80s toys - Atari. I still have

Các bạn truy cập vào HIM18.COM để đọc truyện MỚI nha. Mong các bạn ủng hộ website mới này!

“Mày trông thấy tao không chào à?”

Tôi giật mình nhìn Mai Mít, nó vừa đi vừa nhai nhồm nhoàm túi bánh gạo, còn khoác cổ Phong. Phong nhìn tôi rồi quay mặt đi ngay. Sao lạ vậy? Nhưng trông thấy cậu ấy nỗi buồn của tôi tan biến, nếu không ngồi cạnh Vũ thì học cùng lớp với Phong cũng… được.

Thế là tôi dẹp chuyện mình là con gái, hỏi luôn:

“Phong chỉ tớ học tiếng Anh nhé!”

Chẳng phải mẹ muốn thế còn gì, tôi quá nghe lời mẹ, vừa nói vừa lấy ba lô từ giỏ xe.

“Đúng đúng, tao cũng phải học tiếng Anh, sắp thi rồi mà không biết gì hết. Sáng học ở trường thì chiều học, cả môn Hóa quái quỷ nữa. Học nhà con Chun đi.”

Tôi và Mai Mít cười tít mắt. Vũ ghét Hóa nên tôi sẽ rủ học cùng.

“Mày học dốt tao kèm riêng, Lâm Anh học khá thì khi nào có bài khó hỏi tớ thôi, cậu học với con bé này chỉ đi xuống.”

Nụ cười tôi tắt ngay lập tức. Phong đi về lớp mà không thèm chào tụi tôi.

“Hắn bị sao vậy?”

Không chỉ tôi, Mai Mít cũng chẳng cười được, nó đứng ngó Phong vào tận lớp. Tại sao Phong… hẹp hòi với tôi vậy? Ngày xưa cậu ấy xúi nghỉ học thêm để nhắc bài tôi cơ mà.

“Bạn là bạn của Lâm Anh? Tôi tên Vũ.”

“A ha, tớ là Mai, Quỳnh Mai, Lê Quỳnh Mai.”

“Hai người ăn sáng chưa?”

“Chưa. Cái bánh gạo này lót dạ không đủ no.”

“Thế thì đây.”

“Wow, bạn chu đáo vậy, nhưng có hai suất, tớ ăn thì bạn ăn cái gì?”

Tôi mím môi nhịn cười nhìn con Mai Mít “giả ngơ” trước mặt Vũ, và cũng mím môi khi Vũ hỏi ăn sáng, cậu ấy từng hỏi tôi để “mời” ăn phấn, chứ không phải hộp xôi thịt lúc này.

“No rồi.”

Vũ giúi túi xôi vào tay tôi rồi đưa cho Mai Mít túi còn lại, chưa kịp để tôi nói gì đã chạy ra chỗ mấy cậu trai khác.

“Tao ăn suất của mày, mày ăn của thằng Vũ, được đấy. Biết hối lộ tao là tốt.”

Rồi Mai Mít trở về giọng chị hai. Nó đứng giữa sân trường mở hộp xôi ăn ngon lành.

“Cuộc đời thật lắm bất công/ Thằng hai hộp sữa đứa không hộp nào.”

Nó quàng tay qua cổ tôi như vừa làm với Phong và phát ngôn một câu không liên quan đến túi xôi, mùi hành khô hay mấy miếng giò phủ lên trên.

“Tao nói vậy mày còn không hiểu?”

“Hiểu gì? Tao đang nghĩ đến hộp sữa ông Thọ và bánh mỳ.”

Trí tưởng tượng của tôi đôi khi chỉ dừng lại ở chuyện ăn uống.

“Ai là hộp sữa? Ai là người có hộp sữa? Ai là đứa không có hộp nào?”

Tôi biết sao được đành đợi nó tự hỏi tự trả lời.

“Nghe cho rõ đây, tao là đứa không có hộp nào, thằng Phong Anh và thằng Vũ là hộp sữa. Hiểu chưa?”

Mai Mít thường nhắc đầy đủ tên của Phong khi nó muốn nhấn mạnh hoặc khẳng định một sự thật. Vừa hay tôi có ý định mua sữa đặc để ăn chấm bánh mỳ, nếu mua cả hai hộp thì tôi sẽ là “thằng hai hộp sữa” rồi.

“Cái gì? Ý mày là Phong… á?”

Thực ra tôi dùng phép suy ngược từ Vũ.

“Đến giờ mày chưa hiểu sao? Tại sao chúng nó có thể thích một đứa ngớ ngẩn như mày được nhỉ? Nhưng ca này khó, vì hai thằng là bạn thân.”

Mai Mít bỏ lửng câu chuyện, nó không thèm nói với đứa ngu ngơ như tôi nữa. Chỉ còn mình tôi đi giữa sân trường với một túi xôi và rất nhiều suy nghĩ.

Phong từ chối chỉ tôi học tiếng Anh thì sao là “hộp sữa” của tôi được chứ?

*

“Bạn đã tìm ra món ăn cho gian hàng chưa?”

“Hay làm bánh pudding các vị/ Tiramisu/…”

Hic, làm ơn cho tớ biết Tiramisu là cái gì trước khi kêu tớ làm.

Tôi bị chèn ép giữa rất nhiều ý tưởng, thôi thì cứ để các bạn đề xuất, tôi chốt một câu tớ chịu vậy.

“Thực ra tớ nghĩ, đốt lửa trại, các gian hàng, người mua kẻ bán, họ có nhu cầu về nước hơn. Sữa nóng, café, trà,… hoặc để lạnh. Nó rất đơn giản nhưng vô cùng cần thiết.”

Không ai nghe tôi nói.

“Mấy thứ kia vào quán ngồi ăn còn check in được, ở gian hàng ai thèm mua? HẢ?”

Thế mà Vũ nói thì có người nghe, thậm chí là cả lớp. Vì lời nói của cậu ta nặng như cục sắt, hoặc do tiếng nói của tôi nhẹ tựa lông hồng. Cuối cùng đề nghị của tôi đã được để ý tới và sau rất nhiều “chông chênh” nó nhận được sự đồng thuận.

Tôi chỉ việc ra đại lý mua café gói, trà túi, mua chanh và số lượng lớn ống hút kèm cốc giấy, cộng thêm việc đặt sữa đậu nành. Xem ra không phải đắn đo nhiều, vì thế tôi sớm tập trung vào việc học.

Đang ngồi làm Lý ngon ơ, bút bi hết mực, tôi chạy xuống căng tin mua trước khi vào tiết. Khi mua về, tôi có nghía qua lớp B1 với sự tò mò của… con gái. Nếu nhìn thấy cậu ấy sẽ chạy luôn về lớp, còn nếu không thì cứ đứng nhìn cho thấy.

Lần này tôi thấy ở phía dãy hành lang, giữa lớp B1 và cầu thang, Lệ Quyên đưa tay lên khóe mắt, còn Phong khẽ đặt ngón tay lên bờ vai run run, để Quyên quay người lại ôm chầm lấy cậu.

Tôi chưa bao giờ được như thế, ngày trước, kể cả việc nắm tay, cậu ấy chỉ cho chúng tôi mỗi đứa nắm một lần.

Vì sao thế? Cậu nói cho tớ biết được không, Phong Anh?

Mặt mày xám xịt, tôi quay về lớp. Lệ Quyên về sau tôi chừng hai phút, bạn ấy xuống bàn chuyện trang phục cho vở kịch cùng Vũ, có cười với tôi bằng một cái nhìn lướt qua.


Mới bốn giờ chiều mà sân trường đã đông vui, í ới tiếng nô đùa của các bạn. Tổng cộng hơn ba mươi lớp dựng trại cùng gian hàng xung quanh sân trường. Lớp tôi may mắn xí được vị trí đẹp, ở dãy giữa gần sân khấu lớn. Lều trại được quây bằng vải bạt, cổng thiết kế cầu kỳ, hầu hết lớp trưởng và lớp phó đặt sẵn, chúng tôi chỉ làm phần trang trí còn lại như thổi bong bóng, dán giấy màu, ghép chữ. Tới năm giờ trường sẽ mở cửa thu vé để các bạn học sinh trường khác giao lưu, đồng thời mua các thứ từ học sinh trong trường.

Đức vác từ đâu được bộ loa để trong trại, trong lúc chờ đợi chương trình khai màn, mấy cậu con trai bật nhạc xập xình và nhảy tưng tưng:

“Lên là lên là lên là lên/ Lên nóc nhà là bắt con gà…”

Vui đến độ bọn lớp khác cũng lắc lư theo.

Tôi chuẩn bị trà chanh và các thứ sẵn, khi cần chỉ việc rót nước sôi hoặc bỏ đá vào cốc giấy, hy vọng sự nghiệp buôn bán thuận lợi, chỉ cần hoàn vốn, không mong gì hơn.

