Old school Swatch Watches

Các bạn truy cập vào HIM18.COM để đọc truyện MỚI nha. Mong các bạn ủng hộ website mới này!

CHƯƠNG 2

Sáng sóm ngày 11 tháng Tư, Chris gọi điện thoại cho bác sĩ riêng của nàng ở Los Angeles để nhờ ông giới thiệu đến một bác sĩ tâm thần ở địa phương, hầu chạy chữa cho Regan.

" Ủa, có việc gì vậy?"

Chris giải thích. Mọi sự bắt đầu vào hôm sau ngày sinh nhật của Regan - sau vụ Howard quên gọi điện thoại chúc mừng con - nàng nhận thấy có sự biến đổi đột ngột và mãnh liệt trong hành vi và tính nết của con gái. Mất ngủ. Hay cãi cọ. Dễ bẳn gắt. Hay đá vào đồ đạc. Ném vất mọi thứ. La hét. Không chịu ăn. Ngoài ra sức lực của con bé có vẻ mạnh mẽ dị thường. Nó cử động không ngừng, sờ soạng, vặn vẹo, khỏ gỏ, chạy nhảy lung tung. Học hành sa sút hẳn. Chơi với những bạn bè tưởng tượng. Giở những mánh khóe gây chú ý thật quái dị.

" Chẳng hạn như thế nào?" người thầy thuốc hỏi.

Nàng bắt đầu từ vụ những tiếng gõ. Từ cái đêm nàng lên thanh sát căn rầm thượng, nàng còn nghe những tiếng gõ ấy thêm hai lần nữa. Trong cả hai lần đó, nàng nhận xét, Regan đều có mặt trong phòng, và những tiếng gõ đó im bặt lúc Chris bước vào. Hai nữa, nàng thuật cho bác sĩ nghe, Regan thường "làm mất" đồ đạc ở trong phòng; một chiếc áo, chiếc bàn chải đánh răng, sách vở, giày dép. Con bé cứ than phiền về "một người nào đó cứ di chuyển" đồ đạc, bàn ghế trong phòng nó. Điểm cuối cùng, vào buổi sáng sau buổi tiệc tối tại Toà Bạch Ốc, Chris gặp Karl trong phòng ngủ của Regan đang đẩy chiếc tủ ngăn kéo trở lại chỗ cũ từ một vị trì mãi giữa phòng. Lúc Chris hỏi anh ta đang làm gì, anh ta nhắc lại câu nói lần trước "Có kẻ nào kỳ lạ thật" và không chịu nói rõ thêm, nhưng liền sau đó, Chris bắt gặp Regan trong bếp than phiền rằng một người nào đó đã di chuyển tất cả đồ đạc trong phòng nó từ lúc ban đêm khi nó ngủ.

Chính biến cố này, Chris giải thích, rốt cuộc đã khẳng định những mối nghi ngờ của nàng. Rõ rệt chính con gái nàng đã làm tất cả mọi điều đó. " Chị muốn nói đến chứng mộng du à? Con bé làm điều đó lúc nó đang ngủ à?"

" Không phải vậy đâu, Marc, nó làm điều đó ngay lúc nó thức. Để bắt người ta chú ý đến nó."

Chris đề cập đến việc chiếc giường bị lắc, việc đó còn xảy ra hai lần nữa, và lần nào cũng kéo theo màn Regan đòi ngủ lại với mẹ.

" Có thể đó là một hiện tượng vật lý được lắm chứ", người bác sĩ nội trú đánh bạo.

" Không đâu, Marc, tôi không hề nói là chiếc giường lắc. Tôi chỉ nói rằng con bé bảo là nó lắc thôi."

" Chị có biết là nó không lắc không?"

" Không." p>

" Chà, có lẽ lắm là chứng động kinh rồi", ông thầm thì.

" Ai cơ ạ?"

" Có sốt không?"

" Không. Này theo ý anh", nàng hỏi. " Tôi có nên đưa nó đến một bác sĩ tâm thần hay ai khác không?"

" Chris ạ, chị có nhắc đến việc học hành của cháu. Về môn toán, cháu nó học ra sao?" p>

" Sao anh hỏi thế?"

" Nó học môn toán ra sao?" người thầy thuốc khăng khăng.

" Thật tồi tệ. Tôi muốn nói là bỗng dưng tồi tệ."

Người thầy thuốc lầu bầu điều gì đó.

" Tại sao anh lại hỏi thế?" nàng lập lại.

" Đó là một phần của hội chứng."

" Của cái gì cơ?"

" Không có gì nghiêm trọng đâu. Tôi không muốn đoán bệnh trên điện thoại. Có bút chì đó không?"

Ông muốn cho nàng tên một bác sĩ nội trú ở Washington.

" Marc à, anh không thể đích hân đến chẩn đoán cho cháu được sau?"

Trước đây, Janie, con trai nàng, mắc chứng truyền nhiễm kéo dài. Bác sĩ của Chris lúc đó đã kê toa một loại trụ sinh mới, có phạm vi công hiệu rộng. Tại dược phòng địa phương, lúc cấp thuốc theo toa bác sĩ, người dược sĩ đã cảnh cáo. "Tôi không muốn làm bà kinh động, thưa bà, nhưng thứ tân dược này... Cha, nó còn rất mới mẽ trên thị trường. Ở Georgia, người ta đã khám phá ra nó là nguyên nhân gây ra chứng thiếu máu do suy tủy xương trong... " Janie. Jane. Nó đã chết. Kể từ đó, Chris không còn tin tưởng các bác sĩ nữa. Trừ mỗi mình Marc. Mà cũng phải mất đến hàng mấy năm. "Marc à, anh không đến được sao?". Chris van vỉ.

"Vâng, tôi không thể đến được, nhưng chị đừng lo.Người này rất giỏi. Một tay cự phách. Bây giờ chị lấy bút chì đi."

Lưỡng lự một lúc, nàng đáp: "Thôi được." Nàng ghi lại tên vị bác sĩ.

" Bảo ông ta khám cho cô bé rồi dặn ông ấy gọi dây nói cho tôi", người thầy thuốc khuyên. "Còn bây giờ quên cái vụ bác sĩ tâm thần ấy đi." p>

" Anh chắc đấy chứ?"

Vị bác sĩ tuôn ra một tràng nhận xét phũ phàng về thói dễ dàng chấp nhận các căn bệnh thần kinh của quảng đại quần chúng, trong khi họ lại không công nhận điều ngược lại, đó chính là những bệnh tật của thân thể thường lại là nguyên nhân gây bệnh tâm trí.

Để minh giải điều ấy, bác sĩ đề nghị. " Bây giờ chị sẽ nói sao, giá dụ như chị là bác sĩ của tôi, nghe tôi khai là tôi bị đau đầu, hay mơ thấy ác mộng, nôn mửa và thị giác bị mờ, rồi những là tôi hay cảm thấy bị bấn loạn và chán việc đến chết được? Chị có bảo rằng tôi bị loạn thần kinh hay không?"

" Hỏi tôi thì chẳng được cái tích sự gì đâu, Marc, tôi biết là anh điên rồi."

" Những triệu chứng tôi vừa kể với chị giống hệt như những triệu chứng khi bị khối u trong não, Chris ạ. Trước tiên, hãy khám xét chính thân thể cái đã. Rồi sau đó hẳn tính."

Chris gọi điện thoại cho người bác sĩ nội trú, xin một cái hẹn chiều hôm ấy. Lúc này, nàng hoàn toàn rảnh rỗi. Việc quay phim đã xong, ít ra cũng là về phần nàng. Burke Dennings vẫn tiếp tục làm việc, ông tà tà chỉ đạo công việc của "đơn vị hai", thường là một ê kíp ít tốn kém hơn, có nhiệm vụ quay những cảnh không mấy quan trọng, hầu hết là những màn quay từ trực thăng các ngoại cảnh quanh thành phố, cùng những màn nhào lộn nguy hiểm, những cảnh không có mặt diễn viên chính nào. Nhưng nhà đạo diễn muốn mỗi thước phim quay đều phải toàn bích.

° ° °

Vị bác sĩ đó ở Arlington, tên là Samuen Klein. Trong khi Regan ngồi chù ụ trong phòng khám, bác sĩ Klein mời mẹ cô bé ngồi trong văn phòng và nghe kể sơ lược tiểu sử bệnh chứng. Bà kể cho ông nghe chuyện trục trặc. Ông lắng nghe, gật đầu, ghi chú không ngừng. Lúc nghe nàng nói đến vụ lắc giường, ông có vẻ cau mày. Nhưng Chris vẫn tiếp tục.

" Marc có vẻ cho rằng việc Regan học toán sa sút là một điều có ý nghĩa. Tại sao lại thế?"

" Bà muốn nói đến việc học hành?" p>

" Vâng, việc học hành, nhưng đặc biệt là môn toán. Điều đó có ý nghĩa gì?"

" Được, cứ đợi cho tôi khám xong cô bé đã, thưa bà Mac Neil".

Sau đó, ông cáo lỗi rồi khám tổng quát cho Regan kể cả thử nước tiểu và xét nghiệm máu. Thử nước tiểu để trắc nghiệm các chức năng của thận và gan, thử máu để xem xét một số việc, bệnh đái đường, chức năng tuyến giáp trạng, đếm hồng cầu để dò xem có bị thiếu máu không, đếm bạch cầu để tìm xem có bị những chứng bệnh máu ngoại lai không.

Sau khi khám xong, ông ngồi nói chuyện một lúc với Regan, quan sát cử chỉ của cô bé, rồi trở lại với Chris, bắt đầu kê toa.

" Hình như cô bé bị rối loạn chức năng tăng vận động."

" Cái gì ạ?"

