động vô thức. Cũng giống như trong trạng thái hôn mê. Bệnh nhân không biết hoặc không nhớ việc mình làm."

" Nhưng thưa bác sĩ, tôi vừa chợt nhớ đến một điều, bác sĩ biết chứ? Trong phòng con bé, có một cái tủ ngăn kéo lớn và rất nặng bằng gỗ tếch, trọng lượng cũng phải đến nửa tấn. Tôi muốn hỏi là làm cách nào con bé di chuyển cái tủ đó nổi?"

" Trong bệnh lý học, sức mạnh phi thường là một điều khá bình thường."

" Ồ, thật sao? Tại sao vậy?"

Bác sĩ nhún vai. " Nào ai biết."

" Còn bây giờ, ngoài những điều bà cho tôi biết," ông nói tiếp," bà có để ý thấy còn hành vi kỳ quặc nào nữa không?"

" Vâng có, con bé đâm ra quá sức ủy mị, sướt mướt."

" Kỳ quặc kia," ông nhắc lại.

" Đối với con bé, thế là kỳ quặc rồi. À, chờ chút! Thôi đúng cái này rồi! Bác sĩ còn nhớ cái bàn cơ mà con bé hay chơi không? Đại uý Howdy ấy."

" Người bạn trong cõi tưởng tượng," vị bác sĩ nội trú gật đầu. " Vâng, bây giờ con bé còn nghe được ông Đại uý ấy nữa." Chris tiết lộ.

Vị bác sĩ nghiêng người tới trước, hai tay khoanh lại đặt trên bàn. Lúc Chris kể tiếp, mắt ông chăm chú và nheo lại để phóng ra những tia suy đoán. " Sáng hôm qua," Chris kể, " tôi đã nghe được con bé chuyện trò với Howdy trong phòng ngủ của nó. Tôi muốn nói là con bé cứ nói, sau đó có vẻ như chờ đợi, như thể nó đang chơi cầu cơ. Tuy nhiên, khi tôi hé nhìn vào trong phòng, tôi không hề thấy bàn cơ nào ở đó cả, chỉ có một mình Rags, và thưa bác sĩ, con bé đang gật đầu, cứ như thể nó đồng ý với điều ông đại uý kia đang nói vậy."

" Con bé có trông thấy ông ta không?"

" Tôi không nghĩ thế. Con bé cứ nghiêng đầu một bên như cung cách của nó khi nghe đĩa hát."

Bác sĩ gật đầu và trầm ngâm. " Vâng, vâng, tôi hiểu. Có hiện tượng nào khác giống như thế không? Con bé có thấy vật này vật kia không? Có ngửi thấy mùi này mùi nọ không?"

" Ngửi à?" Chris nhớ lại. " Nó ngửi thấy hoài một mùi khó chịu nào đó trong phòng ngủ." " Một cái gì cháy khét ?" p>

" Ủa, đúng thế đó!" Chris kêu lên. "Làm sao bác sĩ biết?"

" Đôi khi, đó là triệu chứng của một sự rối loạn trong hoạt động hoá điện của não. Trong trường hợp của con gái bà, nó nằm ở thùy thái dương, bà thấy chứ?" Ông đặt tay lên phía trước sọ. " Ngay trên này đây, nơi phần trước của não bộ. Điều này hoạ hiếm lắm, nhưng chính nó gây ra những ảo giác kỳ quặc, và thường là ngay trước một cơn co giật. Tôi nghĩ, đó là lý do người ta quá hay nhầm nó là hội chứng tâm thần phân liệt, nhưng thực tế đó không phải là bệnh tâm thần phân liệt đâu. Nó xuất phát bởi một thương tổn trong thùy thái dương. Lâm thời, do cuộc thử nghiệm tìm chứng rung giật đã không đi đến được kết luận., thưa bà Mac Neil, tôi nghĩ ta nên làm một cái EEG cho cô bé."

" Là cái gì vậy?"

" Electro Encephalo Graph. Điện não đồ. Nó sẽ bộc lộ cho ta thấy mô hình những đợt sóng trong não bộ cô bé. Thông thường, đó là một chỉ dẫn khá tốt về sự bất bình thường của chức năng."

" Nhưng bác sĩ nghĩ đúng là nó sao? Thái dương thùy ấy?"

" Cô bé quả bị hội chứng đó thật. Chẳng hạn như thói bừa bãi này, tính hay gây gỗ này, hành vi gây bối rối về phương diện xã hội này, lại còn hành động vô thức nữa. Và dĩ nhiên, những cơn chứng làm lắc giường nữa. Thường ra, sau đó còn là tật đái dầm hay nôn mửa, hoặc cả hai, sau đó là ngủ rất say."

" Bác sĩ muốn trắc nghiệm con bé ngay bây giờ chăng?" Chris hỏi.

" Vâng, tôi nghĩ ta nên tiến hành ngay lập tức, nhưng cô bé sắp cần đến thuốc an thần đấy. Chứ nếu nó cử động hay vật vã thì sẽ không có kết quả. Do đó tôi xin phép cho cô bé dùng một liều, cứ gọi là hai mươi lăm miligam chất Librium."

" Lạy Chúa, bác sĩ cần làm gì xin cứ việc làm ngay đi." Nàng bảo bác sĩ, run lẩy bẩy.

Nàng theo bác sĩ đến phòng khám. Lúc Regan trông thấy ông chuẩn bị một mũi tiêm dưới da, con bé hét lên rồi văng tục hàng tràng ầm ỹ.

" Ôi cưng, mũi thuốc sẽ giúp ích con mà!" Chris van vỉ trong nỗi khốn quẫn. Nàng giữ yên Regan cho bác sĩ Klein chích xong mũi thuốc.

" Tôi trở lại ngay," bác sĩ nói, gật đầu, rồi trong lúc một người điều dưỡng đẩy máy đo điện não đồ vào, ông rời phòng đi thăm một bệnh nhân khác. Lát sau, ông trở lại, chất Librium vẫn chưa có tác dụng.

Klein có vẻ ngạc nhiên. " Đó là một liều rất mạnh," ông lưu ý Chris.

Ông chích thêm hai mươi lăm miligam nữa, xong rời phòng. Lúc trở lại, ông thấy Regan đã thuần tính và ngoan ngoãn.

" Bác sĩ làm gì vậy?" Chris hỏi Klein lúc ông gắn cái điện cực có nhúng muối lên da đầu Regan. " Chúng tôi gắn mỗi bên bốn điện cực," ông giải thích. " Như thế sẽ giúp chúng tôi đọc được sóng não từ bên trái và bên phải não bộ, sau đó so sánh chúng."

" Sao lại so sánh chúng?"

"Thế này nhé, những đường lệch hướng có thể có ý nghĩa. Ví dụ, tôi có một bệnh nhân hay thấy ảo giác," Klein nói. " Anh ta thường thấy, thường nghe nhiều điều, những điều dĩ nhiên không hề có trong thực tế. Tôi nhận thấy có một sự khác biệt khi so sánh điện đồ bên trái với điện đồ bên phải của sóng não bệnh nhân và khám phá ra rằng thực sự ra, anh ta chỉ bị ảo giác có một bên đầu mà thôi."

" Quái thật."

" Mắt và tai trái hoạt động bình thường, chỉ có bên phải mới thấy ảo ảnh và nghe ảo thanh."

" Được rồi, bây giờ ta hãy xem." Ông bật máy lên. Ông chỉ những đợt sóng trên màn ảnh hùynh quang. " Đó là sóng của cả hai bên não," ông giải thích. " Việc giờ đây tôi đang làm là tìm các sóng có đỉnh nhọn." Ông làm mẫu trong không khí bằng ngón tay trỏ, " đặc biệt là những dợn sóng có biên độ rất cao xuất hiện từ bốn đến tám đợt mỗi giây. Đó là thùy thái dương." Ông bảo nàng.

Ông nghiên cứu những mô hình sóng não rất kỹ lưỡng, nhưng không khám phá ra sự loạn nhịp nào. Không có những sóng đỉnh nhọn. Không có những vòm phẳng. Và lúc ông chuyển qua giai đoạn so sánh, kết quả vẫn là không. p>

Klein nhíu mày. Ông không sao hiểu nổi. Ông lập lại diễn trình trên. Vẫn không có gì thay đổi.