Lớp B2 bên cạnh bán đồ handmade, chìa khóa, vòng vèo các thứ; lớp B4 thì bán tranh ảnh bóng đá, ca nhạc thập cẩm các thể loại. Thấy lớp tôi có gánh nước giản dị họ bất ngờ lắm. Bên B1 chung vốn với lớp 12A1 mua bán sách cũ, hay thì hay thật nhưng chắc ế, bọn lớp tôi đánh giá vậy.

Lớp Mai Mít cung cấp dịch vụ vẽ hình chibi, nó tung tăng sang bên lớp tôi khoe khoang, trông thấy bạn bè lai lưng làm việc, nó khen được một câu, bảo tôi ra dáng… người giúp việc. Hichic.

Đội kịch còn đang trang điểm và chuẩn bị cho vở diễn mở màn nên chưa xuất đầu lộ diện. Phong cũng đi đâu mất tiêu luôn, lúc mới dựng trại tôi còn thấy cậu ấy buộc dây trại lớp mình, sau đó không thấy nữa.

“Mày pha thử nước tao uống xem có nuốt nổi không?”

“Lâm Anh cho tôi hai cốc nước!”

Mai Mít nhìn tôi, trong khi tôi giật mình nhìn hai người đối diện. Là Lệ Quyên và Phong, bạn ấy quàng tay Phong của tôi và còn khoác áo đồng phục của Phong lên người nữa. Ừ thì biết Quyên vận váy hai dây, trời đang lạnh, nhưng sao tôi không thích. Tôi nhìn Phong, cậu ấy trong kí ức giờ xa xôi quá.

Ngày đó Phong bắt tôi cầm cái áo khoác của cậu ta để chạy huỳnh huỵch đuổi nhau với tụi thằng Phú, chỉ đưa mình tôi cầm vì nó hôi rình và ướt đẫm mồ hồi.

Lại nghĩ tới ngày xưa, do đó ly nước chanh trên tay bị đổ ngập nước mà tôi không hay, để đến khi Phong nắm lấy quai và dựng bình nước lên tôi mới vội vã rụt tay lại. May không phải nước nóng.

Tôi pha hai ly nước mới thì Lệ Quyên nói không uống nữa, bạn ấy kéo Phong của tôi đi một vòng xem hoạt động các lớp khác.

“Quyên uống nước chanh hát cho trong giọng.”

Phong quay lại nhận hai ly nước trên tay tôi, cậu uống cạn một ly trước khi bỏ đi, ly còn lại sau cuối cũng mình cậu ấy uống hết.

“Mày uống nốt nè!”

Tôi đưa cốc nước chanh ban đầu cho Mai Mít, lòng buồn thiu.

“Độc ác, mày pha hỏng ly này rồi bắt bạn uống?!”

Tôi giật lại ly nước và uống một hơi, sau đó nó uống phần còn lại. Đột nhiên nó nói:

“Tao nghĩ mày nên chọn Vũ.”

“Gì cơ?”

Mai nhắc tới Vũ và sự lựa chọn, không giải thích gì thêm nó trở về lớp luôn. Mắt tôi dường như vướng hạt bụi.

“Có loa cơ à, karaoke ngay tại chỗ luôn!”

“Hát thì hát! Tao quất trước!”

“Để tao!”

Tụi con trai trong lớp tranh giành mic, loa cắm vào di dộng để chạy nhạc, tôi đành gạt nỗi buồn nho nhỏ của mình sang bên, trong không khí vui vẻ sao lại muốn khóc được, bắc ghế ngồi một chỗ hóng, rồi lại nghĩ vẩn vơ.

“Ông Vũ biết hát á? Hát cho ai nghe được?”

“Cho người tao muốn cho nghe! E hèm! Chúng bay trật tự nghe đại ca hát!”

Vũ đứng giữa lớp, tóc vuốt keo dựng ngược như vừa gội, quây xung quanh bởi các bạn, cậu ấy ra trại lúc nào không biết, mặc áo gilê khoác ngoài. E hèm vài câu thì bắt đầu hát:

“Em đẹp không cần son phấn… duyên thầm xinh… thật xinh... rất hiền...”

Vũ biết làm chủ âm thanh để phát âm tốt tiếng Anh không có nghĩa là hát hay. Cậu ta hát đuổi theo nhạc, chăm chăm nhìn vào lời bài hát trong điện thoại, khác hẳn với sự tự tin ngày thường. Cả lớp cười ngặt nghẽo, còn có một số bạn chạy từ lớp bên ra ngó.

“Một ngày nơi xa… chiều buồn lang thang… tình cờ ngang qua…

Một tà áo trắng… một bờ vai xinh tôi không quen…

Lòng chợt ấm áp… gửi làn gió nói về miền yêu thương…

Tôi Yêu Em… Tôi Nhớ Em…”

Cậu ta hát đến đây thì ngẩng mặt lên nhìn tôi, theo đó các bạn cũng nhìn tôi rồi rú ầm lên. Mặt tôi nóng ran, chỉ là bài hát thôi mà, tại sao… lại chọn bài đó để hát, tại sao dừng đúng đoạn đó để nhìn tôi, tại sao cậu lại hát cho tớ?

“Đội kịch ra cánh gà thôi!”

Nếu cô Hà My không gọi thì tôi còn lúng túng như gà mắc tóc. Vũ và một số bạn theo cô đi, một số khác ra cùng để tặng hoa, tôi lo hàng quán nên phải ở lại. Như Mai Mít nói, Vũ là “hộp sữa” của tôi thật rồi.

Đứng từ khoảng cách này, tôi chỉ nghe được giọng của hai người dẫn chương trình, ngó ngó nghiêng nghiêng thì thấy Hải Yến dẫn với một anh khóa trên.

Có hai, ba người mua nước nên tôi không theo dõi phần kịch của lớp, chỉ nghe cảm nhận từ mọi người là không phí mười phút cuộc đời để xem.

Trong mười phút đó tôi còn nghĩ đến Vũ và Phong,

Tôi vẫn nhớ cậu bạn hàng xóm ấy lắm,

Có khi nào vì nỗi nhớ lớn quá nên tôi đã hy vọng cậu ấy phải nghĩ về mình,…

Có khi nào có một cậu bạn khác cũng làm tôi vui khi ở bên?

“Bán được nhiêu cốc rồi?”

Vũ bật tay sát tai kéo tôi về thực tại. Đội kịch đã diễn xong, lớp tôi có hai tiết mục nữa nên còn nhiều bạn ở lại sân khấu cổ vũ. Không hiểu sao khi nhìn thấy Vũ tôi lại cười, thay vì vẻ ngượng ngùng ban nãy.

Cậu ấy lại vò tóc tôi và bắt thả ra để lấy dây buộc chỏm sau gáy. Vũ bảo như thế sẽ thu hút hơn. Đúng như vậy, kể từ khi có Vũ, tôi làm ăn nhộn nhịp tấp nập, có nhiều người mua. Mỗi tội tôi bán rẻ quá, bị cậu ta kêu bán phá giá nên lãi chẳng bao nhiêu.

“Làm ăn thế này bao giờ giàu được? Cho vơi cốc thôi! Trời này uống để đi vệ sinh liên tục à?”

Cậu ta quát sa sả nhưng cũng… được việc nên tôi chỉ ngậm miệng thu tiền. Bán được hơn tiếng thì hội của Vũ đến, đó là mấy nhân vật tôi gặp lần trước, hôm bị… cắt tiết. Cậu thiếu niên mặt trẻ măng đưa tôi bông băng bữa ấy gọi tôi là chị, mặc đồng phục cấp II.

Nhờ có họ nên hòa được vốn bán nước.

Vũ bắt cậu ta ở lại trông trại để rủ tôi đi lượn lờ xem dân trí họ buôn bán gì. Tôi đương nhiên phản đối và hiển nhiên phản đối của tôi vô hiệu lực.

“Có bán được mấy đâu, đi một vòng rồi quay lại.”

“Không được, bạn của cậu vào trường mình chơi chứ có phải…”

“Ôi dào, cho bọn này trông hàng còn tán gái chứ!”

Tôi chả nói được câu nào hoàn chỉnh, toàn bị cướp lời và đẩy đi.

Đi cùng Vũ, dưới ánh đèn vàng tròn tròn giăng trên từng hàng cây, mọi người lại nhìn tôi, nói này nói nọ, như là: Hắn này vừa đóng Hoàng tử đấy, con bé đi bên cạnh là bạn gái hắn đấy,… trời ạ, cái gì đấy?

“Lâm Anh trả tiền đi!”

“Cậu mua cái này sao bảo tớ trả tiền?”