" Một sự rối loạn thần kinh. Ít ra thì đó cũng là điều chúng tôi nghĩ. Chúng tôi không biết chính xác được tác động của nó, nhưng có điều ta thường gặp nó nơi đám thiếu niên mới lớn. Cô bé cho thấy có tất cả mọi triệu chứng: sự tăng vận động, tâm tình nóng nảy, thành tích trong môn toán."

" Vâng, môn toán. Tại sao lại môn toán?"

" Nó ảnh hưởng đến sự tập trung." Ông xé toa thuốc khỏi tập giấy nhỏ màu xanh dương, trao cho Chris. "Toa này để bà mua Ritalin."

" Cái gì?"

" Methylphenidate."

" Ồ."

" Mười miligam, ngày hai lần. Tôi đề nghị uống một lần vào lúc tám giờ sáng, lần thứ hai vào lúc hai giờ chiều."

Nàng nhìn toa thuốc.

" Cái gì thế này? Một loại an thần hả?"

" Một loại thuốc kích thích."

" Thuốc kích thích? Con bé bây giờ đã bay cao hơn diều rồi."

" Tình trạng của cô bé không hoàn toàn giống như hiện tượng bên ngoài." Klein giải thích. " Đó là một hình thức đền bù quá độ. Một phản ứng thái quá với chứng trầm cảm."

" Trầm cảm?"

Klein gật đầu.

" Trầm cảm... " Chris thì thầm. Nàng tư lự.

" Chà, bà có đề cập đến bố của cô bé", Klein nói.

Chris ngước lên. " Bác sĩ có cho rằng tôi nên đưa cháu đến khám một bác sĩ tâm thần không?"

" Ồ không. Tôi còn chờ xem phản ứng đối với Ritalin ra sao đã. Tôi nghĩ đó là đáp số. Hãy đợi hai ba tuần nữa." " Vậy bác sĩ cho đây chỉ là trạng thái thần kinh."

" Tôi nghĩ là như thế."

" Và những lời nói dối mà con bé vẫn nói? Thuốc này sẽ chấm dứt việc đó chứ?"

Câu trả lời của bác sĩ khiến nàng chưng hửng. Ông hỏi nàng có biết Regan từng chửi thề hay nói tục tĩu không. " Không bao giờ."

" Vâng, bà thấy đó, điều đó hoàn toàn giống như những điều đại loại như thể sự nói dối của cô bé. Theo như chỗ bà kể với tôi thì điều đó ngược hẳn với cá tính của cô bé, nhưng trong những trạng thái rối loạn thần kinh nào đó, vẫn có thể." " Xin chờ một chút". Chris ngắt lời, đầy bối rối. "Do đâu bác sĩ lại cho rằng con bé nói năng thô tục? Tôi muốn nói là có phải bác sĩ quả đã nói như thế, hay là tôi nghe lầm?" p>

Trong một thoáng, ông nhìn nàng, hơi tò mò, cân nhắc, rồi đánh bạo: "Vâng, quả tôi có nói rằng cô bé đã nói tục tĩu. Há bà không nhận thức được điều đó hay sao?"

" Tôi vẫn chưa ý thức được điều ấy! Bác sĩ đang nói gì vậy?"

" Vâng, cô bé đã văng tục ra hàng tràng lúc tôi khám cho cháu, thưa bà MacNeil." " Bác sĩ cứ đùa! Chẳng hạn nó nói sao?"

Ông có vẻ tránh né. " Tôi phải nói là vốn ngữ vựng của cô bé khá phong phú."

" Chẳng hạn là cái gì? Tôi muốn bác sĩ ột ví dụ."

Ông ta nhún vai. " Có phải bác sĩ muốn nói là "cứt"? hay "đ... " không?"

Ông nhẹ nhõm trở lại. "Vâng, cô bé đã sử dụng những từ đó", ông đáp.

" Nó còn nói gì nữa không?"

" Chính xác thì cô ta bảo tôi là hãy dẹp mấy ngón tay chết tiệt ra khỏi l... cô ấy." Chris há hốc mồm vì chấn động. "Nó sử dụng những từ đó sao?"

" Vâng, điều đó chẳng có gì bất thường cả, thưa bà MacNeil, và thực tâm tôi không phiền lòng chút nào về điều đó cả. Đó là một phần của hội chứng."

Nàng lắc đầu, nhìn xuống giầy. "Thật là khó lòng tin được."

" Kìa, tôi không tin rằng cô bé hiểu được những lời cô ta nói nữa là khác," ông trấn an.

" Vâng, tôi đoán thế", Chris thì thầm." Có lẽ nó không hiểu." p>

" Cứ cho dùng thử Ritalin", ông khuyên nàng. "Rồi chúng ta sẽ xem diễn biến ra sao. Hai tuần nữa, tôi sẽ tái khám cho cháu."

Ông tham khảo một tập lịch trên bàn. "Ta xem nào, cứ ấn định là thứ tư ngày hai mươi bảy đi nhé! Có tiện không ạ?" ông hỏi, vừa ngước lên.

" Vâng, hẳn là được." Nàng thì thầm, đứng lên khỏi ghế. Nàng nhét toa thuốc vào túi áo khoác. "Ngày hai mươi bảy thì tiện lắm."

" Tôi là một khán giả rất ái mộ bà", Klein mỉm cười nói, lúc nàng mở cánh cửa dẫn ra hành lang.

Nàng dừng lại ở ngưỡng cửa, ưu tư, một ngón tay miết lên môi. Nàng thoáng nhìn bác sĩ.

" Bác sĩ không cho rằng phải cần đến một bác sĩ tâm thần đấy chứ?"

" Tôi không rõ. Nhưng lời giải thích tốt nhất bao giờ cũng là lời giải thích đơn giản nhất. Ta cứ chờ. Cứ chờ xem." Ông mỉm cười khích lệ. "Tạm thời, hãy cố đừng lo lắng."

" Sao ạ?"

Nàng giả từ ông.

° ° °

Trên xe về nhà, Regan hỏi mẹ bác sĩ nói những gì.

" Bảo rằng con bị kích động thần kinh."

Chris nhất định không nói gì về chuyện ngôn ngữ của con. Burke rồi. Con bé bắt chước ngôn ngữ của Burke rồi.

Nhưng sau đó, nàng có thuật cho Sharon nghe chuyện ấy, và hỏi người thư ký xem có bao giờ nghe Regan nói thứ ngôn ngữ tục tĩu ấy chưa.

" Không!" Sharon đáp. "Ý em muốn nói là ngay cả thời gian gần đây cũng không. Nhưng chị biết đó, hình như cô giáo dạy nghệ thuật của cháu có đưa ra một nhận xét." Đó là một cô giáo đặc biệt đến kèm tại nhà. p>

" Cô định nói là mới đây ấy à?" Chris hỏi. p>

" Vâng, mới tuần trước đây thôi. Nhưng chị cũng biết cô ta rồi đó. Em đoán chắc Regan cũng chỉ nói những từ đại loại như là "mẹ kiếp" hay "đồ rác rưởi" gì đó thôi."

" À này, cô có nói chuyện nhiều về vấn đề tôn giáo với nó không, Shar?"

Sharon đỏ mặt.

"Có chút đỉnh thôi. Chuyện đó làm sao mà tránh được. Chị thấy đó, cháu nó hỏi em vô số câu hỏi - và rồi... " Cô gái phát một động tác nhún vai bất lực. " Thật là khó. Em muốn nói là làm sao em có thể trả lời mà không bảo cho nó nghe cái điều mà chính em nghĩ là một sự dối trá vĩ đại?"

" Cứ cho nó một bài tập có nhiều đáp số để chọn."p>

° ° °

Vào những ngày trước hôm tổ chức bữa tiệc tối, Chris hết sức quan tâm lo cho Regan dùng đủ liều lượng Ritalin. Tuy nhiên, vào buổi tối thết tiệc, nàng không thấy có chút cải thiện đáng kể nào. Thực vậy, đã manh nha xuất hiện những dấu hiệu suy thoái tiệm tiến, tật hay quên gia tăng, thói bừa bộn và một lần cô bé than phiền là buồn nôn. Về những mánh khóe tạo chú ý, dù những trò quen thuộc không còn diễn ra, nhưng có vẻ đã xuất hiện một ngôn ngữ mới, cô bé than phiền về một "mùi" hôi thối, khó chịu trong phòng ngủ của nó. Trước sự khẳng định nằng nặc của Regan, một ngày kia Chris đã hít hà đánh hơi, nhưng nàng không ngửi thấy gì cả.

" Mẹ không ngửi thấy sao?"

" Con định nói là con ngửi thấy mùi đó ngay lúc này ấy à?" Chris hỏi con.

" Vâng, chắc chắn như vậy." p>

" Cái mùi đó ra sao?"

Cô bé nhăn mũi. " Giống như một cái gì cháy khét."

" Ra thế?" Chris khịt mũi.

" Mẹ không ngửi thấy sao?"

" Ồ có thấy, cưng ạ", nàng nói dối. " chỉ chút đỉnh thôi. Ta hãy mở cửa sổ ra một lát, cho không khí lùa vào."

Sự thật thì nàng không ngửi thấy gì cả, nhưng nàng đã quyết định đánh một nước cờ "hoãn binh chi kế", chí ít cũng cho đến ngày hẹn với bác sĩ. Nàng cũng còn phải ưu tư về những mối quan tâm khác. Một là những sắp xếp cho buổi dạ tiệc. Hai là công việc liên quan đến kịch bản. Dù nàng rất tha thiết với cái viễn ảnh được đạo diễn phim, nhưng sự cẩn trọng tự nhiên đã không cho phép nàng quyết định ngay được. Lâm thời, người đại diện của nàng cứ gọi điện cho nàng hàng ngày. Nàng đã cho anh ta biết là nàng đã trao kịch bản ấy cho Dennings, để xin ý kiến, hy vọng ông ta đang đọc và không đốt nó đi.