Ông gọi một nữ điều dưỡng vào trông chừng Regan rồi trở lại văn phòng với mẹ cô bé.

" Thế là sao?"

Vị bác sĩ ngồi trầm tư bên mép bàn. "Vâng, điện não đồ lẽ ra đã chứng minh là cô bé mắc chứng đó, nhưng sự kiện không có loạn nhịp đó không chứng tỏ cho tôi thấy một cách dứt khoát rằng cô bé không bị chứng đó đâu. Có thể lắm là chứng ít-tê-ri - chứng cuồng loạn - nhưng mô hình sóng trước và sau cơn co giật của cô bé thật quá sức gây ấn tượng.

Chris cau mày. " Thưa bác sĩ, bác sĩ cứ lập đi lập lại mãi từ "co giật". Vậy thì chính xác, chứng bệnh này là bệnh gì vậy?"

" Chà, nó không phải là một chứng bệnh," ông khẽ nói.

" Được rồi, nhưng bác sĩ gọi đó là gì? Tôi muốn nói về phương diện chuyên môn."

" Người ta gọi nó là chứng động kinh, thưa bà MacNeil."

" Ôi! Lạy Chúa!"

Chris sụm xuống ghế.

" Bà cứ bình tĩnh," Klein trấn an. " Theo chỗ tôi thấy, cũng giống như đa số quần chúng, cái cảm nghĩ của bà về chứng động kinh đã bị thổi phồng quá đáng và phần lớn có thể là mang tính chất thần thoại đó thôi."

" Bệnh ấy có di truyền chăng?" Chris dò la, co rúm người lại.

" Đó lại là một trong những chuyện thần thoại khác nữa." Klein bình tĩnh bảo nàng. " Ít ra thì đó cũng là ý nghĩ của đa số bác sĩ chúng tôi. Bà xem đây, trên thực tế, ai cũng có thể bị chứng co giật cả. Bà thấy đó hầu hết chúng ta đều được sinh ra với một ngưỡng cửa khá cao để kháng cự lại chứng co giật, có người thì với một ngưỡng cửa thấp, do đó, sự khác biệt giữa bà và một người động kinh là một vấn đề mức độ. Có thế thôi. Đơn giản chỉ là mức độ."

" Thế thì nó là gì chứ? Một ảo giác do khuynh hướng đồng bóng chăng?"

" Một sự rối loạn thôi: một sự rối loạn có thể kiểm soát được. Và có nhiều, rất nhiều loại rối loạn như thế, bà MacNeil ạ. Chẳng hạn như bây giờ bà đang ngồi đây và trong một giây đồng hồ, bà có vẻ như ngây dại đi, cứ cho là bà không nghe thầy đôi điều tôi nói. Vâng, đó cũng là một thứ động kinh đấy, thưa bà MacNeil, đúng vậy đó. Đó là một cơn động kinh thực sự."

" Vâng, vậy thì đó không phải là trường hợp Regan rồi." Chris bác khước. " Có điều tại sao tình trạng đó lại bất ưng xảy ra như thế?"

" Chúng ta vẫn chưa biết chắc chắn là cô bé mắc chứng gì, và tôi phải công nhận rằng có lẽ bà đã đúng ngay từ đầu, rất có thể đó là bệnh tâm thần cơ thể. Tuy nhiên, tôi nghi lắm. Để trả lời câu hỏi của bà, tôi xin nói là bất cứ thay đổi nào trong chức năng của não bộ đều có thể nảy sinh ra một sự co giật trong hội chứng động kinh được : sự lo lắng, mệt mỏi, cơn sốc tình cảm, một nốt nhạc đặc biệt trên một nhạc cụ. Tôi xin đan cử một ví dụ: có lần tôi có một bệnh nhân, ông ta chưa bao giờ lên cơn động kinh trừ có mỗi một lần trên xe buýt, lúc còn cách nhà ông một dãy phố. Rốt cuộc, chúng tôi đã dò ra nguyên nhân: nguồn sáng lấp lánh từ một nẹp hàng rào sơn trắng phản chiếu nơi cửa xe buýt đó. Nếu vào một thời điểm khác trong ngày hoặc giả chiếc xe buýt chạy với một vận tốc khác thì hẳn ông ta đã không bị co giật rồi, bà thấy đó. Ông ta bị một vết thương, một vết sẹo trong não gây ra do một chứng bệnh thời thơ ấu. Trong trường hợp con gái bà, vết sẹo đó nằm ở phía trước - phía trước và bên trái thùy thái dương - rồi khi nó bị một xung điện đặc biệt của một dãy sóng nào đó, theo một chu kỳ nào đó, chạm phải, nó liền phát huy một loạt các phản ứng dị thường, đột ngột từ thâm căn bên trong một ổ bệnh trong thùy đó. Bà thấy chứ?" " Vâng," Chris thở dài, chán ngán. " Nhưng xin thú thật với bác sĩ, tôi không hiểu làm cách nào mà toàn bộ nhân cách của con bé lại có thể bị biến đổi như thế được?"

" Trong chứng thùy thái dương, điều đó hết sức bình thường, và có thể kéo dài nhiều ngày, hoặc thậm chí nhiều tuần. Hành vi phá hoại và thậm chí tội ác nữa cũng không phải là hiếm thấy. Thực vậy, đó là một sự biến đổi lớn lao đến nỗi cách đây hai hay ba năm, những kẻ bị rối loạn thùy thái dương thường bị xem là bị quỷ ám." " Bị gì ạ ?"

" Bị xem là bị một con quỷ chiếm hữu tâm thần. Một tình trạng giống như một lối giải thích mang màu sắc mê tín của chứng nhị trùng bản ngã."

Chris nhắm nghiền mắt lại, cúi đầu tựa trán trên nắm tay. " Này, xin hãy cho tôi nghe một điều gì đó tốt lành đi," nàng thì thầm.

" Xin bà đừng hốt hoảng. Nếu quả thật đó là một vết thương, thì xét trên một phương diện, đó là điều may mắn. Lúc đó ta chỉ có mỗi việc là lấy vết sẹo đó ra."

" Ồ, cừ quá !"

" Hoặc giả đó có thể chỉ là sức ép trên não bộ mà thôi. Tôi muốn cho chụp X-quang sọ não. Trong toà nhà này có một chuyên viên X-quang, có lẽ tôi có thể nhờ anh ta xúc tiến chụp ngay được thôi. Bà nghĩ sao ?"

" Chúa ơi, vâng, xin cứ xúc tiến đi! Ta làm ngay đi thôi."

Klein gọi điện thoại dàn xếp việc đó. Họ cho biết sẽ đưa cô bé đi chụp ngay.

Ông gác điện thoại rồi khởi sự kê toa. " Phòng 22 lầu 2. Sau đó có thể tôi sẽ gọi lại cho bà vào ngày mai hoặc thứ Năm. Tôi cần mời một bác sĩ thần kinh tham gia vào vụ này. Lâm thời, tôi cho cô bé ngưng dùng Ritalin. Ta cho cô bé dùng thử Librium một thời gian xem sao."

Ông xé toa thuốc ra khỏi tập giấy và trao cho Chris. "Ta sẽ cố gắng ở sát bên cô bé, thưa bà MacNeil. Trong những trạng thái mộng du như thế này, nếu quả đúng là chứng đó, cô bé lúc nào cũng có thể gây tổn thương cho chính mình được. Phòng ngủ của bà có gần phòng cô bé không ?"

" Vâng, gần."

" Thế thì tốt. Tầng trệt à ?"

" Không, tầng hai."

" Có cửa sổ lớn trong phòng cô bé không ?"

" Có một. Có chuyện gì vậy ?"

" Vâng, ta sẽ cố đóng chặt cửa sổ đó lại, thậm chí còn phải gắn một ổ khoá nữa. Trong trạng thái hôn mê, rất có thể cô bé sẽ đi qua cửa sổ đó. Đã có lần tôi có một... "

" Bệnh nhân," Chris nói dứt câu với một thoáng cười nhọc mệt, gượng gạo.

Bác sĩ cười toét miệng. " Tôi chắc là tôi có vô khối bệnh nhân mà, đúng không ?"

" Ha !!"

Tay chống cằm, người nghiêng ra phía trước, dáng trầm mặc, " bác sĩ biết không tôi vừa chợt nghĩ đến một điều khác."