Vũ chỉ vào sợi dây da màu nâu nâu trên kệ hàng của khối 12, chắc cậu ấy vừa diễn kịch nên không đem theo ví. Tôi lôi tiền của lớp ra, bù sau vậy.

“Không biển thủ công quỹ!”

Cậu ta ra lệnh mà đâu có biết tiền tiêu vặt của con bé Chun này đã hết từ mùa mận nào rồi. Tôi móc kỹ túi lôi ra được hai nghìn gửi xe. Hic hic.

Vũ nhìn tôi rồi rút tiền của mình trả cho anh chị bán hàng.

“Giờ đeo cho tôi đi!”

Với một tay còn lại hơi khó để tự đeo vòng nên tôi thắt nút giúp Vũ. Xong cậu ta đưa qua đưa lại cười rõ hớn hở:

“Rồi, đây là quà của Lâm Anh tặng tôi.”

“Tớ đâu có mua tặng cậu?”

Cậu ta không nghe tôi nói, cứ thế đi thẳng, sợ người khác va vào nên tay phải giữ khư khư chiếc vòng trên tay trái. Tôi vì hành động đó mà bật cười.

Đột nhiên Vũ dừng lại, quay người về phía tôi, đợi tôi bước lên và nói:

“Lâm Anh làm bạn gái tôi nhé!”


“Lâm Anh làm bạn gái tôi nhé!”

“Tớ… là con gái thì là bạn gái… chứ là con gà mái à?”

Sau hai phút tôi mới đáp lại, chừng đó thời gian mới đủ tiêu lên não, có lẽ vậy, nên chỉ kịp nhắc lại lời chị bán kem.

“Không. Tôi nói Lâm Anh làm bạn gái… đặc biệt của tôi.”

Tôi toát mồ hôi nhìn Vũ.

Nếu định nghĩa của từ “đặc biệt” là cảm giác vui vui khi ở bên, lắm lúc ngại ngùng, bối rối, không vui khi không được quan tâm là đặc biệt, thì hình như tôi có được cảm giác đó bên Vũ.

Một giọng nam cất lên trên sân khấu cùng tiếng đàn ghi-ta, vọng lại giai điệu của bài hát:

“Ngày xưa ấy nói dối cha thường đánh roi mây

Mẹ thường hay bênh tôi cho dù tôi dối thế nào

Có khi đi đâu ko thèm nói với ai

Nên càng la to bao nhiêu lại càng chịu đánh bấy nhiêu... ố ồ

Ngày ấy qua đi thật mau bây giờ xa thấy nhớ

Chuyện ngày xưa vẫn đấy đã không còn bé con,

Trời đã qua bao mùa đông bao mùa thu đã tàn

Chuyện ngày hôm qua đó sẽ trở về với tôi,…”

Là Phong Anh, tôi nghe được tiếng lòng của cậu ấy, một bài hát được hát chậm rãi, với tiếng đàn như kéo tôi về quá khứ,…

Phong vẫn còn nhớ, cậu ấy không quên tôi được mà,…

“Tớ… tớ… muốn cứ thế này thôi…”

Cái nắm tay không của Vũ bị thả lỏng, như cậu ấy vừa buông một thứ quý giá, để mặc nó rơi lăn lóc dưới đất.

“Đây là lần cuối tôi hỏi Lâm Anh, sau lần này bạn đừng hối hận.”

Tôi thì vẫn nắm chặt cổ tay mình, Phong là nỗi nhớ của tôi, là một mảnh ghép sắc màu trong bức tranh của tôi. Tôi biết rồi, vì cậu ấy phải sống tự lập từ nhỏ, mẹ làm nghiên cứu nên đi suốt, khi sang nước ngoài, ở một môi trường khác, phải tự thích ứng, tự bươn trải, gia đình chia rẽ, lại chịu nhiều áp lực giành học bổng nên đâu có vô lo vô nghĩ như tôi và Vũ. Tôi biết cậu ấy cần tôi hơn tôi cần cậu ấy.

“Vũ đừng bắt tớ nghĩ tới chuyện này được không? Tớ chưa muốn… còn Ph…”

Tôi lắp bắp chẳng ra tiếng.

“Với tôi mọi thứ phải rõ ràng. Nếu Lâm Anh chọn Phong, tôi sẽ vẫn là bạn của nó, và ngược lại. Nhưng nếu Lâm Anh không thuộc về tôi, tôi và Lâm Anh sẽ không thể là bạn.”

“Tại sao… chứ?”

Tôi vẫn sợ khi nhìn vào ánh mắt của Vũ mỗi lúc cậu ấy giận dữ.

“Đó là cách để tôi xóa tên bạn.”

Tôi sợ sự ích kỷ của Vũ, cũng như sợ sự ích kỷ của mình nếu không còn cậu ấy nữa, cậu ấy sẽ xóa tôi đi thật ư?

“… Thôi, chào Lâm Anh!”

Vũ thậm chí còn biết rõ tình cảm của tôi hơn chính tôi, cậu ấy ngoảnh đi, có chào bằng tay có chiếc vòng, rồi lẫn trong dòng người, mặc kệ tôi với hai hàng nước mắt lăn dài.

Tôi trở về trại của lớp, Thịnh trông hàng chứ không còn là cậu thiếu niên em Vũ nữa. Cậu ấy có hỏi vài câu nhưng tôi chỉ trả lời qua loa. Lúc này đông người mua hơn vì mọi người đã bắt đầu thấm mệt, cần nước để giải khát. Tôi có đứng bán hàng tiếp nhưng không được, bị Thịnh đẩy ra ngồi nghỉ. Chắc trông tôi lúc này rầu rĩ chẳng ma nào thèm mua.

Đến hơn mười giờ thì chúng tôi thu dọn, kết thúc việc mua bán, sau đó sẽ đốt lửa trại qua đêm, bạn nào ở lại được thì ở lại, còn không sáng mai lại tới, hầu hết con gái tụi tôi đi về, trừ các bạn gần trường. Bố tới tận nơi đón vì sợ tôi trời tối qua đường vắng nguy hiểm.

Tôi để xe lại trường, để bố cài quai mũ cho. Bố nói sướng nhất tôi, được cưng như trứng, trong khi đó Mai Mít đi về cùng với đám bạn lớp nó. Suốt quãng đường tôi ôm chặt bố mà không nói câu nào.

*

Sáng ngày 20.11 học sinh trong trường tiếp tục hát hò và nghe tổng kết tuần thi đua học tốt. Lớp tôi chuẩn bị lãng hoa để Thịnh và Lệ Quyên đại diện gửi lời chúc tới các thầy cô giáo.

Sau đó là màn thống kê số tiền thu được, lãi không nhiều, mỗi đứa làm cái kem thì hết. Nhưng tôi vẫn được tuyên dương vì có lớp khác còn lỗ chổng kềnh, ví dụ như bọn B1.

Quay trở lại với dàn karaoke, các bạn tranh giành hò hét, rồi nhớ ra muốn nghe giọng Vũ thì quay sang hỏi tôi. Ơ, tôi biết sao được, cả sáng nay tìm có thấy đâu? Hy vọng cậu ấy sớm hết giận và lại bắt nạt tôi nữa, tôi tình nguyện mà.

“Vũ đây!”

Vũ vừa đến đã nhập hội, ném cặp ra một góc. Cậu ấy mới cắt tóc, cụt lủn như quả chôm chôm, trông cứ ngầu ngầu, hát ầm ĩ khiến giáo viên lớp bên ra phản ánh.

Cậu ấy có vẻ phấn khích, lúc thì ở trong lớp tán chuyện với các bạn, lúc sang khối mười cười đùa. Song chẳng thèm hỏi tôi lấy một câu.

Loanh quanh trong lớp một lúc thì tôi nghĩ đến Mai Mít, nó là đứa tôi cần trút bầu tâm sự lúc này, vì hơn ai hết, nó biết về Phong, dầu không biết về Vũ.

Không gặp Mai Mít, tôi quay về nhưng lại bước quá sang lều trại lớp B1, đứng ì ở đấy chả biết để làm gì.

“Bạn tìm ai?”

Có một cậu đeo kính cận nhìn tôi từ trên xuống.

“À, tớ không tìm ai… Phong, tớ tìm Phong.”

Tôi nói mà không biết mình đang nghĩ cái quái gì nữa.

“Phong Dương có gái tới tìm kìa.”

Lớp B1 có hai Phong, một bạn họ Trần, gọi là Phong Trần, Phong của tôi bị ghép với tên bố, còn tôi, thi thoảng vẫn hay bị ghép cùng tên ông nội. Nhưng sao cậu đeo kính biết tôi tìm Phong nào nhỉ?