Điều quan trọng thứ ba, và cũng là điều quan trọng nhất, chính là sự bất thành trong hai toan tính về tài chính của nàng: việc mua những trái phiếu có thể hoán chuyển ra đô la bằng cách sử dụng số tiền lãi được trả trước. Việc đầu tư vào một dự án khoan dầu tại Nam Lybie. Cả hai dự tính đều nằm trong kế hoạch bảo đảm cho số lợi tức khỏi phải bị đánh thuế nặng nề. Nhưng một điều còn tồi tệ hơn nữa đã bộc phát: các giếng dầu bị khô kiệt và lãi suất tăng phi mã đã thúc đẩy việc bán tống bán tháo các trái phiếu.

Đây chính là những vấn đề mà viên giám đốc kinh doanh của nàng đã bay đến thủ đô để thảo luận. Ông ta đến hôm thứ năm. Chris yêu cầu ông thuyết trình và giải thích qua đến thứ sáu. Cuối cùng, nàng đã quyết định một cung cách hành động mà viên giám đốc cho là khôn ngoan. Ông gật đầu tán thành. Nhưng ông cau mày lúc nàng nêu ý kiến muốn mua một chiếc Ferrari.

" Cô muốn nói một chiếc xe mới ư?"

" Tại sao không? Ông biết đấy, có lần tôi đã lái một chiếc xe hiệu đó trong một cuốn phim. Có lẽ nếu ta viết thư cho hãng chế tạo nhắc họ về vụ đó, có thể họ sẽ cho chúng ta một cái giá phải chăng. Ông có nghĩ thế không?" Ông ta không hề. Và ông ta còn cảnh cáo rằng sắm một chiếc xe mới là chuyện tiêu hoang, không biết tiên liệu.

" Ben à, năm ngoái tôi kiếm được tám trăm thiên, vậy mà ông bảo là tôi không thể tậu một chiếc xe bảnh! Ông không cho đó là nực cười sao? Vậy chớ tiền đi đâu cả rồi?"

Ông nhắc cho nàng nhớ rằng hầu hết tiền bạc của nàng đều được ký thác. Xong, ông liệt kê nhiều món phải tiêu vào tổng lợi tức của nàng, thuế lợi tức liên bang, thuế lợi tức liên bang dự toán, thuế tiểu bang, thuế sở hữu bất động sản, hoa hồng mười phần trăm cho đại diện của nàng, năm phần trăm cho ông ta, năm phần trăm cho nhà quảng cáo, một phẩy một phần tư phần trăm trích tặng vào Quỹ phúc lợi Điện ảnh, một khoảng tiêu cho tủ quần áo hợp thời trang, lương trả Willie, Karl và Sharon, cùng người coi sóc ngôi nhà tại Los Angeles, phí tổn di chuyển các loại, và cuối cùng là những tiêu pha hàng tháng của nàng.

" Cô sẽ đóng thêm một phim khác năm nay chứ?" Ông hỏi nàng.

Nàng nhún vai. " Tôi không biết. Có cần phải đóng không?"

" Có, tôi nghĩ là cô nên đóng."

Nàng úp mặt vào đôi tay và nhìn ông ảm đạm. "Ta mua một chiếc Honda được chứ?"

Ông ta không đáp.

Tối hôm đó, Chris cố dẹp qua mọi nổi lo âu, cố bắt mình bận rộn với những chuẩn bị cho bữa tiệc tối hôm sau.

" Ta hãy chuẩn bị một bữa tiệc tự phục vụ, ăn đứng với món cà ri, thay vì ngồi bàn", nàng bảo Willie và Karl. "Ta kê một bàn ở cuối phòng khách, ổn chứ?"

" Được lắm, thưa bà", Karl nhanh nhảu trả lời. " Còn chị nghĩ sao, Willie ? Một món hoa quả tươi để ăn tráng miệng?"

" Vâng, tuyệt!" Karl đáp.

Khách nàng mời là một hỗn hợp lý thú. Ngoài Burke (Mẹ kiếp! Xin ông tỉnh táo mà đến dùm cho). Và người đạo diễn đơn vị hai còn khá trẻ, nàng mong sẽ được đón một thượng nghị sĩ (và vợ), một phi hành gia thuộc chương trình Appolo (và vợ), hai tu sĩ Dòng Tên thuộc trường Đại học Georgetown, mấy người láng giềng, cùng Mary Jo Perrin và Ellen Cleary.

May Jo Perrin là một nữ tiên tri người Washington tóc hoa râm, người mũm mĩm mà Chris đã gặp tại bữa tiệc tối ở Toà Bạch Ốc và nàng rất ưa thích. Nàng cứ ngỡ bà ta phải khe khắt và hãm tài lắm, nhưng "Chị không như thế chút nào cả !". Nàng đã có thể nói với bà ta như vậy. Ellen Cleary là một phụ nữ trung niên, thư ký tại Bộ Ngoại giao Mỹ, đã từng phục vụ tại toà Đại sứ Hoa Kỳ ở Mascova lúc Chris du lịch sang Nga. Bà đã không quản khó nhọc và đã hết sức nỗ lực can thiệp cho Chris thoát khỏi bao nhiêu chuyện khó khăn rắc rối nàng gặp phải trong chuyến du hành mà phần lớn gây ra do tính ăn nói phang ngang bổ củi, huỵch tẹt của người diễn viên tóc đỏ này. Bao năm qua, nàng vẫn hằng nhớ đến bà với tình cảm quý mến, và ngay khi đến thủ đô Washington, nàng đã tìm đến thăm bà.

" Ê, Shar," nàng hỏi. " Các tu sĩ nào sẽ đến vậy?"

" Em cũng chưa biết rõ. Em đã đặt giấy mời nhị vị Viện trưởng và Khoa trưởng trường Đại học, nhưng em nghĩ Viện trưởng sẽ cử người đại diện. Bí thư của ông đã gọi điện thoại cho em sáng nay cho biết có lẽ ông ta có việc phải rời thành phố."

" Ông ta sẽ cử ai đại diện?" Chris hỏi với vẻ chú tâm dè dặt.

" Để em xem", Sharon lật qua tập ghi chú. " À, đây rồi, Chris. Phụ tá của ông - Cha Joseph Dyer".

" Cũng ở trường Đại học à?"

" Chà, em cũng không chắc lắm."

" Thôi, được rồi."

Nàng có dáng thất vọng.

" Nhớ ngó chừng Burke vào tối mai." Nàng căn dặn.

" Vâng."

" Rags đâu?"

" Dưới nhà."

" Này, có lẽ cô nên chuyển máy chữ xuống đó đi, cô nghĩ sao? Tôi nói thế là muốn cô vừa đánh máy vừa có thể trông chừng được con bé. Được chứ? Tôi không muốn cháu nó ở một mình thường quá."

" Ý kiến hay đấy."

" Thôi, tạm biệt. Về nhà đi. Tham thiền. Chơi với lũ ngựa."

Việc dự trù và chuẩn bị xong đâu đấy. Chris lại bắt gặp mình trở về với những ý nghĩ lo lắng vì Regan. Nàng gắng gượng xem truyền hình, nhưng không sao tập trung được. Nàng cảm thấy bồn chồn. Có một vẻ gì kỳ bí ngự trị trong ngôi nhà. Giống như sự tĩnh lặng đang khu trú. Cát bụi trĩu nặng.

Lúc nữa đêm, cả nhà đều say ngủ.


CHƯƠNG 3

Nàng đón khách trong lễ phục màu vỏ chanh với tay áo hình chuông, dài và quần tây. Giày rộng thoải mái. Chúng phản ảnh niềm hy vọng của nàng về buổi tối hôm ấy. Khách đến đầu tiên là Mary Jo Perrin, bà tới với cậu con trai Robert, còn ở lứa tuổi thiếu niên. Người khách cuối cùng là Cha Dyer, khuôn mặt hồng hào. Ông còn trẻ, nhỏ thó, đôi mắt dị kỳ khuất sau mục kính gọng thép. Đứng tại cửa, ông xin lỗi vì đã đến trễ. "Không sao tìm được chiếc ca-vát cho thích hợp", ông giải thích với Chris, giọng hững hờ. Trong một lúc, nàng cứ nhìn ông trân trối, thế rồi nàng phá lên cười. Nỗi ưu uất đè nặng lấy nàng suốt ngày hôm đó đã bắt đầu nguôi ngoai.

Thức uống đã tỏ ra có công hiệu. Vào lúc mười giờ kém mười lăm phút mọi người tản ra từng nhóm nhỏ quanh phòng khách, vừa ăn vừa trò chuyện.

Chris múc đầy khay từ chiếc bàn chứa thức ăn bốc hơi nghi ngút, rồi nhìn kỹ khắp phòng tìm cho được Mary Jo Perrin. Kia rồi. Bà ngồi trên một trường kỷ với Wagner linh mục Dòng Tên, Khoa trưởng Đại học. Chris đã có tiếp chuyện vắn tắt với Cha trước đó. Đầu ông hói, đầy vết tàn nhang, cử chỉ dịu dàng, khô khan. Chris lướt tới bên trường kỷ, gập người xuống sàn nhà trước bàn cà phê vừa lúc người nữ tiên tri cười khúc khích vì khoái trá.

" Nào, tiếp tục đi, Mary Jo", vị khoa trưởng nói, vừa mỉm cười lúc ông đưa cả một nĩa găm đầy thịt cà ri lên miệng. " Phải, tiếp tục đi chứ, Mary Jo", Chris hưởng ứng.

" Ồ, xin chào, ca ri tuyệt thật!" Vị khoa trưởng nói.

" Không nóng quá chứ ạ?"