" Điều gì vậy ?"

" Đại để như bác sĩ đã nói, sau lúc lên cơn, con bé lập tức ngủ say. Giống như vào đêm thứ Bảy. Có phải bác sĩ đã bảo thế không ?" " Vâng, quả thế." Klein gật đầu. " Đúng như vậy."

" Thế thì tại sao có những lần khác con bé than là giường bị lắc giữa lúc nó vẫn hoàn toàn tỉnh táo ?"

" Bà chưa kể cho tôi nghe điều đó."

" Vâng, đúng thế đó. Con bé trông vẫn khỏe mạnh. Nó đến phòng tôi xong rồi xin ngủ chung với tôi."

" Có đái dầm, nôn mửa gì không ?"

Chris lắc đầu. " Nó vẫn khỏe mạnh."

Klein cau mày, khẽ cắn môi một lúc. " Nào bây giờ ta hãy quan sát các tia X-quang kia." Rốt cuộc ông bảo nàng.

Cảm thấy kiệt quệ và tê cóng, Chris dìu Regan đến chỗ chuyên viên X-quang, ở sát bên con lúc người ta chụp quang tuyến cho con bé, xong dẫn con về. Kể từ mũi thuốc thứ hai, con bé đâm ra câm như thóc một cách thật quái lạ. Chris cố hết sức làm cho nó khuây khoả và bận rộn.

" Con có muốn đánh vài ván cờ cá ngựa hay chơi trò chơi gì không ?"

Regan lắc đầu, rồi nhìn mẹ đăm đăm bằng đôi mắt lãng đãng như co rút vào một cõi xa xăm vô hạn. " Con buồn ngủ." Regan nói bằng một giọng như thuộc về đôi mắt. Thế rồi quay lưng, cô bé lên cầu thang về phòng ngủ.

Chắc là nhờ thuốc Librium, Chris suy nghĩ lúc nàng nhìn con. Rốt cuộc, nàng thở dài và đi xuống bếp. Nàng rót chút cà phê rồi ngồi xuống bàn nơi góc ăn sáng với Sharon.

" Mọi chuyện thế nào ?"

" Ôi Chúa !"

Chris vụt toa thuốc lên bàn. " Tốt hơn là gọi nhà thuốc bảo họ bổ cho toa này," nàng bảo, xong thuật lại lời bác sĩ căn dặn nàng. " Nếu tôi mắc bận hoặc phải đi đâu vắng, cô nhớ trông chừng con bé thật kỹ hộ tôi, Shar nhé ? Ông ta... " Bỗng điều đó lóe ra trong trí nàng, bất thần. "Chà, tôi nhớ rồi."

Nàng đứng dậy khỏi bàn đi ngay lên phòng ngủ Regan, thấy con nằm dưới chăn và có vẻ đã ngủ. Chris đến bên cửa sổ gài chặt then lại. Nàng nhìn xuống dưới. Cánh cửa sổ đó, từ bên hông nhà, trông thẳng xuống một dãy bậc cấp công cộng thật dốc, đổ xuống Phố M.ở mãi dưới xa. Chà, ta phải cho gọi thợ khoá ngay.

Chris quay lại bếp, dặn ghi thêm công việc đó vào bản liệt kê, Sharon đang phác thảo ra thực đơn bữa tối cho Willie, và trả lời điện thoại cho người đại diện của nàng.

" Kịch bản đó ra sao ?" Anh ta muốn biết.

" Vâng, tuyệt lắm Ed, ta làm đi," nàng bảo anh ta. " Khi nào quay ?"

" Phân đoạn của chị sẽ quay vào tháng Bảy, cho nên chị phải lo chuẩn bị sẵn sàng ngay từ bây giờ."

" Anh muốn nói là bây giờ?"

" Đúng là bây giờ. Đây không phải là chuyện diễn xuất, Chris ạ. Chị phải bận rộn nhiều với giai đoạn tiền sản xuất. Chị phải làm việc với chuyên viên thiết kế phông cảnh, chuyên viên vẽ kiểu phục trang, nghệ sĩ phụ trách hoá trang, nhà sản xuất. Rồi chị còn phải chọn một chuyên viên quay phim, một người cắt cúp và lo phác thảo các màn quay. Đó, Chris, chị biết hết các khoản đó mà."

" Cứt họ !"

" Chị kẹt gì à ?"

" Đúng, tôi bị kẹt rồi. Tôi gặp chuyện rắc rối."

" Rắc rối gì vậy ?"

" Regan khá đau yếu."

" Chà, tôi rất tiếc. Bệnh làm sao vậy ?"

" Cũng chưa biết nữa. Tôi đang chờ kết quả vài cuộc thử nghiệm đây. Này Ed, tôi không thể rời con bé được đâu."

" Có ai bảo chị rời nó đâu ?"

" Anh không hiểu rồi, Ed. Tôi cần ở nhà với nó. Nó cần tôi chăm sóc. Nghe đây, đơn giản là tôi không thể cắt nghĩa điều đó được Ed ạ, nó quá phức tạp. Vậy thì tại sao ta không hoãn việc đó lại một thời gian nhỉ ?"

" Ta không thể trì hoãn được. Họ đang cố thuyết phục Cung Âm Nhạc chịu cho công diễn phim vào dịp Giáng Sinh, Chris ạ, và tôi nghĩ rằng họ đang đốc thúc việc đó ngay từ bây giờ đây."

" Ôi, lạy Chúa, Ed, họ có thể chờ hai tuần được mà. Nào !"

" Coi kia, chính chị đã nằng nặc quấy quả tôi là chị muốn đạo diễn phim, thế mà bây giờ bỗng dưng... "

" Đúng. Ed ạ, tôi biết," nàng ngắt lới. " Tôi muốn điều đó, muốn kinh khủng, nhưng anh vẫn cứ phải bảo họ rằng tôi cần thư thả một chút đã."

" Nếu tôi bảo họ như thế thì cứ gọi là chúng ta "phèo". Ý kiến tôi là thế đó. Với lại, dù sao thì họ cũng đâu cần chị, điều đó chị đã quá rõ. Chẳng qua họ làm điều này là vì Moore, và tôi cho rằng nếu bây giờ họ quay lại bảo ông ta rằng chị không chắc là chị muốn làm phim đó thì hẳn là ông ta coi như " đi chỗ khác chơi". Thôi đi Chris ơi, hãy nói năng nghe cho hợp lý chút coi. Chị thấy đó, chị làm gì tùy ý chị, tôi không lý tới. Chẳng có tiền bạc gì trong vụ này trừ phi phim đó ăn khách. Nhưng nếu chị muốn thì tôi xin bảo chị đây: tôi sẽ xin triển hoãn và cứ coi như là "trớt hướt" hết. Vậy thì, tôi phải nói năng với họ thế nào đây ?"

" Chèn ơi," Chris thở dài.

" Không dễ gì, tôi biết."

" Đúng, không dễ gì đâu. Rồi, nghe đây... "

Nàn tư lự, rồi lắc đầu. " Ed ạ, họ sẽ phải đợi thôi," nàng mệt mỏi nói.

" Chị quyết định đấy nhé !"

" Phải, Ed ạ. Nhớ cho tôi biết kết quả."

" Được, tôi sẽ gọi lại. Cứ bình tâm."

" Anh cũng thế, Ed. Tạm biệt."

Nàng gác máy trong nỗi chán chường và đốt một điếu thuốc. " À này, tôi đã nói chuyện với Howard rồi, tôi kể cho cô nghe chưa nhỉ ?" nàng bảo Sharon.

" Ủa, hồi nào vậy ? Chị có nói với anh ấy vụ của Rags không ?"

" Tôi kể cho anh ta nghe rồi. Tôi đã bảo anh ta nên đến thăm con bé."

" Anh ấy đến chứ ?"

" Tôi không biết nữa. Tôi không nghĩ vậy." Chris trả lời.

" Hẳn chị nghĩ rằng anh ấy sẽ cố gắng chứ ?"

" Có, tôi biết." Chris thở dài. " Nhưng cô phải hiểu cho nỗi khó lòng của anh ta, Shar ạ. Chính là điều ấy đấy. Tôi biết cớ sự là chỗ ấy."

" Là điều gì cơ ?"