Phong đang lúi húi giúp mấy bạn nữ, trông thấy tôi cậu ấy phủi tay qua loa rồi tiến tới. Ơ nhưng tôi gặp được Phong rồi thì sao nữa?

Phong đã đứng trước mặt, khuôn mặt lúc nào cũng ngời sáng, tràn đầy năng lượng.

“Lâm Anh tìm tớ?”

“Ừ… nhưng… tớ… quên mất để làm gì rồi?!”

Quên mất hay không biết? Thực ra chỉ cần trông thấy cậu ấy thôi, giờ nhìn thấy rồi, vậy là đủ.

“Cậu đợi một lát nhé, tớ sửa nốt cái ổ điện.”

“Ừ.”

Trước nay Phong đã làm gì thì phải làm cho xong, tôi đứng ra một góc đợi.

“Thôi tao làm thay cho.”

Lần này Phong nhờ cậu bạn đeo kính hoàn thành nốt để đi cùng tôi, nhưng tôi cần thời gian nghĩ tới điều sẽ nói với cậu ấy.

Phong không hề hỏi thêm, hai đứa cứ đi, đến cuối dãy lớp mười một thì vòng lên khối mười hai. Khỏi phải nói mặt tôi nóng bừng khi vừa đi qua chỗ mình đứng cùng Vũ hôm qua, rằng vì sao tôi lại từ chối Vũ?

Chính là vì Phong.

“Nước chanh của Lâm Anh ngon lắm.”

Phong lên tiếng phá tan im lặng, cậu nhắc đến hai cốc nước chanh khiến tôi nghĩ tới Lệ Quyên, rồi bao nhiêu chất chứa trong lòng cứ thế trào dâng.

“Tại… tại sao… cậu về nước lâu rồi mà không tìm tớ?”

Tôi nói bằng giọng trách móc, tại sao dù bao nhiêu năm cậu vẫn chỉ coi tôi như một con bé mà nếu không ai chơi cùng mới thèm để ý tới, trong khi với tôi Phong luôn là nhất.

“Cậu... cậu đã dặn… tớ sẽ… trở về mà.”

Tôi đã nói thế, đúng vậy, nhưng cậu ấy chỉ trở về chứ không tìm tôi, nếu biết tôi học B3, cậu ấy có tặng hoa cho Lệ Quyên nữa không? Hoặc nếu tôi không vào Hùng Vương, thì có bao giờ gặp lại nhau.

“Phong không còn coi tớ như ngày xưa nữa?!”

Ít ra hồi đó tôi còn được bao che giúp Phong khỏi bị đánh đòn.

“Không, không phải…”

Phong bấm hai tay dọc chỉ quần, do dự rồi đột nhiên kéo tôi lại gần, đưa cả bàn tay phải lên vò đầu tôi, vò rất mạnh và rất lâu, như thể không biết sẽ làm hành động gì tiếp đó.

“Cậu cứ thích bị bắt nạt mãi à?”

Tôi ngước lên nhìn Phong bằng cái đầu bú xù, lẽ nào lại nói tớ chỉ thích được cậu bắt nạt thôi ư?

Thế nên tôi gật đầu hai lần để ủng hộ cái vò đầu ấy.

“Tớ… tớ sợ sẽ ảnh hưởng tới… thứ tình cảm trong sáng của chúng ta… nếu như… tớ nói…”

Phong nhìn tôi bằng ánh mắt lấm lét, cánh tay vừa đặt trên đầu tôi giờ trở về dọc chỉ quần.

“Tớ… tớ… tớ… à, Mai Mít hẹn gặp tớ, tớ đi tìm nó.”

Cũng như Phong tôi sợ một thứ gì đó trên tình bạn sẽ phá hỏng thứ tình cảm thiêng liêng không gọi được thành tên giữa hai đứa.

“…”

Phong chọn sự im lặng, nhưng đó không phải tính cách của Phong, với Phong của quá khứ không có sự nhường nhịn, cậu ấy không có em và không phải nhường ai cả, cũng không… có Vũ trong sự lưỡng lự của cậu ấy. Hình ảnh của Vũ thoáng xuất hiện trong tâm trí tôi, đó là một cậu bạn hung hăng dúi túi xôi thịt vào tay tôi rồi chạy đi.

Tôi quên mất đang nhắc tới Mai Mít mà đưa tay lên khẽ chạm vào gò má của Phong, cái gò má đã từng bị Vũ đấm một cái rõ đau, giờ không còn dấu vết. Tôi muốn nói với cậu ấy rằng sau quãng thời gian dài đằng đẵng, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, chúng tôi vẫn luôn thân thiết như thế, không bao giờ và không có gì có thể thay thế được.

Phong siết lấy bàn tay tôi, tay cậu rất ấm, và nói:

“Tớ… lúc tớ trở về thì khu chung cư đã chẳng còn, khách sạn xây gần xong, xung quanh toàn những hàng xóm mới, không ai biết địa chỉ nhà cậu cả,… tớ đã tìm rất nhiều nơi… nhưng tớ không tìm được… tớ đã nghĩ rồi sẽ tìm thấy Chun của tớ thôi. Từ rất lâu rồi, tớ hoàn toàn không biết, tớ… tớ luôn nghĩ rằng sau này cậu phải nấu cơm cho tớ, cậu cứ bám tớ suốt cả ngày, cậu nuốt trứng vịt lộn giùm tớ và… tớ… tớ nghĩ mãi mãi là như thế… nhưng khi gặp lại cậu, lại là khi… một người bạn của tớ nói rằng sẽ giới thiệu… bạn gái,… cho tới lúc ấy, tớ…”

Tôi không cho Phong nói nữa bằng cái ôm ghì chặt lấy cậu, tôi đã nói giữa tôi và Vũ chỉ là bạn cùng bàn thôi mà,… chỉ là bạn thôi.

Phong để cho tôi khóc rất lâu, xong mới lấy tay áo quẹt nước mắt, nước mũi cho. Sau đó cậu đưa tôi về lớp, vậy là dù vẫn còn nhiều thắc mắc muốn hỏi, nhưng tôi chỉ cần biết sau này có thể bắt Phong ăn cơm tôi nấu, vậy là đủ.


Học sinh trong trường đi vào giờ giấc học tập như trước, lúc này đã là giữa đông nên chúng tôi đứa nào đứa nấy núc ních quần áo. Tôi không chịu được lạnh nên từ dưới lên trên kín như bưng, chỉ sợ ngã một cái là không đứng lên được. Trong khi đó Vũ chỉ mặc một cái áo len mỏng bên trong và áo đồng phục thì luôn không kéo khóa.

Cô Oanh chủ nhiệm giao cho một bạn chữ đẹp viết lại sơ đồ lớp. Lần này cô không để con trai ngồi xen kẽ con gái nữa, mà để hai bạn nam hoặc hai bạn nữ ngồi cùng bàn, ngay từ nét chữ đầu tiên đã có tên Vũ, cậu ấy phải ngồi bàn một, đầu bàn dãy trong cùng, bên cạnh Vũ là lớp trưởng, tổ trưởng tổ một. Lệ Quyên ngồi ngay dưới.

Tôi vẫn ngồi chỗ mình, lớp lẻ một nam một nữ nên bàn tôi duy nhất có hai đứa trái cực. Vừa khi cô cho phép cả lớp chuyển chỗ, Vũ đứng lên luôn, xách cặp đi, tay áo bị kéo lên, thì ra Vũ chỉ đeo một chiếc đồng hồ.

Đức thế chỗ Vũ, cậu ta thân thiện hơn Vũ nhiều, chưa gì đã tìm ra chuyện để nói và dặn tôi rằng hãy luôn nhớ tới tinh thần đoàn kết trong giờ kiểm tra.

Tôi cứ thấy hụt hẫng, buồn buồn mặc dù cậu bạn ngồi cùng có nói và làm trò nhiều thế nào chăng nữa. Sáng nay khi vừa tới lớp, tôi chạm mặt Vũ ở cửa, cậu ấy lờ đi luôn. Đã không còn là bạn cùng bàn nữa, ít ra cũng nên chào nhau trước khi chuyển lên chứ?

Ngày hôm sau cũng vậy, Vũ ngồi trên lan can cùng mấy bạn nam, còn vươn người giật tóc một bạn nữ lớp B4 vừa đi qua, suýt ngã, tôi bước vào lớp thì các cậu ấy còn cười to hơn.

*

Chúng tôi tan học thì có mưa. Giữa tiết trời này giọt mưa lạnh như nước đá, rơi nhỏ giọt dưới mái hiên. Tiếng mưa rả rích.

Ông bà sang chơi với chắt, con anh Sơn, còn bố mẹ đi làm ca, không có ai ở nhà nên tôi nghĩ mình sẽ đợi trời tạnh. Một số bạn trong trường có ô, hoặc áo mưa, một số khác được người thân cho xe vào tận sâu trong sân trường đón, lớp tôi có vài bạn xuống căng tin uống nước.