" Tuyệt không, rất vừa ăn. Mary Josephine đang kể cho tôi nghe câu chuyện một tu sĩ Dòng Tên vốn là một kẻ đồng cốt."

" Và Cha thì lại không chịu tin tôi đó!" Người nữ tiên tri cười rúc rích.

" Này, phải phân biệt cho rõ đây nghe", vị khoa trưởng cải chính. "Tôi chỉ nói rằng chuyện ấy hơi khó tin thôi."

" Có phải chị định nói là ngồi đồng đấy không?" Chris hỏi.

" Chứ còn gì nữa, hẳn là vậy rồi", Mary Jo đáp. " Ông ta lại còn bay bổng lên không nữa ấy chứ." " Ồ, chuyện ấy thì sáng nào tôi cũng làm." Vị tu sĩ Dòng Tên lặng lẽ nói.

" Vậy ra ông ta còn tổ chức ngồi đồng nữa sao?" Chris hỏi bà Perrin.

" Đúng thế", bà trả lời. "Ông ta rất ư nổi tiếng vào thế kỷ thứ mười chín. Thực tế, có lẽ ông ta là một kẻ đồng cốt duy nhất ở thời đại mình mà chưa hề bị kết án là tà ngụy."

"Tôi đã nói rồi, ông ta không phải là tu sĩ Dòng Tên." Vị khoa tưởng bình luận.

" Trời đất, nhưng ông ta đúng là thế mà!" Bà cười. "Lúc được hai mươi hai tuổi, ông gia nhập Dòng Tên và hứa là sẽ không làm đồng cốt nữa, nhưng rồi người ta tống cổ ông ta ra khỏi nước Pháp" - bà cười dữ hơn nữa - " ngay sau một buổi ngồi đồng của ông ta tổ chức tại điện Tuilerie. Quí vị có biết ông ta đã làm gì không? Ngay giữa buổi lên đồng, ông ta tâu với hoàng hậu rằng bà ta sắp được đôi tay của một hồn ma trẻ con chạm tới, hồn ma này sắp sửa hiện ra nhãn tiền, và khi người ta bất chợt bật tất cả đèn đuốc lên," bà cười hô hố. " Người ta bắt gặp ông đang ngồi với đôi chân trần trên cánh tay hoàng hậu! Đấy, các vị có tưởng tượng được không?" Vị linh mục Dòng Tên vừa mỉm cười vừa đặt khai ăn xuống.

" Này, Mary Jo, bà đừng có mong được giảm nhẹ mức xá tội nữa đấy nhé."

" Ối chào, gia đình nào thì cũng phải có một con chiên ghẻ chứ Cha!"

" Chúng ta đang cố giành "quota" với các giáo hoàng Medici đây."

" Thưa Cha, tôi cũng đã có lần từng trải." Chris bắt đầu.

Nhưng vị khoa trưởng ngắt lời. " Có phải bà định xem việc này như một vấn đề xưng tội không?"

Chris mỉm cười, đáp. " Không, tôi không phải là người công giáo."

" Ôi chào, thì mấy ông Dòng Tên cũng có phải đâu", bà Perrin cười khúc khích.

" Đúng là luận điệu phỉ báng của đám Dominicain," vị khoa trưởng trả đũa. Rồi quay lại Chris, ông nói," Xin lỗi. Lúc nãy bà đang nói là... ?"

" Vâng, chả là tôi nghĩ mình đã trông thấy có ai đó đã có lần bay bổng người lên. Ở Bhutan ấy."

Nàng thuật lại câu chuyện.

"Cha có nghĩ là điều ấy có thể có không?" nàng kết thúc. "Tôi hỏi hết sức nghiêm chỉnh đấy."

" Nào ai biết." Ông nhún vai. " Nào ai biết sức hút là gì? Hay là vật chất, khi sự việc xảy ra như thế đó." "Cha có muốn tôi góp ý không?" Bà Perrin xen vào.

Vị khoa trưởng đáp. "Không Mary Jo à, tôi đã phát nguyện sống đời nghèo khổ rồi."

" Tôi cũng thế", Chris thì thầm.

" Cái gì vậy?" vị linh mục hỏi, cúi người ra phía trước. " Ồ, có gì đâu. Ý là tôi có điều muốn hỏi Cha. Cha có biết ngôi nhà nhỏ ở phía sau toà giáo đường kia không?"

" Thánh đường Ba Ngôi?"

" Vâng, đúng rồi.Có chuyện gì xảy ra ở đó vậy?"

" Ối chao, đó là nơi bọn họ cử hành lễ Đen ấy mà." Bà Perrin bảo.

" Cái gì đen cơ?"

" Lễ Đen."

" Là cái gì?"

" Bà ấy đùa đấy", vị khoa trưởng bảo. " Vâng, tôi biết," Chris bảo. " Nhưng tôi thật lú lẫn. À mà, Lẽ Đen là thế nào?"

" Về căn bản, đó là một sự mô phỏng, một sự nhái lại Thánh lễ Mi-sa của công giáo", vị khoa trưởng giải thích. " Lễ nghi đó liên quan đến phép phù thủy. Nó tôn thờ quỷ dữ." " Thật vậy sao? Ý Cha muốn nói là quả thật đã có một việc như vậy sao?" " Tôi cũng không dám nói chắc. Mặc dù có dạo tôi được nghe nói đến một bảng thống kê cho biết có thể có vào khoảng năm mươi ngàn Thánh lễ Đen được cử hành hàng năm tại thủ đô Paris."

" Cha muốn nói là hiện nay?" Chris kinh ngạc.

"Tôi chỉ nghe nói thôi."

" Phải rồi, dĩ nhiên là do nguồn tin của sở mật vụ Dòng Tên." Bà Perrin quở.

" Không hề. Tôi nghe đồn thôi", vị khoa trưởng đáp.

" Cha biết không, ở Los Angeles," Chris đề cập, " người ta nghe thấy không biết bao nhiêu chuyện về tật sùng bái phù thủy đang diễn ra. Tôi không ngớt thắc mắc, không hiểu chuyện ấy có xác thực không nữa."

"Như tôi đã thưa, tôi không được biết," vị khoa trưởng đáp. "Nhưng tôi có thể mách cho bà một người có thể thông hiểu vấn đề - Joe Dyer. Joe đâu rồi?"

Vị khoa trưởng nhìn quanh.

" Ồ, kia rồi." Ông nói, gật đầu về hướng vị linh mục kia, ông ta đang đứng ở bàn thức ăn quay lưng lại phía họ. Ông đang lấy một phần ăn đầy tú hụ nữa vào khay.

" Ê, Joe?"

Vị linh mục trẻ quay lại, mặt lãnh đạm. " Ngài gọi ạ? Thưa vị khoa trưởng vĩ đại?"

Vị khoa trưởng đưa mấy ngón tay ra hiệu gọi ông ta đến.

" Được rồi, xin đợi ột giây thôi", Dyer trả lời, xong lại tiếp tục tấn công món cà ri và rau trộn.

" Đó là một con quỷ duy nhất trong hàng ngủ linh mục", vị khoa trưởng nói với vẻ âu yếm. Ông nhắp ly rượu. " Tuần rồi đã xảy ra hai vụ phạm thánh tại Thánh đường Ba Ngôi. Jo cho biết có đôi điều trong một vụ khiến ông ta nhớ đến vài chi tiết họ thường làm trong Lễ Đen, cho nên tôi hy vọng rằng ông ấy sẽ biết đôi nét về vấn đề này."

" Chuyện gì xảy ra ở Thánh đường đó vậy?" Mary Jo Perrin hỏi. " Chà, điều đó thật quá sức ghê tởm." vị linh mục đáp.

" Cứ nói, ta đã ăn xong buổi cả rồi."

" Thôi cho tôi xin, nó quá quắt lắm." Ông ngần ngừ.

" Thì cứ nói đi!"

" Vậy ra bà không đọc được ý nghĩ của tôi sao, hở Mary Jo?" Ông hỏi bà.

" Ồ được chứ", bà ta đáp. " Có điều tôi nghĩ mình không xứng đáng được thâm nhập vào vị thánh của các Vị Thánh ấy!" Bà cười khúc khích.

" Vâng, điều ấy thật hết sức tởm lợm," vị khoa trưởng bắt đầu.

Ông thuật lại mấy vụ phạm thánh đó. Trong vụ thứ nhất, ông bõ già coi nhà thờ đó đã khám phá ra một bãi phân người lù lù trên khăn phủ bàn thờ, ngay trước tủ đựng bánh thánh. " Chà, thực là đáng kinh tởm." Bà Perrin nhăn mặt.

" Hừ, vụ thứ hai còn tồi tệ hơn nữa," vị khoa trưởng nhận xét, rồi bằng động tác gián tiếp và một hai uyển ngữ, không giải thích thế nào người ta đã tìm thấy một chiếc dương vật to tướng nặn bằng đất sét được gắn chặt vào tượng Chúa Giê-su trên bàn thờ bên cánh trái."

" Đủ lợm giọng rồi chứ?". Ông kết thúc. Chris nhận thấy Mary Jo có vẻ băn khoăn thực sự lúc bà ta nói: " Ôi, bây giờ thế là đủ rồi. Tôi rất tiếc là đã nêu câu hỏi. Xin hãy chuyển sang đề tài khác hộ." p>

" Không, tôi đang say mê đây." Chris nói.

" Vâng, đã hẳn. Còn tôi là người rất đáng say mê."

Đó là Cha Dyer. Ông quanh quẩn bên nàng với chiếc khay ăn. " Xin nghe đây, cho tôi một phút thôi, tôi sẽ trở lại ngay. Tôi còn dở dang câu chuyện với vị phi hành gia ở đằng kia."

" Chẳng hạn như chuyện gì?" Vị khoa trưởng hỏi.