" Ồ, toàn bộ câu chuyện về "Ông Chris MacNeil phu quân" ấy mà. Rags là một phần trong câu chuyện đó. Con bé nhập cuộc và anh ta bỏ cuộc. Bây giờ cũng là tôi và Rags sánh đôi trên bìa các tạp chí, tôi và Rags trên các ma-két sách báo, mẹ và con gái, cặp tiên nữ sinh đôi." Nàng gạt tàn thuốc bằng một ngón tay bứt rứt. " Quỷ thật, ai mà biết đâu ? Thế là rối tung rối mù cả lên. Nhưng cũng khó mà trách được anh ta, Shar ạ. Đơn giản là tôi không thể trách anh ta được."

Nàng với tay lấy quyển sách cạnh khủyu tay Shark. " Ra cô đang đọc cái gì đây ?" "Chị định nói gì ? À, cuốn đó. Cuốn đó của chị mà. Em quên mất. Bà Perrin tạt vào đưa cho chị đó."

" Bà ta đến đây ?"

" Vâng, sáng nay. Bà ấy bảo rất tiếc không gặp được chị và cho biết sắp rời khỏi thành phố, nhưng sẽ gọi điện thoại cho chị khi trở về."

Chris gật đầu và liếc nhìn tựa sách: " Khảo Về Tục Sùng Bái Quỷ Dữ Và Các Hiện Tượng Thần Bí Liên Đới." Nàng mở sách thấy có một thư nhỏ mang thủ bút của Mary Jo Perrin :

" Chris thân mến! Mình tình cờ ghé qua thư viện Đại học Georgetown và chọn quyển sách này cho chị. Sách có vài chương luận về Lễ Đen. Tuy nhiên chị nên đọc trọn cuốn. Thiết tưởng chị sẽ thấy những phần khác rất thú vị. Mong gặp lại chị. Mary Jo."

" Người phụ nữ dễ mến." Chris bảo.

" Vâng, đúng thế." Sharon tán đồng.

Chris lại lướt qua pho sách. " Có phát giác gì lạ về vụ Lễ Đen không ? Chắc là bỉ bàng đến nước nhỉ ?"

" Không biết nữa," Sharon đáp. " Em đâu có đọc nó."

" Không có lợi cho việc tĩnh tâm hả ?"

Sharn vươn vai ngáp. " Ôi chà, cái món đó làm em phát chán."

Chris đẩy quyển sách qua bàn về phía Sharon. " Đây, đọc đi rồi kể cho tôi nghe nội dung."

" Để rồi nằm ngủ thấy ác mộng ấy à ?"

" Chứ cô nghĩ tôi trả lương cho cô để làm gì ?"

" Nôn mửa."

" Chuyện đó thì tôi làm một mình được," Chris lẩm bẩm lúc nàng nhặt tờ báo buổi chiều lên. " Cô chỉ việc tọng những lời khuyên của vị giám đốc doanh vụ của cô xuống cổ họng là cô đủ mửa ra máu cả tuần rồi." Bực bội, nàng bỏ tờ báo qua một bên. " Mở dùm ra-đi-ô đi, nghe tin tức xem sao ?

Sharon dùng bữa tối với Chris tại nhà, sau đó cáo lui vì có hẹn. Cô bỏ quên cuốn sách. Chris trông thấy sách trên bàn, toan tính đến chuyện đọc nó, nhưng cuối cùng cảm thấy quá ư mệt mỏi. Nàng bỏ nó lại trên bàn rồi đi lên gác.

Nàng tạt vào ngó Regan, cô bé có vẻ vẫn còn ngủ say dưới lớp chăn đắp, và cứ bề ngoài mà xét thì còn phải ngủ đến sáng. Nàng lại kiểm soát cửa sổ lần nữa. Rời phòng con, Chris nhắc mình nhớ để cửa ra vào mở toang và nàng cũng mở tung cửa phòng ngủ của nàng ra như thế, trước khi lên giường. Nàng xem dở dang một phim trên ti vi, rồi ngủ. Sáng hôm sau, cuốn sách khảo về thuật thờ quỷ đã biến mất khỏi bàn.Không ai nhận thấy điều đó.


CHƯƠNG 6

Vị bác sĩ thần kinh được mời tới cố vấn ghìm chặt những tia X-quang lại lần nữa và tìm kỹ xem có những đường khía răng cưa - những đường sẽ trông như thể hộp sọ bị nện như một đồng xu dưới sức búa của một cái búa bé tí. Bác sĩ Klein khoanh tay đứng sau lưng ông. Hai vị bác sĩ dò tìm cả những vết thương lẫn những điểm tích tụ chất lỏng, dò tìm một sự chuyển dịch khả thể của tuyến tùng. Bây giờ, họ dọ dẫm tìm kiếm Sọ Luckenshadl, tức là những chỗ lõm xuống tố giác ra triệu chứng áp lực bên trong sọ mãn tính. Họ không tìm ra điều đó. Hôm ấy nhằm Thứ Năm, ngày 28 tháng Tư. Vị bác sĩ thần kinh gỡ kính cẩn thận đút vào túi áo vét bên ngực trái. " Tuyệt nhiên không có gì cả, Sam ạ. Tôi không thấy có gì cả."

Klein cau mày nhìn xuống, lắc đầu. " Không hiểu nổi."

" Anh muốn chạy một đợt nữa không ?"

" Thôi, ta làm thử L.P đi."

" Ý kiến hay đấy."

" Còn bây giờ, tôi muốn anh gặp người mẹ."

" Hôm nay tiện không ?"

" Vâng, tôi." Có tiếng chuông điện thoại. "Xin lỗi." Ông nhấc máy.

" Vâng, tôi nghe." " Bà MacNeil ở đầu dây. Bảo có chuyện gấp."

" Đường số 12."

Ông bấm nút máy phụ. "Tôi bác sĩ Klein đây, thưa bà MacNeil. Có vấn đề gì vậy ?"

Giọng nàng lạc hẳn đi, gần đến mức loạn trí." Ôi, Chúa ôi ! Thưa bác sĩ, cháu Regan ! bác sĩ đến ngay được không ?"

" Chuyện gì vậy ?"

" Tôi không biết, thưa bác sĩ, tôi không thể nào mô tả được. Vì cớ Chúa, xin hãy đến ngay bây giờ !" " Tôi đến ngay đây."

Ông cúp máy và bấm gọi cô thư ký tiếp tân. " Susan này, bảo Dresner tiếp bệnh nhân hộ tôi nhé." Ông gác máy rồi bắt đầu cởi áo vét ra. " Bà ấy gọi. Anh muốn cùng đi không ? Chỉ qua cầu là tới nơi."

" Tôi rảnh một tiếng."

" Thế thì ta đi." ° ° °

Họ đến nơi sau đó vài phút. Lúc ở cửa có Sharon đón họ, hai người đã nghe những tiếng rên rỉ và tiếng thét hãi hùng từ phòng Regan vọng ra. Cô gái có vẻ kinh hãi. "Tôi là Sharon Spencer, cô nói. " Mời hai ông vào. Bà chủ ở trên gác."

Cô gái đưa họ đến cửa phòng ngủ của Regan, khẽ mở cửa và gọi vào. " Chị Chris, các bác sĩ đã đến."

Chris lập tức ra ngay cửa, mặt nàng co rúm vì sợ hãi. " Lạy Chúa tôi, xin mời vào." Nàn run giọng. " Xin mời ngó xem con bé đang làm gì."

"Đây là bác sĩ... " Klein bỏ lửng nửa lời giới thiệu lúc ông nhìn sững Regan. Rít lên một cách điên loạn, (Bạn đang đọc truyện tại wapsite Haythe.US - Chúc bạn đọc truyện vui vẻ) con bé hai tay cứ quật lấy quật để, còn thân thể thì có vẻ muốn bật nẩy lên trên không bên trên giường rồi quật xuống dữ dội lên nệm. Động tác đó diễn ra nhanh liên tục.

" Mẹ ơi, bảo ông ấy ngừng lại đi !" Con bé rít lên. " Chận ông ấy lại ! Ông ấy muốn giết con đấy ! Chận ông ấy lại ! Chậââ.. nnn.. ôông.. ấâyy.. lạaiii... Meẹe.."