Phong đưa cho Mai Mít chiếc áo mưa sẵn trong cặp, sau đó Mai Mít rủ Yến về chung. Tôi chợt mỉm cười, ngày xưa đó luôn chỉ có tôi và Yến mang ô đi học, bốn đứa thì hai cái là đủ rồi…

Tôi vào lại lớp ngồi cho ấm, đưa tay lướt qua mặt bàn, chọn chỗ ngồi đúng vị trí ngày đầu tiên chuyển sang ngôi trường này, cũng là chỗ Vũ ngồi bây giờ, mới đó đã gần hết một học kỳ. Mười năm nữa, những khoảnh khắc bây giờ sẽ trở thành nỗi nhớ.

“Về thôi!”

Phong đứng dựa vào cửa lớp tôi, nụ cười của cậu bị sấp bóng.

“Về thế nào được? Mưa lắm!”

Phong xoay người chỉ vào lưng áo khoác của mình, ý để tôi rúc vào như con gà con rúc vào cánh gà mẹ.

“Trời lạnh lắm, cậu dầm mưa lỡ bị ốm?!”

“Trời này đã là gì, chín mùa đông của tớ giống như ngồi trong tủ lạnh cơ mà!”

Tôi bật cười, cái ví von ngộ nghĩnh chả biết có đúng không (vì tôi đang nghĩ tới ngăn đông lạnh) lại khiến tôi nghe theo răm rắp. Rõ ràng có thể đợi mưa ngớt nhưng cả hai lại chọn cách băng qua nó.

“Thế thì cậu phải khoác cái áo chùm lên đầu!”

Tôi bỏ áo khoác đồng phục ra, quàng lên đầu cậu ấy. Phong không đồng ý nhưng thấy tôi đếm một cái áo mỏng, hai áo len, một lớp áo gió đang mặc thì cười lớn:

“Cậu lên Bắc Cực chắc chỉ lăn được thôi nhỉ? Ha ha…”

Tôi lườm cho một cái, giật lại áo thì Phong đã chùm lên đầu và giữ chặt.

“Rầm!”

Phía cuối lớp có tiếng động, ngoài tôi và Phong còn ai trong phòng nhỉ? Chúng tôi chạy xuống cuối lớp, Vũ ngồi bệt dưới đất, có thể cậu ấy đang nằm trên hai dãy ghế trước khi bị ngã xuống sàn.

Tôi định hỏi thăm không nhưng Vũ đã đứng dậy, phủi bụi.

“Ngủ cũng không yên!”

Kể cả khi Vũ im lặng tôi cũng không thể nói lên lời.

Chỗ đứng này trước kia tôi từng bị các bạn nhét đồ vào cặp, rồi Vũ đứng ra bảo vệ, dẫu rằng sự bảo vệ ấy có phần cộc cằn thô lỗ.

“Mày ở lại trường à?”

Trước khi Vũ bước ra khỏi lớp, Phong có hỏi một câu.

“Giờ về.”

Và thế là Vũ chạy qua sân trường, đội mưa với chiếc áo len mỏng, tôi nhìn theo cho đến khi khuất tầm mắt. Dường như có một chút gì đó trượt qua bàn tay mà tôi chưa kịp nắm.

Kể từ sau đó tôi và Phong đi về chung một chiếc xe mà hai đứa không nói với nhau câu nào, dẫu Phong chùm áo tôi, còn tôi ở trong lớp áo khoác của cậu ấy.

“Đợi tớ lấy áo mưa cho cậu!”

Tới nhà, tôi vội vàng nhảy xuống xe, mở khóa cổng và chạy tót vào trong tìm áo nhưng Phong quay đầu xe luôn.

“Không cần đâu! Tớ về nhé!”

Và cậu ấy đạp xe đi.

Đến khi chạy lên tầng cất quần áo, tôi nhận ra Phong đứng ở đầu ngã rẽ, chùm áo khoác của tôi và nhìn rất lâu, dường như tôi đã làm cậu ấy đau, mà tôi không biết.

*

Suốt ngày chủ nhật tôi lên chơi với cháu. Sau khi đặt tên các cháu hết một vòng thiên nhiên đất trời, ông nội chọn Việt Anh để đặt cho đứa chắt đầu tiên. Ông bảo Việt trong từ Việt Nam, rất là ý nghĩa, và cũng như tôi, Việt Anh là con gái nên phải có một “tên hiệu” ở nhà là Giun. Với lý do rằng tuổi thơ của bố bé Giun, tức là anh họ tôi thường hay bị giun quan tâm đặc biệt.

Con bé Giun không có nhiều bạn cùng trang lứa vì khu nhà của anh Sơn toàn những gia đình có con lớn như tôi rồi, ôm bé vào lòng, nắm cổ tay tròn lẳn thích ơi là thích, nhưng con bé tè vào người tôi lúc nào chẳng hay.

“Dạo này tình yêu tình báo thế nào rồi Chun ngố?”

Tôi tròn mắt nhìn anh Sơn. Anh đang hỏi tôi đấy ư?

“Ơ… thì.. anh đang nói gì thế… em mới lớp mười một mà?!”

Nhìn anh một lúc thì tôi đoán ra, chị Hải Anh biết thì cả họ đều biết, rằng có một bạn cao cao, trắng trắng theo đuổi tôi.

“Nhưng... anh vẫn mong mày với thằng Phong thành đôi.”

Tự nhiên anh nói thế khiến lòng tôi bỗng trùng xuống. Anh Sơn đã chứng kiến tuổi thơ quấn quýt của tôi và Phong, nô đùa, giận dỗi, đòn roi,... nhưng anh có biết tới cậu bạn Vũ của tôi không?

“Bọn con trai thích bằng mắt, nhưng cảm nhận bằng trái tim ngốc ạ! Anh đây sau hai sáu năm đã chiêm nghiệm được điều đó.”

Nói rồi anh vuốt cằm nhìn vẻ mặt khó nghĩ của tôi, tiếp tục:

“Khai quá! Đi thay áo nhanh và ngay!

Tôi bồng Giun cho mẹ bé thay quần áo với vẻ mặt ngô nghê và dấu chấm hỏi lửng lơ, nhưng lại thấy vui vui, trong đầu hiện lên hình ảnh Vũ đèo tôi phía sau, đi bên cạnh là Phong.

Tôi ôm nguyên khoảnh khắc đó vào giấc ngủ tới tận sáng, đến nỗi chỉ kịp đánh răng rửa mặt, soi gương chải tóc, thơm má bé Giun, ung dung ăn sáng, rồi cắp cặp ké theo anh Sơn đi làm. Từ đây tới trường mất có vài phút chạy xe máy thôi mà.

*

Lớp tôi có tiết thể dục ngoài trời, thầy cho học sinh khởi động và thi kéo co, nhằm tạo không khí sôi nổi, mỗi đội gồm hai tổ. Tổ ba của tôi ít con trai nhưng bù lại có vài bạn khá nặng ký.

Thầy đưa cho chúng tôi sợi dây thừng rất dài, mỗi đứa bám một đoạn, mấy bạn nam cao to nắm đoạn đầu và cuối mỗi bên, con gái ở giữa, hoặc có thể đứng ngoài la hét. Như tôi tự thấy mình vướng tay vướng chân nên tiếp sức bên ngoài.

Vũ cầm đầu dây bên tổ một và hai, còn Đức đại diện cho chúng tôi. Thầy vừa thổi còi đội bên kia đã kéo mạnh khiến cậu bạn Đức ngã sóng soài và chúng tôi thua ngay lập tức.

Đức bị các bạn nữ chỉ trích vì ngoại hình bảnh bao, tốt tướng là thế mà yếu xìu như bún. Và cậu ta sớm bị đẩy ra để một bạn nam khác thay thế.

Sau đó các bạn thực sự cố gắng hết mình, bỏ giầy đi đất, Vũ còn bợt hết cả da, cánh tay run run vì kéo quá nhiều. Cậu ấy bảo đã chơi phải hết mình. Câu nói ấy khiến đội của hai tổ đó quyết tâm lắm lắm.

Vì tinh thần không chịu kém cạnh, kể cả tôi, Đức, mấy bạn nữ cũng ùa vào kéo, lúc nhúc bám chặt dây. Nhờ đó tỉ số được cân bằng sau hai hiệp kéo, đứa nào đứa nấy thở hổn hển, nóng ran cả người.

Đến hiệp quyết định, bạn trên đẩy bạn dưới, tôi nghiến răng nhắm nghiền mắt mà kéo, dù rằng cứ trượt dần về phía trước. Và kết quả là đội của tôi thua ê chề, mấy bạn kia lè lưỡi ăn mừng. Họ kéo nhau vào căng tin, chi phí thì đương nhiên đội nào thua đội ấy trả.