Cha Dyer nhướng đôi mắt trong vẻ phỏng đoán lạnh lùng. " Cha có tin được chuyện", ông hỏi, "một nhà truyền giáo đầu tiên trên mặt trăng không?"

Họ phá ra cười.

" Cha quả là có kích thước vừa vặn đấy". bà Perrin bảo. "Họ có thể xếp Cha ngồi gọn nơi đầu mũi phi thuyền."

" Không, có phải cho tôi đâu", ông trịnh trọng đính chính lời bà, rồi quay sang vị khoa trưởng, ông giải thích. "Tôi cố thu xếp chỗ ấy cho Emory đấy."

" Đó là vị giám mục phụ trách kỷ luật trong trường đại học," Dyer giải thích riêng cho hai người phụ nữ rõ." Trên đó sẽ không có người nào và đó chính là điều ông ta thích, các bà thấy đó, ông ta là loại người thích tĩnh."

" Thế thì ông ta sẽ cải đạo cho ai đây?" bà Perrin hỏi.

" Bà muốn nói gì vậy?" Ông thực sự bất bình với bà ta. " Thì ông ta cải giáo cho các phi hành gia chứ còn ai. Chính thế. Tôi muốn nói đó chính là sở thích của ông ấy, các vị biết đó, chỉ một hoặc hai người thôi. Miễn đám đông. Chỉ một cặp thôi."

Với một tia nhìn bất động, Dyer liếc về phía nhà phi hành. p>

" Xin lỗi nhé," ông ta nói, rồi bỏ đi. " Tôi thích ông ta", bà Perrin bảo.

" Tôi cũng vậy", Chris tán thành. Rồi nàng quay sang vị khoa trưởng. " Cha chưa kể cho tôi nghe chuyện gì xảy ra trong ngôi nhà nhỏ kia," nàng nhắc ông. " Bí mật trọng đại chăng? Vị linh mục mà tôi thấy ở đó hoài là ai vậy? Cha biết, cái ông hơi đen đúa ấy? Cha có biết người ấy không?"

" Cha Karras", vị khoa trưởng thấp giọng, với nét hối tiếc.

" Ông ta làm gì?"

" Ông ta là một cố vấn". Ông đặt ly rượu xuống, tay cứ xoay xoay cái chân ly. " Đêm qua, ông ấy vừa bị một cú sốc khá phủ phàng. Tội nghiệp ông ta."

" Ủa, chuyện gì vậy?" Chris hỏi với một vẻ quan tâm bất ngờ.

" Mẹ ông ta qua đời." p>

Chris cảm thấy chan chứa một nỗi đau đớn thương cảm mà nàng không sao giải thích nổi. " Thật đáng thương tâm" nàng nói.

" Ông ta có vẻ bị một đòn khá nặng", vị tu sĩ Dòng Tên trở lại câu chuyện. " Bà cụ sống một mình, và tôi đoán chắc bà phải chết đến hai ngày rồi người ta mới khám phá ra."

" Thật kinh khủng", bà Perrin thì thầm. " Ai tìm ra bà ?" Chris hỏi một cách nghiêm túc. p>

" Người chủ nhiệm toà chung cư bà ở. Tôi nghĩ dám đến tận bây giờ người ta cũng chưa tìm thấy bà nếu như... hừ, nếu như mấy người hàng xóm sát nách không than phiền vì bà cứ mở ra-đi-ô suốt ngày đêm."

" Thật buồn thảm." Chris thì thầm.

" Xin bà chủ thứ lỗi."

Nàng ngước lên nhìn Karl. Anh ta bưng một khay đầy những ly và các thứ rượu mạnh.

" Được rồi, anh cứ để xuống đó đi, Karl, thế được rồi."

Chris thích thân chinh hầu rượu cho các khách khứa của mình. Nàng cảm thấy cử chỉ đó làm tăng vẻ thân mật mà nếu không có thì lại thành ra thiếu. " Nào, ta xem, để tôi phục vụ hai vị trước tiên", nàng bảo vị khoa trưởng và bà Perrin, rồi rót rượu mời họ. Sau đó, nàng di chuyển quanh phòng, hỏi mọi người dùng gì rồi đi lấy rượu đến cho từng vị khách, và đến lúc nàng mời xong được mấy tuần rượu rồi thì các nhóm khách khứa lại tản ra, tụ thành những nhóm mới, ngoại trừ có Dyer và người phi hành gia thì lại có vẻ còn gắn bó hơn trước. " Không, thực ra tôi không phải là một linh mục," Chris nghe thấy Dyer long trọng nói thế, tay ông quàng lên đôi vai cứ rung bần bật lên vì cười của nhà phi hành. " Thực tế tôi là một thầy ra-bi Do Thái giáo cực kỳ cấp tiến." Ít lâu sau đó, nàng lại nghe lỏm được Dyer chất vấn nhà phi hành: " Không gian là gì?" và lúc nhà phi hành nhún vai bảo rằng thực sự ông không biết, Cha Dyer cau mày nhìn ông chăm chú và bảo "Ông cần phải biết." Lúc Chris đang đứng cạnh Ellen Cleary, ôn lại chuỗi ngày ở Mascova, chợt nàng nghe một giọng the thé quen thuộc vang lên giận dữ từ phía nhà bếp.

Ôi lạy Chúa! Lại Burke rồi!

Ông đang văng tục với ai đó.

Chris cáo lỗi và đi ngay xuống bếp, gặp Dennings đang xỉ vả Karl dữ dội, còn Sharon thì cố can gián ông một cách vô ích.

" Burke", Chris kêu lên. " Thôi đi."

Nhà đạo diễn cứ tiếp tục giận sùi bọt mép, còn Karl lặng thinh đứng khoanh tay tựa nơi bồn rửa chén với vẻ phớt tỉnh, mắt dán chặt lấy Dennings không chút chao đảo.

" Karl" Chris quát. " Anh có đi ra ngay không? Đi ra! Anh không thấy ông ta như thế nào đó sao?"

Nhưng người đàn ông Thụy Sĩ đó không hề nhúc nhích mãi đến khi Chris phải đẩy anh ta ra cửa.

" Đồ con heo quốc xã!" Dennings hét tướng sau lưng anh ta. Rồi ông ta ân cần quay lại Chris, xoa hai tay vào nhau. " Ăn tráng miệng gì đây?" ông hỏi nhỏ nhẹ.

" Tráng miệng à!" Chris đấm thùm thụp ức bàn tay lên chân mày mình.

" Chà, tôi đói rồi đây," ông ta rên rỉ.

Chris quay sang Sharon. "Cho anh ta ăn đi! Tôi còn phải đi lôi bé Regan lên giường ngủ. Còn Burke, tôi xin anh," nàng năn nỉ nhà đạo diễn. " Anh hãy vui lòng cư xử coi cho được một chút! Có các linh mục ngoài đó!" Nàng chỉ.

Đôi mắt ông căng lại trong một vẻ chú ý bất ngờ và hình như rất thật. " Ủa, cô cũng để ý đến điều đó sao?" Ông hỏi không một chút ma mãnh.

Chris rời bếp đi xuống ngó Regan ở phòng giải trí dưới hầm, cô bé suốt ngày ở dưới đó. Nàng bắt gặp con đang chơi cầu cơ. Trông nó có vẻ sưng sỉa, lãng đãng, xa cách. Chà, ít ra thì nó cũng không hung hăng háo chiến. Chris suy nghĩ rồi hy vọng sẽ khuây khoả được con, nàng đưa nó đến phòng khách, và bắt đầu giới thiệu nó với tân khách.

" Ồ, cháu bé thật đáng yêu !"Vợ ông thượng nghị sĩ nói.

Regan cư xử hoà nhã một cách khác thường, chỉ trừ lúc đến bên cạnh bà Perrin, nó không hề nói mà cũng không chịu bắt tay bà. Nhưng bà tiên tri lấy đó làm một chuyện đùa vui. p>

" Nó biết tôi là đồ giả," bà nheo mắt với Chris. Nhưng sau đó, với một vẻ dò xét đầy hiếu kỳ, bà đưa tay ra nắm lấy bàn tay Regan và bóp khẽ, như thể bắt mạch. Regan giật phắt tay ra ngay, gườm gườm nhìn bà một cách hung hiểm.

" Ôi, trời ạ! Con bé chắc phải mệt mỏi lắm." Bà Perrin thản nhiên nói, tuy nhiên bà cứ tiếp tục nhìn Regan chăm chăm với vẻ dò xét, với nổi băn khoăn không giải thích được.

" Con bé hơi khó ở," Chris thầm thì biện bạch. Nàng nhìn xuống Regan. " Có phải không con của mẹ?"

Regan không trả lời. Nó cứ nhìn xuống sàn nhà.

Chỉ còn thiếu ông thượng nghị sĩ và Robert, con trai của bà Perrin, là Regan chưa được giới thiệu, nhưng Chris nghĩ tốt hơn hết là cho qua luôn. Nàng dắt Regan lên phòng ngủ và ủ con vào giường.

" Con nghĩ là con sẽ ngủ được chứ?" Chris hỏi.

" Con không biết nữa." Nó trả lời lơ mơ. Nó xoay người nhìn chăm chăm lên vách với vẻ xa vắng.

" Con có muốn mẹ đọc sách cho con nghe một lát không?"

Cô bé lắc đầu.

" Thôi được. Cố ngủ đi nhé!"

Nàng cuối xuống hôn con, rồi bước ra cửa, tắt đèn.

" Ngủ ngoan, bé con."

Chris vừa dợm bước ra khỏi cửa thì Regan kêu nàng thật khẽ:

" Mẹ à, con có làm sao không?"

Bị ám ảnh quá sức. Giọng nói của con bé thật tuyệt vọng. Thật không cân xứng với tình trạng của nó. Trong thoáng chốc, người mẹ cảm thấy run rẩy và bối rối. Nhưng nhanh chóng, nàng trấn tĩnh lại được.