" Ôi, con tôi !" Chris khóc thút thít lúc nàng vung một nắm tay lên miệng và cắn lấy nó. " Bác sĩ ơi, chuyện gì vậy ? Thế này là thế nào ?" Bác sĩ lắc đầu, tia mắt ông gắn chặt lấy Regan lúc cái hiện tượng kỳ dị kia vẫn tiếp tục. Cứ mỗi lần như thế, con bé lại nhấc mình lên cao khoảng hơn ba tấc rồi rơi xuống trong một hơi thở xoắn mạnh, như thể những bàn tay vô hình đã nhấc bỗng nó lên rồi ném nó xuống.

Chris che mắt bằng bàn tay run run. " Ôi, Chúa !" Giọng nàng khản đặc. " Bác sĩ ơi, thế này là sao ?" Những động tác lên xuống chợt ngưng và cô bé cứ vặn vẹo qua lại như làm sốt, còn đôi mắt thì trợn ngược lên chỉ còn thao láo hai tròng trắng.

" Ôi, ông ấy đốt tôi... đốt tôi ?" Regan than vãn. " Ôi, tôi cháy rồi ! Tôi cháy rồi !"

Đôi chân cô bé bắt đầu bắc chéo lại rồi lại buông, rồi lại bắc chéo, rõ nhanh.

Hai vị bác sĩ lại gần hơn đứng mỗi người một bên giường. vẫn vặn vẹo và giật nẩy, Regan ưỡn ngược đầu ra sau như một cánh cung, phơi hẳn cả cái yết hầu phình to, sưng tấy. Cô bé bắt đầu lẩm bẩm một tiếng gì đó không ai hiểu nổi, bằng một giọng kỳ lạ trong đóc họng.

"... no wonmai... .no wonmai... "

Klein đưa tay xuống bắt mạch cô bé.

" Nào, ta hãy xem cháu bị đau yếu ra sao, cưng ạ." Ông dịu dàng nói.

Thình lình, mọi người đâm lảo đảo, điếng hồn, loạng choạng bật qua bên kia phòng trước sức mạnh của một cái vung tay tàn bạo ra phía sau của Regan, lúc cô bé ngồi phắt dậy, gương mặt nó nhúm nhó trong một cơn cuồng nộ hung hiểm.

" Con heo này là của tao !" Cô bé rống tướng bằng giọng mạnh mẽ và thô lỗ. Cô kéo áo choàng ngủ, phơi bộ phận sinh dục ra. " Đ... tao đi ! Đ... tao đi !" Cô hét tướng vào mặt bác sĩ, rồi bằng cả hai tay, cô thủ dâm một cách điên loạn.

Giây lát sau, Chris bỏ phòng chạy ra trong tiếng khóc nghẹn ngào, còn Regan đưa mấy ngón tay lên miệng mà liếm.

Lúc Klein lại bên giường, Regan dường như đang ôm ghì lấy chính mình, đôi bàn tay cô ve vuốt hai cánh tay.

" Ờ, phải rồi, cục ngọc của tôi... " cô ngâm nga bằng một giọng thô nhám kỳ lạ. Mắt cô nhắm lại như trong cơn xuất thần ngây ngất. "Ôi, con bé của tôi... bông hoa của tôi... cục ngọc của tôi đây !"

Rồi tiếp tục, cô bé vặn vẹo, quằn quại qua lại, cứ lẩm bẩm hoài những câu vô nghĩa. Và thình lình, cô ngồi phắt dậy, hai mắt mở to ngơ ngác trong nỗi kinh hoàng vô vọng.

Cô kêu meo meo như một con mèo.

Sủa như chó.

Rồi hí lên như ngựa.

Sau đó vặn vẹo eo ếch, cô bắt đầu uốn thân trên theo những động tác xoay vòng hối hả, dồn dập. Cô thở hổn hển. " Ôi, chận ông ấy lại đi !" Cô khóc. " Xin chận ông ấy lại giùm ! Đau quá ! Bảo ông ta ngừng lại đi ! Con không thở được !"

Klein đã nhìn thấy đủ. Ông chụp chiếc túi y khoa, đến bên cửa sổ chuẩn bị một mũi chích.

Vị bác sĩ thần kinh ở lại bên giường, trông thấy Regan ngã bật ra sau như bị ai xô mạnh. Mắt cô bé lại trợn ngược, đảo qua đảo lại, cô bé bắt đầu lẩm bẩm rõ nhanh bằng giọng ở đóc họng. Vị bác sĩ thần kinh cuối sát hơn cố tìm hiểu những gì cô bé nói. Sau đó, ông thấy Klein khẽ ra dấu gọi, bèn đi đến bên bác sĩ.

" Tôi sắp chích Librium cho cô bé," Klein dè dặt bảo ông, vừa giơ ống chích ra phía ánh sáng cửa sổ. " Nhưng phải nhờ anh giữ chặt cô bé hộ."

Vị bác sĩ thần kinh gật đầu. Ông có dáng đăm chiêu. Ông nghiêng đầu về một bên như lắng nghe những tiếng lẩm bẩm từ giường phát ra.

" Cô bé nói gì vậy ?"

" Tôi không biết nữa. Chỉ nói huyên thuyên. Những vần vô nghĩa." Tuy nhiên giải thích đó của ông không làm ông thoả mãn. " Dù vậy, cái cách cô bé nói ra cứ y như thể nó có một ý nghĩa nào đó. Nó có ngữ điệu đàng hoàng."

Klein gật đầu về phía giường và hai người im lặng tiếp cận giường từ hai phía. Lúc họ đến nơi, cô bé đã cứng người ra như trong cơn sài uốn ván, và hai bác sĩ cứ ngó nhau đầy ngụ ý. Rồi lại nhìn Regan lúc cô bé nẩy cong người lên trên trong một tư thế khó tưởng tượng được, rồi oằn người ra phía sau giống như một cánh cung, cho đến lúc trán chạm đôi bàn chân. Cô bé kêu thét vì đau đớn.

Hai bác sĩ nhìn nhau với vẻ phỏng đoán đầy tra hỏi. Rồi Klein ra hiệu cho vị bác sĩ thần kinh. Nhưng vị này chưa kịp nắm lấy cô bé thì Regan đã lả đi vì xỉu rồi đái dầm dề ra giường.

Klein cúi xuống vạch mí mắt cô bé quan sát, bắt mạch. "Cô bé sẽ bất tỉnh giây lát," ông nhủ thầm. " Tôi cho là nó bị co giật. Anh có nghĩ thế không ?"

" Vâng, tôi cũng nghĩ vậy."

" Nào, bây giờ ta phải "bảo hiểm" cái đã."

Ông chích mũi thuốc thật điệu nghệ.

" Anh nghĩ sao ?" Klein hỏi vị bác sĩ thần kinh lúc dán một miếng băng được dính thanh trùng lên vết chích.

" Thùy thái dương rồi. Chắc chắn. Cũng có thể là chứng tâm thần phân liệt, Sam ạ, nhưng sự đột khởi của cơn chứng quá ư là bất ngờ. Cô bé chưa hề có bệnh sử này chứ, đúng không ?"

" Vâng, chưa hề."

" Suy nhược thần kinh ?"

Klein lắc đầu.

" Thế thì có lẽ là chứng tâm căng ít-tơ-ri, (chứng kích động thần kinh)" vị bác sĩ thần kinh đưa ý kiến.

" Tôi đã nghĩ đến điều đó."

" Hẳn vậy. Nhưng này, cô bé hẳn phải là một dị nhân thì mới uốn cong được thân mình theo ý muốn như kiểu cô ta làm hồi nảy, đúng không ?" Ông lắc đầu. " Không, tôi nghĩ điều đó hoàn toàn có tính cách bệnh lý, Sam à - cái sức mạnh của cô bé ấy, hội chứng paranoia (chứng hoang tưởng bộ phận) ảo giác. Tâm thần phân liệt, đồng ý nó bao gồm các triệu chứng đó. Nhưng thùy thái dương còn bao gồm cả cơn co giật. Dù vậy, có một điều làm tôi băn khoăn... " Ông đãi dài giọng với một nét cau mày bối rối.

" Điều gì vậy ?"

" Chà, tôi cũng không dám chắc, nhưng tôi nghĩ là tôi đã nghe thấy những dấu hiệu phân biệt và tách bạch... "hòn ngọc của tôi"... " con tôi"... " bông hoa của tôi"... "con heo". Tôi có cảm tưởng là cô bé nói về chính mình. Anh cũng cảm thấy thế chứ, hay là tôi có thêm thắt điều gì khác vào đó chăng ?"