Tuy còn cay cú vì chưa tung hết sức lực, nhưng kẻ bại trận chúng tôi nhanh chóng cười toe toét kéo thầy cùng vào căng tin.

Lớp tôi chiếm nguyên cả quán nước trong trường, tôi đến sau nên chỉ còn chỗ đứng. Vũ vẫn ở vị trí trung tâm của cậu ấy, bên cạnh có nhiều bạn khác, họ đòi xem bàn tay đỏ tấy, tróc da. Nhiều người hỏi han như vậy đến lượt tôi chắc cậu cũng chả cần.

Tôi xòe bàn tay cũng bị đỏ của mình ra rồi nắm lại.

*

Về đến nhà tôi mới thấy đau tay dữ dội, suýt thì đánh đổ lọ hoa trên tay. Bố nói tôi bị căng cơ do lười vận động nhưng mỗi ngày tôi đạp xe tới chục cây số chứ có lười đâu. Vì thế có đau tôi cũng không nói, nhỡ sáng mai bố gọi dậy sớm đi vận động thì toi.

Đến hôm sau trên cổ tay của tôi bị sưng, đi xe đạp hay ăn cơm cũng chỉ dùng một tay. Hôm sau nữa thì tôi gần như không chịu nổi, đi học mà cắn răng cam chịu. Sau giờ tin học trở lại lớp, tôi phát hiện trong ngăn bàn có một cái bánh mỳ và vỉ Aspirin cùng chai nước lọc.

Tôi nghĩ đến Vũ và bật cười, tự nhiên hết đau ngay lập tức. Đức về tới chỗ, cậu ta vơ lấy hết.

“Của đứa nào đấy?”

Tôi không đáp. Cậu ta thản nhiên bóc bánh mỳ và ăn luôn trước mặt tôi.

“Làm Hotboy sướng thật, ốm tý là có người quan tâm!”

À, thì ra là của một bạn nữ nào đó, tôi ngốc thật, tụi con trai làm sao chu đáo được như thế.

“Bạn ốm à?”

Thế mà tôi cứ tưởng...

“Ừ, nhưng Aspirin để giảm đau chứ có chữa cảm đâu?”

Đức nhìn tôi không chớp mắt, chắc cậu ta đang nghĩ tôi vừa chạy đi mua mấy thứ đó, đang định xử lý thì bị một đứa vô duyên xía vào nên có vẻ ái ngại rõ ràng.

“Tôi biết bạn quan tâm đến tôi nhưng kiến thức đơn giản cảm cúm phải uống Panadol mà không biết hả?”

Nhưng lời nói thốt ra thì không có vẻ hối hận. Tôi lấy cho cậu ta miếng dán lên thái dương mà bà vẫn nhắc mang theo, khỏi tốn công Đức ảo tưởng.

“Đùa đấy chứ vừa rồi tôi trông thấy thằng Phong lởn vởn quanh lớp mình. Vén tay lên tôi xem cho!”

Là Phong ư? Cậu ấy có thể đưa trước mặt tôi mà, cậu bạn ngốc của tôi.

“Trời ơi, có cái cục bầm bé tẹo thế này một hai ngày là khỏi!”

Đức kéo tay áo tôi lên từ lúc nào, cậu ta giãy nảy nhưng Đức ngồi cạnh mới được vài ngày còn biết tôi bị đau, thế mà...


Tôi đứng chờ Phong tan học, mấy hôm nay cậu ấy sang ở với bố nên cùng đường về. Nhìn thấy tôi Phong ngượng ngùng, hai má ửng hồng vì nẻ, càng khiến cậu trông bối rối hơn, tôi lại gần và đấm thụm vào bụng. Đương nhiên cái đấm rất nhẹ, vì tôi trách, hai đứa thân như thế còn bày đặt.

Cậu ấy cười hì hì.

“Phong ngày xưa sẽ dùng cái tay bẩn cậy miệng hỏi chuyện tớ và không cho chơi cùng tới khi nào tớ khỏi hẳn cơ!”

Nói được câu này tôi cảm thấy lòng nhẹ bẫng, như chả còn khoảng cách gì với Phong.

“Nghĩ lại… thấy tội lắm.”

Cậu nói xong và thở ra làn khói trắng, đưa tay gãi đầu, tôi thích nhất nhìn vẻ vụng về ấy vì chẳng bao giờ Phong có lúc ngô ngố thế cả.

“Nhưng tớ thích!”

Cậu ấy đâu có biết mỗi khi những vết sứt sát của tôi sắp lành mà được rủ đi chơi là tôi lại chốn bà lẻn theo, còn khi bị ép uống thuốc đắng ngắt, chỉ cần có mặt cậu là tôi giả vờ uống ừng ực dễ dàng lắm. Để đến nỗi bà nội còn nói: “Ngàn lời người lớn bảo cũng không bằng một lời thằng Phong”, và rồi thời gian cậu ấy biến mất khiến tôi gần như khép mình trong vỏ ốc.

Thế nên tôi đòi cậu ấy đèo về. Phong vừa chở... bao cát phía sau, vừa phải rong chiếc xe mini của tôi.

“Vì cậu đau tay nên châm chước đó!”

Đau tay nhưng tớ vẫn đi xe được mà, tôi im lặng mặc kệ, cậu ấy thích bị bắt nạt thì tôi cho phép.

Trên đoạn đường chúng tôi đi, có rất nhiều chiếc xe qua lại, một chiếc xe máy vượt qua, sao làm tôi nhớ đến Vũ, ước gì có cậu ấy ở đây nữa.

Rồi tôi hát:

“Đưa em đi chơi xa/ Trên con xe tay ga…”

*

Sáng thứ bảy, khi vừa rẽ vào cổng trường hai đứa tôi gặp Vũ đi ra từ xe của gia đình, chắc thế vì cậu mặc rất ấm và cặp sách thì nặng trịch. Nhìn thấy tôi và Phong, Vũ có phần bất ngờ nhưng lại lờ như không. Tuy nhiên mẹ cậu xuống hẳn xe gọi Phong lại. ( Truyện được đăng miễn phí tại Haythe.US - truy cập ngay để đọc nhiều truyện khác nhé. ) Trông thấy cô tôi chỉ biết cúi đầu chào, đứng lại cũng dở mà đi cũng dở vì hai đứa chung xe. Thôi thì ở lại... hóng.

Mẹ của Vũ đứng tuổi, ăn vận sang trọng, cậu ấy giống mẹ nhất ở đôi mắt và nước da. Vũ ngoảnh lại.

“Cô đã bàn với mẹ cháu rồi.”

“Làm sao?” - Vũ vẫn cách nói tùy tiện của mình khiến cô lừ mắt.

“Chuyện gì vậy cô?” - Trong khi đó Phong có phần nghĩ ngợi, có lẽ đoán được chuyện gì đó dù chưa được cho biết - “Mấy ngày cháu sang ở với bố nên chưa gặp mẹ.”

Cậu ấy nhìn tôi vì sao chứ?

“Mẹ cháu sẽ nói lại sau. Có cháu cô cũng yên tâm cho Vũ.”

“Hừ, mẹ đứng đó mà buôn.”

Vũ không hiểu nên đi vào lớp. Cô ấy mặc kệ cậu con trai.

“Phong này, cháu học lớp bên có thấy Vũ để ý đứa nào không?”

Câu nói này khiến Vũ khựng lại. Phong lại nhìn tôi trước khi đáp:

“Nó để ý đến chục đứa, cháu chịu. Thôi bọn cháu vào lớp, trống sắp đánh rồi.”

“Đừng có bao che, cô nghe nói…”

Cô chưa kịp nói hết câu Vũ đã chạy lại quàng cổ Phong kéo vào trường, cậu ấy không kéo tôi, và vì chỉ còn mình tôi nên lúc này mẹ Vũ mới nhớ còn có một đứa con gái để hỏi chuyện.

“Cháu chắc học cùng Phong, có biết Lâm Anh là bạn nào không?”

Cô hỏi một câu mà tôi không biết trả lời thế nào, vì sao cô ấy lại nhắc tới tên tôi chứ? Lần này Vũ không quàng cổ tôi lôi đi, Phong cũng không bao che, hai cậu ấy chỉ đứng đợi phản ứng của tôi…

Không phải chỉ mình mẹ Vũ đợi câu trả lời của tôi.