" Nào, như mẹ đã nói với con, đó chỉ là vấn đề thần kinh thôi con ạ. Con chỉ cần uống mấy viên thuốc kia trong hai tuần lễ là lại khỏe như sáo ấy thôi, mẹ nghĩ thế. Bây giờ thì hãy cố ngủ đi, được chứ?"

Không một tiếng trả lời. Chris chờ đợi.

" Được chứ?" nàng nhắc lại.

" Được ạ". Regan thì thào.

Chris chợt nhận ra cánh tay nàng nổi gai ốc. Nàng chà xát cánh tay. Quái lạ! Sao phòng này bỗng dưng lạnh quá. Gió ở đâu lùa vào được nhỉ? Nàng bước lại cửa sổ, rà dọc theo các thành cửa. Không thấy gì.

Nàng quay sang Regan. " Con đủ ấm chưa, em bé?"

Không một lời đáp.

Chris đến bên giường. " Regan, con ngủ rồi à?" Nàng thì thầm.

Hai mắt con bé nhắm nghiền. Hơi thở sâu lắng.

Chris rón rén rời phòng.

Từ hành lang, nàng đã nghe thấy tiếng hát, và lúc bước xuống thang gác, nàng hoan hỉ thấy vị linh mục trẻ Dyer đang chơi dương cầm cạnh cánh cửa sổ lớn, trong phòng khách, và đang hướng dẫn một nhóm vây quanh ông hát một bản vui nhộn. Lúc nàng bước vào phòng khách, họ vừa hát xong bản " Cho đến khi chúng ta trùng phùng."

Chris đang tiến đến tham gia vào nhóm đó thì bị thượng nghị sĩ và vợ của ông ta chặn ngay lại, hai người đã cầm áo khoác trên tay. Trông họ có vẻ bực bội.

" Ông bà định về sớm thế sao?" Chris hỏi.

" Tôi rất lấy làm tiếc, chúng tôi vừa trải qua một buổi tối thật tuyệt diệu," vị thượng nghị sĩ thổ lộ. " Nhưng không may Martha đây lại bị nhức đầu."

" Ồ, thật rất tiếc, nhưng bỗng dưng tôi thấy khó ở quá," vợ ông nghị sĩ than thở. " Chris tha lỗi cho chúng tôi nhé? Thật bữa tiệc hết sức là tuyệt vời."

" Tôi rất lấy làm tiếc là ông bà phải ra về," Chris nói.

Nàng tiễn họ ra cửa và kịp nghe Cha Dyer ở phía sau đang hỏi "Có ai khác thuộc lời bài "Tôi dám cuộc rằng lúc này em đang hối tiếc đây, bông hồng Tokyo à " ?"

Nàng chào, chúc họ ngủ ngon. Lúc nàng quay lại phòng khách, Sharon từ trong văn phòng khẽ bước ra.

" Burke đâu rồi?" Chris hỏi cô gái.

" Trong đó", Sharon trả lời với một cái gật đầu về phía văn phòng. " Ông ta đang ngủ cho giả rượu. Này, vừa rồi ông thượng nghị sĩ nói gì với chị vậy? Có nói gì không?"

" Cô muốn nói gì vậy?" Chris hỏi. " Họ chỉ ra về thôi."

" Chà, em cũng đoán là thế."

" Sharon, cô định nói gì vậy?"

" Ồ, Burke ấy mà," Sharon thở dài. Bằng giọng nói dè dặt, cô gái thuật lại cuộc gặp gỡ giữa vị nghị sĩ và nhà đạo diễn. Dennings đã đưa ra một nhận xét với ông nghị sĩ, lúc đi ngang qua ông này, Sharon kể, rằng hình như có " một sợi lông mu lạ hoắc đang bơi trong ly gin của tôi nè". Sau đó, ông quay sang vị thượng nghị sĩ và nói tiếp bằng một giọng điệu thống trách mơ hồ, "tôi chưa bao giờ thấy cái đó trong đời, còn ông?"

Chris cười khúc khích lúc Sharon thuật tiếp thế nào cái phản ứng bối rối của vị thượng nghị sĩ đã châm ngòi ột cơn phẫn uất rất hào hiệp của Dennings, trong đó ông ta bày tỏ " lòng biết ơn vô hạn" đối với sự tồn tại của các chính trị gia, mà nếu không có họ "người ta không có cách nào phân biệt được các chính khách là ai nữa, ông thấy đó."

Lúc ông thượng nghị sĩ cáu kỉnh bỏ đi, vị đạo diễn quay sang Sharon hãnh diện khoe. " Đó, cô thấy chưa? Tôi có chửi rủa, thề thốt gì đâu. Cô có cho là tôi đã cư xử khá ư là từ tốn đấy không?"

Chris không sao nín cười được. " Ôi thôi, cứ để cho ông ấy ngủ. Nhưng cô cứ ở lại văn phòng, nhỡ ông ta có thức dậy. Không phiền chứ?"

" Không hề," Sharon bước vào văn phòng.

Trong phòng khách, Mary Jo Perrin ngồi một mình, trầm tư trên một chiếc ghế ở góc nhà. Trông bà có dáng cau có, bứt rứt. Chris định đến với bà, nhưng đổi ý lúc có một người hàng xóm lảng về góc đó.

Thế là nàng bước về phía dương cầm. Dyer rời phím đàn ngước lên đón nàng. " Vâng, thưa bà chủ trẻ, chúng tôi làm gì được cho bà hôm nay đây? Chúng tôi đang dự định tổ chức một tuần cầu kinh làm việc phúc trong chín ngày thật đặc biệt đây."

Chris cười rinh rích với mấy người khác. " Tôi mới được nghe một tuy-dô riêng về những điều diễn tiến trong Lễ Đen", nàng nói. " Cha Wagner cho biết Cha là một chuyện gia về vấn đề ấy."

Cả nhóm vây quanh dương cầm đều lặng yên, lắng nghe.

" Ồ, không có đâu," Dyer nói, vừa chạm khẽ mấy phím đàn. " Tại sao bà lại đề cập đến Lễ Đen?" Ông trầm mặc hỏi nàng.

" Ồ, thì mấy người chúng tôi mới nói về ... chà... về những chuyện người ta khám phá ở Thánh đường Ba Ngôi, và... " " Này, bà định nói đến những vụ phạm thánh ấy chứ gì?" Dyer ngắt lời.

" Kìa, phải có ai đó giải thích cho chúng tôi về chuyện gì xảy ra chứ," nhà phi hành gia đòi hỏi.

" Tôi nữa", Ellen Cleary nói. "Tôi cũng mù tịt chuyện đó."

" Vâng, người ta đã khám phá ra vài vụ phạm thánh tại ngôi giáo đường cuối phố", Dyer giải thích.

" Chẳng hạn ra sao?" người phi hành gia hỏi.

" Quên điều đó đi", Cha Dyer khuyên ông ta. " Ta chỉ nên biết đó là những điều rất tục tĩu, đồng ý chứ?"

" Cha Wagner có cho biết rằng Cha đã kể với ông ấy là vụ này giống như những diễn tiến ở một cuộc Lễ Đen", Chris nhắc nhở, " và tôi rất thắc mắc là những gì đã diễn ra trong những vụ đó."

" Chà, thực sự tôi cũng chẳng biết được mấy nỗi", ông ta phản kháng. " Thực tế, hầu hết những gì tôi biết là do lời kể của một ông Jeb khác."

" Jeb là thế nào?" " Tên tắt của tu sĩ Hội Giê-su. Dòng Tên. Cha Karras đó là một nhà chuyên môn về những vấn đề này."

Chris chợt cảnh giác. " Có phải là vị linh mục đen đúa ở thánh đường Ba Ngôi đó không?"

" Bà biết ông ấy ?" Cha Dyer hỏi.

" Không, tôi chỉ mới nghe nói đến ông ta thôi."

" Vâng, tôi nghĩ ông ấy đã có lần viết sách nghiên cứu về đề tài ấy. Bà cũng biết đấy, thuần tuý trên khía cạnh tâm thần học thôi."

" Cha muốn nói sao?" Chis hỏi.

" Sao là sao? Bà hỏi sao là sao cơ chứ?"

" Có phải Cha định bảo tôi rằng ông ấy là một nhà tâm thần học không?"

" Ồ, dĩ nhiên rồi. Ủa, mà tôi xin lỗi. Tôi cứ ngỡ là bà đã biết rồi."

" Này, phải có ai đó nói cho tôi nghe chuyện gì mới được chứ?" Nhà phi hành gia nôn nóng thúc giục. " Cái gì diễn ra ở Lễ Đen ?" " Cứ cho đó là những việc đồi trụy, xuyên tạc đi," Dyer nhún vai. " Những trò tục tĩu. Lăng mạ, báng bổ thần thánh. Đó là sự nhại lại Thánh lễ Mi-sa một cách độc ác. Tại cuộc lễ đó, thay vì thờ phụng Thiên Chúa, họ sùng bái quỷ Satan và đôi khi còn đem con người ra làm vật hy sinh để hiến tế nữa."

Ellen Cleary lắc đầu, bỏ đi chỗ khác. " Câu chuyện này thật kinh khủng quá sức tôi!" bà mỉm cười yếu ớt.

Chris không để ý đến bà ta. Vị khoa trưởng dự vào nhóm một các kín đáo. " Nhưng làm sao Cha biết được điều ấy?" Nàng hỏi vị linh mục trẻ. " Thậm chí nếu Lễ Đen là chuyện có thật đi nữa, ai dám nói là có những gì diễn ra trong nghi lễ đó?"

" Vâng, tôi cho rằng người ta đã biết hầu hết những điều đó." Dyer trả lời. " Căn cứ trên những lời khai của những kẻ tham dự bị bắt giữ."