Klein mơn trớn bờ môi, vừa nghiền ngẫm câu hỏi đó. " Vâng, thành thật mà nói, lúc đó tôi không hề nghĩ tới điều đó, nhưng bây giờ anh vừa nêu điều đó ra... " Ông lẩm bẩm với dáng trầm ngâm." Có thể lắm. Vâng, vâng, có thể là như vậy."

Rồi ông nhún vai xua đuổi ý niệm đó. " Bây giờ, nhân lúc cô bé bất tỉnh, tôi sẽ làm một L.P (xét nghiệm dịch tủy) ngay. Sau đó, có lẽ ta sẽ biết được đôi điều."

Vị bác sĩ thần kinh gật đầu.

Klein lục lọi trong chiếc túi y khoa tìm thấy một viên thuốc và đút nó vào túi. " Anh ở lại được chứ ?"

Vị bác sĩ thần kinh xem đồng hồ. " Nửa giờ thì có lẽ được."

" Ta ra thảo luận với bà mẹ đi."

Họ rời phòng, bước ra lối hành lang.

Chris và Sharon đang đứng tựa trên thành cầu thang, đầu cuối thấp. Lúc hai bác sĩ đến gần, Chris lau mũi bằng chiếc khăn tay ướt sũng, vò nùi như quả banh. Mắt nàng mọng đỏ vì khóc.

" Cô bé đang ngủ." Klein bảo nàng.

" Tạ ơn Trời." Chris thở dài.

" Cô bé đã được chích thuốc an thần với liều mạnh. Có lẽ sẽ ngủ đến mai."

" Hay lắm," Chris nói yếu ớt. " Thưa bác sĩ, tôi xin lỗi vì đã tỏ ra trẻ con quá."

" Bà cư xử rất hợp lẽ thôi," ông trấn an nàng. " Đây là một thử thách đáng sợ. Nhân tiện, xin giới thiệu với bà, Bác sĩ David."

" Chào," Chris ngỏ lời với nụ cười u ám.

" Bác sĩ David là một nhà thần kinh học."

" Hai vị thấy thế nào ?"

" Vâng, chúng tôi vẫn cho rằng đây là chứng thùy thái dương," Klein đáp, " và... "

" Chúa ơi, ông đang nói cái quái quỷ gì thế ?" Chris bùng nổ. " Con bé hành động như một bệnh nhân tâm thần, như kẻ nhị trùng bản ngã ! Thế ông... "

Bất chợt nàng bình tĩnh lại, gục đầu vào bàn tay.

" Có lẽ tôi bị căng thẳng quá sức," nàng thở ra mệt mỏi. " Tôi xin lỗi." Nàng ngước tia nhìn hốc hác về phía Klein. " Bác sĩ vừa nói... "

Chính bác sĩ David lại trả lời. " Không có hơn một trăm trường hợp nhị trùng bản ngã được xem là có thật đâu, thưa bà MacNeil. Đó là một trường hợp rất hiếm hoi. Tôi hiểu là ta rất dễ bị lôi cuốn sang địa hạt tâm thần học, nhưng bất cứ một bác sĩ tâm thần nào có trách nhiệm cũng đều nghiên cứu cặn kẽ tất cả những khả năng về mặt thân thể trước đã. Đó là thủ tục an toàn nhất."

" Được rồi, thế tiếp theo đó là làm gì ?" Chris thở dài.

" Ta chích dò cột sống thắt lưng," David đáp.

" Xét nghiệm tủy sống ?"

Ông gật đầu. " Điều chúng ta không dò thấy trong xét nghiệm X-quang có thể xuất hiện ở đây. Ít nhất, điều đó cũng giúp chúng ta nghiên cứu, thăm dò đến tận cùng mọi khả năng khác đã. Tôi muốn thực hiện ngay điều đó tại đây, lúc cô bé còn ngủ. Dĩ nhiên tôi chỉ chích dò giới hạn tại một vị trí, nhưng chính sự chuyển động là điều tôi cố loại trừ."

" Làm sao mà nó lại có thể tưng người lên khỏi giường như thế được ?" Chris hỏi, mặt ngước lên trong nỗi xao xuyến.

" Điều tôi nghĩ là ta đã có thảo luận trước rồi," Klein đáp. "Các trạng thái bệnh lý có thể tạo ra sức mạnh bất thường và tăng tốc chức năng của cơ vận động."

" Nhưng người ta không biết lý do tại sao ?" Chris nói.

" Hình như nó có liên quan gì đó đến động cơ thúc đẩy," David bình luận. "Nhưng ta chỉ biết có chừng đó."

" Nào, bây giờ ý kiến bà ra sao về vụ xét nghiệm tủy sống đây ?" Klein hỏi. "Chúng tôi có thể xúc tiến chứ ?"

Nàng thở ra, người chùng xuống, ngó đăm đăm ra cửa.

" Xúc tiến đi," nàng thì thào. " Cứ làm bất cứ việc gì cần thiết. Miễn là giúp ích được cho con bé."

" Chúng tôi sẽ cố," Klein nói. " Xin phép sử dụng điện thoại của bà nhé ?"

" Xin cứ tự nhiên. Trong văn phòng ấy !"

" À, nhân tiện," Klein nói lúc nàng quay lưng lại để hướng dẫn họ, " cô bé cũng cần được thay chăn đệm giường."

" Tôi sẽ lo việc ấy," Sharon bảo. Cô đi đến phòng ngủ của Regan.

" Để tôi pha chút cà phê cho các ông nhé !" Chris hỏi lúc các bác sĩ theo nàng xuống cầu thang. " Tôi đã cho hai vợ chồng người quản gia nghĩ buổi chiều, nên ta phải dùng đỡ cà phê tan ngay vậy."

Hai bác sĩ từ chối.

" Tôi thấy là bà chưa cho niêm cánh cửa sổ kia lại," Klein lưu ý.

" Vâng, chúng tôi đã cho gọi thợ rồi," Chris bảo ông. "Mai họ sẽ mang các cánh cửa chớp có khoá đến."

Bác sĩ gật đầu tán thành.

Họ bước vào văn phòng. Klein liền gọi cho văn phòng của ông và dặn một người phụ tá mang thiết bị và thuốc men đến tận nhà.

" Và nhớ chuẩn bị phòng thí nghiệm ột cuộc xét nghiệm tủy sống." Klein chỉ thị. " Tôi sẽ đích thân phụ trách ngay sau khi chích tủy sống ra."

Gọi điện thoại xong, ông quay lại Chris và hỏi xem kể từ lần ông gặp Regan vừa rồi cho đến nay, có chuyện gì xảy ra.

" Vâng, hôm thứ Ba," Chris cân nhắc, " thì không có chuyện gì xảy ra. Con bé lên ngay giường và ngủ thẳng giấc đến trễ tràng sáng hôm sau, rồi... "

" Ồ, không, không phải, đợi chút," nàng đính chính. " Không, nó không ngủ. Đúng rồi, Willie có cho biết chị ta nghe tiếng nó trong bếp sớm kinh khủng. Tôi còn nhớ là mình rất mừng vì thấy con bé biết thèm ăn trở lại. Nhưng sau đó nó đi ngủ trở lại, tôi đoán vậy, và cứ ở riết trong phòng suốt ngày hôm ấy."

" Ngủ suốt à ?" Klein hỏi nàng.

" Không, tôi nghĩ là nó đọc sách," Chris đáp. " Chà, tôi bắt đầu thấy nhẹ nhõm hơn về điều đó. Tôi muốn nói là hình như chất Librium đúng là điều nó cần. Tôi nhận thấy con bé có phần xa cách và điều đó khiến tôi ưu phiền đôi chút, nhưng dù sao, đó vẫn là một sự cải thiện khá lớn lao. Rồi đêm qua nữa, cũng không có việc gì," Chris kể tiếp. " Thế rồi, sáng hôm nay nó lại bắt đầu."

" Trời ơi, thực sự là nó đã bắt đầu !" Nàng lắc đầu.