“Lớp… lớp cháu có hai Lâm Anh… còn lớp khác… thì... cháu không rõ…”

Mẹ cậu nhìn tôi với vẻ không bằng lòng, như thể câu trả lời đã bị mua chuộc. Vì vậy cô biết có hỏi tiếp cũng chẳng khai thác được gì, nhưng nếu thông qua giáo viên chủ nhiệm sẽ ra con bé đó là tôi thôi, hơn nữa cô Oanh lại càng để ý tới, rồi mẹ tôi biết lại mắng, thế nên trước khi cô vào xe, tôi đã thú thực:

“Lâm Anh A là một bạn nam, còn Lâm Anh B là… ch...á…u…”

Tiếng của tôi lẫn trong tiếng trống trường, Phong còn chưa kịp gửi xe, bác bảo vệ đã khép được một bên cổng.

Thế là ba đứa tụi tôi ba chân bốn cẳng lao vào cổng như con thiêu thân.

Sau dịp đó cứ ngỡ sẽ lại bình thường nhưng Vũ vẫn chẳng mảy may nói với tôi lời nào, kẻ đi trước người đi sau. Tôi đâm ra nhơ nhớ những lúc bên cậu, nhất là lúc cậu ta quan tâm thái quá.

Tôi đoán Vũ chỉ phớt lờ được thời gian ngắn nữa thôi, vì chúng tôi còn cả một năm lớp mười hai học với nhau cơ mà, chưa kể kỳ hai lớp mười một nữa.

Đem những suy nghĩ vào mặt cười tươi rói nhìn về phía Vũ, cậu ấy đang đánh bài với cán bộ lớp, cười ha hả, vô tình thấy tôi, nụ cười của cậu tắt ngấm, rồi quay về ván bài.

Cô Oanh vào lớp kiểm tra đột xuất giữa giờ ra chơi, nhóm bốn người họ chơi bài ngay bàn đầu nên không kịp thu dọn. Lần này còn ăn tiền mới chết.

“Ai mang bài tới?”

Cô nâng gọng kính, hỏi bằng giọng nghiêm khắc, khiến các bạn ở trong lớp đang ngồi đủ tư thế vội chấn chỉnh lại đồng phục.

Vũ đứng lên.

“Giỏi nhỉ? Tôi cho anh lên bàn trên, ngồi xung quanh cán bộ lớp để ý thức việc học hay là cho anh mở sòng bạc?”

“Thưa cô bọn em biết lỗi rồi, bọn em xin nhận hình phạt.”

Lệ Quyên đứng lên nhận lỗi rồi cả lớp trưởng và tổ trưởng cũng đứng theo. Tuy là kẻ đứng ngoài nhưng tôi còn thấy sợ.

“Chị cũng hay lắm, lớp phó học tập, rồi cả lớp trưởng, tổ trưởng tổ I, chép cho tôi một trăm lần nội quy lớp học.”

Nội quy lớp tôi dài gần một trang giấy A4, chép mỏi tay luôn.

“Còn anh Vũ, kiểu đầu của anh sang Hàn Quốc được rồi đấy, huy hiệu Đoàn không có, chép ba trăm lần.”

Ba trăm lần, ngang quyển Ngữ Văn. Nhưng Vũ sai rồi, hồi trước tôi vẫn thường nhắc cậu đeo huy hiệu, nhớ rồi quên, còn mái tóc giờ đã dài hơn, lại cố tình xén hai bên.

“Phù, may quá, hôm qua suýt thì đi cắt tóc. Bà này kinh dã man, bọn con gái làm xoăn tít thò lò thế kia thì không sao mà con trai cạo một vài đường đã hành.”

Đức nghiêng sang bên tôi thì thào.

“Anh Đức, anh thích giúp đỡ bạn thì có thể phụ anh Vũ năm mươi lần.”

“Ơ em…”

Cô nghiêm đến mức khuôn mặt Đức méo xẹo cũng không mủi lòng. Khổ thân các bạn ấy, chép tay bao giờ mới xong, tội nhất là Vũ.

Ngay sau khi cô đi thì Đức kêu trời kêu đất, còn Vũ nháo lại bài tiếp tục chơi, mặt tỉnh queo.

“Chơi tiếp?”

“Quyên lo gì, chiều tôi tìm người chép hết cho cả bọn!”

“Thật không?”

Anh bạn Đức hét lên, từ bàn cuối phi lên bàn đầu.

“Tao đùa làm gì, cùng lắm thì thuê người chép.”

“Vậy cho tao một chân!”

Thịnh lớp trưởng không chơi nữa, Đức thế chỗ. Họ chơi còn vui hơn lúc rồi.

Tôi thấy buồn vì Vũ vô cùng, cậu ấy coi không lời giáo viên vậy ư? Cô cũng chỉ muốn răn đe các bạn mà.

*

Tan học tôi rầu rĩ đợi Phong lấy xe trước cổng, Vũ đi trước một đoạn xa, cậu ấy đi xe chung với Lệ Quyên, nhập hội cùng mấy người đứng tụm năm tụm bảy bàn chỗ đi chơi, có cả nam và nữ, cả những người mặc đồng phục trường khác, thuốc lá phì phèo.

Trưa rồi phải về nhà ăn cơm chứ?

“Lâm Anh sao thế?”

Phong đã lấy xe xong, cậu ấy nhìn vẻ mặt buồn rười rượi của tôi, rồi theo ánh mắt thì nhận ra Vũ và Lệ Quyên.

Một người đang châm điếu thuốc và đưa cho Vũ. Lệ Quyên còn cười chẹp miệng.

“Lâm Anh đợi tớ ở đây.”

Phong đưa xe cho tôi giữ, cậu bước ra chỗ mấy người đó, hướng về phía Vũ. Tôi không nghe rõ lắm vì Phong chỉ nói vừa đủ nghe, có quay sang nói với cả Quyên, nhưng bạn ấy lắc đầu.

Một đôi khác đi xe máy cũng vừa tới nhập bọn, người ngồi sau đập tay với Lệ Quyên. Phong vẫn tiếp tục thuyết phục hai người đi về.

“Bạn tao tao chơi, bạn mày mày chơi!”

Vũ nói khá to, tiếp đến người nữ ngồi sau xe mới đến chỉ thẳng vào mặt Phong:

“Tao nhớ mặt thằng này rồi, Lệ Quyên, vì nó mà em với con Yến choạng nhau hả? Nó bỏ em theo con dở hơi nào ấy hả?”

“Không phải chị ơi, em chán thì quăng đi thôi!”

Lệ Quyên vốn ăn nói nhỏ nhẹ nhưng lại lớn giọng, để tôi đứng cách chục mét còn nghe rõ từng chữ, bạn ấy ôm choàng lên người Vũ.

“Thôi mày về đi Phong!”

Vũ thở ra khói, không phải hơi lạnh, mà là khói thuốc.

“Tao nói lần cuối, mày nghe không thì tùy... Lệ Quyên, tôi hy vọng bạn vẫn như ngày xưa.”

Phong xoay người về phía tôi, thở mạnh đến nỗi bờ vai rung lên. Những người này họ rất dễ bị kích động, nên chọn cách khác để khuyên nhủ Vũ.

Khi chỉ còn vài bước chân nữa là tới chỗ tôi, người chị họ của Lệ Quyên đá mắt cho một người trong số, kẻ đó lao đến tung cú đấm vào lưng Phong. Tôi chỉ kịp hét lên.

“Mày lên giọng dạy đời ai thế hả con?”

Phong bị ngã xuống hè, đám người đó cũng lao tới luôn, không rõ họ có ý can ngăn không nữa.

Phong đang cố kiềm chế, đứng lên gọi tôi về.

“Tao rất ghét mấy thằng cắm mông vào sách vở rồi lên mặt kẻ cả.”

“Binh!”

Hắn giáng cả đế giầy vào lưng Phong lần nữa, cậu ấy đổ người về phía trước, xô chiếc xe và tôi sát góc tường. Lần này nắm đấm trên tay Phong đã hình thành, đường gân máu nổi lên rõ.

“Về thôi Phong ơi! Họ đông lắm!”

Cái nắm tay của tôi muộn hơn nỗi tức giận ngùn ngụt đang ngày một dâng trào của cậu ấy, Phong lấy củ chỏ nện lại tên kia.

“Tao không nói chuyện với chúng mày!”

Vũ chống xe chạy tới nhưng lúc này chẳng một ai cản được nữa, tôi biết Phong dù có thể hiện sự trưởng thành như thế nào thì vẫn còn đó tính hiếu thắng. Thêm một người nữa xông vào, họ nói tục rất nhiều, Phong bị đánh và đánh trả, cứ thế…

“Tao không khiến mày can. Bạn của mày chỉ thế này thôi hả?”

“Phải rồi, bạn tao là như thế đấy. Còn hơn mấy thằng bạn mày mắt đeo kính lúp, bê cái bàn cũng không xong.”