" Ôi chào," vị khoa trưởng chen vào. " Mấy lời cung khai đó thật vô giá trị, Joe ạ, họ bị tra tấn mà."

" Không đâu, chỉ những kẻ nào ngoan cố xấc xược mới bị thôi", Dyer lễ phép nói. Một tràng cười hơi bối rối vang lên. Vị khoa trưởng nhìn đồng hồ tay.

" Thôi, chắc tôi phải xin kiếu đây," ông bảo Chris. " Tôi phải làm lễ sáu giờ tại nhà nguyện Dahlgren." Sau đó, đôi mắt linh mục Dyer chuyển hướng về một điểm ở trong phòng, phía sau Chris, và ông đột ngột tỉnh hẳn rượu. " Này, tôi nghĩ là chúng ta đang có một vị khách đây, thưa bà MacNeil." Ông bắt đầu lưu ý nàng.

Chris quay lại, nàng há hốc mồm khi trông thấy Regan trong chiếc áo ngủ, đang đái xối xả xuống tấm thảm trải. Nhìn chòng chọc nhà du hành, cô bé phát lên một giọng nói vô hồn: " Ông sắp chết ở trên đó."

" Ôi, Chúa ôi!" Chris đau đớn kêu lên, xông đến bên con gái. " Ôi chúa ơi, bé con của mẹ, nào, nào, đi với mẹ nào!"

Nàng nắm hai tay Regan đưa nhanh con đi, vừa quay lại lúng túng xin lỗi nhà phi hành đang xám xanh mặt mày. " Ôi, tôi xin lỗi. Con bé bị đau yếu, hẳn là nó đi trong khi đang ngủ đây, bệnh mộng du! Cháu nó không còn biết là nó đang làm gì nữa."

" Thôi, có lẽ ta nên về đi." Nàng nghe Dyer bảo một người nào đó.

" Không, không, xin cứ ở lại", Chris phản đối, ngoái lại sau trong chốc lát. " Xin vui lòng ở lại cho. Mọi sự ổn cả. Tôi sẽ quay lại ngay thôi."

Chris dừng lại ở bếp, dặn Willie lo gội tấm thảm trước khi vết dơ vô phương tẩy xoá, rồi nàng dìu Regan lên thang gác, đến tận phòng ngủ của nó, tắm gội và thay áo khác cho nó. " Cưng ạ, tại sao con lại nói năng như thế?" Chris hỏi con dồn dập, nhưng Regan hình như không hiểu gì và lẩm bẩm những điều không ăn nhập gì đến câu chuyện vừa rồi. Đôi mắt con bé trống rỗng u ám.

Chris ủ con vào giường và gần như lập tức, Regan có vẻ ngủ say. Chris chờ đợi một lúc, lắng nghe tiếng thở của con. Rồi nàng rời phòng.

Tại chân cầu thang, nàng gặp Sharon và người đạo diễn phụ trách đơn vị hai đang dìu Dennings ra khỏi căn phòng. Họ đã gọi tắc-xi và chuẩn bị đưa ông về phòng của ông ở công viên Sharaton.

" Cứ bình tĩnh", Chris khuyên họ lúc rời khỏi ngôi nhà, kẹp Dennings ở giữa.

Chỉ hơi tỉnh táo, nhà đạo diễn vọt miệng, "Ông đ... vào", rồi trôi vào cõi mông muội và lọt thỏm vào chiếc tắc xi đang đợi sẵn.

Chris quay lại phòng khách. Những người còn lại bày tỏ sự thương cảm lúc nàng trình bày sơ lược về bệnh tình của bé Regan. Lúc nàng kể đến những tiếng gõ và những hiện tượng gây chú ý khác, bà Perrin nhìn nàng đăm đăm, chăm chú. Có lúc Chris nhìn bà, mong bà bình luận, nhưng bà không nói gì cả, nên Chris lại tiếp tục.

" Cô bé có hay đi lại trong khi ngủ thường không?" Dyer hỏi.

" Không, đêm nay là lần đầu tiên. Hay ít nhất cũng là lần đầu tiên mà tôi biết được, cho nên tôi đoán đây là chứng tăng vận động, cha có nghĩ thế không?" "Chà, thực sự tôi cũng không được rõ," vị linh mục đáp. " Tôi nghe nói chứng mộng du thường xảy ra ở lứa tuổi dậy thì, ngoại trừ... " Nói đến đây ông nhún vai rồi bỏ lửng. " Tôi cũng không biết nữa. Bà nên hỏi bác sĩ thì tốt hơn."

Trong suốt phần còn lại của cuộc thảo luận, bà Perrin cứ ngồi lặng yên nhìn ngọn lửa nhảy múa trong phòng khách. Cũng ủ dột như thế. Chris nhận thấy, là nhà phi hành, người mà theo chương trình dự định, sẽ lên mặt trăng nội trong năm đó. Ông nhìn đăm đăm cốc rượu, thỉnh thoảng lầu bầu mấy tiếng ngụ ý rất quan tâm và chăm chú đến đề tài. Hầu như do sự mặc nhiên thông cảm, không ai đề cập gì đến điều Regan đã nói với ông ta.

" Chà, đã đến giờ làm lễ của tôi rồi", rốt cuộc, vị khoa trưởng lên tiếng, đứng lên để cáo từ.

Thế là mọi người cùng đứng lên cáo biệt. Họ ngỏ lời cám ơn về bữa tiệc và về buổi tối hôm ấy.

Ở cửa, Cha Dyer cầm tay Chris và sốt sắng thăm dò đôi mắt nàng. " Bà nghĩ xem có vai nào trong các cuốn phim của bà thích hợp với một linh mục rất lùn, biết chơi đàn dương cầm không?" Ông hỏi. " Ồ, nếu không có đi nữa" - Chris cười - "thì tôi cũng cho viết riêng một kịch bản dành cho Cha đóng, thưa Cha."

" Tôi đang nghĩ đến em trai tôi kia." Ông trang trọng bảo nàng.

" Cái ông này!" Nàng lại cười, rồi ngỏ với ông lời chúc ngủ ngon thật trìu mến và nồng hậu.

Người cáo biệt cuối cùng là Mary Jo Perrin và con trai bà. Chris lưu họ lại ở cửa, tán gẫu cho vui. Nàng có cảm tưởng là Mary đang suy nghĩ đến một điều gì đó, nhưng muốn dấu kín. Để cầm chân bà, Chris hỏi ý kiến bà về việc Regan tiếp tục chơi cầu cơ và sự ám ảnh không rời về Đại Uý Howdy. " Theo chị thì việc ấy có tai hại gì không?" nàng hỏi.

Những tưởng bà ta sẽ điệu bộ gạt qua điều đó cho phải phép, Chris ngạc nhiên xiết bao khi thấy bà Perrin nhíu mày và nhìn xuống bậc cấp ở cửa. Có vẻ bà ta đang suy nghĩ, và vẫn trong dáng vẻ ấy, bà bước ra ngoài, đến với cậu con trai đang đợi ngoài cổng. Rốt cuộc, lúc bà ngẩng lên, thì đôi mắt bà đã chìm trong bóng tối.

" Nếu là tôi, tôi sẽ dẹp ngay cái bàn cơ khỏi chỗ con bé." Bà lặng lẽ nói.

Bà trao chìa khoá công tắc xe cho con trai. " Bobby, con mở máy đi", bà bảo con. " Trời lạnh quá." Cậu trai cầm chìa khoá, bảo với Chris rằng cậu rất yêu thích nàng trong mọi phim nàng đóng, rồi e lệ bước ra chiếc xe Mustang tả tơi, cũ mèm đậu dưới đường.

Đôi mắt bà Perrin vẫn ở trong bóng tối.

" Tôi không biết chị nghĩ gì về tôi", bà nói thong thả. " Nhiều kẻ gán ghép tôi với thuật siêu linh, đồng bóng. Điều ấy sai. Đúng, tôi nghĩ tôi có một năng khiếu." Bà nhỏ nhẹ nói tiếp. " Nhưng đó không phải là một cái gì sâu kín, huyền bí cả. Thực vậy, đối với tôi điều ấy có vẻ tự nhiên, hết sức tự nhiên thôi. Là một người công giáo, tôi tin rằng tất cả chúng ta đều dính chân trong cả hai thế giới. Cái chân mà chúng ta ý thức được là thời gian. Nhưng thỉnh thoảng, một kẻ kỳ dị đồng bóng như tôi lại thấy được một tia lóe lên từ cái chân kia, và cái chân đó, tôi nghĩ... là cõi vĩnh cửu. Vâng, sự vĩnh cửu không có thời gian. Ở đó tương lai chính là hiện tại. Do đó, đôi khi, lúc mà tôi cảm thấy được cái chân kia, thì tôi tin rằng mình phải thấy được tương lai. Ai mà biết được. Có lẽ là không. Có lẽ tất cả điều đó chỉ là chuyện trùng hợp đó thôi." Bà nhún vai. " Nhưng tôi vẫn nghĩ là tôi thấy được. Và nếu sự thể là như thế, thì tôi vẫn cho rằng điều đó thật tự nhiên, chị thấy đó. Nhưng bây giờ, điều huyền bí... " bà dừng lại, chọn lọc ngôn từ. " Điều huyền bí là một cái gì khác hẳn. Tôi không dính líu gì đến điều ấy. Tôi nghĩ, đùa giỡn với chuyện ấy có thể là nguy hiểm. Điều đó gồm cả việc chơi trò cầu cơ nữa."

Cho đến lúc đó, Chris vẫn nghĩ bà ta là một phụ nữ cực kỳ thông minh. Thế mà một cái gì đó nơi cử chỉ của bà ta bây giờ lại băn khoăn đến điều. Nàng cảm thấy có một điềm gở rởn gai ốc mà nàng cố xua đi.