Chris thuật lại cho các bác sĩ nghe, lúc ấy nàng đang ngồi trong bếp thì chợt Regan vừa kêu thét vừa chạy xuống cầu thang tìm mẹ, nó co rúm người lại đằng sau ghế mẹ ngồi trong tư thế tự vệ, vừa bấu chặt lấy hai cánh tay của Chris, vừa giải thích bằng một giọng hãi hùng rằng Đại uý Howdy đang rượt đuổi nó, rằng ông ta đã cấu véo nó, xô đẩy nó, văng tục chửi thề với nó, doạ giết nó. " Ông ta kia !" Rốt cuộc nó rít lên, chỉ ra cửa bếp. Rồi nó ngã xuống sàn, thân mình nó nẩy lên trong những cơn co thắt, vừa thở hào hển vừa khóc lóc, than rằng Howdy cứ đá nó hoài. Rồi thình lình, Chris kể, Regan đứng giữa nhà bếp, dang hai tay ra, bắt đầu xoay tít " như con vụ". Động tác đó cứ tiếp diễn hàng mấy phút cho đến lúc con bé ngã xuống sàn vì kiệt sức.

" Rồi bất thần," Chris kết thúc một cách đau đớn. " Tôi trông thấy sự... oán ghét trong mắt nó, đúng là nỗi oán ghét, rồi nó bảo tôi... "

Nàng nghẹn lời.

" Nó... gọi tôi là đồ... Ôi, Chúa !"

Nàng bật khóc nức nở, hai tay ôm lấy mặt, khóc rưng rức.

Klein lặng lẽ đến quầy rượu rót một ít nước lạnh từ vòi nước. Ông bước đến bên Chris.

" Mẹ kiếp, thuốc lá đâu rồi ?" Chris thở dài run rẩy, vừa đưa ngón tay ra quệt nước mắt.

Klein trao cho nàng ly nước và một viên thuốc nhỏ màu lục. " Uống viên thuốc này đi," ông khuyên.

" An thần hả ?"

" Đúng."

" Tôi phải uống gấp đôi kia."

" Một viên là đủ rồi."

" Quen xài lớn rồi mà," Chris thì thầm với một nụ cười héo hắt.

Nàng nuốt viên thuốc rồi trao chiếc ly không cho bác sĩ. " Cám ơn," nàng nói khẽ, mấy đầu ngón tay run rẩy đỡ lấy chân mày. Nàng khẽ lắc đầu.

" Vâng, thế là bắt đầu," nàng tiếp tục mạch chuyện một cách ủ dột. " Hoàn toàn là một cái gì khác hẳn. Cứ như thể nó là một kẻ nào khác vậy."

" Như là Đại uý Howdy chẳng hạn ?" David hỏi.

Chris nhìn ông, bối rối. Ông ta nhìn nàng thật chăm chú. "Bác sĩ định nói gì cơ ?" Nàng hỏi.

" Tôi không biết," ông nhún vai. " Chỉ là một câu hỏi thôi."

Nàng quay sang nhìn lò sưởi với tia mắt ám ảnh, lãng đãng tận đâu đâu. " Tôi không biết nữa," nàng nói ơ thờ. " Đơn giản là một người khác nào đó."

Một khoảng khắc yên lặng. Sau đó David đứng dậy cho biết ông phải đi đến một cuộc hẹn khác, và sau một vài câu khích lệ, ông cáo biệt.

Klein đưa ông ra cửa. " Anh sẽ kiểm soát chất đường chứ ?" David hỏi ông.

" Không, tôi chỉ là một chàng ngốc trong làng Rosslyn thôi."

David cười nhẹ. " Chính tôi cũng hơi lúng túng về trường hợp này," ông bảo. Ông trầm ngâm quay đi. " Một ca kỳ lạ."

Suốt một lúc, ông cứ xoa cằm ra dáng tư lự. Sau đó, ông ngước lên nhìn Klein. " Nhớ cho tôi biết điều anh khám phá được nhé ?"

" Anh về à ?

"Vâng, tôi về nhà. Nhớ gọi nhé !" Ông vẫy tay tạm biệt, rồi cáo lui.

° ° °

Một lúc sau, khi thiết bị đã được chở đến, Klein liền gây mê vùng cột sống của Regan bằng chất novocain, rồi trước sự chứng kiến của Chris và Sharon, ông trích dịch tủy sống ra, mắt vẫn quan sát áp kế. " Áp suất bình thường," ông thì thầm. Lúc xong, ông ra phía cửa sổ để xem thử dịch tủy trong hay đục.

Dịch tủy trong.

Ông cẩn thận bỏ các ống nghiệm chứa dịch tủy vào túi y khoa.

Klein căn dặn người mẹ. " Tôi không tin là cô bé sẽ tỉnh giấc đâu, nhưng đề phòng trường hợp nó lại tỉnh lúc nửa đêm và gây náo loạn, có lẽ bà phải cần đến một người điều dưỡng trực sẵn để chích thuốc an thần cho nó."

" Tôi làm được chứ ?" Chris lo lắng hỏi.

" Tại sao không nhờ một người điều dưỡng ?"

Nàng không muốn đề cập đến thái độ nghi ngại rất sâu sắc của nàng đối với giới bác sĩ, y tá. " Tôi muốn tự đảm đương lấy," nàng nói dung dị. "Được chứ ạ ?"

" Chà, việc chích thuốc rất dễ gặp bất trắc," ông trả lời. "Chỉ cần có một bọt không khí thôi, cũng đủ nguy hiểm lắm rồi."

" Ồ, việc đó tôi làm được mà," Sharon nói chen vào. " Mẹ tôi điều hành một bệnh xá ở Oregon."

" Thế nữa ! Cô sẽ giúp được chứ, Sharon. Cô ở lại đêm nay được chứ ?" Chris hỏi cô gái.

" Chà, còn quá đêm nay nữa đấy," Klein ngắt lời. " Có thể cô bé sẽ cần được tiếp chất dinh dưỡng vào tĩnh mạch, tùy theo tình trạng tiến triển ra sao."

" Bác sĩ dạy tôi cách truyền dịch, được không ?" Chris bồn chồn hỏi.

Ông gật đầu. " Vâng, được thôi."

Ông ra toa mua chất Thorazin loại hoà tan và các ống chích loại dùng xong rồi bỏ. Ông trao toa cho Chris. " Bà cho kiếm các thứ này ngay."

Chris trao toa cho Sharon. " Nè, cưng, giúp giùm chị việc này nhé ? Chỉ cần gọi điện thoại là họ đưa đến ngay. Tôi muốn tháp tùng bác sĩ lúc ông làm các xét nghiệm này... Có gì phiền không ạ ?" Nàng hỏi bác sĩ.

Ông nhận thấy nét căng thẳng quanh đôi mắt nàng, vẻ băn khoăn và bơ vơ, tuyệt vọng. Ông gật đầu.

" Tôi hiểu tâm trạng bà," ông mỉm cười dịu dàng với nàng. " Tâm trạng tôi cũng y như thế khi tôi bảo người thợ máy coi ngó dùm chiếc xe hơi của tôi vậy."

Họ rời nhà đúng 6 giờ 18 phút tối.

° ° °p>

Trong phòng thí nghiệm của ông tại trung tâm y khoa Rosslyn, Klein làm một số các xét nghiệm. Đầu tiên ông phân tích hàm lượng protein.

Bình thường.p>

Kế tiếp là đếm lượng huyết cầu.

" Quá nhiều hồng cầu," Klein giải thích, "có nghĩa là xuất huyết. Còn quá nhiều bạch cầu có nghĩa là bị nhiễm trùng."

Ông đặc biệt tìm kiếm một sự nhiễm trùng thể nấm, cái thường là nguyên nhân gây ra chứng hành vi kỳ quặc mãn tính. Lại một lần nữa, vẫn không có kết quả.

Cuối cùng, Klein làm xét nghiệm hàm lượng đường trong dịch tủy.

" Tại sao ?" Chris hỏi với vẻ miệt mài.

" Như thế này đây, lượng đường trong tủy sống," ông giải thích, " phải đo được bằng hai phần ba lượng đường trong máu. Bất cứ một hàm lượng nào thấp hơn một cách đáng kể so với tỷ lệ trên đều có ý nghĩa là đối tượng đã mắc phải một chứng bệnh, trong đó vi trùng ăn mất đường trong định tủy sống. Và nếu như vậy, nó có thể giải thích cho những triệu chứng của cô bé."