Vũ buông ngay tay khỏi kẻ định xông tới, áp sát Phong, hai người đứng hếch mắt nhìn nhau. Cứ tiếp tục thế này họ đánh nhau to mất, tôi bỏ xe xen vào.

“Đánh nhau đê!”

Vậy mà họ còn hò nhau ủng hộ.

“Dừng lại đi! Tớ xin các cậu dừng lại!...”

Tôi không làm gì được, Vũ và Phong đánh nhau rồi, họ là bạn cơ mà.

“Không tớ gọi bảo vệ ra đấy!”

Tôi gào lên mà họ đâu có nghe. Một bạn nữ trong số đẩy tôi ngã uỵch xuống đất.

“Tao thách mày gọi bảo vệ!”

Tôi chỉ biết khóc trong bất lực, lẽ nào cứ đánh nhau mới giải quyết được vấn đề. Mẹ Vũ sáng nay còn nói rất yên tâm để hai cậu chơi với nhau mà, làm ơn nghe tớ...

“Phong ơi về đi, về với tớ! Đừng đánh nữa! Kệ họ!”

Mặt tôi bê bết đất cát, mỗi người nhịn nhau một chút sẽ được thôi. Khi bỏ những ngón tay gạt nước mắt ra, tôi thấy Phong lại phía mình, đưa tay cho tôi đứng lên, còn Vũ, cậu ta quay ngoắt.

Cả lũ họ kéo đi.

Miệng Phong rơm rớm máu, rồi nó sẽ sưng lên như ngậm quả bóng bàn.

“Đừng đánh nhau nữa, hứa với tớ đừng bao giờ như thế!”

Tôi ngước lên nhìn Phong, cậu cười nhẹ, một nụ cười rất hiền, như chỉ có ở khoảng khắc này.

“Đổi lại cậu hứa không được khóc nữa!”

Tôi lắc đầu, khó lắm, không làm được. Tốt nhất là đi về bây giờ.

Chiếc xe cào cào của Phong bị vênh bàn đạp nên tôi đòi chở chẳng được. Thế là hai đứa đi bộ, cũng chẳng thèm sửa xe.

"Cậu có đau không?"

Phong chỉ cắm mặt xuống, cậu ấy buồn vì không khuyên được hai người kia. Tôi cũng buồn.

"Đi với Lâm Anh thì không đau nữa!"

Đột nhiên Phong đặt tay lên bàn tay đang nắm ghi-đông của tôi khiến nó mềm nhũn. Chúng tôi cứ thế đi về, suốt quãng đường dài đằng đẵng chỉ mong không bị ai bắt gặp.

Phong mở cửa cho tôi vào nhà.

Ngôi nhà khá rộng nhưng đồ đạc không nhiều, vỏ bánh mỳ vo tròn trên mặt bàn cùng đồ trang điểm của phụ nữ, cả đồ chơi trẻ em. Tôi đứng nhìn tấm ảnh chụp gia đình chỉ gồm ba người, Phong không có trong ảnh, bởi người phụ nữ đứng bên cạnh bố cậu có khuôn mặt rất trẻ, chỉ hơn chúng tôi vài tuổi là cùng. Một tấm ảnh khác là Phong chụp cùng bé Lâm Anh, hai anh em khi cười rất giống nhau.

Phong kéo tôi ngồi vào bàn học vì đó mới là thế giới của cậu. Chiếc bàn nho nhỏ, có rất nhiều thứ sắp xếp bừa bộn. Phong có hai bàn học nên ở ngôi nhà này không để nhiều sách nâng cao, nhưng có sách nấu ăn.

“Cậu thích nấu ăn à? Lạ nhỉ?”

Trước giờ tôi cứ nghĩ chỉ mấy bạn nữ mới thích, nhưng hôm đó ở nhà Vũ, tôi thấy Phong có niềm đam mê thực sự với việc cơm nước.

“Ừ, vì ở trong bếp rất nóng!”

Tôi thấy lòng xót xa bởi cậu ấy cô đơn, lạnh lẽo nên cần phải làm nóng.

“Quên mất tớ có urgo trong cặp.”

Tôi với lấy cặp, đi với Phong suốt quãng đường dài thế mà đầu óc đãng trí quá. Pha một chút nước muối loãng rồi lấy tăm bông chấm lên khóe môi Phong, đó là những việc tôi nghĩ có thể làm cho cậu ấy lúc này.

“Khỏi phải dán cái đó, trông nữ tính lắm!”

“Yên nào!”

Tôi ra giọng người lớn, nhưng vết rách có tí teo, dán urgo vào thì kì cục, còn chỗ sưng ngày một to lên. Vũ mạnh tay quá.

“... Khi nào cậu khuyên Vũ, đừng như thế nữa, không tốt chút nào…”

Tôi cất urgo đi.

“Kệ nó, cho chừa vài lần mới tỉnh.”

Phong quay về hướng khác, vẻ mặt trùng xuống.

“Tớ biết Phong chỉ nói thế thôi mà!”

Sau câu nói đó chúng tôi hoàn toàn rơi vào trạng thái im lặng. Rất lâu sau, Phong lên tiếng:

“Lâm Anh nói nó sẽ nghe!”

Cậu ta mà nghe tôi nói ư? Có bao giờ chuyện đó xảy ra. Phong vừa dứt lời thì nhìn đồng hồ, cầm chiếc mũ len của em trai như đuổi khéo tôi về vậy, dầu cũng sắp đến giờ các bé mẫu giáo nghỉ.

“Tớ về thôi, đi từ trưa tới giờ…”

Phong không nói gì, cậu ấy ra mở cửa, tiện đi đón em luôn, vẫn là đi bộ nhưng tôi đi trước, cậu ta ở mãi tít đằng sau. Giận tôi ư?

Cậu ấy trẻ con quá, cả Vũ nữa, nhưng giận có nghĩa là…

Khi tôi bất giác quay lại, Phong đã chạy tới sát bên, thở hổn hển, rồi đứng thẳng người lên và nói:

“Tớ không thể coi Lâm Anh như một người bạn.”

Ngay trước cổng trường học, Phong và tôi, cậu ấy đã nói những điều dang dở mà hôm ấy vì chiếc ôm của tôi đã không thể.

“Nhưng… tớ hiểu rồi… cái ôm ấy… không dành cho tớ… Nó là của Vũ.”

“Nó là của Vũ.”- Âm thanh ấy cứ vang vọng trong tôi.

Phong quay đi. Cậu ấy dừng lại với ngôi trường mẫu giáo, để tôi bước tiếp.

“Phong… biết gì về tớ mà nói!”

Chưa bao giờ tôi tức giận trước Phong, đây là lần duy nhất. Tôi gần như thét lên rồi chạy một mạch. Sao cậu ấy lại nghĩ như vậy được chứ? Mặc kệ những cơn gió, mặc kệ những hạt mưa lâm thâm, tôi mặc kệ tất cả chỉ để chạy về tuổi thơ của mình.

Tôi khóc suốt từ lúc đó tới tận chập tối, nếu chỗ kia không phải là khách sạn, nếu nó vẫn chỉ là khu tập thể cấp bốn, nếu chỉ có bốn đứa tụi tôi, nếu chúng tôi không lớn,… Phong biết gì về quãng thời gian chờ đợi của tôi mà nói như vậy?

*

Khi trở về nhà mưa đã khoác lên tôi những giọt nước, quẹo nốt con ngõ này là về tới, mẹ chắc sẽ mắng lắm. Thế mà, có một người đứng ở đó chờ tôi, cậu ta ngồi bệt xuống vệ đường, bên cạnh cây cột điện, mái hiên không đủ che mưa.

Vũ ngẩng đầu lên nhìn tôi, cậu cũng bị một cục biêu trên trán từ Phong. Tim tôi quặn lại, nó bỏ rơi một nhịp.

Chưa để cậu ta lên tiếng, tôi siết chặt tay chạy thẳng về nhà.

“Ai cho phép cậu đợi tớ???” - Khi ngang qua Vũ, tôi đã nổi giận.

Tại sao lại đối xử với tôi như thế khi mà chính cậu ta nói tôi thích Phong?

Đã biết vậy sao còn làm tôi mủi lòng?

Tôi chỉ cần là con bé Chun bám theo cậu bạn hàng xóm thôi.

Suốt đêm đó tôi bị sốt cao và tới tận cuối ngày hôm sau mới đỡ, thế nên sáng thứ hai đầu tuần bố chở đi học thay vì đi cùng Phong.

Đọc tiếp: Đã có anh trong nỗi nhớ của em chưa? - Phần 7
Home » Truyện » Truyện voz » Đã có anh trong nỗi nhớ của em chưa?
↑ Trên cùng
Trang chủ
Copyright © Thich123.net
Liên kết © Uhm123.net - HIM18.COM