" Thôi mà, Mary Josephine". Chris mỉm cười. " Chị không biết mấy cái bàn cơ ấy hoạt động ra sao ư? Nó chả là cái gì khác hơn là tiềm thức của con người, thế thôi."

" Vâng, có lẽ thế," bà trả lời lặng lẽ. " Có lẽ thế. Có thể tất cả chỉ là chuyện ám thị. Nhưng hết thảy những chuyện tôi được nghe về các buổi cầu cơ, hết thảy, dường như bao giờ cũng trực chỉ đến việc mở ra một cánh cửa vào một cõi nào đó. Không, không phải vào thế giới của hồn linh đâu, có lẽ thế, chị không tin điều đó đâu. Thế thì, có lẽ là một cánh cửa dẫn vào một cõi mà chị gọi là tiềm thức. Tôi không biết. Tôi chỉ biết là những điều ấy dường như có xảy ra. và bà chị thân mến ạ, trên khắp thế giới này, không thiếu chi những nhà thương điên đầy ắp những kẻ đùa giỡn với trò thần bí ấy đâu."

" Chị đùa chăng?"

Có một khoảng khắc yên lặng. Rồi giọng nói nhỏ nhẽ đó lại cất lên đều đều trong đêm tối. " Chris ạ, có một gia đình ở Bavaria, vào năm 1921. Tôi không nhớ rõ tên, chỉ nhớ đó là một gia đình gồm mười một người. Chị có thể kiểm chứng điều đó trên báo chí. Chỉ một thời gian ngắn sau buổi cầu cơ, cả nhà đó đều hoá điên. Tất cả. Đủ mười một người. Họ hè nhau vào đốt nhà chơi, rồi khi đã đốt hết mọi đồ đạc gia dụng, họ bắt đầu ra tay trên đứa hài nhi mới ba tháng tuổi, con của người con gái thứ trong gia đình. Chính lúc đó hàng xóm đã can thiệp và chặn đứng họ lại."

" Toàn thể gia đình đó," bà kết thúc, "đều được đưa vào nhà thương điên."

" Ôi trời." Chris thở mạnh, liên tưởng đến chàng Đại uý Howdy. Lúc này, gã đã mang một màu sắc đe doạ. Bệnh tâm thần. Cái gì thế nhỉ? Một cái gì đó rồi. " Chắc tôi cần phải mang cháu đến khám một bác sĩ tâm thần." " Ôi lạy Trời," bà Perrin nhô ra ngoài sáng, " chị để ý đến lời tôi làm gì. Chỉ cần nghe theo bác sĩ của chị là đủ." Giọng nói của bà cố chuyên chở một sự trấn an, khích lệ không mấy sức thuyết phục. " Tôi rất sở trường về chuyện tương lai" - Bà Perrin mỉm cười - " Nhưng còn chuyện hiện tại thì tôi hoàn toàn bó tay." bà sờ soạng trong ví. " Ủa, cặp kính tôi đâu rồi kìa? Đó, chị thấy chưa? Tôi để lạc chúng đâu rồi. À, chúng ngay đây rồi." Bà tìm thấy cặp kính trong túi áo khoác. " Ngôi nhà duyên dáng thật," bà tấm tắc lúc đã mang kính vào và ngước nhìn lên chính diện ngôi nhà. " Nó cho ta một cảm giác ấm cúng."

" Lạy Chúa, tôi nhẹ hẳn người đấy! Trong một giây khắc, tôi cứ ngỡ rằng chị sắp nói với tôi là ngôi nhà có ma đấy chứ!" " Bà Perrin cuối xuống nhìn nàng. " Tại sao tôi lại phải nói với chị một điều như vậy chứ?" Chris đang nghĩ đến một người bạn, một nữ diễn viên nổi danh ở Beverly Hills đã phải bán nhà vì cô ta cứ khăng khăng cho là nhà cô ta có một con yêu tinh trú ngụ. " Tôi không biết nữa," nàng cười uể oải. " Chắc có lẽ vì chị là ai. Tôi nói đùa đấy thôi."

" Ngôi nhà thật lịch sự". Bà Perrin trấn an nàng bằng một giọng điềm đạm. " Chị biết không, trước kia, tôi có ở đây rồi, nhiều lần rồi."

" Thật sao?"

" Thật, một vị đô đốc từng làm chủ nó, ông ta là bạn tôi. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được thư của ông ấy. Tôi cũng không biết là thực ra tôi nhớ ông ta hay là nhớ ngôi nhà này nữa." Bà mỉm cười. " Nhưng có lẽ rồi chị còn mời tôi đến đây nữa mà."

" Ồ, Mary Jo, rất mong là chị sẽ trở lại đây. Thực tâm đó. Chị quả là một người đáng say mê."

" Ít ra tôi cũng là mẫu người dễ cau có, nóng nảy nhất mà chị được biết." " Thôi đi. Nghe này, xin chị hãy gọi điện cho tôi. Chị vui lòng gọi điện cho tôi tuần tới nhé?"

" Được thôi, tôi muốn được nghe tin tức con gái chị ra sao."

" Chị biết số rồi chứ?"

" Vâng, có trong niên giám điện thoại ở nhà rồi."

Có cái gì trật chìa vậy kìa? Nghe ra trong giọng nói của bà có nét gì đó hơi lạc điệu.

" Thôi, chúc ngủ ngon," bà Perrin chào, " và một lần nữa, xin cảm ơn về một buổi tối tuyệt vời." Trước khi Chris kịp đáp lời, bà đã bước nhanh xuống đường.

Chris nhìn bà mất một lúc, rồi nàng đóng cửa trước lại. Một nỗi rã rời chất ngất bủa chụp lấy nàng. Thật là một đêm khác thường! Nàng nghĩ.

Nàng bước vào phòng khách, đứng cạnh Willie lúc đó đang quỳ gối bên cạnh vệt nước tiểu. Chị ta đang dùng bàn chải đánh bóng lại lớp tuyết trên tấm thảm.

" Tôi đã đổ dấm trắng lên." Willie lẩm bẩm. " Hai lần rồi."

" Ra không?"

" Có lẽ bây giờ sẽ ra thôi," Willie đáp. " Tôi cũng chẳng biết nữa. Ta chờ xem."

" Không đâu, phải đợi đến lúc cái của thổ tả ấy nó khô đi rồi mới nói chắc được. Thôi, bây giờ hãy để yên đó đã, Willie, đi ngủ đi."

" Không, tôi phải làm cho xong cái đã."

" Thôi được, xin cảm ơn. Chúc ngủ ngon."

" Chúc bà ngủ ngon."

Chris đăm đăm nhìn dãy cầu thang với những bậc thang chán chường.

" Món cà ri tuyệt thật, Willie ạ. Ai cũng khoái."

" Vâng, xin cám ơn bà."

° ° °

Chris nhìn chừng Regan, thấy con vẫn ngủ say. Thế rồi nàng nhớ đến bàn cơ. Nàng có nên giấu nó đi không? Vất nó đi! Chà Perrin quả rất cay cú khi bàn đến vụ đó. Tuy nhiên, Chris vẫn ý thức được rằng cái người bạn trong cõi tưởng tượng kia thật là bệnh hoạn và không lành mạnh chút nào. Ừ có lẽ ta nên vất quách nó đi.

Thế nhưng Chris vẫn còn do dự. Đứng bên giường nhìn Regan, nàng nhớ lại một vụ xảy ra lúc con gái nàng mới lên ba: vào cái đêm Howard quyết định là con bé đã lớn rồi, không thể cứ cho nó ôm bầu sữa mà ngủ nữa, mà con bé thì đã đâm quyến luyến bầu sữa không dứt ra được. Đêm đó, chồng nàng giằng bình sữa khỏi tay con bé, thế là Regan hét tướng lên đến bốn giờ sáng, rồi làm kinh suốt mấy ngày ròng rã. Bây giờ Chris cũng sợ một phản ứng tương tự. Cứ đợi đến khi ta tham khảo ý kiến một bác sĩ tâm thần đã. Hơn nữa, nàng nghĩ, chất Ritalin cũng chưa đủ thời gian tạo tác dụng.

Rốt rồi, nàng quyết định chờ xem.

Chris lui về phòng riêng, uể oải chui vào giường, và gần như lập tức, ngủ mê mệt. Rồi nàng bừng tỉnh trước tiếng thét hãi hùng, cuồng loạn ngay bên riềm ý thức nàng.

" Mẹ ơi, đến đây, đến đây, con sợ quá !"

" Ừ. mẹ đến đây, đến ngay đây, con !"

Chris chạy bay biến xuống hành lang, đến phòng ngủ của Regan. Có tiếng khóc thút thít. Tiếng kêu la. Những âm thanh giống như tiếng lò xo đệm giường.

" Ôi, bé con của mẹ, có chuyện gì vậy?" Chris kêu lên lúc nàng vói tay bật đèn.

Ôi, lạy Chúa !

Regan nằm ngửa, căng cứng, mặt đẫm lệ, nhúm nhó vì hãi hùng, hai tay ghì chặt hai bên thành giường nhỏ.

" Mẹ ơi, tại sao nó lại lắc?" Con bé kêu la. " Bảo nó ngừng đi! Ôi, con sợ quá! Bảo nó ngừng đi! Mẹ ơi, làm ơn bảo nó ngừng đi mẹ!"

Chiếc nệm giường lắc lư dữ dội, tới lui.

Đọc tiếp: Quỷ ám - William Peter Blatty - Phần 3
Home » Truyện » Truyện ma » Quỷ ám - William Peter Blatty
↑ Trên cùng
Trang chủ
Copyright © Thich123.net
Liên kết © Uhm123.net - HIM18.COM