Nhưng ông lại không tìm thấy gì.

Chris lắc đầu, khoanh tay. " Chúng ta lại dậm chân tại chỗ," nàng thầm thì vẻ ảm đạm.

Klein trầm ngâm mất một lúc. Cuối cùng ông quay lại nhìn Chris. " Trong nhà bà có cất các loại thuốc men gì không ?" Ông hỏi nàng.

" Hở ?"

" Amphetamines ? LSD ?"

" Ồ, không. Không làm gì có mấy thứ đó."

Ông gật đầu, nhìn đăm đăm mũi giày. Một lúc sau, ông ngước lên nói: " Chà, tôi nghĩ đã đến lúc ta phải tham khảo ý kiến một nhà tâm thần học rồi, bà MacNeil."

Nàng về đến nhà đúng 7 giờ 21 phút tối. Đứng ở cửa, nàng gọi. " Sharon ?"

Sharon không có nhà.

Chris lên gác, đến phòng ngủ Regan. Cô bé vẫn ngủ say. Tuyệt không một nếp gợn trên chăn đắp. Chris để ý thấy cánh cửa sổ mở toang hoác. Có mùi nước tiểu. Chắc là Sharon mở cửa cho thoáng khí, nàng nghĩ... Nàng đóng cửa lại. Cô ta đi đâu nhỉ ?

Chris quay xuống cầu thang vừa vặn lúc Willie bước vào.

" Ủa, Willie. Hôm nay có gì vui không ?"

" Đi mua sắm. Xem phim."

" Karl đâu ?"

Willie phát một cử chỉ thoả thích. " Anh ấy chịu cho tôi đi xem ban Beatles lần này. Một mình."

" Thành công nhé !"

Willie giơ hai ngón tay thành hình chữ V. Lúc đó là 7 giờ 30 phút. Hồi 8 giờ 01phút, lúc Chris đang ngồi điện đàm với người đại diện của nàng trong văn phòng, thì Sharon bước vào cửa, xách đủ mọi loại gói lỉnh kỉnh, rồi ngồi phịch xuống ghế, chờ đợi.

" Nãy giờ cô đi đâu ?"

" Ủa, ông ấy không bảo chị sao ?"

" Gì, ông nào không bảo tôi cái gì?"

" Thì Burke ấy. Ông ấy không có đây sao ? Ông ta đâu rồi ?"

" Ông ta có ở đây à ?"

" Chị muốn nói là ông ta không có ở đây lúc chị về đến nhà ư ?"

" Nào, kể hết lại đầu đuôi cho tôi nghe." Chris bảo.

" Ôi, cái ông điên khùng ở đâu ấy," Sharon vừa lắc đầu, vừa quở. " Số là em không bảo được nhà thuốc giao các thứ tới nhà, nên chợt lúc Burke đến đây, em mới bảo, dạ, được rồi, cứ để ông ta ở lại trông chừng dùm Regan, còn mình đi lấy Thorazin về." Cô gái nhún vai. " Lẽ ra em phải biết cớ sự như thế này."

" Đúng, lẽ ra cô phải biết. Thế cô mua những gì thế ?"

" Thì em cứ nghĩ là mình có thời gian, nên em đã đi mua một tấm "ra" trải giường bằng cao su cho giường bé Regan." Cô gái chưng tấm " ra" ra.

" Cô ăn chưa ?" " Chưa, em sẽ đi làm một miếng xăng uých. Chị dùng một miếng chứ ?"

" Hay lắm. Ta đi ăn đi."

" Mấy cái xét nghiệm kết quả ra sao ?" Sharon hỏi trong lúc hai người thong thả đi xuống bếp.

" Không thấy gì cả. Âm tính hết. Tôi sắp phải đi mời cho nó một bác sĩ tâm thần." Chris chán nản đáp.

° ° °

Ăn xăng uých và uống cà phê xong, Sharon chỉ dẫn cho Chris cách chích thuốc.

" Hai điều chính yếu," cô gái giải thích, " là phải bảo đảm không có bọt không khí nào, kế đến phải biết chắc là chị không chạm đến một tĩnh mạch nào. Xem đây, chị hút ra một chút, như thế này đây" - cô gái biểu diễn - "xem có máu trong ống chích không."

Trong một lúc, Chris cứ thực tập cách chích trên trái bưởi và trông có vẻ thành thạo thấy rõ. Sau đó, lúc 9 giờ 28 phút, chuông điện thoại ngoài cửa reo vang. Wille ra mở cửa. Đó là Karl. Lúc đi ngang qua bếp, trên đường về phòng riêng, Karl gật đầu chúc mọi người ngủ ngon và cho biết anh ta quên đem chìa khoá theo. " Tôi không sao tin nổi," Chris bảo Sharon. " Đây là lần đầu tiên, anh ta nhận một lỗi lầm."

Họ xem ti vi cho qua buổi tối, trong phòng khách. Hồi 11 giờ 46 phút, Chris trả lời điện thoại. (Bạn đang đọc truyện tại wapsite Haythe.US - Chúc bạn đọc truyện vui vẻ) Người đạo diễn trẻ của đơn vị hai gọi đến. Giọng anh ta đầy vẻ nghiêm trọng.

" Chị hay tin đó chưa hở, Chris ?" " Chưa, tin gì vậy ?"

" Chà, tin xấu lắm."

" Tin gì vậy ?" nàng hỏi.

" Burke chết rồi." Ông ta say. Bị vấp chân. Ông ngã xuống bậc cấp thật dốc bên cạnh nhà Chris, rơi mãi xuống đến chân bậc cấp, nơi có khách bộ hành đi ngang qua trên Phố M đã trông thấy lúc ông lăn lông lốc vào cõi đêm tối vô tận. Cổ bị gãy. Cái cảnh dúm dó đẩm máu này là cảnh chót trong cuộc đời đạo diễn của ông.

Lúc ống điện thoại rời khỏi các ngón tay của Chris là lúc mà nàng đang khóc lặng lẽ, chân đứng không muốn vững. Sharon chạy lại, chụp lấy nàng, máng ống điện thoại vào máy, rồi dẫn nàng đến trường kỷ.

" Burke chết rồi." Chris thổn thức.

" Ôi, lạy Chúa !" Sharon há hốc mồm." Chuyện gì vậy ?"

Nhưng Chris chưa thể nói được. Nàng khóc.

Rồi sau đó, họ chuyện trò. Hàng mấy giờ liền. Hai người cứ trò chuyện. Chris uống rượu. Nàng tưởng nhớ đến Dennings. Khi khóc, khi cười. " Ôi, lạy Chúa," nàng thở dài suốt. " Tội nghiệp Burke, tội nghiệp Burke quá... "

Lúc 5 giờ sáng, Chris đứng ủ dột sau quầy rượu, khuỷu tay chống trên quầy, đầu cuối thấp, đôi mắt buồn thảm. Nàng chờ đợi Sharon mang một khay nước đá từ bếp quay lại.

Nàng nghe có tiếng cô gái đi tới.

" Em vẫn không tin được điều ấy," Sharon thở dài lúc cô bước vào văn phòng.

Chris ngước lên và tê cóng người lại.

Sát đàng sau Sharon, lướt nhanh như một con nhện, thân thể oằn ngược ra sau thành một cách cung, đầu gần chấm gót chân, chính là Regan, lưỡi cô bé lè ra thụt vào nhanh loang loáng trong khi cô bé cứ huýt lên siên siết như một con rắn.

" Sharon ?" Chris nói trong cơn chết lặng, mắt vẫn nhìn đăm Regan.

Sharon dừng lại. Regan cũng dừng theo. Sharon quay lại và không trông thấy gì cả. Thế rồi cô thét lên lúc cảm biết lưỡi Regan đang trườn ra như rắn liếm lấy mắt cá chân cô.

Chris tái mét mặt mày. " Gọi ngay ông bác sĩ đó, kéo ông ta ra khỏi giường ! Bảo ông ấy đến ngay bây giờ !"

Sharon di chuyển đến bất cứ đâu, Regan cũng theo bén gót.

Đọc tiếp: Quỷ ám - William Peter Blatty - Phần 4
Home » Truyện » Truyện ma » Quỷ ám - William Peter Blatty
↑ Trên cùng
Trang chủ
Copyright © Thich123.net
Liên kết © Uhm123.net - HIM18.COM